Updated at: 06-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Biên bản” chuẩn nhất 03/2024.

Soạn bài Biên bản- Mẫu 1

Phần I

Video hướng dẫn giải

ĐẶC ĐIỂM CỦA BIÊN BẢN

Trả lời câu hỏi (trang 125 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

a. Biên bản dùng để ghi lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp.

b.

* Về mặt nội dung, biên bản phải ghi lại những sự việc một cách chính xác, cụ thể, trung thực, đầy đủ, khách quan; người ghi biên bản phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.

* Về mặt hình thức trình bày, biên bản phải đảm bảo rõ ràng, chặt chẽ về bố cục:

– Phần mở đầu:

– Phần nội dung:

– Phần kết thúc:

c.

– Biên bản bàn giao công tác

– Biên bản Đại hội chi đoàn

– Biên bản kiểm kê thư viện

– Biên bản việc vi phạm luật lệ giao thông

– Biên bản pháp y.

Phần II

Video hướng dẫn giải

CÁCH VIẾT BIÊN BẢN

Trả lời câu 1 (trang 125 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

– Phần đầu của biên bản gồm quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan quản lí, tên biên bản, địa điểm, thời gian xảy ra sự việc, thành phần tham dự và chức trách từng người.

– Tên biên bản được viết chữ to và ở chính giữa trang giây.

Trả lời câu 2 (trang 126 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

– Phần chính của biên bản hội nghị gồm các mục ghi lại diễn biến của hội nghị.

– Các mục này được ghi ngắn gọn, rõ ý, đơn nghĩa, không làm cho người đọc hiểu thành các loại nghĩa khác.

Trả lời câu 3 (trang 126 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Phần kết thúc của biên bản nhất định phải có mục kí tên ở cuối biên bản để xác nhận vai trò của những người tham dự sự việc và trách nhiệm của họ đối với nội dung của biên bản.

Trả lời câu 4 (trang 126 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Lời văn của biên bản phải thể hiện được tính chính xác, sáng rõ, chặt chẽ của biên bản.

Phần III

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Trả lời câu 1 (trang 126 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

– Các tình huống cần viết biên bản: a, c, d.

– Tình huống (b): viết đơn; (e): viết bản kiểm điểm.

Trả lời câu 2 (trang 126 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

– Xem lại phần gợi ý ở mục trước. Chú ý: quan sát diễn biến của một cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để ghi thành các mục trong phần nội dung biên bản.

Soạn bài Biên bản- Mẫu 2

1. Biên bản nhàm mục đích gì?

Trả lời

Mục đích của biên bản là ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra một cách trung thực, chính xác, đầy đủ để dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế làm cơ sở cho các nhận định kết luận và các quyết định xử lí.

2. Người viết biên bản cần phải có trách nhiệm và thái độ như thế nào?

Trả lời

Người viết biên bản cần phải có trách nhiệm và ghi chép trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan.

3. Nêu bố cục phổ biến của biên bản.

Trả lời

Biên bản gồm các mục sau:

– Phần mở đầu (phần thủ tục): Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ hành chính), tên biên bản, địa điểm thời gian, thành phần tham dự và chức trách của họ).

– Phần nội dung: Diễn biến và kết quả của các sự việc.

– Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên các thành  viên.

4. Lời văn và cách trình bày một biên bản có gì đặc biệt?

Trả lời

Lời văn và cách trình bày biên bản cần ngắn gọn, đầy đủ và chính xác.

Tham khảo thêm các kiến thức quan trọng qua bài hướng dẫn soạn bài biên bản đã được Đọc Tài Liệu biên soạn.

LUYỆN TẬP

1. Lớp 9A vừa tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ Văn, phấn đấu để cuối năm học có 100% học sinh đạt yêu cầu, trong đó 60% đạt loại khá, giỏi.

Hãy viết biên bản cho cuộc họp ấy dựa vào các tình tiết sau đây (… SGK)

Trả lời

Dựa vào các sự kiện của hội nghị, có thể ghi lại nội dung, diễn biên và kết quả của hội nghị đó như sau:

CỘNG HOÀ XẢ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỘI NGHỊ TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM,
HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CỦA LỚP 9A

– Khai mạc lúc 10 giờ ngày… tháng… năm…

– Địa điểm: lớp 9A.

