Updated at: 02-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp” chuẩn nhất 07/2024.

Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp- Mẫu 1

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Có hai cách dẫn lời hoặc ý của một người, một nhân vật nào đó: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.

– Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên vẹn (không sửa đổi) lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, sử dụng dấu hai chấm (:) để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm theo dấu ngoặc kép (“…”).

– Dẫn gián tiếp là nhắc lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, không dùng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.

Trong cả hai cách dẫn trên đều có thể dùng thêm rằng hoặc là để ngăn cách phần được dẫn với phần lời của người dẫn.

Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp siêu ngắn nhất trang 53 SGK ngữ văn 9 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Video hướng dẫn giải

Phần I

Video hướng dẫn giải

CÁCH DẪN TRỰC TIẾP

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 53 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Phần câu in đậm ở ví dụ (a) là lời nói của nhân vật, được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 53 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Phần câu in đậm ở ví dụ (b) là ý nghĩ của nhân vật, được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Câu 3:

Trả lời câu 3 (trang 53 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận.

– Trong trường hợp ấy, hai bộ phận ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.

Phần II

Video hướng dẫn giải

CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 54 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Trong ví dụ (a), phần câu in đậm là lời nói của nhân vật.

– Không được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 54 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Phần câu in đậm ở đoạn (b) là ý nghĩ của nhân vật.

– Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ “rằng”.

– Có thể thay thế từ đó bằng từ “là”.

Phần III

LUYỆN TẬP

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 54 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Cách dẫn trong các câu ở (a) và (b) đều là dẫn trực tiếp.

– Trong câu (a), phần lời dẫn dắt bắt đầu từ “A! Lão già…” => ý nghĩ mà nhân vật gán cho con chó.

– Trong câu (b), lời dẫn bắt đầu từ “Cái vườn là…” => ý nghĩ của nhân vật (“lão tự bảo rằng…”)

Câu 2 => 3

Video hướng dẫn giải

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 54 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

a. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

– Cách dẫn trực tiếp:

Trong báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chúng ta phải ghi nhớ… của một dân tộc anh hùng”. Câu nói trên của Bác hoàn toàn đúng đắn. Bác nêu trách nhiệm cho thế trẻ của chúng ta hôm nay, phải có thái độ, tình cảm đúng đối với các vị anh hùng dân tộc. Vì các vị anh hùng đã hi sinh thân mình , đã nhuộn đỏ lá cờ Tổ quốc bằng chính dòng máu của mình để: “Đơm hoa độc lập, kết trái tự do”. Họ là những vị anh hùng vô danh nhưng tấm lòng vàng của họ mãi mãi sáng ngời trong lòng đất Việt và con người Việt Nam. Chúng ta là thế hệ sau, phải thể hiện đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn”, phải có suy nghĩ, hành động, nhận thức của bản thân đúng đắn.

– Dẫn gián tiếp (đoạn văn tương tự cách dẫn trực tiếp)

Các vị anh hùng dân tộc đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng kẻ thù xâm lược viết lên những trang sử vẻ vang, chói lọi. Bởi vậy, trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở mọi người là chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

b. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

  • Dẫn trực tiếp: Trong tác phẩm “Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Giản dị trong đời sống trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được”.
  • Dẫn gián tiếp: Trong tác phẩm Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”đồng chí Phạm Văn Đồng cho rằng giản dị trong đời sống trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

c. Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.

  • Dẫn gián tiếp: Để khẳng định những giá trị vô cùng quý báu của Tiếng Việt, giáo sư Đặng Thai Mai cũng đã nói rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
  • Dẫn trực tiếp: Để khẳng định những giá trị vô cùng quý báu của Tiếng Việt, giáo sư Đặng Thai Mai đã nói: “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”. Chúng ta tự hào về Tiếng Việt thì phải biết giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của nó, phải biết phát huy nó theo một tầm cao mới của thời đại.

Câu 3:

Trả lời câu 3 (trang 55 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Hôm sau Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trương rằng nếu chàng còn nhớ đến chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, nàng sẽ trở về.

Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp- Mẫu 2

GHI NHỚ

Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên trong) của một người, một nhân vật:

– Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật;lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

I. Cách dẫn trực tiếp

Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi:

1. Trong đoạn trích a, bộ phận được in đậm là lời nói của nhân vật. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và nằm trong dấu ngoặc kép.

2. Trong đoạn trích b, bộ phận in đậm là ý nghĩ của nhân vật. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và nằm trong dấu ngoặc kép.

3. 

– Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước.

