Updated at: 02-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Các phương châm hội thoại” chuẩn nhất 05/2024.

Soạn bài Các phương châm hội thoại- Mẫu 1

Video hướng dẫn giải

Phần I

Video hướng dẫn giải

QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VỚI TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP

Trả lời câu hỏi (trang 36 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Chàng rể không tuân thủ phương châm lịch sự, vì đã quấy rối, gây phiền hà cho người khác khi gọi người đang làm việc ở trên cây cao xuống chỉ để hỏi: “Bác có làm việc vất vả không?”

– Bài học: Cần vận dụng phương châm hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp.

PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG

1. Đọc đoạn đối thoại

Trả lời câu hỏi (trang 8 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng điều An muốn biết.

– Ba cần trả lời tên địa điểm mình học bơi như: “Tớ học bơi ở bể bơi Quan Hoa.”

=> Như vậy, khi giao tiếp ta cần chú ý nội dung của lời phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp.

2. Đọc truyện cười

Trả lời câu hỏi (trang 9 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Truyện “Lợn cưới, áo mới” gây cười vì cả hai nhân vật đều muốn khoe khoang nên đưa vào lời nói những nội dung không cần thiết.

– Anh “lợn cưới” chỉ cần hỏi: “Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?” và anh “áo mới” chỉ cần trả lời “tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”.

=> Như vậy, khi giao tiếp ta cần phải tuân thủ yêu cầu:

– Lời nói phải có thông tin; thông tin ấy phải phù hợp với mục đích giao tiếp.

– Nội dung của lời nói phải đủ (không thiếu, không thừa).

Phần II

Video hướng dẫn giải

PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT 

Trả lời câu hỏi (trang 9 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Truyện cười phê phán tính khoác lác.

=> Như vậy khi giao tiếp, cần tránh nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực (phương châm về chất).

NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 37 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Chỉ có tình huống trong truyện Người ăn xin, phương châm lịch sự được tuân thủ, còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 37 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Câu trả lời của Ba không đáp ứng nhu cầu thông tin như An mong muốn.

– Phương châm hội thoại về lượng đã không được tuân thủ.

– Vì người nói không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào.

Câu 3:

Trả lời câu 3 (trang 37 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Bác sĩ có thể không nói sự thật về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, chẳng hạn thay vì nói sự thật về căn bệnh, bác sĩ có thể động viên là nếu cố gắng thì bệnh nhân có thể vượt qua được hiểm nghèo.

– Bác sĩ đã không tuân thủ phương châm về chất nhưng đó là việc làm cần thiết để bệnh nhân có thêm niềm tin và cố gắng điều trị.

Câu 4:

Trả lời câu 4 (trang 37 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”:

+ Xét về nghĩa tường minh thì câu này không tuân thủ phương châm về lượng.

+ Xét về hàm ý thì câu này vẫn tuân thủ phương châm về lượng.

– Ý nghĩa câu này: Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống, chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người.

Phần III

Video hướng dẫn giải

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 38 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức vì: một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết dược Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao để nhờ đó mà tìm được quả bóng.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 38 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Thái độ và lời nói của các vị khách (Chân, Tay, Tai, Mắt) không tuân thủ phương châm lịch sự.

– Việc không tuân thủ đó là không có lí do chính đáng vì: Thông thường đến nhà ai, trước hết ta phải chào hỏi chủ nhà, sau đó mới đề cập đến chuyện khác. Trong tình huống này, các vị khách không chào hỏi gì cả mà nói ngay với chủ nhà những lời lẽ giận dữ, nặng nề.

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 10 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

a) Câu này thừa cụm từ “nuôi ở nhà” vì “gia súc” có nghĩa là thú nuôi ở nhà.

b)  Câu này thừa cụm từ “có hai cánh” vì tất cả loài chim đều có hai cánh.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 10 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

a) Nói có sách, mách có chứng.

b) Nói dối.

c) Nói mò.

d) Nói nhăng nói cuội.

e) Nói trạng.

=> Các từ ngữ chỉ những cách nói liên quan đến phương châm hội thoại về chất.

