Updated at: 06-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Chương trình địa phương” chuẩn nhất 04/2024.

Soạn bài Chương trình địa phương- Mẫu 1

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 97 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Đoạn trích (a)

Đoạn trích (b)

Đoạn trích (c)

Địa phương

Toàn dân

Địa phương

Toàn dân

Địa phương

Toàn dân

Thẹo

Sẹo

Má

Mẹ

Bữa sau

Hôm sau

Dễ sợ

Sợ lắm

Kêu

Gọi

Lui cui

Lúi húi

Lặp bặp

Lắp bắp

Đâm

Trở thành

Nhắm

Cho là

ba

Bố, cha

Đũa bếp

Đũa cả

Dáo dác

Nháo nhác

Nói trổng

Nói trống không

Giùm

giúp

Vào

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 98 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

a) kêu: từ toàn dân, tương đương ở từ “nói to”.

b) kêu: từ địa phương; tương đương từ toàn dân “gọi”.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 98 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Các từ địa phương trong câu đố là:

– trái: quả

– chi: gì

– kêu: gọi

– trống hổng trống hảng: trống rỗng trống rễnh

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 99 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 5 (trang 99 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

a. Không. Vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ra bên ngoài địa phương của mình.

b. Trong lời kể tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương dễ hiểu để nêu sắc thái của vùng đất nơi việc được kể diễn ra. Tuy nhiên tác giả có chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ địa phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc không phải là người địa phương đó.

Soạn bài Chương trình địa phương- Mẫu 2

. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Tìm hiểu suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc hiện tượng nào đó ở địa phương? – Vấn đề an toàn thực phẩm

II. Soạn bài siêu ngắn: Chương trình địa phương (Phần tập làm văn)

Câu 1: Tìm hiểu suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc hiện tượng nào đó ở địa phương? – Vấn đề an toàn thực phẩm

Bài viết tham khảo

Một trong những vấn đề đang được cả xã hội quan tâm hiện nay đó chính là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi an toàn vệ sinh thực phẩm cũng chính là cách để bạn bảo vệ chính sức khỏe cũng như hạnh phúc của mình và người thân. Thế nhưng dường như nó vẫn chưa được quan tâm thiết thực nhất là tại các địa phương.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là một khái niệm chỉ về việc thực phẩm không có chứa chất bảo quản, không chứa chất độc hại gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Rộng ra nó còn là việc đảm bảo đúng quy trình trong chế biến thực phẩm. Nói chung lại thì an toàn thực phẩm chính là việc thực phẩm không có chứa chất độc hại cho tính mạng, sức khỏe con người. Không chứa tác nhân lí hóa học, tạp chất vượt quá giới hạn cho phép, không sử dụng những loại động vật đã chết hoặc có bệnh để gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.

Thực trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đang là một vấn đề vô cùng nhức nhối và diễn ra ở khắp nơi từ những thành phố lớn cho tới những địa phương nhỏ. Những nhà hàng sang trọng hay cả những quán vỉa hè…. Sẽ chẳng có vệ sinh ở đâu khi mà bên cạnh một quán phở là một đống rác lớn bốc mùi hôi thối, chẳng có sạch đâu khi mà cạnh hàng thịt là những bãi phế thải, kênh mương đầy nước thải sinh hoạt đục ngàu…. Vệ sinh ở đâu khi mà cô bán phở nhặt ngay miếng thịt ở dưới đất để vào bát khách hàng như không có gì xảy ra? Điều kì lạ là ở chỗ mặc dù biết là mất vệ sinh đấy nhưng những “thượng đế” vẫn thản nhiên ăn như chẳng có chuyện gì xảy ra bởi “ở đây rẻ mà”. Chỉ vì tiết kiệm được chút ít tiền lẻ mà họ đã mang cả sức khỏe thạm chí tính mạng của mình ra đánh cược.

