Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện” chuẩn nhất 12/2024.
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện- Mẫu 1
Video hướng dẫn giải
Phần I
Video hướng dẫn giải
ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
Trả lời câu hỏi (trang 65 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
a. Các đề bài nêu những vấn đề về tính cách, số phận của nhân vật trong tác phẩm.
b.
– Đề “phân tích” yêu cầu phân tích tác phẩm rồi sau đó đưa ra nhận xét, thiên về tính khách quan.
– Đề “suy nghĩ” yêu cầu nêu ra nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào đó, thiên về chủ quan.
Phần II
Video hướng dẫn giải
LUYỆN TẬP
Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
1. Lập dàn bài
a. Mở bài: giới thiệu về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc.
b. Thân bài: nêu những suy nghĩ về nhân vật, về giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn
– Cảnh ngộ éo le của lão Hạc: vợ chết, con đi xa, một mình cô đơn lại bị ốm nặng.
– Tình thương con của một người cha (dù đói nhưng không bán mảnh vườn, giữ lại để cho con ngày trở về).
– Niềm day dứt của lão Hạc sau khi bán con chó Vàng.
– Cái chết đau đớn của lão Hạc.
– Tấm lòng nhân đạo của nhà văn.
– Giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn
c. Kết bài: Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật, thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật lão Hạc.
2. Viết đoạn văn: dựa vào các ý chính trên. Tham khảo một số đoạn văn dưới đây.
a. Mở bài:
Nam Cao là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Truyện của Nam Cao nóng hổi chất hiện thực của thời đại và chan chứa tấm lòng yêu thương con người, đặc biệt là những người khốn khổ. Cùng với Chí Phèo, Trăng sáng, Đời thừa,…. Lão Hạc là truyện ngắn đặc sắc. Nhân vật trung tâm của thiên truyện là Lão Hạc, một người nông dân gặp nhiều nỗi khổ tâm và bất hạnh vì nghèo đói nhưng chất phác, đôn hậu, thương con.
b. Thân bài:
Ở lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu. Tình cảm của lão với “cậu Vàng” được tác giả thể hiện thật cảm động. Lão gọi nó là “cậu Vàng” như “một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự“. Lão bắt rận, cho nó ăn cơm trong một cái bát như nhà giàu. Lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng; lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí còn hơn phần lão… Lão coi nó như một người bạn,ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là con người. Tình thế cùng đường khiến lão phải bán nó thì trong lão diễn ra sự dằn vặt, đau khổ tột độ. Lão kể cho ông giáo nghe về việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn: “lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước”. Đến nỗi ông giáo thương quá, “muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc”. Khi nhắc đến việc “cậu Vàng” bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không nén nổi đau đớn cứ dội lên “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Lão Hạc đau đớn đến thế không phải chỉ vì quá thương con chó mà còn vì không thể tha thứ cho mình vì đã trót lừa một con chó. Ông lão quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi nhận thấy trong đôi mắt con chó có cái nhìn trách móc. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch thì mới bị giày vò lương tâm đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó như vậy!
Hay:
Lão Hạc mang một tấm lòng tự trọng cao cả. Lão tự trọng với một con chó, với con trai lão, với bà con hàng xóm, với ông giáo và với cả chính bản thân mình. Khi bán con chó, lão đau khổ, vì lão “bằng này tuổi đầu mà còn trót lừa một con chó”. Lão nhớ ánh mắt của cậu Vàng, mà theo như lời lão là một ánh mắt đầy trách móc, mắng lão tệ hại: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế mà lão đối xử với tôi thế này à”. Ánh nhìn đó làm lão ám ảnh và day dứt không nguôi. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua, ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt cho nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”. Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. Lão chết cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị tha hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão sống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết còn hơn. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng.
NC chính
Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện. Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận: mở bài, thân bài, kết bài. Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến rieenh của người viết về tác phẩm. Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên. |
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện- Mẫu 2
KIẾN THỨC CƠ BẢN
• Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
• Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:
– Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
– Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
– Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
• Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.
• Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.
HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
Gợi ý trả lời câu hỏi SGK:
ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:
(…Tr 64 – 65 SGK Ngữ văn 9 tập 2)
Câu hỏi
a) Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?
b) Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào? (Gợi ý: Đề phân tích yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét. Đề suy nghĩ yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào đó, ví dụ quyền sống của con người, địa vị của người phụ nữ trong xã hội,…)
Trả lời:
a) Các đề bài trên yêu cầu học sinh trình bày ý kiến cá nhân của mình trong việc phân tích, nhận xét hay đánh giá về một cốt truyện, một cuộc đời nhân vật, số phận hay tính cách của một nhân vật. Đây là những đề thuộc dạng mở, học sinh có thể kết hợp nhiều phương pháp nghị luận như giải thích, chứng minh, phân tích…
b) Các từ “suy nghĩ, phân tích” trong đề luận đòi hỏi hai hướng giải quyết vấn đề khác nhau, cách làm bài phải khác nhau.
– Đề “phân tích” yêu cầu phân tích tác phẩm rồi đưa ra nhận xét khách quan.
– Đề hỏi về “suy nghĩ” yêu cầu học sinh nêu ra nhận xét của riêng mỗi em, có phần mang tính chủ quan hơn.
CÁC BƯỚC LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
1. Tìm hiểu đề và tìm ý bằng cách chép lại đề trên giấy rõ ràng, gạch dưới các từ quan trọng, các ý quan trọng, và tìm xem yêu cầu chính của đề bài là gì.
Ví dụ: Với đề 3 suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du, phải tìm ra yêu cầu:
a) Đề nghị luận nhắc đến nhân vật nào, tác phẩm nào?
b) Phải làm bài theo hướng phân tích hay trình bày suy nghĩ?
c) Ngoài yêu cầu phân tích hoặc nêu suy nghĩ, có còn yêu cầu nào khác không
2. Lập dàn bài: Bằng cách triển khai ba phần:
a) Mở bài
b) Thân bài
c) Kết bài
Trong phần thân bài, chúng ta cần sử dụng các câu hỏi tìm ý phía dưới.
3. Viết bài: bằng cách trả lời, triển khai các câu hỏi tìm ở phía dưới theo những phương pháp lập luận giải thích, lập luận chứng minh… Yêu cầu đầu tiên là phải viết đúng ngữ pháp. Yêu cầu cuối cùng là lời văn mạch lạc, bóng bảy, trau chuốt.
4.
. Đọc lại bài viết và sửa chữa chính tả, ngữ pháp, cách dùng từ.
LUYỆN TẬP
Cho đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
Hãy viết phần Mở bài và một đoạn phần Thân bài.
Trả lời
1. Mở bài
Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… Nam Cao là một cái tên không thể thiếu khi nhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo. Các sáng tác của ông vừa rất mực chân thực, vừa có một ý vị triết lí mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những tác phấm tiêu biểu như thế! Truyện đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.
2. Thân bài
Tham khảo 1 đoạn phần thân bài:
Về phần cuối truyện, tác giả đặt nhân vật giữa hai tọa độ nhìn khác nhau: vợ ông giáo và Binh Tư. Trò chuyện với vợ, ông giáo nghiền ngẫm, triết lí về sự nhìn nhận và đánh giá của người đời. Trò chuyện với Binh Tư, ông giáo từ sửng sốt chuyển sang thất vọng về lão Hạc. Ở chỗ này, Nam Cao thật cao tay – ông đưa ra một hiểu lầm thật bất ngờ để rồi cũng bằng cách bất ngờ nhất, ông “lật tẩy” sự việc làm cho người đọc thỏa mãn trong sự hiểu biết trọn vẹn: lão Hạc vẫn nguyên vẹn, trong sạch cho đến chết.
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện- Mẫu 3
A. Soạn bài Luyện tập cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ngắn gọn
Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
* Dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu chung tác giả, tác phẩm về nội dung và ý nghĩa (tình cha con).
2. Thân bài:
a. Tình cảm ông Sáu với con:
– Hoàn cảnh xa cách vì chiến đấu mà ông phải xa gia đình và con nhỏ.
