Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Bố của Xi-mông” chuẩn nhất 11/2024.
Soạn bài Bố của Xi-mông- Mẫu 1
Tìm hiểu chung
Video hướng dẫn giải
Tóm tắt:
Cậu bé Xi-mông khoảng 7 – 8 tuổi lần đầu đến trường. Em bị lũ bạn chế giễu vì không có bố. Xi-mông đã đánh nhau và tấn công những kẻ chế nhạo mình. Nhưng em vô cùng đau khổ vì sự thật em không có bố. Xi-mông đi ra bờ sông và định tự tử. Cảnh vật bờ sông làm em nguôi ngoai đôi chút. Nhưng nghĩ đến nhà, đến mẹ, em lại khóc. Bác thợ Phi-líp nhìn thấy, an ủi và đưa em về nhà. Phi-líp đã nhận làm bố của em. Hôm sau Xi-mông đến trường, lũ bạn xấu giễu cợt nhưng Xi-mông dám chống lại vì em tự tin rằng mình có bố Phi-líp.
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 1 (trang 143 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
4 phần:
– Phần 1 (Từ đầu đến “chỉ khóc hoài”): Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
– Phần 2 (Tiếp theo đến “một ông bố”): Phi-líp gặp và hứa sẽ cho em một ông bố.
– Phần 3 (Tiếp theo đến “bỏ đi rất nhanh”): Phi-líp đưa Xi-mông về trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em.
– Phần 4 (Còn lại): Xi-mông đến trường tin tưởng nói với các bạn rằng bố em là Phi-líp.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 2 (trang 143 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
– Xi – mông đau đớn vì không có bố.
– Thể hiện:
+ Qua ý nghĩ và hành động của em.
+ Nhiều lần em đã khóc.
+ Em nói không nên lời.
Trả lời:
– Mới “độ bảy tám tuổi”, “hơi xanh xao, rất sạch sẽ”, “vẻ nhút nhát, gần như vụng dại”. Ngoại hình ít nhiều thể hiện hoàn cảnh đau đớn của Xi-mông, bị mang tiếng là đứa trẻ không cha và thường bị bạn bè trêu chọc.
– Nỗi đau đớn thể hiện qua ý nghĩ và hành động của em. Bị chế giễu, đánh đập, em bỏ ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối vì không bố. May mà trời nắng dễ chịu, ánh nắng êm đềm, mặt cỏ, chú nhái con khiến Xi-mông nghĩ đến một thứ đồ chơi, nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ.
– Ngoài ra, nỗi đau đớn còn biểu lộ ở những giọt nước mắt của em nhiều lần em đã khóc: “cảm giác uể oải thường theo sau khi em “thấy buồn hết sức em lại khóc, người em rung lên”, “mắt đẫm lệ, mặt đầy nước mắt…”
– Sau cùng là cách nói năng của em cũng thể hiện nỗi đau đớn: phần 1 em nói không nên lời, bị ngắt quãng (chúng nó đánh cháu… vì… cháu… không có bố… không có bố…)
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 3 (trang 143 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
– Blăng-sốt là cô gái một thời lầm lỡ khiến cho Xi-mông trở thành một đứa con không có bố. Tuy nhiên, đó vẫn là một cô gái đức hạnh, đứng đắn.
– Bản chất tốt đẹp của Blăng-sốt còn được thể hiện qua cách chị đối xử với khách. Blăng-sốt là người rất có ý thức về nhân cách của mình.
Trả lời:
– Blăng-sốt cô gái một thời lầm lỡ khiến Xi-mông không có bố.
– Chị vẫn là người phụ nữ đức hạnh, đứng đắn, là “một trong những cô gái đẹp nhất vùng”.
– Bản chất của chị được thể hiện qua hình ảnh ngôi nhà “quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ” – thái độ sống đứng đắn, nghiêm túc.
– Blăng-sốt một mình nuôi dạy Xi-mông trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn.
– Bản chất Blăng-sốt được thể hiện qua cách chị đối xử với khách: Đứng nghiêm nghị trước cửa nhà, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa của ngôi nhà.
– Khi nghe con nói bị đánh, bị chế giễu vì không có bố “đôi má thiếu phụ đỏ bừng và, tê tái đến tận xương tủy… nước mắt lã chã tuôn rơi”.
=> Blăng-sốt là người phụ nữ đứng đắn, giàu đức hi sinh, lòng tự trọng, thương con.
Câu 4
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 4 (trang 144 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Diễn biến tâm trạng của Phi-lip:
– Khi gặp Xi-mông đang khóc, Phi-lip liền đến hỏi han, an ủi.
– Trên đường đưa Xi-mông về nhà: nghĩ có thể đùa bỡn với chị Blăng-sốt.
– Khi gặp chị Blăng-sốt: nhận ra ý nghĩ sai lầm của mình, lúng túng.
– Lúc đối đáp với Xi-mông: nửa đùa nửa thật nhận làm bố Xi-mông, cảm mến em.
=> Chú Phi-lip là người nhân hậu, chân tình, vô tư, hào hiệp.
Trả lời:
– Là người nhân hậu, vị tha nên gặp Xi-mông đang khóc, Phi-lip liền đến hỏi han. Biết được nỗi đau của em, chú đã động viên: “Người ta sẽ cho cháu… một ông bố”
– Đưa Xi-mông về nhà, chú nhận ra ngay lai lịch cậu bé. Đây là con chị Blăng-sốt, người phụ nữ đã một lần lầm lỡ. Chú chợt nảy ra ý nghĩ không được trong sáng: “một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể lỡ lầm lần nữa”. Nghĩa là chú định mượn tình thế này làm quen với chị để lợi dụng. Nhưng đến khi nhìn thấy chị, Phi-lip biết ngay là mình đã sai lầm “hiểu ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình.”
– Khi gặp mẹ của Xi-mông: lúng túng, bối rối trước sự nghiêm nghị của chị, nhưng cũng cảm phục, thấu hiểu cho hoàn cảnh của Blăng
– Tuy có lúc ý nghĩ thoáng qua không tốt nhưng căn bản, chú Phi-lip là người nhân hậu, chân tình, vô tư, hào hiệp nên cùng với các bác thợ rèn khác, chú đã được nhà văn miêu tả như những vị hiền thần, phúc thần đã giải thoát cho Xi-mông khỏi nỗi đau khổ của em và mang lại cho em hạnh phúc.
ND chính
Video hướng dẫn giải
Đoạn trích khắc họa hình tượng cậu bé Xi mông. Truyện bày tỏ niềm cảm thông với những nỗi đau , lỡ lầm của người khác. Đồng thời, nhắc nhở về lòng yêu thương bạn bè, rộng ra là lòng yêu thương con người. |
Soạn bài Bố của Xi-mông- Mẫu 2
A. Hoạt động khởi động – Bài: Bố của Xi – mông
1. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Người em như rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được, vì những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài.
(Bố của Xi – mông)
1. Hãy tưởng tượng về hoàn cảnh của nhân vật trong đoạn văn trên.
2. Em hình dung tâm trạng của nhân vật như thế nào?
Bài làm:
1. Nhân vật trong đoạn văn chắc hẳn đang lâm vào một hoàn cảnh vô cùng bế tắc đến tuyệt vọng khiến cậu cứ khóc mãi và việc cầu nguyện cũng chẳng thể giúp gì cho cậu.