Một điều vô cùng nguy hiểm ở địa phương em đó chính là việc dùng rau có thuốc trừ sâu. Những người nông dân trồng những luống rau xanh mang ra chợ bán, người tiêu dùng thì tỏ ra vô cùng vui mừng vì mua được rau sạch, rau vườn nhưng có ai ngờ đó là những luống rau vừa được phun thuốc trừ sâu hai hôm? Chỉ vì lợi ích kinh tế mà họ không màng đến sức khỏe của người tiêu dùng.  Rồi có hiện tượng ngộ độc thực phẩm chỉ vì ăn phải mớ cải xanh phun thuốc, rồi đồ quá hạn sử dụng. Nhất là vào dịp Tết nguyên đán, mứt tết bánh kẹo trờ thành một thứ đồ không thể thiếu trong các gia đình. Thế nhưng kì lạ sau tết đến cả tháng trời mà người dân vẫn còn giữ mứt hộp để ăn. Điều kì lạ ở đây đó chính là những hộp mứt Tết thông thường chỉ có hạn sử dụng trong vòng 30 đến 45 ngày mà thôi. Chỉ vì tiếc của mà họ nhắm mắt ăn những miếng mứt đã mốc, đã quá hạn mà chẳng mảy may lo lắng cho sức khỏe bản thân.

Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn thực phẩm tại các địa phương bắt nguồn từ hai nguyên nhân chủ quan và khách quan. KHách quan đó là do công tác kiểm duyệt chất lượng, nguồn gốc của thực phẩm vẫn còn lỏng lẻo. Chưa có sự quan tâm thiết thực. Các quy định ban hành xử phạt vệ sinh an toàn thực phẩm cũng rất ít. Ví dụ: Xử phạt một vụ vi phạm an toàn thực phẩm chỉ vài triệu đồng đi cùng với tịch thu hiện vật. Quả thực số mất đi đó chẳng thấm tháp gì so với giá trị khổng lồ mà nó mang lại cho con người.

Song phần nhiều nó xuất phát từ chính ý thức của con người. Với người bán thì họ mang lợi ích kinh tế lên đầu. Hàng không rõ nguồn gốc hay kém chất lượng thường nhập rẻ bán đắt vì thế họ mặc sức buôn bán như chẳng có gì xảy ra. Còn phía người mua thì với tâm lí ham rẻ, đôi khi biết là kém ngon kém sạch nhưng rẻ họ lại tặc lưỡi cho qua. Ngoài ra thì còn do nhận thức chưa đúng đắn của con người về hậu quả vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm. Có thể bây giờ những chất độc đó chưa phát tác nên vô hại nhưng về sau nó sẽ ủ bệnh và trở thành những căn bệnh nguy hiểm chết người.

Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ gây hậu quả nặng nề đối với con người mà nó còn là gánh nặng với xã hội. Đối với con người để lâu dài nó sẽ là nguyên nhân gây nên những căn bệnh nguy hiểm chết người như ung thư. Và tất nhiên, xã hội cũng sẽ vô cùng đau đầu với bài toán về y tế, về thuốc  cũng như thay đổi để cân bằng lại quan hệ xã hội.

Hiểu biết ề tính nguy hại của vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm chính là cách để chúng ta bảo vệ cuộc sống của chính mình cũng như toàn xã hội. Chính vì vậy những học sinh chúng ta hãy nâng cao ý thức cá nhân của mình bằng việc lên án mạnh mẽ những việc làm vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, tuyên truyền những tác hại nghiêm trọng của thực phẩm bẩn với người thân của mình. Hãy giữ gìn để khiến xã hội ngày càng phát triển và văn minh hơn.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là trách nhiệm của toàn xã hội với mọi tổ chức cá nhân. Chính vì thế chúng ta hay tích cực đẩy lùi nó để khiến cho xã hội ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn.

III. Soạn bài ngắn nhất: Chương trình địa phương (Phần tập làm văn)

Câu 1: Nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc hiện tượng nào đó ở địa phương

Bài viết tham khảo 

An toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Đó cũng chính là vấn đề gây tranh cãi tại nước Việt Nam nói chung và tại địa phương em nói riêng.

An toàn thực phẩm chính là việc thực phẩm không có chứa chất độc hại cho tính mạng, sức khỏe con người. Thực trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đang là một vấn đề vô cùng nhức nhối và diễn ra ở khắp nơi từ những thành phố lớn cho tới những địa phương nhỏ. Những nhà hàng sang trọng hay cả những quán vỉa hè… Chỉ vì tiết kiệm được chút ít tiền lẻ mà họ đã mang cả sức khỏe thạm chí tính mạng của mình ra đánh cược. Sẽ chẳng có vệ sinh ở đâu khi mà bên cạnh một quán phở là một đống rác lớn bốc mùi hôi thối, chẳng có sạch đâu khi mà cạnh hàng thịt là những bãi phế thải, kênh mương đầy nước thải sinh hoạt đục ngàu…. Vệ sinh ở đâu khi mà cô bán phở nhặt ngay miếng thịt ở dưới đất để vào bát khách hàng như không có gì xảy ra? Điều kì lạ là ở chỗ mặc dù biết là mất vệ sinh đấy nhưng những “thượng đế” vẫn thản nhiên ăn như chẳng có chuyện gì xảy ra bởi “ở đây rẻ mà”.

