Updated at: 03-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt” chuẩn nhất 10/2024.

Soạn bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt- Mẫu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 175 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

a. Chỉ các sự vật, hiện tượng,… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân: sầu riêng, chôm chôm, bồn bồn,…

b. Giống về nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân:

c. Giống về âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân:

Hòm trong phương ngữ Bắc Bộ chỉ một thứ đồ đựng, hình hộp, thường bằng gỗ hay kim loại mỏng, có nắp đậy kín,

Hòm trong phương ngữ Trung Bộ và Nam Bộ chỉ áo quan (dùng để khâm liệm người chết).

Lời giải chi tiết:

STT Từ ngữ toàn dânTừ ngữ được dùng ở địa phương em
1Cha Bố, tía, cậu, thầy
2Mẹ Má, mợ ,u, vú, bầm
3Ông nội Ông nội
4Bà nội Bà nội
5Ông ngoại Ông ngoại, ông vãi
6Bà ngoại Bà ngoại, bà vãi
7Bác  (anh của cha) Bác trai
8Bác (vợ anh của cha) Bác gái
9Chú (em trai của cha) Chú
10Thím (vợ của chú) Thím
11Bác (chị của cha) Cô
12Bác (chồng chị của cha) Dượng
13Cô (em gái của cha) Cô
14Chú (chồng em gái của cha) Dượng
15Bác (anh của mẹ ) Cậu
16Bác (vợ anh của mẹ) Mợ
17Cậu (em trai của mẹ) Cậu
18Mợ (vợ em trai của mẹ) Mợ
19Dì (chị của mẹ ) Dù
20Dượng (chồng chị của mẹ) Dượng
21Dì (em gái của mẹ) Dì
22Dượng (chồng chị của mẹ) Dượng
23Anh trai Anh
24Chị dâu Chị
25Em trai em trai
26Em dâu (vợ của em trai) Em dâu
27Chị gái Chị gái
28Anh rể (chồng của chị gái) Anh rể
29Em gái Em gái
30Em rể (chồng của em gái) Em rể
31Con Con
32Con dâu (vợ của con trai) Con dâu
33Con rể (chồng của con gái) Con rể
34cháu (con của con) cháu

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 175 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

– Có những từ ngữ địa phương như trong phần 1.a vì có những sự vật hiện tượng xuất hiện ở địa phương này, nhưng không xuất hiện ở địa phương khác.

=> Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về các điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán,…

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 175 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

– Từ ngữ thuộc phương ngữ Bắc Bộ được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.

Lời giải chi tiết:

– Bài 1:

“Em về thưa mẹ cùng thầy,

Có cho anh cưới tháng naỳ anh ra.

Anh về thưa mẹ cùng cha

Bắt lợn sáng cưới, bắt gà sang cheo”

– Bài 2:

“Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần”.

– Bài 3:

Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

(Bầm ơi, Tố Hữu)

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 176 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

– Trong đoạn trích bài thơ Mẹ Suốt của Tố Hữu có những từ địa phương sau: chi, rứa, nờ, tui, cớ, răng, ưng, mụ.

– Những từ ngữ này theo phương ngữ miền Trung, được dùng phổ biến ở các tỉnh Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.

– Tác dụng: thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy; làm tăng sự sống động, gợi cảm của tác phẩm.

Soạn bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt- Mẫu 2

I. Nội dung luyện tập

1. Đối với các tỉnh miền Bắc

Viết đúng tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi, ví dụ: tr/ch; s/x; r/d/gi; l/n.

2. Đối với các tỉnh miền Trung, miền Nam

a) Viết đúng tiếng có các phụ âm cuối dễ mắc lỗi, ví dụ: c/t; n/ng.

b) Viết đúng tiếng có các dấu thanh dễ mắc lỗi, ví dụ: dấu hỏi/dấu ngã.

c) Viết đúng tiếng có các nguyên âm dễ mắc lỗi: i/iê; o/ô.

d) Viết đúng tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi, ví dụ: v/d.

II. Một số hình thức luyện tập.

1. (trang 148 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi

Các dạng bài viết:

a) Nghe – viết một đoạn (bài) thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ.

b) Nhớ – viết một đoạn (bài) thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ.

2. (trang 148 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Làm các bài tập chính tả: Điền vào chỗ trống

– Điền một chữ cái, một dấu thanh, một vần vào chỗ trống, ví dụ:

+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống: ..ch..ân lí, ..tr..ân châu, ..tr..ân trọng, ..ch..ân thành

+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã lên những chữ (tiếng) được in đậm: mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì.

– Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống, ví dụ:

+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (giành/dành) ..dành.. dụm, để ..dành.., tranh ..giành.. ,.. giành.. độc lập.