Thành phần tham dự: toàn thế các thành viên của lớp; đại biểu các lớp 9B, 9C; cô Lan, giáo viên bộ môn Ngữ văn.

Nội dung và tiến trình hội nghị:

1)  Cô Lan khai mạc, nêu yêu cầu và nội dung hội nghị:

– Mục đích: tìm biện pháp để học tốt môn Ngữ văn. Phấn đấu cuối năm 100% đạt yêu cầu; trong đó 60% khá, giỏi.

– Nội dung:

+ Lớp trưởng sơ kết tình hình học tập môn Ngữ văn trong thời qua. + Các bạn học sinh giỏi báo cáo kinh nghiệm (Thu Nga, Thúy Hà). + Tập thể lớp trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu.

2)  Bạn Huệ, lớp trưởng báo cáo sơ lược tình hình học tập môn Ngữ văn:

– Nhiều bạn chưa đọc kỹ văn bản, chuẩn bị còn sơ sài.

– Nhiều bạn chưa làm hết bài tập, nhất là bài tập phần Tiếng Việt và Tập làm văn.

– Nhiều bạn chưa biết cách làm thế nào để viết một bài văn hay. Bài viết còn sai chính tả, ngữ pháp, lan man, xa đề.

– Kết quả: khá, giỏi: 40%; trung bình: 50%; yếu: 10%.

3)  Các báo cáo kinh nghiệm và thảo luận

a)  Kinh nghiệm của bạn Thu Nga

– Đọc kĩ văn bản để hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản, sau đó mới chuẩn bị bài.

– Phải cố gắng tưởng tượng, liên tưởng, đào sâu suy nghĩ để có cảm xúc và phát hiện ra ý độc đáo.

– Cố gắng làm hết bài tập, đặc biệt là các bài tập luyện nói, luyện viết.

b) Kinh nghiệm của bạn Thúy Hà

– Mỗi văn bản có những nét độc đáo riêng, phải tìm cho ra nét độc đáo đó.

– Phải thường xuyên tích lũy tư liệu văn học.

– Nắm chắc cách làm bài theo từng loại cụ thể. Dành thời gian hợp lí đọc kĩ đề bài để xác định yêu cầu của mỗi bài viết.

– Nhất thiết phải làm dàn ý trước khi viết.

– Khi viết, cần chủ động và diễn đạt theo cách của mình, tránh lệ thuộc bài mẫu.

c) Những ý kiến trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu.

4)  Cô Lan tổng kết

– Phải đọc kĩ văn bản, Tìm hiểu xem tác giả muốn nói gì, nói bằng cách nào, thái độ ra sao.

– Thường xuyên tích lũy tư liệu và biết sử dụng tư liệu khi làm bài.

– Rèn luyện năng lực cảm thụ, đặc biệt là khả năng liên tưởng, tưởng tượng.

– Soạn bài và làm bài tập đầy đủ, chu đáo.

– Khi làm bài, phải nắm chắc yêu cầu của đề bài, làm dàn ý. Cố gắng viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc.

–  Cô tỏ ý tin tưởng vào kết quả phấn đấu của cả lớp, chúc lớp học tốt môn Ngữ văn và các môn học khác.

Hội nghị kết thúc vào lúc 11 giờ 30 cùng ngày.

Chủ tọa
(Họ tên và chữ kí)
Thư ký
(Họ tên và chữ kí)

2.

Hãy ghi lại biên bản họp lớp tuần vừa qua.

Mẫu biên bản: 

Trường……
Lớp……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc
—————-

BIÊN BẢN HỌP LỚP

1. Thời gian, địa điểm họp

– Thời gian: …… giờ, ngày…..tháng….năm…..
– Địa điểm: …………………………………………………………………………………………………..

2. Thành phần tham dự:
– Cô giáo: …………………………………………………………………………………………………….

– ………………………………………………………………………………………………………………….
3. Chủ tọa, thư ký cuộc họp

– Chủ tọa: …………………………………………………………………………………………………….
– Thư ký: ……………………………………………………………………………………………………..

4. Nội dung cuộc họp.

…………………………………………………………………………………………………………………..