Tại địa phương em xảy ra một điều vô cùng nguy hiểm đó chính là việc dùng rau có thuốc trừ sâu.  Những người nông dân trồng những luống rau xanh mang ra chợ bán, người tiêu dùng thì tỏ ra vô cùng vui mừng vì mua được rau sạch, rau vườn nhưng có ai ngờ đó là những luống rau vừa được phun thuốc trừ sâu hai hôm? Chỉ vì lợi ích kinh tế mà họ không màng đến sức khỏe của người tiêu dùng.  Rồi có hiện tượng ngộ độc thực phẩm chỉ vì ăn phải mớ cải xanh phun thuốc, rồi đồ quá hạn sử dụng.

Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn thực phẩm chính là do công tác kiểm duyệt chất lượng, nguồn gốc của thực phẩm vẫn còn lỏng lẻo Chưa có sự quan tâm thiết thực và Các quy định ban hành xử phạt vệ sinh an toàn thực phẩm cũng rất ít.  Song phần nhiều nó xuất phát từ chính ý thức của con người. Với người bán thì họ mang lợi ích kinh tế lên đầu. Hàng không rõ nguồn gốc hay kém chất lượng thường nhập rẻ bán đắt vì thế họ mặc sức buôn bán như chẳng có gì xảy ra. Còn phía người mua thì với tâm lí ham rẻ, đôi khi biết là kém ngon kém sạch nhưng rẻ họ lại tặc lưỡi cho qua.

Xã hội cũng đang vô cùng đau đầu với bài toán về y tế, về thuốc  cũng như thay đổi để cân bằng lại quan hệ xã hội. Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ gây hậu quả nặng nề đối với con người mà nó còn là gánh nặng với xã hội. Đối với con người để lâu dài nó sẽ là nguyên nhân gây nên những căn bệnh nguy hiểm chết người như ung thư

Vệ sinh an toàn thực phẩm là trách nhiệm của toàn xã hội với mọi tổ chức cá nhân. Chính vì thế chúng ta hay tích cực đẩy lùi nó để khiến cho xã hội ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn. Chính vì vậy những học sinh chúng ta hãy nâng cao ý thức cá nhân của mình bằng việc lên án mạnh mẽ những việc làm vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, tuyên truyền những tác hại nghiêm trọng của thực phẩm bẩn với người thân của mình. Hiểu biết về tính nguy hại của vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm chính là cách để chúng ta bảo vệ cuộc sống của chính mình cũng như toàn xã hội. Hãy giữ gìn để khiến xã hội ngày càng phát triển và văn minh hơn

IV. Soạn bài cực ngắn: Chương trình địa phương (Phần tập làm văn)

Câu 1: Nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc hiện tượng nào đó ở địa phương

Nếu bạn học sinh nào muốn viết theo ý mình, baivan có dàn ý để bạn tham khảo

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm của toàn dân và toàn xã hội.

2. Thân bài:

a. Giải thích về khái niệm an toàn thực phẩm là gì?

  • Là việc thực phẩm không chứa chất bảo quản, không có yếu tố lí, hóa chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
  • Mở rộng ra bao gồm cả khâu chế biến thực phẩm, không sử dụng những động vật chết làm thịt…

b. Thực trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương nơi em sinh sống:

  • Quán hàng thịt, hàng phở gần ngay bãi rác mùi hôi thối….
  • Những cô bán hàng thờ ơ không quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng. Còn người mua biết là mất vệ sinh nhưng vẫn tặc lưỡi cho qua….
  • Tình trạng rau vừa phun thuốc đã đem đi bán….
  • Bánh kẹo hàng hóa hết hạn sử dụng nhưng vì tiếc rẻ vẫn bán và người tiêu dùng thì vẫn mua và dùng.

c. Nguyên nhân của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Xuất phát từ hai phía cả chủ quan và khách quan:

  • Khách quan: Từ phía cơ quan chức năng, công tác quản lí còn lỏng lẻo, chưa chú trọng. Những hình phạt quá nhẹ so với lợi nhuận mà họ kiếm lại được….
  • Chủ quan: Là nguyên nhân quan trọng nhất xuất phát từ ý thức người dân. Ham rẻ, chưa hiểu biết rõ về hậu quả của vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

d. Hậu quả của việc vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?