+ Điền các tiếng  hoặc sỉ vào chỗ thích hợp: liêm ..sỉ.., dũng ...., .... khí, ..sỉ..vả.

b) Tìm từ theo yêu cầu

– Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất, ví dụ:

Ch: chơi bời, chán nản, choáng váng, cheo leo, chong chênh, chăm sóc, chiều chuộng…

+ Tr: treo, trèo, trốn tránh, trăn trối, trung thành, trung thực, trong trẻo, trốn tránh…

+ Thanh hỏi: lẻo khẻo, lẻo mép, mách lẻo, xúi bẩy, bỏ ngõ, lả tả, âm ỉ, giở giọng, quái gở…

+ Thanh ngã: dũng cảm, bỗ bã, sợ hãi, gặp gỡ, ầm ĩ…

– Tìm từ cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những tiếng có chứa thanh hỏi thanh ngã có nghĩa như sau:

+ Trái nghĩa với chân thật: giả dối

+ Đồng nghĩa với từ biệt: từ giã, giã biệt, giã từ

+ Dùng chày cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài: giã (gạo)

c) Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ nhầm lẫn:

– Đặt câu với các từ lên, nên:

+ Tôi lên tàu về quê.

+ Chúng ta nên chăm chỉ học hành.

+ Trời nhẹ dần lên cao.

+ Vì trời mưa nên tôi không đi đá bóng.

– Đặt câu để phân biệt vội, dội:

+ Xin lỗi, tôi đang vội, gặp bạn sau nhé!

+ Tiếng mưa từ xa đã dội lại.

+ Lời kết luận đó hơi vội.

+ Tiếng nổ dội vào vách đá.

Soạn bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt- Mẫu 3

I. LÝ THUYẾT CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT)

soan-bai-chuong-trinh-dia-phuong-phan-tieng-viet-1

II. BÀI TẬP CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT)

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – trang 91):

Hướng dẫn giải bài:

Có rất nhiều từ ngữ địa phương trùng với từ ngữ toàn dân có tác dụng để chỉ quan hệ ruột thịt:

STTTừ ngữ toàn dânTừ ngữ địa phương
1chabố, cha, ba, tía
2mẹmá, mẹ
3ông nộiông nội
4bà nộibà nội
5ông ngoạiông ngoại, ông vãi, ông cậu
6bà ngoạibà ngoại, bà vãi, bà cậu
7bác (anh trai của bố)bác trai
8bác (vợ anh trai của bố)bác gái
9chú (em trai của bố)chú
10thím (vợ em trai của bố)thím
11bác (chị gái của bố)bác, cô
12bác (chồng chị gái của bố)bác
13cô (em gái của cha)
14chú (chồng em gái của cha)chú
15bác (anh trai của mẹ)bác, cậu
16bác (vợ anh trai của mẹ)bác, mợ
17cậu (em trai của mẹ)cậu
18mợ (vợ em trai của mẹ)mợ
19bác (chị gái của mẹ)bác
20bác (chồng chị gái của mẹ)bác
21dì (em gái của mẹ)
22chú (chồng em gái của mẹ)chú
23anh traianh trai
24chị dâu (vợ của anh trai)chị dâu
25em traiem trai
26em dâu (vợ của em trai)em dâu
27chị gáichị gái
28anh rể (chồng của chị gái)anh rể
29em gáiem gái
30em rể (chồng của em gái)em rể
31concon
32con dâu (vợ của con trai)con dâu
33con rể (chồng của con gái)con rể
34cháu (con của con)cháu, em

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – trang 92):

Hướng dẫn giải bài:

– Miền Nam: ba, tía(cha); má (mẹ); nội (bà nội, ông nội); ngoại (bà ngoại, ông ngoại); má hai (chị gái của mẹ hoặc của cha); má tư, má năm…

– Miền Trung: thầy, bọ (cha); u, mế, mạ, mợ (mẹ); o (cô)…

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – trang 92):

Hướng dẫn giải bài:

 Em về thưa mẹ cùng thầy,

Cho anh cưới tháng này anh ra.

Anh về thưa mẹ cùng cha,

Bắt lợn sang cưới, bắt gà sang cheo.

– Ân cha nghĩa mẹ chưa đền,

Bậu mong ôm gối cuốn mền theo ai?

– Đói lòng ăn nắm lá sung

Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng.

– Con đi tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền.

(“Bầm ơi” – tác giả Tố Hữu)

Câu 4 (Bài sưu tầm):

Các em hãy sưu tầm bài viết có sử dụng từ ngữ địa phương:

Hướng dẫn giải bài:

Có một người nọ sinh ra ở Nghệ An, học hành đỗ đạt thành tài. Hiện tại có một công việc lương cao và định cư tại thủ đô Hà Nội. Lâu ngày anh ta mới về thăm quê nhà và muốn đưa bố ra Hà Nội chơi mấy hôm. Trước khi đi, vì sợ bạn bè ngoài đó không hiểu bố nói gì hoặc có thể vì lí do nào đó mà anh ta dặn bố:

– Ra đó khi nào bọ muốn nói  thì bọ phải nói là kia.

– Muốn nói  thì bọ phải nói là đâu.

– Bọ nhớ nha bọ.

Ra đến Hà Nội, vì vừa làm việc vừa tranh thủ đưa bố dạo quanh cho biết Hà Nội nên người con để cho bố ngồi trên một mô đất. Mải tập trung làm việc, nhiều tiếng đồng hồ sau người con mới nhớ tới việc đến đón bố. Bố bảo:

– Con đi để bọ ngồi trên đâu đất, ngồi lâu quá nên giờ bọ kia hết cả chân rồi!

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Soạn bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 10/2024!