Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống” chuẩn nhất 10/2024.
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống- Mẫu 1
Phần I
Video hướng dẫn giải
ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Trả lời câu hỏi (trang 23 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
a. Điểm giống nhau ở bốn đề bài:
– Yêu cầu nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội.
– Yêu cầu người viết phát biểu ý kiến và nêu suy nghĩ của mình.
b. Một số đề bài tương tự:
– Suy nghĩ về hiện tượng môi trường bị ô nhiễm.
– Nghị luận về hiện tượng nói tục chửi thề.
– Viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về nạn bạo hành trong xã hội.
Phần II
Video hướng dẫn giải
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Trả lời câu hỏi (trang 23 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
a.
– Đề thuộc loại nghị luận về hiện tượng đời sống.
– Hiện tượng: học tập theo tấm gương Phạm Văn Nghĩa.
– Yêu cầu: nêu suy nghĩ về hiện tượng.
b.
Hành động của Phạm Văn Nghĩa khiến Thành đoàn phát động phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa”:
– Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.
– Nghĩa biết kết hợp giữa học với hành.
– Nghĩa là người biết sáng tạo (làm cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt).
– Học tập Nghĩa là học cách thương mẹ, học lao động, học vận dụng những kiến thức vào cuộc sống.
2. Lập dàn bài
– Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa. Nêu tóm tắt ý nghĩa tấm gương của Nghĩa
– Thân bài:
+ Phân tích ý nghĩa việc làm của Nghĩa
+ Đánh giá việc làm của Nghĩa
+ Nêu ý nghĩa việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa
– Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân.
Luyện tập
Video hướng dẫn giải
Lập dàn ý đề 4
a. Mở bài
– Giới thiệu chung về các trạng nguyên ở nước ta.
– Nêu sơ lược vài nét về Trạng nguyên Nguyễn Hiền.
b. Thân bài:
– Phân tích hoàn cảnh đặc biệt của Nguyễn Hiền: nhà nghèo phải xin làm chú tiểu quét chùa.
– Đánh giá tinh thần chủ động và ham học của Nguyễn Hiền: nép bên cửa lắng nghe, hỏi thêm thầy, lấy lá để viết chữ, xin thầy đi thi để xem sức học của mình.
– Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng Nguyễn Hiền có ý thức tự trọng rất cao, yêu cầu nhà vua có võng lọng với đầy đủ nghi thức mới chịu về kinh.
c. Kết bài:
– Nguyễn Hiền là Trang nguyên nhỏ tuổi nổi tiếng của đất nước, là tấm gương sáng của thần đồng đất Việt.
– Chúng ta học tập ở Trạng nguyên Nguyễn Hiền tinh thần ham học, tinh thần vượt lên hoàn cảnh khó khăn.
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống- Mẫu 2
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
a. Các đề bài đã đưa ra có điểm giống nhau là:
– Những sự việc, hiện tượng tốt thì ca ngợi, biểu dương; những sự việc, hiện tượng không tốt thì phê phán, nhắc nhở.
– Các đề thường có mệnh lệnh làm bài: Nêu nhận xét, nêu ý kiến, trình bày suy nghĩ
b. Đề bài tương tự:
– Hiện nay trên đường phố có nhiều thanh niên điều khiển xe máy thường lạng lách đánh võng, gây ra nhiều tai nạn thương tiếc. Bạn có nhận xét gì và suy nghĩ gì về hiện tượng trên
– Nghiện hút thuốc ma túy không chỉ làm khánh kiệt tài sản, thoái hóa nòi giống mà còn là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội. Bạn có nhận xét và suy nghĩ gì trước hiểm họa ma túy đối với cộng đồng.
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống
Câu 1 (trang 23 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Tìm hiểu đề và tìm ý
a,
– Đề thuộc loại nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
– Đề nêu hiện tượng người tốt việc tốt. Cụ thể là tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa ham học, chăm làm, biết vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống có hiệu quả.
– Đề yêu cầu “nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy”
b,
– Những việc làm của Nghĩa cho bạn ấy là một người có ý thức sống tốt và cao đẹp.