Gây hậu quả nặng nề đối với cá nhân và xã hội:

  • Cá nhân: nguy hại đến sức khỏe tiềm ẩn các mềm bệnh ung thư, tiêu hóa….
  • Xã hội: Chi phí cho y tế lớn. Rối loạn thị trường….

e. Bài học bản thân rút ra

  • Mỗi con người hãy hiểu về mối nguy hại do mất an toàn vệ sinh thực phẩm gây ra. Từ đó thay đổi hành vi bản thân. Tuyên truyền cho mọi người về tác hại của việc sử dụng thực phẩm bẩn….

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề giữ gìn an toàn vệ sinh thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống.

Soạn bài Chương trình địa phương- Mẫu 3

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 141 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ quê ở thành phố, tỉnh (hoặc quận, huyện) nơi em đang sinh sống theo trình tự: họ tên, bút danh (nếu có), năm sinh, năm mất (nếu đã mất) và tác phẩm chính.

Chú ý: Chỉ thống kê những tác giả có sáng tác trước năm 1975.

Lời giải chi tiết:

Họ và tên

Bút danh

Năm sinh, năm mất

Tác phẩm chính

Nguyễn TuânNhất Lang, Thanh Thuỷ, Thanh Hà1910 – 1987) – Vang bóng một thời (1933),

– Sông Đà (1960),

– Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972) …

 Tô HoàiMai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Hồng Hoa1920 – 2014 – Dế Mèn phiêu lưu ký (1941),

– O chuột (1942),

– Truyện Tây Bắc (1953)

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 141 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Sưu tầm và chép lại một bài thơ hoặc một bài văn (khoảng vài trang, có thể là đoạn trích) viết về phong cảnh thiên nhiên, con người, sinh hoạt văn hóa, truyền thống lịch sử của quê hương em.

Lời giải chi tiết:

Hồ Gươm

   Nhà tôi ở Hà Nội, cách Hồ Gươm không xa. Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh.

   Cầu Thê Húc màu son, cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.

Theo Ngô Quân Miện

Hà Nội

Hà Nội có chong chóng

Cứ tự quay trong nhà

Không cần trời thổi gió

Không cần bạn chạy xa

 

Hà Nội có nhiều hoa

Bó từng chùm cẩn thận

Mấy chú vào mua hoa

Tươi cười ra mặt trận

 

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao

 

Hà Nội có nhiều hào

Bụng súng đầy những đạn

Và có nhiều búp bê

Bóng tròn cho các bạn

 

Hà Nội có tàu điện

Đi về cứ leng keng

Người xuống và người lên

Người nào trông cũng đẹp

 

Mấy năm giặc bắn phá

Ba Đình vẫn xanh cây

Trăng vàng chùa Một Cột

Phủ Tây Hồ hoa bay…

(Trần Đăng Khoa)

Soạn bài Chương trình địa phương- Mẫu 4

Trả lời câu 1 (trang 91 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Tìm các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương tương ứng với các từ ngữ toàn dân sau đây (yêu cầu học sinh làm vào vở).

Lời giải chi tiết:

STT Từ ngữ toàn dânTừ ngữ được dùng ở địa phương em
1Cha Bố, tía, cậu, thầy
2Mẹ Má, mợ ,u, vú, bầm
3Ông nội Ông nội
4Bà nội Bà nội
5Ông ngoại Ông ngoại, ông vãi
6Bà ngoại Bà ngoại, bà vãi
7Bác  (anh của cha) Bác trai
8Bác (vợ anh của cha) Bác gái
9Chú (em trai của cha) Chú
10Thím (vợ của chú) Thím
11Bác (chị của cha) Cô
12Bác (chồng chị của cha) Dượng
13Cô (em gái của cha) Cô
14Chú (chồng em gái của cha) Dượng
15Bác (anh của mẹ ) Cậu
16Bác (vợ anh của mẹ) Mợ
17Cậu (em trai của mẹ) Cậu
18Mợ (vợ em trai của mẹ) Mợ
19Dì (chị của mẹ ) Dù
20Dượng (chồng chị của mẹ) Dượng
21Dì (em gái của mẹ) Dì
22Dượng (chồng chị của mẹ) Dượng
23Anh trai Anh
24Chị dâu Chị
25Em trai em trai
26Em dâu (vợ của em trai) Em dâu
27Chị gái Chị gái
28Anh rể (chồng của chị gái) Anh rể
29Em gái Em gái
30Em rể (chồng của em gái) Em rể
31Con Con
32Con dâu (vợ của con trai) Con dâu
33Con rể (chồng của con gái) Con rể
34cháu (con của con) cháu

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 92 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Sưu tầm một số từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác.

Lời giải chi tiết:

– Miền Nam: ba, tía(cha); má (mẹ); nội (bà nội); ngoại (bà ngoại); má hai (chị gái của mẹ hoặc của cha); má năm…

– Miền Trung: thầy, bọ (cha); u, mế, mợ (mẹ); o (cô)…

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 92 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương em.

Lời giải chi tiết:

– Bài 1:

“Em về thưa mẹ cùng thầy,

Có cho anh cưới tháng naỳ anh ra.

Anh về thưa mẹ cùng cha

Bắt lợn sáng cưới, bắt gà sang cheo”

– Bài 2:

“Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần”.

– Bài 3:

Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

(Bầm ơi, Tố Hữu)

Soạn bài Chương trình địa phương- Mẫu 5

HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG CHI TIẾT (PHẦN TẬP LÀM VĂN)

Yêu cầu: Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương (vấn đề tệ nạn xã hội: xả rác, ma túy, giao thông, thuốc lá…)

Hướng dẫn:

TÌM HIỂU

Lựa chọn các vấn đề để viết bài như: môi trường, đời sống nhân dân, những thành tựu trong quá trình đổi mới, chính sách an sinh xã hội.

CÁCH LÀM

– Sau khi chọn sự vật, hiện tượng cần phải có dẫn chứng như là một sự việc, hiện tượng của xã hội nói chung cần được quan tâm.

– Nhận định được chỗ đúng, chỗ bất cập, không nói quá, không giảm nhẹ.

– Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối xuất phát từ lập trường tiến bộ của xã hội.

– Viết bài trình bày sự việc, hiện tượng và nêu ý kiến của bản thân, cần có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài.

GỢI Ý THỰC HIỆN CÁC ĐỀ YÊU CẦU

Đề 1: Vấn đề an toàn thực phẩm

Mở bài: Giới thiệu vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm của toàn dân và toàn xã hội.

Thân bài

a. Giải thích về khái niệm an toàn thực phẩm là gì?

Là việc thực phẩm không chứa chất bảo quản, không có yếu tố lí, hóa chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Mở rộng ra bao gồm cả khâu chế biến thực phẩm, không sử dụng những động vật chết làm thịt…

b. Thực trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương nơi em sinh sống:

– Quán hàng thịt, hàng phở gần ngay bãi rác mùi hôi thối….

– Những cô bán hàng thờ ơ không quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng. Còn người mua biết là mất vệ sinh nhưng vẫn tặc lưỡi cho qua….

– Tình trạng rau vừa phun thuốc đã đem đi bán….

– Bánh kẹo hàng hóa hết hạn sử dụng nhưng vì tiếc rẻ vẫn bán và người tiêu dùng thì vẫn mua và dùng.

c. Nguyên nhân của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

– Xuất phát từ hai phía cả chủ quan và khách quan:

– Khách quan: Từ phía cơ quan chức năng, công tác quản lí còn lỏng lẻo, chưa chú trọng. Những hình phạt quá nhẹ so với lợi nhuận mà họ kiếm lại được….

– Chủ quan: Là nguyên nhân quan trọng nhất xuất phát từ ý thức người dân. Ham rẻ, chưa hiểu biết rõ về hậu quả của vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

d. Hậu quả của việc vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?

– Gây hậu quả nặng nề đối với cá nhân và xã hội:

– Cá nhân: nguy hại đến sức khỏe tiềm ẩn các mềm bệnh ung thư, tiêu hóa….