2. Tâm trạng của cậu bé đang rất đau khổ và tuyệt vọng.
B. Hoạt động hình thành kiến thức – Bài: Bố của Xi – mông
1. Đọc văn bản Bố của Xi – mông
2. Tìm hiểu văn bản
a) Xác định bố cục và nội dung chính của văn bản theo mẫu:
Phần | Nội dung chính |
Phần 1: | Nỗi tuyệt vọng của Xi – mông |
Phần 2: | Phi – líp gặp Xi – mông và nói sẽ cho em một ông bố |
Phần 3: | Phi – líp đưa Xi – mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt |
Phần 4: | Xi – mông đến trường sau khi có bố |
Bài làm:
Phần | Nội dung chính |
Phần 1: từ đầu đến “em chỉ khóc hoài” | Nỗi tuyệt vọng của Xi – mông |
Phần 2: tiếp đến “Người ta sẽ cho cháu… một ông bố” | Phi – líp gặp Xi – mông và nói sẽ cho em một ông bố |
Phần 3: tiếp đến “bỏ đi rất nhanh” | Phi – líp đưa Xi – mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt |
Phần 4: còn lại | Xi – mông đến trường sau khi có bố |
b) Phân tích tâm trạng của Xi – mông qua ý nghĩ, cảm xúc, hành động và lời nói của nhân vật trong văn bản.
Bài làm:
Vì không có bố mà Xi – mông bị bạn bè trong lớp khinh ghét và hành hạ. Điều này khiến em vô cùng đau khổ. Tâm trạng ấy của em được thể hiện qua những chi tiết sau:
– Em bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống cho chết đuối vì không có bố.
– Nỗi đau thể hiện qua những giọt nước mắt của em. Nhiều lần em đã khóc vì điều này “cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc”, “em lại khóc, người em rung lên”, “những cơn nức nở lại kéo đến…mà chỉ khóc hoài”, “em tả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào”…
– Nỗi đau đớn còn thể hiện ở cách nói của em. Nhà văn diễn tả em nói không nên lời, nghẹn ngào, ngắt quãng, diễn tả bằng những dấu ba chấm.
c) Tìm những chi tiết miêu tả ngôi nhà của chị Blăng – sốt, thái độ của chị đối với khách, tâm trạng của chị khi nghe con nói. Qua đó em thấy chị Blăng – sốt là người như thế nào?
Bài làm:
Ngôi nhà của chị: “Một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ”. Trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ ấy, người phụ nữ bất hạnh đã can đảm nuôi dạy Xi-mông trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn. Điều đó nói lên rằng dù chị nghèo nhưng sống rất nghiêm túc, đứng đắn.
Bản chất tốt đẹp của Blăng-sốt còn được thể hiện qua cách chị đối xử với khách: “Đứng nghiêm nghị trước của nhà mình như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa”. Ban đầu bác Phi-líp cũng có ý định không hẳn nghiêm túc, nhưng khi nhìn thấy chị “bỗng tắt nụ cười”, vì bác hiểu ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao ấy.
Khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố “đôi má thiếu phụ đỏ bừng và tê tái đến tận xương tủy…nước mắt lã chã tuôn rơi”.
Khi nghe Xi-mông hỏi bác Phi-líp “Bác có muốn làm bố cháu không?”, chị “lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn, dựa người vào tường, hai tay ôm ngực…”.
Những biểu hiện ấy càng chứng tỏ Blăng-sốt là người rất có ý thức về nhân cách của mình
d) Nêu diễn biến tâm trạng của Phi – líp qua các giai đoạn: khi gặp Xi – mông; trên đường đưa Xi – mông về nhà; khi gặp chị Blăng – sốt; lúc đối đáp với Xi – mông.
Bài làm:
Diễn biến tâm lí của nhân vật Phi – líp qua các đoạn:
Là người nhân hậu, vị tha nên gặp khi Xi-mông đang khóc, chú cảm nhận được nỗi thống khổ của Xi – mông liền đến hỏi han. Biết được nỗi đau của em, chú đã động viên: “Người ta sẽ cho cháu… một ông bố”
Đưa Xi-mông về nhà, chú nhận Xi – mông là con chị Blăng-sốt, người phụ nữ đã một lần lầm lỡ. Chú chợt nảy ra ý nghĩ không được trong sáng: “một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể lỡ lầm lần nữa”. Nghĩa là chú định mượn tình thế này làm quen với chị để lợi dụng.
Khi gặp chị Blăng – sốt, Phi-lip biết ngay là mình đã sai lầm “hiểu ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình.” Chú nhận ra chị là người tốt, sống đứng đắn nên không thể đùa giỡn với chị được.
Lúc đối đáp với Xi – mông, phần vì thương em, phần vì cảm mến chị Blăng – sốt, chú đã nhận lời làm bố của Xi – mông. Chú làm việc này xuất phát từ lòng nhân hậu, thương Xi-mông ban đầu xem đó như một chuyện đùa. Chứ không ngờ mình đã cho Xi-mông lòng tin vững chắc. Cuối cùng đó không phải chuyện đùa mà là chuyện thật. Chú đã bắt gặp hạnh phúc gia đình.
Tuy có lúc ý nghĩ thoáng qua không tốt nhưng căn bản, chú Phi-lip là người nhân hậu, chân tình, vô tư, hào hiệp nên cùng với các bác thợ rèn khác, chú đã được nhà văn miêu tả như những vị hiền thần, phúc thần đã giải thoát cho Xi-mông khỏi nỗi đau khổ của em và mang lại cho em hạnh phúc.
e) Truyện Bố của Xi – mông gửi đến người đọc thông điệp gì?
Bài làm:
Qua câu chuyện, tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta hãy biết thông cảm với số phận của những em bé thiệt thòi phải sống thiếu tình thương và sự dạy dỗ của cha (hoặc mẹ).
C. Hoạt động luyện tập – Bài: Bố của Xi – mông
1. Chi tiết nào trong truyện Bố của Xi – mông để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của chi tiết đó.
Bài làm:
Trong truyện Bố của Xi – mông, câu nói của Xi – mông với mẹ đã gợi ra trong em nhiều suy nghĩ: “Không, mẹ ơi, con đã muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con… tại con không có bố”. Qua câu nói của em, ta không chỉ cảm nhận được nỗi đau khổ của em cũng như sự tàn nhẫn của những người khác đối với người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình. Sinh ra và lớn lên mà không có bố ở bên cạnh, đó đã là một điều bất hạnh, thiệt thòi đối với Xi – mông. Thế nhưng em còn phải chịu thêm sự hành hạ, ghẻ lạnh, trêu chọc của bạn bè chỉ vì em không có bố – điều mà em không được lựa chọn. Chính vì sự chế giễu của bạn bè đã khiến một đứa trẻ như Xi – mông có ý định tự tử “con đã muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con… tại con không có bố”. Qua đây ta có thể thấy được chính sự vô tâm, tàn nhẫn của con người sẽ gây ra cho người khác những vết thương, khiến con người ta mất đi niềm vui sống. Thay vì đó, chúng ta hãy học cách cảm thông đối với người có hoàn cảnh bất hạnh, đặc biệt là những đứa trẻ thiếu vắng sự chăm sóc của cha như Xi – mông.