– Thành đoàn TPHCM phát động phong trào học tập bạn Nghĩa vì:
+ Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.
+ Nghĩa biết kết hợp giữa học với hành.
+ Nghĩa là người biết sáng tạo (làm cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt).
+ Học tập Nghĩa là học cách thương mẹ, học lao động, học vận dụng những kiến thức vào cuộc sống.
– Nghĩa làm những việc đó hết sức giản dị, không khó. Nếu mọi người đều làm được như bạn Nghĩa thì đời sống sẽ tốt đẹp, tràn ngập tình yêu thương, không có tội phạm, thói hư tật xấu trong xã hội
Câu 2 (trang 23 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Lập dàn bài
– Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa. Nêu tóm tắt ý nghĩa tấm gương của Nghĩa
– Thân bài:
+ Phân tích ý nghĩa việc làm của Nghĩa
+ Đánh giá việc làm của Nghĩa
+ Nêu ý nghĩa việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa
– Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân
III, Luyện tập
Mở bài: Giới thiệu về nhân vật Nguyễn Hiền (thời đại, gia cảnh…)
Thân bài:
– Con người và thái độ học tập: Nhà nghèo, không được đến trường mà vẫn học giỏi, ông rất quý trọng việc học.
– Có ý thức tự trọng về bản thân trước kẻ quyền thế, tối cao.
Kết bài: Nguyễn Hiền là một tấm gương “khổ luyện thành tài” và có lòng tự trọng.
Dàn ý suy nghĩ của em về hiện tượng của Phạm Văn Nghĩa
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng của Phạm Văn Nghĩa.
Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.
2. Thân bài
a. Khái quát chung về nhân vật Phạm Văn Nghĩa
Nghĩa là một người con biết thương mẹ, có tấm lòng hiếu thảo vì bạn thường xuyên ra đồng giúp mẹ trồng trọt.
Không chỉ dừng lại ở sự hiếu thảo, Nghĩa còn là một cậu bé ham học và biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn: bạn đã lai tạo thành công giống bắp mới và cho năng suất vượt trội.
Nghĩa còn là người có óc sáng tạo khi bạn biết làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt.
b. Nguyên nhân của thành quả
Thành quả mà Nghĩa đạt được đều xuất phát từ ý thức sống có ích, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn của bạn.
Ý thức học tập, tinh thần ham học hỏi, óc sáng tạo khi áp dụng lí thuyết vào thực tiễn.
c. Ý nghĩa từ nhân vật Phạm Văn Nghĩa
Nghĩa không chỉ giúp cho cuộc sống của gia đình mình trở nên tốt đẹp hơn mà còn là tấm gương sáng để các bạn học sinh học tập và noi theo.
Thành quả mà Nghĩa tạo ra có thể áp dụng vào thực tiễn và cho ra năng suất hiệu quả cho mọi người.
Nghĩa đã góp phần làm cho cuộc sống và xã hội tốt hơn.
d. Phản đề
Trong cuộc sống vẫn còn nhiều bạn học sinh ỷ lại, không có ý thức vươn lên trong cuộc sống, chưa chủ động trong học tập và định hướng tương lai cho bản thân mình,… những người này cần phải thay đổi tư tưởng và sống tốt hơn.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: hiện tượng Phạm Văn Nghĩa đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân mình.
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống- Mẫu 3
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:
Đề 1. Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình.
Đề 2. Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh đã để lại di hoạ nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. Cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau cho họ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó.
Đề 3. Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
Đề 4. Đọc câu chuyện sau đây và nêu những nhận xét, suy nghĩ của em về con người và thái độ học tập của nhân vật.
Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ. Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là một bài.
Một hôm Nguyễn Hiền xin thầy cho đi thi. Thầy ngạc nhiên bảo:
– Con đã học tập được bao nhiêu mà dám thi thố với thiên hạ?
– Con xin thi thử xem sức học của mình đến đâu.
Năm ấy, Nguyễn Hiền đã đỗ trạng nguyên. Vua Trần cho Nguyễn Hiền còn nhỏ quá, mới 12 tuổi, nên không bổ dụng.