5. Diễn biến cuộc họp

…………………………………………………………………………………………………………………..

Cuộc họp kết thúc vào lúc ….. giờ cùng ngày.

Chủ tọa
(Họ tên và chữ kí)
Thư ký
(Họ tên và chữ kí)

3. Biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn.

Biên bản mẫu:

PHÒNG GD & ĐT :…
TRƯỜNG THCS :…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc
—————-

BIÊN BẢN BÀN GIAO NHIỆM VỤ TRỰC TUẦN

Thời gian :…h, ngày … tháng…năm…
Thành phần tham dự :
– GV Tổng phụ trách
– BCH chi đội 9A
– BCH chi đội 9B.
Chủ trì: GV Tổng phụ trách
Thư kí :…

NỘI DUNG BÀN GIAO

1. Chi đội trưởng chi đội 9A tổng kết công tác trực tuần 5 và bàn giao nhiệm vụ cho chi đội 9B. Kèm theo 01 số trực, 05 băng đeo tay và 05 bản tên của đội cờ đỏ.

2. Chi đội trưởng chi đội 9B nhận bàn giao và thay mặt chi đội hứa hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3. Ý kiến nhận xét và dặn dò của GV TPT.

Biên bản kết thúc lúc…h…phút cùng ngày.

Chủ tọa
(Họ tên và chữ kí)
Thư ký
(Họ tên và chữ kí)

4

. Biên bản xử phạt vi phạm hành chính (vi pham quy định về an toàn giao thông, vệ sinh đường phố, quản lí xây dựng…).

Biên bản mẫu.

Số: …/ BB-VPHC
Quyền số:…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc
—————-

Biên bản vi phạm hành chính
Trong lĩnh vực giao thông đường bộ
___________

Hôm nay, ngày .… tháng …. năm …….. tại: …..………………………..……..

Tôi:………………………Cấp bậc, chức vụ: …….……..………………………

Đơn vị: …………………………………………….…………………………..…

Tiến hành lập biên bản VPHC đối với ông (bà)/tổ chức: …………….…………..

……………………..…………….…………….. Sinh ngày: .…. /…. /……………

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………………………………………….….

Số CMND hoặc HC/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: …………………..…..

Ngày cấp:..…/……/……… Nơi cấp:……………….…………….………………

Nơi cư trú (địa chỉ của tổ chức): …….………………………..……………………

Hồi ….. giờ …… ngày ….. /…. /……. Tại (địa điểm): ……………………….

đã có hành vi vi phạm (nếu điều khiển xe thì phải ghi rõ loại xe, biển số đăng ký):……………………………..……………………………………….……………..

………………………………………………………………………….….…………..

……………. quy định tại Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010.

Chứng cứ vi phạm (trường hợp phải có): ……………………………………….

Đại diện chính quyền cơ sở hoặc 02 người chứng kiến (trường hợp phải có):

1. ……………………. Địa chỉ (chức vụ):…………………………….………..

2. ……………………. Địa chỉ:…………………………………….…………..

Ý kiến của người chứng kiến (nếu có): ……………………….…………………

Ý kiến của người (hoặc đại diện tổ chức) vi phạm: ……….……………..……

Người (hoặc đại diện tổ chức) bị thiệt hại: …………………….. Địa chỉ: ……..

………………………………… và ý kiến(nếu có): ………………..………….

Các biện pháp ngăn chặn, bảo đảm việc xử lý vi phạm (nếu có): …………..….

…………………………………………………………………….……………..

Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ gì khác.

Yêu cầu ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt lúc …. giờ … ngày …../…/…

tại ……………………….………………………….. để giải quyết vụ việc vi phạm.

Biên bản này đã đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe, không ai có ý kiến gì khác và cùng ký tên dưới đây. Biên bản được lập thành 02 bản, có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản giao cho người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; 01 bản lưu hồ sơ cơ quan xử lý vi phạm hành chính./.