2. Ôn tập về truyện
a) Lập bảng thống kê tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong sách Hướng dẫn học ngữ văn 9 (tập một, tập hai) theo mẫu dưới đây vào vở:
Bài làm:
STT | Tên tác phẩm | Tác giả | Năm sáng tác | Tóm tắt nội dung |
1 | Làng | Kim Lân | 1948 | Qua tâm trạng đau đơn, tủi hổ của ông Hai ở khu tản cư khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, truyện ngắn thể hiện chân thực, sinh động tình cảm yêu làng quê thống nhất với lòng yêu đất nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. |
2 | Lặng lẽ Sa Pa | Nguyễn Thành Long | 1970 | Thông qua cuộc gặp gỡ tình cờ và ngắn ngủi giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và một anh thanh niên làm công tác khí tượng, truyện ca ngợi những con người lao động vô danh, làm những công việc ý nghĩa và cống hiến thầm lặng cho đất nước |
3 | Chiếc lược ngà | Nguyễn Quang Sáng | 1966 | Truyện đã thể hiện một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng và cao đẹp của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. |
4 | Bến quê | Nguyễn Minh Châu | Trong tập Bến quê – 1985 | Qua truyện ngắn, tác giả thể hiện những triết lí, suy ngẫm về cuộc đời và thức tỉnh con người hãy biết trân trọng những vẻ đẹp gần gũi, bình dị của quê hương, của cuộc sống. |
5 | Những ngôi sao xa xôi | Lê Minh Khuê | 1971 | Qua hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong, truyện ca ngợi tinh thần bất khuất, dũng cảm, bản lĩnh kiến cường cùng ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. |
b) Các tác phẩm truyện sau Cách mạng tháng Tám 1945 trong bảng thống kê trên đã phản ánh được những nét gì về đất nước và con người Việt Nam ở giai đoạn đó?
Bài làm:
Hình ảnh đất nước:
– Phản ánh hình ảnh đất nước trong hai cuộc kháng chiến: gian nan nhưng cũng đầy vẻ vang và hào hùng.
– Nói về đất nước trong thời kì đổi mới đang từng bước đi lên, xây dựng và phát triển.
Hình ảnh con người: lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm với, tinh thần chiến đấu kiên cường vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
c) Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã được miêu tả qua những nhân vật nào?
Hoàn thành vào vở bảng sau để làm rõ những nét phẩm chất chung của các nhân vật ấy và nét tính cách nổi bật ở các nhân vật
Bài làm:
Nhân vật | Tính cách nổi bật | Phẩm chất chung |
Ông Hai (Làng) | Tình yêu làng đặc biệt, được đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến. | Có lòng yêu nước, đặt lợi ích của dân tộc, đất nước lên trên lợi ích, hạnh phúc của cá nhân. Cống hiến cho đất nước |
Anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa) | Yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, cống hiến cho đất nước | |
Bé Thu (Chiếc lược ngà) | Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha. | |
Ông Sáu (Chiếc lược ngà) | Tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh. | |
Ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi) | Tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm; tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiếc đấu ác liệt. |
d) Trong số các nhân vật của những tác phẩm truyện được học ở lớp 9, em có ấn tượng sâu sắc với nhân vật nào? Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật đó.
Bài làm:
Nhân vật ấn tượng: bé Thu
Bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà là một nhân vật đầy cá tính và đáng yêu, một nhân vật đã làm nên cái hồn của câu chuyện. Ban đầu, ấn tượng của người đọc về bé hẳn là đầy tức giận trước sự ương bướng, bướng bỉnh, cứng đầu của bé. Nhưng khi biết được lí do đằng sau thì ta lại hiểu ra rằng chính thái độ ương ngạnh, ngang bướng ấy lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cha con. Tình cảm của bé Thu đối với cha khiến ta không khỏi cảm động. Đó là một tình yêu thương mãnh liệt, sâu nặng nhưng cũng hết sức rạch ròi, dứt khoát. Ở bé Thu có nét cá tính đến ương ngạnh nhưng cô bé vẫn là một đứa trẻ với tất cả những nét hồn nhiên ngây thơ. Điều này cùng với tình yêu thương cha đầy cảm động ở em chính là những điều khiến người đọc hết sức yêu mến nhân vật này.
e) Các tác phẩm truyện ở lớp 9 đã được trần thuật theo các ngôi kể nào? Những truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện (nhân vật xưng “tôi”)? Cách trần thuật này có ưu thế như thế nào?
Bài làm:
1. Ngôi kể thứ nhất (nhân vật xưng “tôi”): Chiếc lược ngà, cố hương, Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, Những ngôi sao xa xôi, Những đứa trẻ.
2. Không trực tiếp xuất hiện nhân vật kể chuyện xưng “tôi” nhưng truyện vẫn được trần thuật chủ yêu theo cái nhìn và giọng điệu của một nhân vật, thường là nhân vật chính: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê.
Cách trần thuật như trên tạo thuận lợi cho việc miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật một cách sâu sắc và chân thật.
g) Ở những truyện nào, tác giả sáng tác được tình huống truyện đặc sắc? Phân tích một tình huống truyện em thấy ấn tượng nhất.
Bài làm:
Trong tất cả các truyện ngắn như: Làng, Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa hay Bến quê,… tác giả đều tạo dựng được tình huống truyện đặc sắc, làm nên sức hấp dẫn của truyện.
Tình huống truyện em cho là đặc sắc nhất là cách xây dựng tình huống trong truyện ngắn Bến quê. Tác giả đã đặt nhân vật Nhĩ – nhân vật chính của truyện vào một chuỗi những tình huống nghịch lí để thông qua đó tác giả muốn dẫn bạn đọc đến những trải nghiệm về cuộc đời:
- Anh bị liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển được. Cả đời anh đã từng đi khắp nơi nhưng đến cuối đời thì chỉ muốn nhích đến gần ô cửa sổ mà với anh khó khăn như đi nửa vòng Trái Đất.
- Khi Nhĩ phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê thân thuộc, một vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ thì anh cũng nhận ra một cách cay đắng rằng anh sẽ không bao giờ có thể đặt chân lên mảnh đất đó dù nó ở rất gần anh.
- Nhĩ nhờ cậu con trai thực hiện hộ mình điều mong ước ấy. Nhưng nó không hiểu nổi khát vọng kì cục mà lớn lao của anh nên đã sa vào một đám chơi cờ thế bên hè phố và bỏ lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
- Ngay cả người vợ tảo tần, giàu tình yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc này, khi sắp giã biệt cuộc đời, Nhĩ mới cảm nhận và thấm thía được.
3. Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo)
a) Kể tên các thành phần chính, thành phần phụ của câu; nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần vào vở theo bảng mẫu dưới đây:
Bài làm:
– Các thành phần chính: vị ngữ, chủ ngữ
– Các thành phần phụ: trạng ngữ, khởi ngữ
Thành phần | Dấu hiệu nhận biết | |
Thành phần chính | Chủ ngữ: thường đứng trước vị ngữ trong câu, nêu chủ thể (của hành động, trạng thái, tính chất…) nói đến trong vị ngữ. | Trả lời câu hỏi: Ai?, Cái gì?, Con gì? |
Vị ngữ: thường đứng sau chủ ngữ, nêu đặc trưng của chủ thể nói ở chủ ngữ. | Trả lời cho câu hỏi “Làm gì?”, “Làm sao?”, “Như thế nào?”, “Là gì?”. | |
Thành phần phụ | Trạng ngữ: đứng ở đầu, giữa hoặc cuối câu | nêu lên hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích… diễn ra sự việc nói đến trong câu. |
Khởi ngữ: thường đứng trước chủ ngữ | nêu lên và nhấn mạnh đề tài của câu; có thể kết hợp với các từ về, đối với… ở trước. |
b) Hãy phân tích thành phần của các câu sau đây:
(1) Đôi càng tôi mẫm bóng.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
(2) Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
(3) Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác…
(Băng Sơn, U tôi)
Bài làm:
(1) Đôi càng tôi mẫm bóng.
CN: Đôi càng tôi
VN: mẫm bóng
(2) Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.
Trạng ngữ: Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi
CN: mấy người học trò cũ
VN: sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.
(3) Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác…
Khởi ngữ: Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc
CN: nó
VN: vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác.
c) Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập của câu vào bảng sau:
Bài làm:
Thành phần biệt lập | Dấu hiệu nhận biết |
Thành phần tình thái | được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. |
Thành phần cảm thán | bộc lộ tâm lí của người viết |
Thành phần phụ chú | bổ sung một số chi chi tiết cho nội dung chính của câu |
Thành phần gọi – đáp | để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp |
d) Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm dưới đây là thành phần gì của câu.
(1) Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt)
(2) Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
(3) Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 ki-lô-mét, chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quà tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…
(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)
(4) Có người khẽ nói:
– Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
Ngài cau mặt, gắt rằng:
– Mặc kệ!
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
e) Ơi chiếc xe vận tải
Ta cầm lái đi đây
Nặng biết bao ân ngãi
Quý hơn bao vàng đầy!
(Tố Hữu, Bài ca lái xe đêm)
Bài làm:
(1): “Có lẽ” – thành phần tình thái.
(2): “Ngẫm ra” – thành phần tình thái.
(3): “dừa xiêm thấp lè tè, quà tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…” là thành phần phụ chú.
(4): “Bẩm” – thành phần gọi đáp; “có khi” là thành phần tình thái.
(5): “Ơi” – thành phần gọi – đáp.
e) Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đơn sau đây:
(1) Những nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
(2) Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
(3) Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
(L. Tôn-xtôi)
(4) Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
(5) [Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – Và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.] Anh thứ sáu và cũng tên là Sáu.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Bài làm:
(1)
CN: Những nghệ sĩ
VN: không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.
(2)
CN: lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại
VN: phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.
(3)
CN: Nghệ thuật
VN: là tiếng nói của tình cảm.
(4)
CN: Tác phẩm
VN: vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.
(5)
CN: Anh
VN: thứ sáu và cũng tên là Sáu.
f) Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu đặc biệt?
(1) Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch.
(Kim Lân, Làng)
(2) Không hiểu sao nói đến đây, bác lái xe lại liếc cô gái. Cô bất giác đỏ mặt lên.
– Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
(3) Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố […]. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa…Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Bài làm:
Câu đặc biệt trong từng đoạn trích:
1. Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ…
2. Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi!
3. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên.; Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu… ; Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó.
g) Hãy tìm câu ghép trong các đoạn trích sau đây:
(1) Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Những nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
(2) Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mền. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho. Nho lim dim mắt, dễ chịu…
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
(3) Ông lão vừa nói vừa chăm chắm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người đàn bà con họ ngại dãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê cả lòng. ông thấy có lăng ấy một phần như có ông
(Kim Lân, Làng)
(4) Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
(5) – Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Bài làm:
Câu ghép trong từng đoạn trích:
- Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
- Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.
- Ông lão vừa nói vừa chăm chắm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người đàn bà con họ ngại dãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê cả lòng.
- Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ.
- Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái.
Soạn bài Bố của Xi-mông- Mẫu 3
I. Tác giả
– Guy đơ Mô-pa-xăng sinh năm 1850, mất năm 1893.
– Ông là một nhà văn người Pháp.
– Cuộc đời ngắn ngủi chỉ hơn bốn mươi năm nhưng ông đã để lại số lượng tác phẩm đồ sộ.
– Các tác phẩm của ông phản ánh sâu sắc nhiều phương diện của xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
– Một số tác phẩm: Một cuộc đời (1883), Ông bạn đẹp (1885)… và hơn 300 truyện ngắn.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
Văn bản bố của Xi-mông trích trong truyện ngắn cùng tên.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài”: Tâm trạng của Xi-mông sau khi bị bạn học trêu là không có bố.
- Phần 2: Tiếp theo đến “bỏ đi rất nhanh”: Cuộc gặp gỡ của Xi-mông và bác thợ rèn.
- Phần 3. Còn lại. Câu chuyện ở trường vào sáng hôm sau.
3. Tóm tắt
Chị Blăng-sốt bị một người đàn ông lừa dối, sinh ra Xi-mông. Chính vì vậy, Xi-mông trở thành một cậu bé không có bố. Khi đến trường, cậu bị bạn bè trêu chọc. Cậu buồn bực, lang thang ra bờ sông, chỉ muốn chết đi cho xong. Ở đây, cậu đã gặp bác thợ rèn Phi-líp. Bác đã nghe Xi-mông kể chuyện cậu bị bắt nạt. Bác Phi-líp đã hứa sẽ cho cậu bé một ông bố, rồi đưa Xi-mông về nhà. Về đến nhà, Xi-mông nằng nặc đòi bác thợ rèn làm bố của mình khiến cho chị Blăng-sốt cảm thấy ngượng ngùng. Xi-mông hỏi và biết được tên bác thợ rèn là Phi-líp. Ngày hôm sau đến trường, khi bọn trẻ trêu chọc, Xi-mông đã tự tin nói rằng mình có bố, bố của mình tên là Phi-líp. Cậu đưa con mắt thách thức chúng, sẵn sàng chịu hành hạ còn hơn là bỏ chạy cho đến khi thầy giáo giải thoát cho Xi-mông trở về nhà.
Xem thêm: Tóm tắt văn bản Bố của Xi-mông
4. Nhan đề
– Xi-mông là một cậu bé mồ côi, không có bố. Trong truyện, sau khi bị bạn bè trêu chọc, Xi-mông đã lang thang ra bờ sông, chỉ muốn chết đi cho xong, thì tình cờ gặp được bác thợ rèn Phi-líp. Nhân vật bác Phi-líp là một người đàn ông hiền lành, tốt bụng. Sự xuất hiện của bác giống như ông bụt trong truyện cổ tích, đem đến sự kì diệu trong cuộc sống cho bé Xi-mông.
