Updated at: 04-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Các thành phần biệt lập” chuẩn nhất 09/2024.

Soạn bài Các thành phần biệt lập- Mẫu 1

Phần I

Video hướng dẫn giải

THÀNH PHẦN TÌNH THÁI

Trả lời câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Đọc các câu sau đây (trích từ truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và trả lời câu hỏi (trang 18 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

b) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

1. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?

2. Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?

Trả lời:

1. Chắccó lẽ là nhận định của người nói đối với sự việc được nói trong câu, thể hiện độ tin cậy cao ở chắc và thấp hơn ở có lẽ.

2. Nếu không có những từ ngữ in đậm thì sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi

Trả lời câu 2 (trang 18 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Đọc các câu sau đây, chú ý các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi (trang 18 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a) , sao mà độ ấy vui thế.

(Kim Lân, Làng)

b) – Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

1. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?

2. Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc kêu trời ơi?

3. Các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì?

Trả lời:

1. Các từ ngữ trời ơi ở đây không chỉ sự vật hay sự việc gì cả.

2. Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu trời ơi là nhờ phần câu tiếp theo sau những tiếng này. Chính những phần câu tiếp theo sau các tiếng đó giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán.

3. Các từ ngữ in đậm trời ơi không dùng để gọi ai cả, chúng chỉ giúp người nói giãi bày nỗi lòng mình.

Phần II

Video hướng dẫn giải

THÀNH PHẦN CẢM THÁN

Trả lời câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Đọc các câu sau đây, chú ý các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi (trang 18 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a) , sao mà độ ấy vui thế.

(Kim Lân, Làng)

b) – Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

1. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?

2. Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc kêu trời ơi?

3. Các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì?

Trả lời:

1. Các từ ngữ trời ơi ở đây không chỉ sự vật hay sự việc gì cả.

2. Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu trời ơi là nhờ phần câu tiếp theo sau những tiếng này. Chính những phần câu tiếp theo sau các tiếng đó giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán.

3. Các từ ngữ in đậm trời ơi không dùng để gọi ai cả, chúng chỉ giúp người nói giãi bày nỗi lòng mình

Trả lời câu 2 (trang 18 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Nhờ các từ ngữ: “sao mà độ ấy vui thế”, “chỉ còn có năm phút” , mà ta biết lí do của lời cảm thán trên.

Trả lời câu 3 (trang 18 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Các từ in đậm trong các câu này dùng để bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người nói.

Luyện tập

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 19 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây:

a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

                                           (Kim Lân, Làng)

b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

                                                                             (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

                                                                              (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

                                               (Kim Lân, Làng)

Trả lời:

a) Có lẽ          (thành phần tình thái)

b) Chao ôi          (thành phần cảm thán)

c) Hình như        (thành phần tình thái)

d) Ngờ ngợ, chả nhẽ  (thành phần tình thái)

Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Hãy sắp xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn):

chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.

(Chú ý: những từ ngữ thể hiện cùng một mức độ tin cậy thì xếp ngang hàng nhau.)

Trả lời:

Theo thứ tự tăng dần độ tin cậy ta có: dường như (văn viết)/hình như/có vẻ như – có lẽ – chắc là – chắc hẳn – chắc chắn.

Trả lời câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Theo thứ tự tăng dần độ tin cậy: dường như – hình nư – có vẻ như – có lẽ – chắc là – chắc hẳn – chắc chắn.

Trả lời câu 3 (trang 19 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Trong ba từ: chắc/ hình như/ chắc chắn, thì chắc chắn có độ tin cậy cao nhất, hình như có độ tin cậy thấp nhất.

Trả lời câu 4 (trang 19 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Mỗi lần đọc lại Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, trong trái tim tôi dường như đang bị thứ gì đó bóp nghẹn lại. Tình cảm gia đình vốn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời thế nhưng những trang truyện viết về tình cảm cha con thời chiến ấy lại quá nhiều mất mát, đau thương. Tiếng kêu “Ba” xé lòng của bé Thu cuối trang truyện cứ vẩn vơ mãi trong tâm trí của tôi – tiếng kêu đầu tiên phát ra từ đứa trẻ thiếu thốn tình cha và cũng là tiếng gọi cuối cùng của cuộc đời cô bé. Xót xa biết nhường nào! Ôi, đất nước tôi! Một đất nước bé nhỏ nhưng cứ mãi oằn mình dưới gót giày ngoại xâm. Kết thúc trang truyện tôi chỉ mong sao đất nước nhỏ bé của chúng tôi mãi được hòa bình, để chúng tôi có thể sống mãi trong nụ cười hiền của cha và cái ôm ấm áp của mẹ.