– Ngày trở về:
+ Ông nôn nóng được gặp con với biết bao sự háo hức (nhảy xuống khi chưa cập bến, giơ hai cánh tay miệng lắp bắp gọi con).
+ Đau lòng, buồn bã khi đứa con khóc bỏ chạy không nhận ra mình.
+ Ngày ra đi, ông vẫn buồn nghĩ về con gái, rồi bỗng vui đến vỡ òa khi được ôm con vào lòng và nghe tiếng gọi “Ba”.
– Nơi chiến trường, dành hết tình cảm làm chiếc lược tặng con, khi ngã xuống vẫn gắng gượng nhắn nhủ cho người bạn chiến đấu chiếc lược để trao lại cho con.
b. Tình cảm bé Thu với ba:
– Lúc cha mới về, giật mình, ngơ ngác sợ hãi không nhận ra cha mình vì vết thẹo trên mặt, xa lánh, ghét bỏ không nhận cha.
– Khi nghe bà giải thích về chiếc thẹo thì xúc động, ân hận.
– Lúc cha ra đi: gọi ba thảm thiết, hai tay ôm chặt cổ ba, hôn ba cùng khắp cả vết thẹo hết sức cảm động…
c. Cảm nhận của em:
– Xúc động trước tình cảm thiêng liêng của ông Sáu và bé Thu. Cũng căm ghét chiến tranh vì gây bao đau thương cho những người vô tội.
3. Kết bài: “Chiếc lược ngà” là một trong những truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện đã để lại một ấn tượng khó quên về tình cảm cha con mãnh liệt đầy xúc động.
* Bài mẫu tham khảo
Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu năng của cha con ông Sáu thời kì chiến tranh. Đây là một truyện ngắn giản dị, nhưng chứa đầy sự bất ngờ như ta thường thấy ở văn của Nguyễn Quang Sáng. Đoạn trích trong sách giáo khoa đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng của tình phụ tử.
Truyện ngắn này được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chông Mĩ. Nội dung truyện là tình cha con của cha con ông Sáu và thông qua đó nói lên sự ngả ngheo, éo le mà chiến tranh đem lại. Tuy đây là một đề tài muôn thưở trong văn chương nhưng chính vì thế giá trị nhân văn của truyện càng trở nên sâu sắc.
Truyện xoay quanh đề tài tình cảm cha con ông Sáu và tác giả Nguyễn Quang Sáng, đã chú trọng đặc biệt đến nhân vật bé Thu – nhân vật có nội tâm đầy sự mâu thuẫn. Thu là một cô bé phải sống xa cha từ nhỏ. Tuy vậy trong tâm tưởng của Thu, hình ảnh người cha phải xa cách từ lâu luôn luôn tồn tại qua những tấm ảnh. Mặc đù yêu cha là thế nhưng khi gặp cha rồi Thu lại có những hành động mâu thuẫn với suy nghĩ của mình. Khi nghe tiếng ông Sáu gọi con, Thu đã không hề mừng rỡ như ông Sáu vẫn tưởng, nó giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng, chớp mắt nhìn như muốn hỏi, thậm chí “mặt nó bỗng tái mét rồi vụt chạy và kêu thét lên”. Đều là những cử chỉ mà không ai ngờ tới ,những cử chỉ thể hiện sự sợ hãi khác thường giữa cha và con. Không chỉ có thế, hành động của Thu còn chứa đầy sự lạnh nhạt và lảng tránh. Kịch tính câu chuyện được đẩy lên cao