– Đồng thời qua đó, nhan đề gắn đã thể hiện được khát vọng được sống trong một gia đình hoàn chỉnh, có được tình yêu thương của bố mẹ, của Xi-mông.
III. Đọc – Hiểu văn bản
1. Nhân vật Xi-mông
a. Hoàn cảnh của Xi-mông:
– Được sinh ra do sự lầm lỡ của chị Blăng-sốt, điều đó khiến em không có bố.
– Đến khi đi học, đến trường thương bị bạn bè trêu chọc.
b. Tâm trạng của Xi-mông ở bờ sông:
– Xi-mông ra bờ sông: buồn bực, chán nản và chỉ muốn chết đi cho xong.
– Hình ảnh chú nhái con gợi nhớ về một thứ đồ chơi, nghĩ đến nhà và cảm thấy nhớ mẹ.
– Xi-mông bật khóc, người rung lên. Cậu bé quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ.
=> Nỗi đau còn được thể hiện qua tiếng nói ngắt quãng và biểu lộ cảm xúc.
c. Tâm trạng của Xi-mông khi gặp bác Phi-líp và về nhà gặp mẹ:
– Gặp bác Phi-líp: trả lời bác bằng tiếng nức nở, ngắt quãng, đớn đau.
- Chúng nó đánh cháu… vì… cháu… cháu không có bố.
- Cháu… cháu không có bố.
=> Tâm trạng buồn tủi, xấu hổ, nhắc lại việc không có bố một cách đau đớn đến tuyệt vọng của Xi-mông.
– Theo bác Phi-líp về nhà:
- Vui vẻ nghĩ rằng bác Phi-líp sẽ tìm cho mình một người bố.
- Khi nhìn thấy mẹ liền ôm lấy cổ mẹ, khóc và nhắc lại ý định tự tử.
- Bày tỏ mong muốn bác Phi-líp sẽ làm bố của mình.
=> Xi-mông im lặng, hoàn toàn tin vào lời bác Phi-líp. Hành động của em chứng tỏ sự khao khát muốn có bố. Em sung sướng, trọng đại khi bác Phi-líp nhận làm bố.
d. Xi-mông sáng hôm sau đến trường:
– Em hãnh diện, chủ động trả lời, như quạt, như ném đá vào mặt bọn bạn: “Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp!”
– Xi-mông im lặng, tin tưởng sắt đá, thách thức và sẵn sàng chịu hành hạ.
=> Xi-mông là một nhân vật có hoàn cảnh đặc biệt đáng thương nhưng lại đáng yêu. Tình cờ cuộc sống đã cho em người bố chân chính để em có niềm tin và nghị lực bước vào đời.
2. Các nhân vật khác
a. Blăng-sốt (mẹ Xi-mông)
– Là một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết nhưng bị lừa dối.
– Hình dáng, tư thế chị trước ngôi nhà gọn gàng, sạch sẽ khiến người ta không dám bỡn cợt.
– Đỏ mặt, xấu hổ khi nghe lời con hỏi bác Phi-líp.
b. Bác thợ rèn Phi-líp
– Nghề nghiệp: thợ rèn
– Ngoại hình: cao lớn, râu tóc đen, quăn; giọng nói ồm ồm, bàn tay chắc nịch.
– Hành động:
- Đặt bàn tay lên vai Xi-mông, hỏi han và an ủi cậu bé.
- Hứa với Xi-mông sẽ cho cậu một ông bố.
- Đưa Xi-mông về nhà an toàn.
=> Thông điệp tác giả gửi tới: Hãy cảm thông, thương yêu và chia sẻ với bè bạn nhất là những người có hoàn cảnh éo le.
Tổng kết:
– Nội dung: Qua tác phẩm Bố của Xi-mông, nhà văn đã nhắc nhở mỗi người về lòng yêu thương bạn bè, mở rộng ra là yêu thương con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lầm lỡ của người khác.
– Nghệ thuật: miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả thật sâu sắc, tinh tế…
Soạn văn Bố của Xi-mông ngắn gọn
Câu 1. Hãy xác định từng phần nếu chia bài văn trên thành bốn phần căn cứ vào diễn biến của truyện: nỗi tuyệt vọng của Xi-mông; Phi-líp gặp Xi-mông và nói sẽ cho em một ông bố; Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em; Xi-mông đến trường nói với các bạn là có bố và tên bố em là Phi-líp.
Văn bản được chia thành bốn đoạn:
- Phần 1. Từ đầu đến “chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài” : Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Người ta sẽ cho cháu… một ông bố”: Bác thợ rèn Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em.
- Phần 3. Tiếp theo đến “bỏ đi rất nhanh”: Bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em
- Phần 4. Còn lại: Xi-mông đến trường, khoe với các bạn em có ông bố là Phi-líp.
Câu 2. Xi-mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc họa như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn.
– Xi-mông đau đớn vì: bị bạn bè trêu trọc là đứa không có bố.
– Nỗi đau ấy được nhà văn khắc họa:
- Ý nghĩ: Em nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ
- Sự bộc lộ tâm trạng: vô cùng buồn bã trước những lời trêu ghẹo của bạn bè: “Em lại khóc, người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ ”, “những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang, choán ngợp lấy em”…
- Cách nói năng: Cậu bé nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng xen lẫn tiếng nấc “ – Chúng nó đánh cháu… vì… cháu… cháu… không có bố… không có bố”, “Cháu… cháu không có bố”.
Câu 3. Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối với khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt.
– Chị Blăng-sốt bị một người đàn ông lừa dối, sinh ra Xi-mông.
– Ngôi nhà của chị tuy nhỏ, quét vôi trắng, sạch sẽ, cuộc sống có khó khăn, nghèo đói nhưng chị sống đúng đắn, nghiêm túc.
– Chị khiến người lạ cảm giác không thể bỡn cợt được: “ cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình”.
– Khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố, chị vô cùng đau đớn: “ Đôi má thiếu phụ đỏ bừng và, tê tái đến tận xương tuỷ, chị ôm con hôn lấy hôn để, trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi”
Câu 4. Nêu lên diễn biến tâm trạng của Phi-líp qua các giai đoạn: khi gặp Xi- mông; trên đường đưa Xi-mông về nhà; khi gặp chị Blăng-sốt; lúc đối đáp với Xi-mông.
– Khi gặp Xi-mông: tiến đến bên hỏi han, hứa sẽ Xi-mông một ông bố và đưa cậu về nhà.
– Trên đường đưa Xi-mông về nhà: thầm nghĩ rằng mẹ của chú bé đã có một tuổi thanh xuân lầm lỡ thì rất có thể lại lỡ lầm.
– Khi gặp chị Blăng-sốt: bỗng tắt nụ cười và trở nên lúng túng, e dè, nói năng ấp úng. Phi-líp hiểu rằng không thể bỡn cợt được với cô gái nghiêm nghị, đứng đắn.
– Khi đối đáp với Xi-mông: coi như là một chuyện đùa, nhận làm bố của em. Nhưng chính sự hồn nhiên, ngây thơ của Xi-mông đã làm cho Phi-líp cảm mến em. Hành động nhấc bổng em lên và hôn vào hai má em chứng tỏ điều đó.