Một thời gian sau, vua có việc tiếp sứ giả nước ngoài, cho gọi Nguyễn Hiền về triều. Nguyễn Hiền bảo:
– Đón trạng nguyên mà không có võng lọng sao? Ông về tâu với vua xin cho đầy đủ nghi thức.
Vua đành cho các quan mang võng lọng rước quan Trạng tí hon về kinh..
(Theo Cửu Thọ, Một trăm gương tốt thiếu nhi Việt Nam, NXB Trẻ, TPHCM, 1999)
a. Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra những điểm giống nhau đó?
b. Mỗi em tự nghĩ ra một đề bài tương tự.
Gợi ý:
a. Các đề bài đã cho có điểm giống nhau:
– Các đề đều nhắc đến một sự việc hoặc hiện tượng trong đời sống (gương học sinh nghèo vượt khó, giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, mê chơi điện tử, đọc truyện tranh, xao nhãng học tập…)
– Yêu cầu của đề là phân tích sự việc hiện tượng và nêu suy nghĩ của mình.
b. Một số đề tương tự:
Đề 1. Suy nghĩ về vấn đề bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của con người.
Đề 2. Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ về vai trò của gia đình trong cuộc sống hiện nay.
II. Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Cho đề bài:
Báo đưa tin: “Bạn Phạm Văn Nghĩa là học sinh lớp 7 trường Trung học cơ sở Bắc Sơn, quận Gò Vấp, nhà ở Hóc Môn. Nghĩa thường đồng giúp mẹ trồng trọt.
Một hôm, mẹ thấy Nghĩa cầm tờ giấy hứng cái gì đó, mẹ hỏi: “Con làm gì đấy?”. Nghĩa trả lời: “Con thụ phấn cho bắp”. Vụ ấy ruộng bắp nhà Nghĩa năng suất cao hơn mọi năm.
Ở nhà Nghĩa còn nuôi gà, nuôi heo. Em còn làm một cái tời để mẹ kéo nước cho đỡ mệt.
Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa”. Phong trào ấy được các bạn học sinh nhiệt liệt hưởng ứng”.
Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.
a. Tìm hiểu đề và tìm ý
b. Đọc kĩ đề và trả lời câu hỏi: Đề thuộc loại gì? Đề nêu hiện tượng, sự việc gì? Đề nêu hiện tượng, sự việc gì? Đề yêu cầu làm gì?
c. Tìm ý ở đây là phân tích để tìm ý nghĩa của sự việc. Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ bạn ấy là người như thế nào? Vì sao đoàn Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa? Những việc làm của Nghĩa có khó không? Nếu mọi học sinh đều làm được như nghĩa thì đời sống sẽ như thế nào?
Gợi ý:
a.
– Đề thuộc loại nghị luận về hiện tượng đời sống.
– Hiện tượng: Phong trào: “Học tập Phạm Văn Nghĩa”.
– Yêu cầu: suy nghĩ về hiện tượng.
b. Thành đoàn phát động phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa” vì:
- Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.
- Nghĩa biết kết hợp giữa học với hành.
- Nghĩa là người biết sáng tạo (làm cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt).
=> Học tập Nghĩa là học cách thương mẹ, học lao động, học vận dụng những kiến thức vào cuộc sống.
2. Lập dàn bài
a. Mở bài
Giới thiệu về tấm gương Phạm Văn Nghĩa, dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài:
- Phân tích ý nghĩa những việc làm của Phạm Văn Nghĩa.
- Suy nghĩ về việc làm của Phạm Văn Nghĩa.
- Ý nghĩa của việc phát động học tập theo gương Phạm Văn Nghĩa.
c. Kết bài
Suy nghĩ, rút ra bài học cho bản thân.
3. Viết bài
– Tập viết từng phần.
– Phân tích rõ các việc làm của Nghĩa.
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
– Sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.
– Chú ý liên kết, mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn.
Tổng kết:
– Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết.
– Dàn bài chung:
- Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận.
- Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, nêu đánh giá, nhận định.
- Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
– Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.
III. Luyện tập
Lập dàn bài cho đề 4, mục I.