– Xã hội: Chi phí cho y tế lớn. Rối loạn thị trường….

e. Bài học bản thân rút ra

– Mỗi con người hãy hiểu về mối nguy hại do mất an toàn vệ sinh thực phẩm gây ra. Từ đó thay đổi hành vi bản thân.

– Tuyên truyền cho mọi người về tác hại của việc sử dụng thực phẩm bẩn….

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề giữ gìn an toàn vệ sinh thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống.

Đề 2: Viết bài trình bày về hoạt động tết trồng cây ở địa phương em

– Địa phương em tổ chức Tết trồng cây từ rất lâu để tưởng nhớ đến Bác Hồ, người đã đề xướng việc trồng cây vào mỗi dịp xuân về.

– Tổ chức Tết trồng cây tạo nên sự quan tâm, gắn bó của mỗi người đối với thiên nhiên và xã hội. Đối với thiên nhiên, Tết trồng cây làm cho mọi người có điều kiện quan tâm đến thiên nhiên, môi trường. Con người không chỉ sử dụng,khai thác cây cối, thiên nhiên mà còn có nghĩa vụ giữ gìn, bảo vệ và làm giàu cho thiên nhiên. Đối với xã hội, ngày Tết trồng cây làm cho mọi người chan hòa với nhau trong một hoạt động vì lợi ích chung.

– Bên cạnh ý nghĩa trên. Tết trồng cây còn góp phần làm giàu đẹp cho cuộc sống của mọi người trong địa phương em, làm cho màu xanh bao phủ khắp nơi. Chúng ta đã làm lợi ích cho đất nước về nhiều mặt, làm giàu thêm cho cuộc sống. Nhân dân địa phương em trồng cây theo kế hoạch, theo kết quả nghiên cứu khoa học, có mục đích tốt đẹp là phục vụ cuộc sống chung, không phải trồng cây hoặc đốn cây một cách tùy tiện.

– Việc tổ chức đều đặn Tết trồng cây có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên nói chung, việc phát triển cây xanh nói riêng. Cây xanh có một vai trò đặc biệt trong thiên nhiên, quan hệ và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Do đó, địa phương em cố gắng làm cho thêm cây xanh, cho rừng cây ngày càng phát triển.

– Cuối cùng, không chỉ ích lợi về nhiều mặt, trồng cây còn làm cho cuộc sống của làng quê thêm tươi đẹp. Có cây xanh mới có chim ríu rít chuyền cành, tán cho ta bóng mát, hoa thơm, quả ngọt. Thiên nhiên luôn gắn liền với cỏ cây hoa lả, là hình bóng quê hương gần gũi và thân thiết với mỗi người ở quê em.

Soạn bài Chương trình địa phương- Mẫu 6

Câu 1. Lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ quê ở thành phố, tỉnh (hoặc quận, huyện) nơi em đang sinh sống theo trình tự: họ tên, bút danh (nếu có), năm sinh, năm mất (nếu đã mất) và tác phẩm chính. Chú ý: chỉ thống kê những tác giả sinh có sáng tác trước năm 1975.

Họ tênBút danhNăm sinh – năm mấtTác phẩm chính
Nguyễn Đình LễThế Lữ1907 – 1989Mấy vần thơ (tập thơ, 1935), Vàng và máu (truyện, 1934)…
Nguyễn TuânNhất Lang, Thanh Thủy…1910 – 1987Vang bóng một thời (1940), Sông Đà (1960), Cô Tô (1965)…
Nguyễn Huy Tưởng1912 – 1960Đêm hội Long Trì (tiểu thuyết, 1942), Vũ Như Tô (kịch, 1941)…
Nguyễn Đình Thi1924 – 2003Xung kích (văn xuôi, 1951), Đất nước (thơ)
Nguyễn SenTô Hoài1920 – 2014Đề Mèn phiêu lưu kí (1941), Truyện Tây Bắc (1953)….

Câu 2. Sưu tầm và chép lại một bài thơ hoặc một bài văn (khoảng vài trang có thể là đoạn trích) mà em thấy hay viết về phong cảnh thiên nhiên, con người, sinh hoạt văn hóa, truyền thống lịch sử của quê hương em.