=> Diễn biến tâm trạng của bác Phi-líp vừa phức tạp, vừa bất ngờ.
Soạn bài Bố của Xi-mông – Mẫu 2
Câu 1. Hãy xác định từng phần nếu chia bài văn trên thành bốn phần căn cứ vào diễn biến của truyện: nỗi tuyệt vọng của Xi-mông; Phi-líp gặp Xi-mông và nói sẽ cho em một ông bố; Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em; Xi-mông đến trường nói với các bạn là có bố và tên bố em là Phi-líp.
- Phần 1. Từ đầu đến “ chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài” : Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
- Phần 2. Tiếp theo đến “ Người ta sẽ cho cháu… một ông bố ”: Bác thợ rèn Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em.
- Phần 3. Tiếp theo đến “bỏ đi rất nhanh”: Bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em
- Phần 4. Còn lại: Xi-mông đến trường, khoe với các bạn em có ông bố là Phi-líp.
Câu 2. Xi-mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc họa như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn.
– Xi-mông đau đớn vì bị bạn bè trêu chọc và đánh vì không cậu có bó.
– Nỗi đau ấy được nhà văn khắc họa:
- Suy nghĩ, hành động: Xi-mông lang thang ra bờ sông, chỉ muốn chết đi cho xong.
- Lời nói: Nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng xen lẫn tiếng nấc “ Chúng nó đánh cháu… vì… cháu… cháu… không có bố… không có bố”…
- Tâm trạng buồn bã: “Em lại khóc, người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ ”, “những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang, choán ngợp lấy em”…
Câu 3. Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối với khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt.
– Một cô gái đẹp nhất vùng, đức hạnh nhưng bị lừa dối.
– Hình ảnh ngôi nhà “quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ”: sống đứng đắn, nghiêm túc.
– Cảm nhận của bác công nhân “ cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị một kẻ khác lừa dối ”.
– Thái độ khi nghe con bị bạn bè bắt nạt: “ Đôi má thiếu phụ đỏ bừng và, tê tái đến tận xương tuỷ, chị ôm con hôn lấy hôn để, trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi”.
Câu 4. Nêu lên diễn biến tâm trạng của Phi-líp qua các giai đoạn: khi gặp Xi- mông; trên đường đưa Xi-mông về nhà; khi gặp chị Blăng-sốt; lúc đối đáp với Xi-mông.
– Khi gặp Xi-mông: Đến bên hỏi han, hứa sẽ Xi-mông một ông bố và đưa cậu về nhà.
– Trên đường đưa Xi-mông về nhà: Nhận ra Xi-mông là con của chị Blăng-sốt, thầm nghĩ “một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể lỡ lầm lần nữa”.
– Khi gặp chị Blăng-sốt: Lúng túng, bối rối và hiểu rằng không thể bỡn cợt được với “cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình”.
– Khi đối đáp với Xi-mông: Coi như là một chuyện đùa, nhận làm bố của em. Nhưng chính sự hồn nhiên, ngây thơ của Xi-mông đã làm cho Phi-líp cảm mến em. Hành động nhấc bổng em lên và hôn vào hai má em chứng tỏ điều đó.
Soạn bài Bố của Xi-mông – Mẫu 3
A. Nội dung tác phẩm Bố của Xi-mông
Truyện viết về cậu bé Xi-mông. Mẹ của cậu là Blăng-sốt bị một người đàn ông lừa dối rồi sinh ra cậu. Vì thế, dưới con mắt mọi người, cậu bé không có bố. Khi mới đến trường, cậu bị đám bạn chế giễu là không có bố. Cậu cảm thấy xấu hổ, đau đớn và buồn bã. Cậu bé muốn ra bờ sông tự tử, nhưng gặp một bác thợ rèn tên Phi-líp Rê-mi. Bác công nhân hỏi thăm, khuyên cậu không nên tự tử. Xi-mông đề nghị Phi-líp làm bố của cậu và ông đồng ý. Hôm sau Xi-mông sung sướng đến trường, lớn tiếng thông báo rằng cậu bây giờ đã có một người cha.
B. Đôi nét về tác phẩm Bố của Xi-mông
1. Tác giả
Mô-pa-xăng (1850-1893)
– Là nhà văn Pháp.
– Là tác giả của nhiều tiểu thuyết và hơn 300 truyện ngắn.
– Tác phẩm của ông phản ánh sâu sắc nhiều phương diện của xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
Văn bản “Bố của Xi-mông” trích trong truyện ngắn cùng tên viết vào nửa cuối thế kỉ XIX.
b. Bố cục
4 phần
– Phần 1 (Từ đầu → khóc hoài): Tâm trạng tuyệt vọng của Xi-mông.
– Phần 2: (Tiếp theo → một ông bố): Xi-mông gặp bác Phi-líp.
– Phần 3 (Tiếp theo → bỏ đi rất nhanh): Xi-mông dẫn bác Phi-líp về nhà gặp mẹ và nhận làm bố.
– Phần 4 (Còn lại): Câu chuyện ở trường sáng hôm sau.
c. Ý nghĩa nhan đề
“Bố của Xi-mông” – nhan đề gắn với vai trò, ý nghĩa của sự xuất hiện nhân vật bác Phi-líp, người chuyển tải thông điệp của Guy đơ Mô-pa-xăng về lòng nhân đạo và ứng xử đầy tình thương yêu giữa con người với con người.
d. Ngôi kể
Ngôi thứ ba
e. Giá trị nội dung
Qua diễn biến tâm trạng của Xi-mông, Blăng-sốt, Phi-líp, nhà văn nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bè bạn, mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.
g. Giá trị nghệ thuật
– Ngòi bút miêu tả tâm trạng nhân vật của tác giả thật sâu sắc, tinh tế: tâm trạng của Xi-mông từ buồn đến vui; tâm trạng của Blăng-sốt từ ngượng ngùng đến đau khổ, rồi quằn quại, hổ thẹn; tâm trạng của bác Phi-líp vừa phức tạp, vừa bất ngờ.
– Hình thức giản dị, trong sáng, thể hiện một nội dung cô đọng, sâu sắc.
C. Sơ đồ tư duy Bố của Xi-mông
D. Đọc hiểu văn bản Bố của Xi-mông
1. Nhân vật Xi-mông
– Tuổi tác, dáng dấp: “Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ vẻ nhút nhát, gần như vụng dại”.
– Hoàn cảnh đáng thương:
+ Không có bố, tuổi thơ bất hạnh với những ánh nhìn dè bỉu, chê bai, lạnh nhạt của mọi người.
+ Lần đầu tiên đến trường: bị bạn bè trêu chọc, nhục mạ và đánh đập.
– Giải quyết mọi việc theo cách rất trẻ con: ra bờ sông định tự tử. Vừa khóc lóc xong, rất thèm được ngủ, nhưng bất chợt nhìn thấy “một chú nhái con màu xanh nhảy dưới chân”, nhu cầu nghịch ngợm trong em lại trỗi dậy: “Em định bắt nó. Nó nhảy thoát. Em đuổi theo nó và vồ hụt ba lần liền”. Chú nhái xanh khiến Xi-mông “nhớ đến một thứ đồ chơi… Thế là em nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ, và thấy buồn vô cùng”.