khi bé Thu nấu cơm. Nó góp phần tạo nên độ căng của mạch kể. Cái nồi cơm quá to, con bé cần có sự giúp đỡ của người lớn nhưng nó đã nhất quyết không chịu gọi ba, không chịu nhờ vả. Đỉnh điểm nữa là khi bé Thu hất cái trứng cá mà anh Sáu đã gắp cho. Đây là một hành động rất tự nhiên và hợp lý của Thu để qua đó, cá tính mạnh mẽ của cô bé dần được biểu lộ. Thương con là thế nhưng ông Sáu vẫn không giữ nổi bình tĩnh, “ông vung tay đánh vào mông nó và hét lên “sao mày cứng đầu quá vậy hả“. Bị ba đánh Thu không khóc như ông Ba tưởng, nó chỉ lặng lẽ đứng dậy và sang nhà bà ngoại. Không ai hay, vì lẽ gì mà Thu lại cứng đầu đến thế. Thì ra nguyên nhân là vết sẹo trên mặt ba nó. Vét sẹo đó không có trong tấm ảnh mà mẹ đã đưa cho nó. Nó không châp nhận bất cứ lời giải thích nào kề cả lời giải thích của mẹ nó. Quả là những suy nghĩ rất trẻ con nhưng chính điều đó đã làm cho câu chuyện trở nên rất thật. Đến khi nghe ngoại kế về vết thẹo của ba, nó “nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng thở dài như người lớn”, tất cả như giúp Thu giải tỏa nỗi lòng mình nhưng bên cạnh đó, nó cũng rất ân hận và hối tiếc vì những ngày qua đã không chịu nhận ba. Cao trào cùa câu chuyện lại được đẩy lên một lần nữa khi vào thời điểm không ai ngờ tới, khi ông Sáu chuẩn bị lên đường, bé Thu bỗng thét lên “Ba…a…a…ba!’’. Tiêng kêu như xé, xót xa, tiếng kêu bật lên sau bao năm kìm nén, chờ đợi khắc khoải. Cùng với những biểu hiện vội vã, hối hả, tác giả đã để Thu bộc lộ hêt những tình cảm, nỗi nhớ thương dành cho ba và trong đó có cả sự hối hận. Đây như một chi tiết “biết nói”. Không có chi tiết này câu chuyện sẽ mất đi hẳn một phần giá trị và sẽ trở nên nhạt nhẽo. Niềm vui sướng khi vừa tìm thấy tình cha con tưởng như không bao giờ còn thấy nữa, niềm sung sướng vượt ra ngoài sức tưởng tượng đã làm ông Sáu vô cùng cảm động. Những giọt nước mắt của ông đã vượt qua mọi khoảng cách khiến người đọc không thể cầm lòng, về sau, khi đã trưởng thành Thu nối gót cha làm giao liên phục vụ cho kháng chiến cũng là vì cha, vì trả thù cho cha.
Qua nhân vật ông Ba, Nguyễn Quang Sáng đã dành cho Thu bao tình cảm quý mến và trân trọng. Ông cảm thông với cái ương bướng, cứng đầu của một cô bé chỉ vì vết sẹo chiến tranh trên mặt người lính từ mặt trận trở về mà một tiếng ba cũng không chịu gọi. Hình ảnh bé Thu “hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả uêt thẹo dài trên má của ba”, cùng với cử chỉ “dang cá hai chân cấu chặt lấy ba nó” mãi mãi là hình ảnh rất cảm động của tình cha con giữa thời máu lửa. Giây phút từ biệt ấy đả trở thành vĩnh biệt. Nỗi buồn từ câu chuyện đã làm ta càng thêm thấm thía sợ ảc nghiệt của chiến tranh.