Gợi ý:

* Văn xuôi:

– Tác phẩm “Một thứ quà của lúa non: Cốm”, trong tập tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường” của nhà văn Thạch Lam (1943). Đây là tập sách chủ yếu viết về những món ăn và sự gắn bó giữa ẩm thực với đời sống văn hoá xã hội của người Hà Nội.

– Nội dung tác phẩm:

Cơn gió mùa thu hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúc càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm, truyền tự đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được cốm dẻo, thơm và ngon được ở làng Vòng, gần Hà Nội. Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kỳ, và đến mùa cốm, các người ở Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng …

Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà siêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước nước ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?)

Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve… Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.

* Thơ:

Hàng Buồm chẳng còn cánh buồm
Thuyền đậu nơi nào em đến
Sông Hồng cách xa biền biệt
Bãi ngô cát trắng mùa xuân.

Hàng Chuối
Đâu còn có chuối
Vài cây cơm nguội trăm tuổi
Lác đác những chú chim sâu.

Hàng Nâu
Rồi sang hàng Lược
Lược chải tóc em ngày xưa.
Áo trắng tóc dài trên phố.
Hương chanh hương cốm mùa thu.

Hàng Đào hoa đào mấy độ?
Hàng Bạc tìm thợ làm vàng.
Hàng Cót rẽ về hàng Than.
Hàng Da em tìm giầy dép.

Hàng Nón nón trắng dập dờn
Hàng Bông nào còn bông vải
Hàng Gai đàn ai đêm tối
Văng vẳng mấy giọng hát đào

Hàng Mã chợ hoa ngày Tết
Hoa hồng đào thế Nhật Tân.
Run run rét về trong mắt
Mê hồn những sắc những hoa

Ta yêu mái nhà phố Phái
Nguệch ngoạc đơn sơ tài hoa.
Ta yêu hàng cây bờ cỏ
Tháp Bút viết suốt ngàn năm.

Hồ Gươm Rùa vàng đã nổi
Mùa xuân em có về không?

Ba sáu phố phường Hà Nội.

(Thái Thăng Long, Ba mươi sáu phố phường)

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn) – Mẫu 2

Câu 1.

Họ tênBút danhNăm sinh – năm mấtTác phẩm chính
Bế Kiến QuốcThế Lữ1949Những dòng sông chung (1979), Chú ngựa mã sao (1979), Dòng suối thần kì (1984)…
Phan Thị Thanh Nhàn1943Tháng giêng hai (1970), Hương thầm (1973), Chân dung người chiến thắng 1977)…

Câu 2.

“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”

(Đất nước, Nguyễn Đình Thi)

“Hà Nội có chong chóng
Cứ tự quay trong nhà
Không cần trời thổi gió
Không cần bạn chạy xa”

Soạn bài Chương trình địa phương- Mẫu 7

Hướng dẫn chuẩn bị bài:

Câu 1. Tìm đọc các sách, báo, tạp chí văn nghệ địa phương để nắm được những tác giả người địa phương và những tác phẩm viết về địa phương (tỉnh, thành phố quê em hay nơi em đang sinh sống).

– Học sinh tự tìm hiểu để thống kê lại các tác giả, tác phẩm của địa phương mình.

– Gợi ý:

Một số tác giả tiêu biểu ở Hà Nội:

1. Thế Lữ (1907 – 1989)

– Sinh ra tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê cha ông ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội), quê mẹ ở Nam Định.

– Là một trong những nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ Mới.

2. Nguyễn Tuân (1910 – 1987)

– Sinh ra ở phố Hàng Bạc (Hà Nội) , quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính quận Thanh Xuân (Hà Nội).

– Tác phẩm viết về Hà Nội: Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (tập tùy bút, 1972)

3. Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960)

– Sinh ra trong một gia đình Nho giáo ở làng Dục Tú thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội.

– Ông là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam.

– Tác phẩm về Hà Nội: Sống mãi với thủ đô (tiểu thuyết, 1960)

4. Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003)

– Sinh ra ở Luông Pra Băng (Lào). Tuy nhiên, nguyên quán của ông là ở làng Vũ Thạch, hiện nay là phố Bà Triệu thuộc địa phận phường Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

– Là một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình và họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam.

5. Tô Hoài (1920 – 2014)

– Là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam với nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi (Dế Mèn phiêu lưu ký).