– Để làm nổi bật nỗi đau đớn của Xi-mông, tác giả nhiều lần miêu tả tiếng khóc của em: “em lại khóc. Người em rung lên… những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài …”. Khi gặp bác Phi-líp, em nói không nên lời, cứ bị đứt quãng hoặc lặp đi lặp lại: “Em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào: – Chúng nó đánh cháu… vì… cháu… cháu… không có bố… không có bố … Em bé nói tiếp một cách khó khăn giữa những tiếng nấc buồn tủi: Cháu… cháu không có bố”. Thấy mẹ “Xi-mông nhảy lên ôm lấy cổ mẹ, lại òa khóc”. Nỗi đau không có bố trở thành nỗi đau ám ảnh, nặng nề đè nén trái tim non nớt của Xi-mông khiến em đau khổ tột cùng và không muốn sống.
– Khát khao chính đáng và mãnh liệt của Xi-mông là có bố và được sống trong tình yêu thương. Chính vì vậy, khi bác Phi-líp hứa sẽ cho Xi-mông “một ông bố”, Xi-mông vui vẻ theo bác về nhà, từ bỏ ý định tự tử và bảo bác Phi-lip làm bố. Thấy bác không trả lời, em sợ mất cơ hội nên dọa bác là em sẽ tự tử. Cuối cùng, khi bác Phi-líp nhận làm bố mình, như một sự hồi sinh kì diệu, Xi-mông hết buồn, tự hào “đưa con mắt thách thức” lũ bạn và mặc cho chúng vẫn la hét, chế giễu, Xi-mông không bỏ chạy nữa.
=> Qua đoạn trích, nhà văn đã làm nổi bật hình ảnh chú bé Xi-mông đáng thương với tâm hồn nhạy cảm. Nhân vật Xi-mông được khắc họa qua cái nhìn đầy nhân văn, đầy yêu thương và sự cảm thông của tác giả. Từ đó, ta nhận ra một chân lí giản đơn: có một gia đình trọn vẹn, có bố là điều vô cùng hạnh phúc.
2. Nhân vật Blăng-sốt
– Blăng-sốt là cô gái một thời lầm lỡ khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không có bố. Nhưng thực ra, chị là người phụ nữ đức hạnh, từng là “một trong những cô gái đẹp nhất vùng”. Bị lợi dụng, bị lừa dối, chị đã vượt qua nghịch cảnh, vượt qua định kiến xã hội để sinh con và nuôi con.
– Bản chất của chị được nhà văn chú ý thể hiện qua hình ảnh: “một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ”. Ngôi nhà ngăn nắp, gọn gàng như chính con người chị đã khiến cho không ai có thể bỡn cợt được. Chị nghèo nhưng sống trong sạch, đứng đắn, nghiêm túc. Thái độ đối với khách cũng bộc lộ bản chất của chị:
+ Khi gặp Phi-líp, một người lạ, chị “đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị một kẻ khác lừa dối”.
=> Là người mẹ yêu thương con bằng cả trái tim.
+ Khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố, đôi má chị “đỏ bừng và tê tái đến tận xương tủy, chị ôm con, hôn lấy hôn để, trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi”.
=> Đó là tình thương con của một người mẹ lầm lỡ. Chị “hổ thẹn, lặng ngắt, quằn quại” trước nỗi tuyệt vọng của con trong khi chính chị cũng là nạn nhân.
+ Trước câu hỏi ngây thơ của con, chị dường như không thể đứng vững được nữa, chị “dựa vào tường, hai tay ôm ngực”. Chính đức hạnh, tình mẫu tử thiêng liêng trong con người chị đã khiến bác thợ rèn Phi-líp hiểu bản tính chị không phải là người lẳng lơ, phóng túng. Trong lần lẩm lỡ của tuổi trẻ, chị đáng thương hơn là đáng trách. Với vẻ nề nếp, trung hậu và tấm lòng yêu thương con hết mực, chị là hiện thân của một người phụ nữ mẫu mực và là một người mẹ hiền lương
=> Bằng những chi tiết miêu tả sắc sảo, tác giả đã khắc họa thành công nhân vật Blăng-sốt – một người phụ nữ đẹp, đức hạnh, yêu thương con hết mực.
3. Nhân vật Phi-líp.
– Phi-lip là một người thợ rèn “cao lớn”, “râu tóc đen, quăn”, “vẻ mặt nhân hậu”.
– Phi-líp là một người lao động chân chính, biết chia sẻ và cảm thông với những người bất hạnh. Gặp Xi-mông khóc bên bờ sông, bác đã an ủi và đưa em về nhà.
+ Trên đường đi, bác đã mỉm cười, vì “bác chẳng khó chịu được đến gặp chị Blăng-sốt”. Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng-sốt và tự nhủ thầm rằng: “một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể lầm lỡ lần nữa”.
+ Nhưng khi gặp chị Blăng-sốt, Phi-líp “bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay là không bỡn cợt được nữa”. Bác “e dè”, “ấp úng”, lời lẽ trở nên trang trọng: “Đây, thưa chị, tôi dắt về trả cho chị cháu bé bị lạc ở gần bờ sông”.
– Có trái tim nhân hậu vượt lên những định kiến vô lí, tàn nhẫn, thô bạo: nhận lời làm bố của Xi-mông.
+ Ban đầu, đó chỉ là sự đồng ý làm yên lòng một đứa trẻ, bác “cười đáp coi như chuyện đùa”.
+ Sau đó, bằng tình yêu thương với Xi-mông, bằng sự cảm mến Blăng-sốt, bằng vẻ đẹp ấm áp tình người luôn cháy sáng trong trái tim mình, Phi-lip đã bao bọc và chở che cho Xi-mông, bù đắp cho em những mất mát. Hành động “nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má” thắp sáng niềm tin cho Xi-mông. Trong phần cuối tác phẩm, bằng việc cầu hôn Blăng-sốt và trở thành bố thực sự của Xi-mông, Phi-lip đã hàn gắn vết thương cho người phụ nữ bất hạnh khổ đau
=> Phi-líp là hiện thân của tình thương, của hạnh phúc và tình phụ tử thiêng liêng cao quý. Phi-líp là con người bình thường nhưng làm nên những điều phi thường. Phi-lip chính là nhân vật truyền tải thông điệp của tác giả tới mọi người: Hãy sống để cho đi, cho đi tình thương và bạn sẽ nhận lại nhiều hơn thế.
E. Bài văn phân tích Bố của Xi-mông
Guy Đơ Mô-pa-xăng được người ta biết đến là nhà văn hiện thực nổi tiếng của Pháp. Qua nhiều thăng trầm, cay đắng trong cuộc sống, Guy Đơ Mô-pa-xăng đã biến những trang viết của ông thành áng văn giàu giá trị nhân đạo. Mô-pa-xăng có một số lượng tác phẩm vô cùng đồ sộ gồm nhiều thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến kịch. “Bố của Xi-mông” là một trong số rất nhiều tác phẩm đặc sắc của ông.