Câu 3:

Trả lời câu 3 (trang 11 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Trong truyện cười “Có nuôi được không” phương châm về lượng đã không được tuân thủ.

Video hướng dẫn giải

Câu 4:

Trả lời câu 4 (trang 11 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

a) Đôi khi người ta dùng những cách diễn đạt như: như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là… đó là người nói tuân thủ phương châm về chất.

– Người nói phải dùng những cách nói trên để cho người nghe biết tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình nói chưa được kiểm chứng.

b) Đôi khi người ta dùng cách diễn đạt: như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết đó là người nói tuân thủ phương châm về lượng.

– Cách diễn đạt này dùng để dẫn ý, chuyển ý, nhằm báo cho người nghe biết về việc mình nhắc lại nội dung đã cũ.

Câu 5:

Trả lời câu 5 (trang 11 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Ăn đơm nói đặt: đặt điều, vu khống cho người khác.

– Ăn ốc nói mò: nói không căn cứ.

– Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt cho người khác.

– Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả.

– Khua môi múa mép: ba hoa, khóac lác, phô trương.

– Nói dơi nói chuột: nói linh tinh, lăng nhăng, không xác thực.

– Hứa hươu hứa vượn: hứa cho qua chuyện, không thực hiện lời hứa.

=> Tất cả các thành ngữ trên nhằm chỉ những cách nói, nội dung nói không tuân thủ phương châm về chất.

Soạn bài Các phương châm hội thoại- Mẫu 2

I. Lí thuyết

1. Phương châm về lượng

– Khi giao tiếp cần nói có nội dung, nội dung cần đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp.

– Nội dung không được thừa hay thiếu để tránh người nghe không hiểu hoặc hiểu lầm ý của người nói.

2. Phương châm về chất

Khi giao tiếp cần tuân thủ phương châm về chất: Không nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc những điều không có bằng chứng xác thực.

II. Bài tập ôn luyện

Câu 1. Xác định các câu trên đã vi phạm phương châm nào?

a. Con gà là một loại gia cầm được nuôi ở nhà

b.

– Ba ơi, mặt trời mọc phía nào vậy ạ?

– Mặt trời mọc đằng Tây, con à!

Câu 2. Đặt câu với các từ: nói có sách, mách có chứng; nói dối; nói mò.

Gợi ý:

Câu 1.

a. Phương châm về lượng (gia cầm – nuôi ở nhà)

b. Phương châm về chất (Mặt trời mọc đằng Tây)

Câu 2.

  • Tôi nói có sách, mách có chứng.
  • Cậu ta đã nói dối cô việc bị ốm.
  • Anh ta nói mò mà cũng đúng

Soạn bài Các phương châm hội thoại- Mẫu 3

I. Phương châm về lượng

1. Đọc đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi

– Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời là “ở dưới nước” thì câu trả lời không đáp ứng được điều An muốn biết (đó là An Ba học ở trung tâm dạy bơi nào, địa chỉ cụ thể ở đâu…).

– Cần trả lời như: Tớ học bơi ở Cung văn hóa Hà Nội… (Phải làm rõ địa chỉ nơi dạy bơi).

– Bài học: Khi giao tiếp, cần nói có nội dung, tránh lạc đề khiến người khác khó hiểu.

2. Đọc truyện cười trong SGK và trả lời câu hỏi

* Truyện gây cười ở chỗ: Anh chàng có áo lợn cưới hỏi một đằng, Anh chàng có mới trả lời một nẻo. Cả hai đều muốn khoe khoang của cải của mình.

* Cần hỏi và trả lời như sau:

– Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?

– Tôi chẳng thấy con lợn nào cả.

* Yêu cầu: Nội dung giao tiếp không thừa, cũng không được thiếu.

Tổng kết: Khi giao tiếp cần tuân thủ phương châm về lượng:

– Khi giao tiếp cần nói có nội dung, nội dung cần đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp.

– Nội dung không được thừa hay thiếu để tránh người nghe không hiểu hoặc hiểu lầm ý của người nói.

II. Phương châm về chất

Đọc truyện trong SGK và trả lời câu hỏi.

– Truyện cười trên phê phán tính khoác lác của con người.