Người (hoặc đại diện tổ chức) vi phạm
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người (hoặc đại diện tổ chức) bị thiệt hại (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người chứng kiến (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người lập biên bản
(Ký, ghi rõ họ tên)

Soạn bài Biên bản- Mẫu 2

I. Đặc điểm của biên bản

1. Đọc các văn bản trong SGK

2. Trả lời câu hỏi

a. Biên bản ghi lại những sự việc gì?

b. Biên bản cần đạt nội dung gì về nội dung và hình thức

c. Văn bản 1 là biên bản hội nghị, văn bản 2 là biên bản sự vụ. Em hãy kể tên một số loại biên bản thường gặp trong thực tế?

Gợi ý:

a.

  • Biên bản 1: Diễn biến cuộc họp sinh hoạt chi đội tuần 6
  • Biên bản 2: Việc công an trả phương tiện giao thông cho chủ sở hữu.

b. Về mặt nội dung, biên bản phải ghi lại những sự việc một cách chính xác, cụ thể, trung thực, đầy đủ, khách quan; người ghi biên bản phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.

– Về mặt hình thức trình bày, biên bản phải đảm bảo rõ ràng, chặt chẽ về bố cục:

  • Phần mở đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với loại biên bản sự vụ, hành chính); Tên biên bản; Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ;
  • Phần nội dung: Ghi lại diễn biến và kết quả sự việc.
  • Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của những người có trách nhiệm chính, chữ kí và họ tên của người ghi biên bản; Những văn bản và hiện vật kèm theo (nếu có).

c. Một số biên bản: Biên bản họp của công ty, Biên bản vi phạm hành chính…

II. Cách viết văn bản

1. Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì? Tên của biên bản được viết như thế nào? (Chú ý: Các loại văn bản khác nhau có cách ghi khác nhau).

Phần đầu của biên bản gồm: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan quản lí, tên biên bản (được viết lớn và viết vào chính giữa trang giấy), địa điểm, thời gian xảy ra sự việc, thành phần tham dự và chức năng từng người.

2. Phần nội dung biên bản gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản. Tính chính xác, cụ thể của biên bản có giá trị như thế nào?

  • Nội dung của biên bản: Trình bày diễn biến và kết quả sự việc.
  • Tính chính xác cụ thể của phần nội dung là phần quan trọng đem lại tính khách quan cho biên bản.

3. Phần kết thúc biên bản có những mục nào? Mục kí tên dưới biên bản nói lên điều gì?

Phần kết thúc của biên bản nhất định phải có mục kí tên ở cuối biên bản để xác nhận vai trò của những người tham dự sự việc và trách nhiệm của họ đối với nội dung biên bản.

4. Lời văn của biên bản phải như thế nào?

Lời văn của biên bản phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, đơn nghĩa.

Tổng kết:

– Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.

– Tùy theo nội dung của từng sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau: biên bản hội nghị, biên bản sự vụ…

– Biên bản gồm có các mục sau:

  • Phần mở đầu (phần thủ tục): Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.
  • Phần nội dung: Diễn biến và kết quả của sự việc.
  • Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có).

– Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác.

III. Luyện tập

Câu 1. Hãy lựa chọn những tình huống cần viết biên bản trong các trường hợp sau:

a. Diễn biến và kết quả của Đại hội chi đội (hoặc chi đoàn).

b. Nguyện vọng và đề nghị của lớp gửi đến thầy Hiệu trưởng.

c. Một vụ tai nạn giao thông.

d. Nghiệm thu phòng thí nghiệm.

e. Một nhóm học sinh tự ý tổ chức đi tham quan, không xin phép cô giáo chủ nhiệm.

Gợi ý:

Các tình huống cần viết biên bản: a, c, d

Câu 2. Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Gợi ý:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN CUỘC HỌP GIỚI THIỆU ĐỘI VIÊN ƯU TÚ CỦA CHI ĐỘI CHO ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Khai mạc lúc …giờ, ngày …

Thành phần tham dự: …

Đại biểu: Liên đội trưởng

Chủ tọa: Chi đội trưởng

Thư kí: …

Nội dung cuộc họp

1. Chi đội trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.

2. Lớp trưởng đọc bản thành tích của các đội viên ưu tú của chi đội.

3. Ý kiến thảo luận của các đội viên trong chi đội

4. Phát biểu của Liên đội trưởng.

Cuộc họp kết thúc vào hồi…

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Soạn bài Biên bản” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 03/2024!