Xi-mông, đứa trẻ không cha là nhân vật trung tâm không chỉ xuất hiện thường trực với tần số cao mà có tác dụng gắn kết các nhân vật còn lại như đám học trò nghịch ngợm, bác công nhân Phi-líp, người thiếu phụ rơi vào cảnh ngộ đáng thương. Xi-mông là đứa trẻ tự trọng, nhạy cảm, thông minh. Vì tự trọng em thấy việc không có cha của mình là nỗi bất hạnh lớn. Còn vì nhạy cảm và thông minh, Xi-mông bế tắc, không biết chia sẻ cùng ai ngoài việc tìm đến dòng sông để kết thúc cuộc đời bằng cái chết. Tất nhiên, những đặc điểm trên đây chỉ là một tính cách mới được hình thành. Bởi vậy, những ý nghĩ đến với em, nhiều khi chỉ như cơn gió. Vừa khóc lóc xong, rất thèm được ngủ, nhưng bất chợt nhìn thấy một chú nhái màu xanh, Xi-mông đã quên hết mọi chuyện vừa qua, cả cơn thèm ngủ lúc này. Nhu cầu nghịch ngợm trỗi dậy ở em mạnh hơn bao giờ hết. “Em định bắt nó. Nó nhảy thoát. Em đuổi theo nó và vồ hụt ba lần liền”. Ở đó có cả sự xuýt xoa và sung sướng đến bật cười khi tóm được con vật và nhìn nó “cố giãy giụa thoát thân”. Nỗi bất hạnh, cơn thèm ngủ bỗng chốc qua đi không để lại dấu vết. Thậm chí, em còn nhớ rộng ra, liên tưởng miên man đến những thứ đồ chơi “làm bằng những mảnh gỗ hẹp đóng đinh chữ chi”. Và kết thúc, không hiểu vì sao em lại nghĩ tiếp đến nhà mình, đến mẹ.
Nhận được một bàn tay tin cậy của một người đàn ông tin cậy – bác Phi-líp, em thấy cần phải giãi bày nỗi niềm cay đắng xót xa với giọng điệu hờn tủi vì oan ức của mình để “người thợ cao lớn, râu tóc đen, quăn” thấu hiểu. Sự tin cậy ấy thật hồn nhiên khi hai bác cháu trở về như một cuộc dạo chơi vui vẻ “người lớn dắt tay đứa bé”, như cha và con chẳng còn một chút gì là ưu tư phiền muộn nữa. Nhu cầu cần có một người cha ở Xi-mông mạnh mẽ đến mức chỉ cần một cái gì đó na ná như thế, hoặc tưởng tượng ra như thế, em đã hạnh phúc lắm rồi. Để giải thoát cho cảnh ngộ của mình, cũng là của mẹ (vừa hôn con vừa khẽ tuôn rơi nước mắt), một câu hỏi vụt hiện lên như một chiếc phao cứu người chết đuối lúc này là: “Bác có muốn làm bố cháu không?” với bao tha thiết, hồi hộp, lo âu. Thời gian như ngừng lại, như nín thở. Phải đến lúc, bác Phi-líp đồng ý như một giao kèo, một cam đoan đồng thuận, Xi-mông mới thật yên tâm. “Thế nhé! Bác Phi-líp, bác là bố cháu”. Lần đến trường sau đó, Xi-mông đã trở thành một con người khác hẳn, đầy tự tin. Lời em nói với bạn bè không phải là câu nói thường tình. Đó là bao nhiêu căm hờn, uất ức bật ra. Xi-mông “quát vào mặt nó những lời này, như ném một hòn đá”, những câu trả lời về bố mình là ai (dù em vì vội quên không hỏi họ của người ấy): “Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp”. Câu nói hãnh diện của Xi-mông có sức sâu xoáy vào lòng người chính là những khát khao thật giản dị, thật bình thường là được “có mẹ”, “có cha” như mọi người trong thiên hạ mà thôi. Tính nhân văn ở cách nghĩ trên đây còn là ước mơ của loài người mãi mãi.
Bác thợ Phi-líp là điểm tựa cho câu chuyện thương tâm mà thật ấm áp tình người. Cuộc gặp gỡ giữa bác với Xi-mông vừa ngẫu nhiên vừa là tất nhiên quy luật thương người như thương mình. Câu hỏi đầu tiên với đứa bé đầy tâm sự (ngồi bên dòng sông, ngồi bên cái chết) âu yếm biết bao: “Có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế, cháu ơi?”. Nhu cầu được chia sẻ, được gánh chịu, được bảo vệ đối với bác Phi-líp gần giống với một bản năng. Đó là một con người – đúng nghĩa – ở thái độ không thể thờ ơ, lạnh nhạt, quay lưng với nỗi khổ của con người, dù con người ấy chỉ là một sinh linh bé nhỏ, và cũng vô danh như bác.
Cách hành động của bác lúc đầu là một cách nghĩ rất đỗi ngây thơ, cốt chỉ là để an ủi và khích lệ đứa trẻ đứng lên: “Thôi nào… đừng buồn nữa, cháu ơi”, “Người ta sẽ cho cháu…. một ông bố”. Nhưng khi đến nhà của mẹ con Xi-mông rồi, nụ cười hồn nhiên và bao dung vì sao vụt tắt? Làm sao có thể bỡn cợt được với một “cô gái cao lớn, xanh xao đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình”. Đó là một giới hạn mà con người giàu tướng tượng nhất cũng không thể vượt qua.
Bác Phi-líp cảm thấy mình không được phép bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà ấy. Người đàn ông từng trải đã phải bối rối như một đứa trẻ thơ, dại dột một cách thật thà trước một vấn đề quá phức tạp mà anh ta đang gặp phải và không biết xử lí ra sao. Chỉ tới khi có được một cơ hội, ấy là câu nói thơ ngây (không hàm ý sâu xa nào) của đứa trẻ, bác mới vừa trả lời được Xi-mông vừa giải thoát được chính mình. “Bác công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em, rồi sải từng bước dài, bỏ đi rất nhanh”. Sau này, con người có tấm lòng nhân hậu ấy còn chia sẻ với Xi-mông, đùm bọc và che chở cho Xi-mông đúng như một người cha tốt.
Về nghệ thuật của đoạn văn, nên dựa vào tiêu chí nào để đánh giá? Có thể xem nó là một tác phẩm tự sự thông thường, nhưng có lẽ, đúng hơn cần xác định: đây là truyện thiếu nhi. Viết về trẻ em và nói bằng giọng điệu trẻ em – cách nhìn và nghĩ ngây thơ nhất của loài người, ấy là đặc điểm bao trùm của nó.
Đọc “Bố của Xi-mông” người đọc phải tự hỏi Mông-pa-xăng đã phải trải qua bao nhiêu cay đắng, khổ đau trong cuộc đời thì mới có thể viết nên tác phẩm cảm động như vậy. Tác phẩm giống như tiếng nói nhân đạo của nhà văn đồng thời nó cũng thay cho thông điệp: “tất cả đứa trẻ sinh ra đều cần được sống trong tình yêu thương của cả cha và mẹ”.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Bố của Xi-mông ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 11/2024!