– Trong giao tiếp: Cần tránh nói những điều mà người khác sẽ không tin hay không có chứng cứ xác thực.

Tổng kết: Khi giao tiếp cần tuân thủ phương châm về chất: Không nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc những điều không có bằng chứng xác thực.

III. Luyện tập

Câu 1. Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong những câu sau:

a. Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.

– Câu trên vi phạm phương châm về lượng khi thừa nội dung.

– Gia súc: Vốn để chỉ những vật nuôi ở nhà, nên cụm từ “nuôi ở nhà” là không nội dung thừa.

b. Én là một loài chim có hai cánh.

– Câu trên vi phạm phương châm về lượng khi thừa nội dung.

– Tất cả các loài chim đều có hai cánh, nên cụm từ “có hai cánh” là nội dung thừa.

Câu 2. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.

– Điền:

a. Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng.

b. Nói sai sự thật một cách có ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối.

c. Nói một cách hú họa, không có căn cứ là nói mò.

d. Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng, nói cuội.

e. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là nói trạng.

– Các từ trên đều chỉ phương châm hội thoại về chất.

Câu 3. Đọc truyện cười trong SGK và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ.

– Trong truyện, phương châm hội thoại về lượng đã không được tuân thủ.

– Anh chàng trong câu chuyện đã hỏi một câu hỏi vô nghĩa. Nếu người bà của người bạn không nuôi được bố của anh ta, thì làm gì có anh ta ở hiện tại.

Câu 4. Vận dụng phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:

a. như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm…

Cách diễn đạt trên nhằm tuân thủ phương châm về chất khi người nói không chắc chắn về vấn đề được nói đến.

b. như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết.

Cách diễn đạt trên nhằm tránh vi phạm phương châm về lượng, khi nói đến những vấn đề quen thuộc, người khác đã biết thì không cần nhắc lại khiến cho nội dung bị thừa.

Câu 5. Giải thích nghĩa của các thành ngữ và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào:

– ăn đơm nói đặt: vu khống, điều cho người khác

– ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ, hú họa.

– ăn không nói có: bịa đặt ra những điều không có thật.

– cãi chày cãi cối: cố tranh cãi dù không có lý lẽ

– khua môi múa mép: những người khoác lác, ba hoa

– nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, không đúng sự thật

– hứa hươu, hứa vượn: lời hứa nói ra rồi để đấy chứ không làm.

Cách thành ngữ trên đều vi phạm phương châm về chất (nói những điều không có chứng cứ xác thực).

IV. Bài tập ôn luyện

Đọc truyện cười sau và cho biết truyện đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

Nói có đầu có đuôi

Lão nhà giàu nọ có anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói ấy, gặp đâu nói đó, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Lão mới gọi anh ta bảo:

– Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày nói cái gì thì phải nói cho có đầu có đuôi nghe không?

Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ.

Một hôm lão mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói:

– Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tàu, người Tàu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông, và áo ông đang cháy…

Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

Gợi ý:

– Anh chàng trong câu chuyện đã vi phạm phương châm về lượng.

– Anh ta đã nói thừa nội dung (quá trình hình thành nên cái áo) khi muốn thông báo cho ông chủ cái áo của ông ta bị cháy: “…con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tàu, người Tàu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông…”

=> Yếu tố gây cười cho câu chuyện.

Soạn bài Các phương châm hội thoại- Mẫu 4

I – Kiến thức cơ bản

– Phương châm hội thoại là những quy định mà người tham gia hội thoại phải tuân thủ thì cuộc giao tiếp mới thành công.

– Có 5 phương châm hội thoại chính:

+ Phương châm về lượng: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

+ Phương châm về chất, khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

+ Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

+ Phương châm cách thức: khi giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ.

+ Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.

– Để giao tiếp thành công, cần nắm vững các phương châm hội thoại. Tuy nhiên, căn cứ vào tình huống giao tiếp cụ thể, cần vận dụng phương châm hội thoại cho phù hợp và linh hoạt.

– Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp;

+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;

+ Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

II – Luyện tập

1. Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ trong các trường hợp sau?

a) Việc này là tuyệt mật nhất đấy!

b) Hôm nay là ngày sinh nhật của mẹ tôi.

c) Cửa hàng này bán nhiều hải sản biển ngon lắm.

d) – Bạn là học sinh trường nào?