– Hai bộ phận ấy sẽ được ngăn cách bằng dấu gạch ngang (-).

II. Cách dẫn gián tiếp

Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi:

1. Trong đoạn trích a, bộ phận in đậm là lời nói của nhân vật. Nó không được ngăn cách với bộ phận trước bằng dấu gì.

2. Trong đoạn trích b, bộ phận in đậm là ý nghĩ của nhân vật. Nó không được ngăn cách với bộ phận trước bằng dấu gì.

=> Tổng kết: Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên trong) của một người, một nhân vật:

– Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép.

– Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

III. Luyện tập

Câu 1. Tìm lời dẫn trong các đoạn trích sau (trích từ truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao). Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được trích dẫn, là lời trực tiếp hay lời gián tiếp.

a.

– Lời dẫn: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”

– Đây là ý nghĩ được trích dẫn.

– Lời trực tiếp, trích dẫn nguyên văn.

b.

– Lời dẫn: “Cái vườn là của con ta… Hồi ấy, mọi thứ còn rẻ cả”

– Đây là ý nghĩ được trích dẫn.

– Lời trực tiếp, trích dẫn nguyên văn.

Câu 2. Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.

Gợi ý: 

a.

– Lời dẫn trực tiếp:

Trong báo cáo Chính trị tại Đại học đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”. Quả vậy, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, đất nước ta, dân tộc ta đã phải đối mặt với biết bao kẻ thù ngoại xâm. Nếu không có những vị anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống lại kẻ thù, thì đất nước ta hôm nay đã không được hưởng nền hòa bình. Sống không phải là ngủ quên trong quá khứ, nhưng sống cũng không được phủ nhận quá khứ.

– Lời dẫn gián tiếp:

Trong báo cáo Chính trị tại Đại học đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn dò chúng ta cần ghi nhớ công lao của các vị anh hùng, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Quả vậy, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, đất nước ta, dân tộc ta đã phải đối mặt với biết bao kẻ thù ngoại xâm. Nếu không có những vị anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống lại kẻ thù, thì đất nước ta hôm nay đã không được hưởng nền hòa bình. Sống không phải là ngủ quên trong quá khứ, nhưng sống cũng không được phủ nhận quá khứ.

b.

– Lời dẫn trực tiếp:

Phạm Văn Đồng trong Đức tính giản dị của Bác Hồ có nhận xét: “ Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được”. Dù là lời nói hay bài viết Bác đều quan tâm trả lời câu hỏi: Cho ai? Để làm gì? Nội dung gì? Như thế nào? Chính vì vậy, khi đọc các tác phẩm của Bác, Người đọc sẽ dễ dàng có hiểu được ý nghĩa mà Bác muốn diễn đạt.

– Lời dẫn gián tiếp:

Hồ Chủ Tịch không chỉ giản dị trong đời sống hay trong quan hệ với mọi người. Mà người còn giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Dù là lời nói hay bài viết Bác đều quan tâm trả lời câu hỏi: Cho ai? Để làm gì? Nội dung gì? Như thế nào? Chính vì vậy, khi đọc các tác phẩm của Bác, Người đọc sẽ dễ dàng có hiểu được ý nghĩa mà Bác muốn diễn đạt.

c.

– Lời dẫn trực tiếp:

Trong “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của dân tộc”, Đặng Thai Mai đã nhận xét: “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”. Tiếng Việt không chỉ là một thứ tiếng đẹp mà còn là một thứ tiếng hay. Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu và uyển chuyển trong cách đặt câu. Không chỉ vậy, từ ngữ và ngữ pháp tiếng Việt cũng đã dần hoàn thiện và phát triển hơn. Và sức sống của tiếng Việt dường như tồn tại bất diệt với thời gian.

– Lời dẫn gián tiếp:

Đặng Thai Mai đã khẳng định rằng người Việt Nam có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào về tiếng nói của mình. Tiếng Việt không chỉ là một thứ tiếng đẹp mà còn là một thứ tiếng hay. Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu và uyển chuyển trong cách đặt câu. Không chỉ vậy, từ ngữ và ngữ pháp tiếng Việt cũng đã dần hoàn thiện và phát triển hơn. Và sức sống của tiếng Việt dường như tồn tại bất diệt với thời gian.

Câu 3. Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau đây theo cách gián tiếp.

“… Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và nhờ nói hộ với Trương Sinh nếu còn chút tình xưa nghĩa cũ thì hãy lập một đàn giải oan ở bên sông, đốt cây đèn thần xuống nước sẽ thấy nàng trở về.”

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 07/2024!