Trong truyện, tác giả không chỉ chú ý tới tình cảm của nhân vật bé Thu mà tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sáu đã nhắc đến rất nhiều. Ngày ông đi bộ đội, Thu còn rất bé, nhưng tình cha con trong ông luôn tồn tại mãnh liệt. Lần nào vợ ông đến thăm, ông cũng hỏi thăm con. Đây chính là sự yêu thương cúa người cha làm cách mạng xa nhà, không được gặp con. Khi về thăm nhà, những tưởng mong đợi được gặp con, được nghe con gọi ba từng giây từng phút đã được thực hiện nhưng không, bom đạn đã làm thay đổi hình hài ông, vết thẹo dài trên má, vết thương chiến tranh đã làm cho đứa con gái thương yêu bé bỏng không nhận ra người cha nữa. Khi không được đón nhận tình cảm, ông Sáu trở nên suy sụp, đau đớn và đáng thương. Trước sự ứng xử lạnh nhạt cua bé Thu, ông vẫn luôn dành mọi hành động thương yêu cho con, trong ánh mắt của ông luôn tràn đầy tình phụ tử không bờ bến. Ông đã tìm mọi cách để sát lại gần con hơn, ông gắp trứng cá cho con nhưng khi cao trào của câu chuyện là Thu hất cái trứng cá đi thì ông đã không kiềm chế nổi, ông đã đánh con. Đánh con để giải tỏa những bức xúc tinh thần, điều đó càng chứng tỏ ông rất yêu con. Với ông, cái khao khát được gặp lại vợ con cũng không được trọn vẹn. Đó là bi kịch cùa thời chiến tranh. Lúc chia tay vợ con lên đường, ông mới chỉ nhận được một khoảnh khắc hạnh phúc khi bé Thu nhận ra ba mình và gọi một tiếng ba. Ông ôm con, rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con. Ông đã ra đi với nỗi thương nhớ vợ con không thể nào kế xiết, với lời hứa mang về cho con chiếc lược và nỗi ân hận ray rứt “vì sao mình lại đánh con’’ cứ giày vò ông mãi. Lời dặn dò của đứa con gái bé bỏng: “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba” ông luôn cất kín trong lòng. Tất cả tình thương yêu của ông đã được dồn cả vào cây lược ngà tự làm cho con. Có khúc ngà, ông Sáu “hớn hở như bắt được quà”. Chính qua chi tiết giàu sức gợi cảm này mà ta thấy được phút giây sưng sướng đả khiến người cha như một đứa trẻ. Ông làm cho con chiẽc lược ngà rất tỉ mỉ và thận trọng. Ồng ngồi cưa từng chiếc răng, khổ công như một người thợ bạc. Làm xong lược, ông lại cẩn thận khắc dòng chữ “yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Tât cá những chi tiết trên đều làm ta vô cùng cảm động, nhưng cảm động nhất có lẽ phái là chi tiết ông lấy chiếc lược ngà “mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”. Mỗi lần ông chải tóc, ta lại liên tưởng đến một lần ông gửi gắm yêu thương vào chiếc lược nhỏ xinh. Nhưng không may là ông Sáu đã hi sinh, nhưng tình phụ tử thì bất diệt. Lúcc hấp hối, ông “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho ông Ba, nhìn hồi lâu rồi tắt thỏ. Tuy không một lời nói nhưng cái nhìn của ông Sáu quả thật đã chứa bao nỗi niềm ở bên trong, những nỗi niềm chưa được nói.
Hình ảnh ông Sáu, hình ảnh người cha yêu thương con hết mực sẽ mãi còn. Chiếc lược ngà với dòng chữ sẽ mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, bi kịch của thời chiến tranh. Nó buộc người đọc chúng ta phải suy nghĩ về những đau thương, mất mát mà chiến tranh đã đem đến cho con người đang sống trên mảnh đất này. Qua đó tác giả cũng muốn nêu lên thái độ không đồng tình với chiến tranh của chính mình.
Truyện ngắn Chiếc lược ngà đã rất thành công trong việc kết hợp kể với miêu tả nội tâm nhân vật, xây dựng nội tâm mâu thuẫn nhưng rất nhất quán về tính cách. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất dưới góc nhìn của ông Ba. Điều đó làm cho sự việc trở nên khách quan, tin cậy và xác thực, tạo điều kiện cho người đọc bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ, thâu hiểu và xúc động trước tâm trạng của từng nhân vật. Hơn nữa truyện lại có sự sắp xếp rất chặt chẽ với nhiểu tình huống bất ngờ làm cho người đọc cảm thấy hứng thú và cuốn hút.
Truyện đã làm sống lại quãng thời gian đánh giặc giữ nước và thông qua đó tác giả muốn người đọc phải nghĩ và thấm thía nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh mang đến. Tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua bom đạn của chiến tranh để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Luyện tập cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
– Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể
– Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
– Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ rằng, đúng đắn, có luận cứ vả lập luận thuyết phục.
– Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyệt” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!