– Tớ là học sinh trường trung học cơ sở.

2. Đọc truyện cười sau và cho biết câu nói được in đậm đã vi phạm phương châm hội thoại nào. Vì sao người nói lại vi phạm phương châm đó?

Trứng vịt muối

Hai anh em nhà nọ vào quán ăn cơm. Nhà quán dọn cơm trứng vịt muối cho ăn. Người em hỏi anh:

– Cùng là trứng vịt mà sao quả này lại mặn nhỉ?

– Chú hỏi thế người ta cười cho đấy. – Người anh bảo. – Quả trứng vịt muối mà cũng không biết.

– Thế trứng vịt muối ở đâu ra?

Người anh ra vẻ thông thạo, bảo:

– Chú mày kém thật! Có thế mà cũng không biết. Con vịt muối thì nó đẻ ra trứng vịt muối chứ sao.

(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)

3. Đọc truyện cười sau và trả lời các câu hỏi:

Ai tìm ra châu Mĩ?

Trong giờ học Địa lí, thầy giáo gọi Hà lên bảng chỉ bản đổ:

– Em hãy chỉ đâu là châu Mĩ.

– Thưa thầy đây ạ! – Hà chỉ trên bản đồ.

-Tốt lắm! Thế bây giờ trò Bi hãy nói cho thầy biết ai đã có công tìm ra châu Mĩ?

– Thưa thầy, bạn Hà ạ!

(Sưu tầm)

a) Trong truyện cười trên, phương châm hội thoại nào đã bị vi phạm?

b) Nếu tuân thủ phương châm hội thoại thì trò Bi phải trả lời thầy giáo như thế nào? Hãy viết lại câu trả lời đó.

c) Tìm một câu thành ngữ để nhận xét về trường hợp hội thoại trên.

4. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới.

Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:

– Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

Lão cười nhạt bảo:

– Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy… Thế nào rồi cũng xong.

(Nam Cao)

a) Câu nói Thế nào rồi cũng xong của lão Hạc đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

b) Vì sao lão Hạc lại vi phạm phương châm đó?

c) Nhận xét về cách nói đó của lão Hạc bằng một câu thành ngữ.

5. Tìm một số câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao có nội dung liên quan đến phương châm lịch sự trong giao tiếp.

6. Xây dựng một đoạn hội thoại giữa một bạn HS và một người cao tuổi trong đó có tuân thủ các phương châm hội thoại.,

Gợi ý

1. Các trường hợp nêu trong đề bài đều vi phạm phương châm về lượng do sử dụng các từ ngữ trùng lặp, gây thừa thông tín (câu a, b, c) hoặc thiếu thông tin (câu d).

a) Thừa từ nhất vì từ tuyệt mật đã hàm chứa ý nhất, tuyệt đối.

b) Thừa từ ngày vì từ sinh nhật có nghĩa là ngày sinh.

c) Thừa từ biển vì từ hải sản có nghĩa là các sản vật lấy từ biển.

d) Câu trả lời thiếu thông tin: tên một trường trung học cơ sở cụ thể.

2. Vận dụng kiến thức về các phương châm hội thoại để xác định phương châm hội thoại đã bị vi phạm. Câu nói của người anh đã không tuân thủ phương châm về chất. Do thiếu hiểu biết nên người anh đã trả lời như vậy và chính vì thế mà truyện gây cười.

3. a) Truyện cười Ai tìm ra châu Mĩ? đã vi phạm phương châm quan hệ trong hội thoại. Câu hỏi của thầy giáo đã được trò Bi hiểu theo một hướng hoàn toàn khác (thầy hỏi ai là người tìm ra châu Mĩ trong lịch sử địa lí thế giới; trò trả lời về người tìm và chỉ ra châu Mĩ trên bản đồ trong giờ học Địa lí).

b) Nếu tuân thủ phương châm hội thoại, trò Bi phải trả lời thầy giáo như sau:

Thưa thầy, Cô-lôm-bô là người đã có công tìm ra châu Mĩ ạ.

c) Gâu thành ngữ nói về trường hợp vi phạm phương châm quan hệ như trong truyện: ông nói gà, bà nói vịt.