Gợi ý:
a. Mở bài
Giới thiệu khái quát về nhân vật Nguyễn Hiền (thời đại, gia cảnh…)
b. Thân bài
– Phân tích về con người của Nguyễn Hiền:
- Con người và thái độ học tập: Nhà nghèo, không được đến trường mà vẫn học giỏi, ông rất quý trọng việc học.
- Có ý thức tự trọng về bản thân trước kẻ quyền thế, tối cao.
– Đánh giá về Nguyễn Hiền, liên hệ đến cuộc sống hiện nay (một bộ phận giới trẻ có lối sống đua đòi, hưởng thụ…)
c. Kết bài
Khẳng định lại Nguyễn Hiền là một tấm gương đáng để học tập, noi theo.
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống- Mẫu 4
Đề bài: Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh đã để lại di hoạ nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. Cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau cho họ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó.
Dàn ý
1. Mở bài:
Dẫn dắt, nêu vấn đề cần bàn luận: Chiến tranh luôn gắn liền với muôn vàn đau thương, mất mát. Với một dân tộc phải gánh chịu rất nhiều mất mát như dân tộc ta, chiến tranh dù đi qua song đau đớn, xót xa thì vẫn tồn tại mãi mãi. Bao nhiêu năm qua, vậy nhưng ta không thể quên đi Đế quốc Mỹ cùng chất độc màu da cam mà họ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh. Hậu quả để lại vô cùng nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. Cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau cho họ. Những tấm lòng và hành động ấy thật đẹp, thật đáng trân, đáng quý!
2. Thân bài:
_ Hậu quả của chất độc màu da cam:
+ Gia đình sinh sống trên mảnh đất ấy bị tàn phá về sức khỏe, lây bệnh và gây di truyền cho thế hệ mai sau. Con cái họ bị dị tật, bị mất khả năng lao động và cả đời họ gắn liền với trợ cấp, họ không được là chính mình.
+ Trong chiến tranh, chất độc ấy gây nên cái chết trực tiếp đầy đau đớn.
+ Khiến con người hoang mang, lo sợ và luôn ở trong tâm lí dè chừng trước những nạn nhân khu vực có chịu tác động của chất độc màu da cam.
_ Nguyên nhận của những hành động gây quỹ:
+ XUất phát từ thực tế khách quan: đa phần người mắc chất độc màu da cam đều không có đủ súc khỏe để lao động và thậm chí họ không dễ dàng gì tái hòa nhập cộng đồng trong một hình thù dị dạng.
+ Sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia và quan tâm giữa người với người nhằm hướng đến cuộc sống công bằng, tốt đẹp, thấu hiểu cho những hoàn cảnh số phận đáng thương.
_ Ý nghĩa của hành động sẻ chia:
+ Tạo nên sự gắn kết cộng đồng.
+ Thể hiện được tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta
+ Tạo nên tia hi vọng cho những nạn nhân mắc chất độc màu da cam có hi vọng sống, nghị lực sống và giàu ý chí, quyết tâm.
+ Giúp đỡ những nạn nhân chất độc màu da cam chính là sự ghi công của ta với thế hệ cha ông chiến đấu và dựng xây không ngừng vì vận mệnh dân tộc cũng như cuộc đời đẹp tươi.
3. Kết bài:
Cảm nghĩ của bản thân;
Hành động giúp đỡ nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam là vô cùng cần thiết. Chúng ta sống và phải luôn gắn sự sống ấy với tinh thần sẻ chia, yêu thương để làm đẹp cuộc đơi này. Hành động nhỏ bé của ta cũng góp phần chung tay chống lại, khắc phục hậu quả chiến tranh.
Bài làm
Chiến tranh luôn là cơn ác mộng là nỗi sợ hãi của tất cả những người dân vô tội trên thế giới. Ở bất cứ nơi nào chiến tranh đi qua, con người đều đang phải gánh chịu những hậu quả vô cùng to lớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Tại Việt Nam, một quốc gia đã trải qua hàng ngàn năm đấu tranh để giành độc lập, cũng đang phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh mang tên “chất độc màu da cam”. Trước tình hình ấy, cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ.