Soạn bài Các thành phần biệt lập- Mẫu 2

I. Thành phần tình thái

Đọc các câu sau đây (trích từ truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và trả lời câu hỏi (trang 18 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

b. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

c. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?

d. Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?

Gợi ý:

1. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu:

  • chắc: thể hiện độ tin cậy cao.
  • Có lẽ: thể hiện độ tin cậy, nhưng thấp hơn so với từ “chắc”.

2. Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu không thay đổi. Vì các từ in đậm trên không biểu thị nội dung của câu.

II. Thành phần cảm thán

Đọc các câu sau đây, chú ý các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi:

a. Ồ, sao mà độ ấy vui thế.

(Kim Lân, Làng)

b. – Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

1. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?

2. Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc kêu trời ơi?

3. Các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì?

Gợi ý:

1. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên không chỉ sự vật hay sự việc gì.

2. Các từ ngữ giúp hiểu được người nói kêu ồ (vui), trời ơi (chỉ còn có năm phút).

3. Các từ ngữ in đậm ồ , trời ơi bộc lộ cảm xúc.

Tổng kết:

  • Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
  • Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận…)
  • Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.

III. Luyện tập

Câu 1. Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu trong SGK:

  • Các thành phần tình thái: có lẽ (câu a), hình như (câu c), chả nhẽ (câu d).
  • Các thành phần cảm thán: chao ôi (câu b).

Câu 2. Hãy sắp xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn): chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.

Gợi ý: dường như/hình như/có vẻ như – có lẽ – chắc là – chắc hẳn – chắc chắn

Câu 3.

  • Độ tin cậy cao nhất: chắc chắn
  • Độ tin cậy thấp nhất: hình như

=> Tác giả dùng từ “chắc” (mức độ trung tính) cho thấy người kể chuyện chỉ dự đoán theo logic mà chưa chắc chắn hoàn toàn sự việc xảy ra.

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng…) trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.

Gợi ý:

Trong kho tàng văn học đồ sộ, “Thép đã tôi thế đấy” của Nikolai A. Ostrovsky là một cuốn tiểu thuyết đáng đọc. Tôi đã đọc cuốn sách này rất nhiều lần. Nhưng lần nào tôi cũng cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ nhân vật Pavel – một chàng trai có nghị lực phi thường, nhiệt huyết tuổi trẻ mãnh liệt và lòng yêu nước sâu đậm. Anh chính là bức tượng đài bất tử trong lòng thế hệ thanh niên ở nước Nga. Tác phẩm kể về cuộc đời của Pavel Korchagin (thường được gọi là Pavlusha, Pavka) – một thanh niên trưởng thành trong khi điều kiện đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Anh chơi thân với một cô bạn gái tên là Tonya, mà sau này trở thành người yêu. Tonya là một cô gái xinh xắn, yêu Pavel với tất cả tình cảm ban đầu trong trắng ngây thơ của một thiếu nữ mới lớn. Tình cảm của hai người có lẽ sẽ rất đẹp và trọn vẹn nếu như không có chuyện Pavel đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp lúc đó. Đó là ý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng. Tonya rất yêu Pavel nhưng không thể đợi anh, hay đúng hơn là không dám “yêu một lý tưởng”. Đặc biệt là khi gia đình của cô lại thuộc giai cấp tư sản. Pavel từng nói với cô rằng: “Anh trước hết là người của Đảng – sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng”. Sau cùng, Pavel chia tay Tonya để đi theo lý tưởng của mình. Chắc hẳn, khi đọc đến câu nói này, người đọc sẽ vô cùng ngưỡng mộ nhân vật này.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Soạn bài Các thành phần biệt lập ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 09/2024!