4. a) Câu nói của lão Hạc đã vi phạm phương châm cách thức.

b) Đây là trường hợp người nói cố tình vi phạm phương châm hội thoại bởi lão Hạc nói vậy chỉ cốt làm yên lòng ông giáo chứ không nêu rõ ràng, chính xác ý định, việc làm của lão cho ông giáo biết.

c) Nhận xét về cách nói của lão Hạc trong trường hợp này bằng một thành ngữ: nửa kín nửa hở..:

5. Ví dụ:

– Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

(Ca dao)

– Lời chào cao hơn mâm cỗ.

(Tục ngữ)

6. Bài tập này yêu cầu vận dụng tổng hợp kiến thức về phương châm hội thoại. Nhân vật tham gia cuộc thoại là một bạn HS và một cụ già. Cần xác định nội dung, tình huống hội thoại và chú ý xây dựng lời thoại tuân thủ các phương châm hội thoại theo yêu cầu của đề bài.

III. Các phương châm hội thoại phổ biến:

Phương châm về chất

Mời các bạn tham khảo chi tiết hơn Phương châm về chất tại: Phương châm về chất

Chất ở đây là chất lượng về nội dung, dẫn chứng, sự thật và sự am hiểu của người nói về một vấn để mình phát biểu trong đoạn hội thoại. Cần lưu ý một số điểm sau:

Trước khi phát biểu hay bình luận một vấn đề, cần biết chính xác những điều mình muốn nói và kết quả đó phải được xác thực từ những nguồn uy tín.

Không nên nói những điều mà mình không biết là đúng hay không, chưa có một cơ sở nào xác thực thông tin trên. Để phê phán những người, ba hoa, khoác lác hay chúng ta thường gọi vui là “chém gió”.

Mọi thông tin khi muốn người khác tin là đúng sự thật cần phải đưa ra dẫn chứng cụ thể.

Phương châm về lượng

Lượng ở đây là số lượng nội dung không thừa, không thiếu vừa đủ nghĩa giúp người khác hiểu vấn đề mà mình trình bày. Một số điểm cần lưu ý gồm:

Lời nói đưa ra phải có đủ thông tin, phân tích và lập luận chuẩn xác.

Nội dung dài, ngắn không quan trọng nhưng cần phải đầy đủ nội dung cần truyền đạt.

Phương châm quan hệ

Khi hội thoại, tranh luận cần tập trung đúng chủ đề đó, trách nói lạc đề.

Phương châm cách thức

Trong lúc giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ, nội dung không gắn kết và logic với nhau.

Phương châm lịch sự

Tùy người giao tiếp với mình có vai vế, cấp bậc như thế nào mà ta chọn cách xưng hô và giọng điệu thích hợp nhất.

IV. Những đặc điểm chính của phương châm hội thoại

Để giao tiếp, thuyết phục người khác nghe theo một chủ đề mà mình muốn thực hiện, các bạn cần chú ý một số đặc điểm sau:

Tính tham khảo: Thông tin tham khảo phải có tính chọn lọc, khái quát và trọng nhất về vấn đề đó. Không cần liệt kê toàn bộ những thông tin theo kiểu dàn trải.

Tính thời sự: Ta cần cho mọi người thấy được hiện trạng, vấn đề đặt ra là quan trọng, cấp thiết, cần được thực hiện ngay.

Tính phản biện: Sẽ có những ký kiến đồng tình hay phản bác về một vấn đề nào đó. Nhưng bạn phải biết cách chứng minh cho những người phản bác mình hiểu ý kiến đó không chính xác.

Tính đề xuất: Ta cần đưa ra những đề xuất, giải pháp, phương pháp để giải quyết vấn đề, giả thiết đặt ra trước đó. Tham luận thường có dẫn chứng cụ thể để thuyết phục những luận cứ, giải pháp này để thuyết phục người nghe.

Kết luận: Trên đây là các loại phương châm hội thoại và cách sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Tùy mục đích hay vấn đề có nội dung gì mà chúng ta nên chọn cách hội thoại phù hợp nhất.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) – Bài 3″ chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 05/2024!