Năm đó, khi cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ ở Việt Nam đang trong giai đoạn khốc liệt nhất. Những thất bại liên tục trên chiến trường khiến cho Mỹ trở nên điên cuồng, tìm mọi cách để đưa Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá. Vì thế mà chúng đã cho dải chất độc màu da cam ở nhiều nơi trên đất nước ta. Chất độc màu da cam là thuộc diệt cỏ cực mạnh. Thành phần chính là chất độc đi-ô-xin. Hàng triệu cánh rừng Việt Nam đã trụi lá, thân cây cháy đen. Ruộng viện khô héo, nguồn nước bị đầu độc. Dưới cơn mưa chất độc màu vàng không một loài sinh vật nào còn sống sót. Hàng ngàn đứa trẻ sinnh ra bị tật nguyền dị dạng, vừa chào đời đã phải lìa đời hoặc nếu sống được thì sức khoẻ, trí tuệ thậm chí cả hình hài đều không bình thường… Những sinh linh quái dị tội nghiệp ấy trở thành nỗi ám ảnh, đau đớn đến tê tái của người thân, gia đình và toàn xã hội.
Với mong muốn xoa dịu đi nỗi đau màu da cam, các phong trào thiên nguyện chung tay góp sức xoa dịu nỗi đau chất độc màu da cam đã được phát động và triển khai trên khắp đất nước. Ngày đầu tiên, Mỹ rải chất độc chết người này xuống Việt Nam: 10-8-1961 đã trở thành ngày “Vì nạn nhân chất độc màu da cam”.Tất cả mọi người dân trên đất nước Việt Nam đều đồng lòng hướng về những người phải chịu nỗi đau của chiến tranh, cùng nhau giúp đỡ và đấu tranh cho quyền lợi của các nạn nhân. Các cơ quan, đoàn thể trường học đều nhiệt tình hưởng ứng phong trào, góp phần làm vơi đi nỗi đau, nỗi bất hành của những nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam. Nhiều em bé tật nguyền, côi cút đã được chăm sóc, nhiều tổ chức chính quyền, doanh nghiệp, cá nhân đã xây dựng nhà tình nghĩa, tặng xe lăn, tiền, quà, thăm hỏi và giúp đỡ các nạn nhân. Nhiều nhóm tình nguyện viên được thành lập để làm việc tại các trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc màu da cam…
Từ năm 2004 đến này, hàng triệu chữ ký , hàng triệu tấm lòng, hàng triệu cơ quan đoàn thể … đã cùng nhau gây dựng nên nhiều phong trào ý nghĩa với mục đích làm vơi đi những khó khăn, bất hạnh của họ. Những căn nhà tình thương đã được xây nên, Những căn nhà tình thương đã được dựng nên để các em có chỗ che nắng che mưa. Những đồng vốn đã giúp các gia đình xóa đói giảm nghèo. Không chỉ dừng lại ở việc giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam. Mà Việt Nam còn tiếp tục đi tìm công lý. Ủy ban các vấn đề của nạn nhân chất độc màu da cam đã quyết định khởi kiện 37 công ty hóa chất sản xuất chất độc màu da cam cung cấp cho quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Sự kiện này đã làm rung động dư luận quốc tế và thức tỉnh lương tri của con người trên toàn thế giới để đòi lại công bằng cho hàng vạn nạn nhân. Dẫu vẫn chưa có được kết quả cuối cùng nhưng những hành động này chứng tỏ chúng ta vẫn luôn hướng tới những nạn nhân chất độc màu da cam, chúng ta sẽ mãi không bao giờ bỏ rơi họ lại ở phía sau . Và chúng ta tin chân lý và lẽ phải sẽ giành được chiến thắng.
Nỗi đau của những nạn nhân da cam là một nỗi ám ảnh dai dẳng, việc giúp họ cần phải làm thường xuyên và liên tục. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần nhận thức sâu sắc về vấn đề này, tích cực học tập, phấn đâu xây dựng xã hội tốt đẹp ở đó mọi người đều được đảm bảo quyền sống và quyền hạnh phúc.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 10/2024!