– Các tác phẩm viết về Hà Nội: Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010), Giữ gìn ba mươi sáu phố phường (tạp văn, 2017)

Câu 2. Bổ sung vào bảng thống kê tác giả văn học địa phương mà em đã lập ở lớp 8 bài 14 những tác giả có sáng tác được công bố từ năm 1975 đến nay. Bảng thống kê bao gồm các mục: số thứ tự, họ tên, bút danh, những tác phẩm chính.

STTHọ tênBút danhTác phẩm chính
1Vũ HùngTạ VũNhững cánh chim trời (1984), Vừng sen Hàm Rồng (trường ca, 1975), Trên thềm sông cổ, Thác bà, Mưa đồng đội…
2Phan Thị Thanh NhànHương thầm, Con đường, Không đề, Trời và đất, Làm anh, Bảo Lộc…
3Trần Việt PhươngViệt PhươngCửa đã mở (2008), Cát dưới chân người (2011)…

Câu 3. Sưu tầm một số tác phẩm hay (thuộc bất kỳ thể loại nào) viết về địa phương mình (kể cả những tác phẩm không phải của người địa phương).

Một số tác phẩm: Một người Hà Nội (Nguyễn Khải), Hà Nội băm mươi sáu phố phường (Thạch Lam), Miếng ngon Hà Nội (Vũ Bằng), Chuyện cũ Hà Nội (Tô Hoài), Phố (Chu Lai)…

Câu 4. Viết một bài văn ngắn giới thiệu và nêu cảm nghĩ của em về một trong những tác phẩm viết về địa phương mà em sưu tầm được hoặc viết một bài văn hay bài thơ về địa phương mình.

Truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải được sáng tác năm 1990. Truyện đã phát hiện ra vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách của con người Việt Nam qua nhiều biến động cũng như thăng trầm của lịch sử.

Nếu đọc tác phẩm “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải, chắc hẳn độc giả sẽ cảm thấy ấn tượng với hình ảnh cô Hiền. Đó là nhân vật trung tâm của truyện – một người Hà Nội bình thường. Cũng như những người Hà Nội bình, cô đã cùng với Hà Nội, cùng với đất nước trải qua những biến động, thăng trầm trong lịch sử. Nhưng điều đáng trân trọng là cô vẫn giữ được cốt cách Hà Nội, cái bản lĩnh văn hoá của người Hà Nội. Cô Hiền sống thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm quan điểm, thái độ riêng của mình với mọi hiện tượng xung quanh.

Thời trẻ, cô Hiền là một người tài hoa, yêu thích văn chương, cô tùng kết bạn với những thanh niên con nhà giàu, nghệ sĩ văn nhân. Nhưng khi lựa chọn chồng, cô vô cùng thực tế khi lựa chọn một ông giáo dạy cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ. Cô tính toán kỹ lưỡng khi quản lý gia đình, dạy dỗ con cái từ cách ăn nói, đi đứng sao cho thể hiện được nét văn hoá của người Hà Nội.

Hòa bình lập lại ở miền Bắc, cô Hiền nói về niềm vui và cả những cái có phần máy móc, cực đoan của cuộc sống xung quanh: “vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, theo cô chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá”. Cô tính toán mọi việc trước sau rất khôn khéo và đã tính là làm, đã làm là không để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ.

Khi miền Bắc phải đương đầu với chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ. Cô Hiền dạy con cách sống “biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết sống đúng với bản chất người Hà Nội. Đó cũng là lý do vì sao cô sẵn sàng cho con trai ra trận: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”.

Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đất nước trong thời kỳ đổi mới, giữa không khí xô bồ của thời kinh tế thị trường, cô Hiền vẫn là “một người Hà nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn”. Từ chuyện cô suy nghĩ về cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, cô Hiền nói về niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Thông qua tác phẩm này, Nguyễn Khải muốn ca ngợi nét đẹp về phẩm chất của những người Hà Nội. Cũng như cách họ ứng xử với một chế độ mới. Bên cạnh đó còn mở ra không gian nghệ thuật cổ kính, mảnh đất Kinh Kỳ, nghìn năm văn hiến đã trải qua cùng những thay đổi của thời đại. Có thể nói đây là một trong những tác phẩm hay nhất viết về con người cũng như mảnh đất Hà Nội mà em đã từng đọc.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Soạn bài Chương trình địa phương” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!