Updated at: 18-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Phân tích đoạn thơ ‘Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen, … Ôi kì lạ và thiêng liêng'” chuẩn nhất 10/2024.

Dàn ý:

1 Mở bài

– Giới thiệu chung về tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa

– Giới thiệu nội dung đoạn thơ ( khổ thơ 5 và 6 của bài thơ)

2 Thân bài

*  Khái quát hoàn cảnh sáng tác và vị trí của đoạn thơ

– Bếp lửa được sáng tác năm 1963 khi tác giả đang là sinh viên du học ở Liên Xô.

– Vị trí đoạn thơ: Đoạn thơ nằm ở khổ 5, 6 của bài thơ,

* Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ

– Khổ 5: Suy ngẫm về cuộc đời bà

+ Hình ảnh bếp lửa kết tinh trong hình ảnh ngọn lửa
+ Điệp ngữ “một ngọn lửa”
-> Đối với người cháu thì bà chính là người thắp lửa cho sức sống của người cháu cũng như các bạn trẻ trong thế hệ tương lai.

– Khổ 6: Sự tần tảo, hy sinh của bà

+ “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”: sự chua xót của người cháu với bà
+ Cuộc đời bà như một mê cung, thoát mãi khong ra khỏi những vất vả, lo âu

+ Điệp từ nhóm cùng câu thơ cảm thán

-> Người cháu thấu hiểu dược tình cảm thiêng liêng cao cả của bà

-> Hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng của tình yêu thương

– Nhận xét về tình cảm và suy nghĩ của tác giả: Tác giả rất yêu thương và kính trọng bà. Nhớ đến bà là nhớ đến quê hương. Nhớ quê hương ở nơi xứ lạ, đó chính là tình yêu Tổ Quốc! Đây cũng là khởi đầu của tình yêu đất nước, con người Việt Nam

– Nghệ thuật:

+ Sáng tạo ra hình ảnh mang tính biểu tượng: bếp lửa

+ Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự

3. Kết bài

– Tổng kết lại nội dung và liên hệ mở rộng

Phân tích đoạn thơ ‘Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen, … Ôi kì lạ và thiêng liêng’- Mẫu 1

Viết về người bà trong gia đình, với tình thương và đức hi sinh cao cả, bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt là một trong những bài thơ lắng sâu trong tâm hồn tuổi thơ mỗi chúng ta. Hình ảnh người bà đôn hậu cùng với hình tượng ngọn lửa là hai nét vẽ biểu cảm của một hồn thơ đẹp được thể hiện một cách hàm súc qua đoạn thơ sau:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen … Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

2. Từ “bếp lửa” đã biến thành “ngọn lửa”. “Bếp lửa bà nhen” mỗi sớm mỗi chiều, ngọn lửa “lòng bà luôn ủ sẵn”, ngọn lửa của “niềm tin” về ấm no, hạnh phúc:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
Vần thơ mang hàm nghĩa sâu sắc ngợi ca những phẩm chất cao cả của người bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam. Ngọn lửa của tình thương mà bà
“luôn ủ sẵn” để dành cho con cháu. Ngọn lửa của niềm tin mãnh liệt, bền bỉ “dai dẳng” suốt cả đời bà, được “bà nhen” mãi mãi sáng bừng bất diệt. Lòng bà, tình thương của bà sáng bừng ngọn lửa ấy. Nghệ thuật sử dụng điệp ngữ: “rồi sớm rồi chiều”, “bà nhen… bà ủ sẵn”, “một ngọn lửa… một ngọn lửa…” có giá trị thẩm mĩ đặc sắc thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn đối với đức hi sinh, tần tảo bền bỉ của người bà kính yêu. Tình thương, đức hi sinh, tính kiên trì nhẫn nại của hà, của mẹ là nguồn nhiên liệu vô tận làm bừng sáng ngọn lửa vĩnh cửu truyền cảm ấy.
3. Bảy câu thơ tiếp theo nói lên những suy nghĩ của cháu đối với hà và việc hù nhóm lửa. Phần đầu bài thơ có câu: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, ở đây, cháu lại thổ lộ: “lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”. “Lận đận… nắng mưa” là một đời vất vả, tần tảo, khó nhọc. Cảnh nghèo nên bà suốt đời vất vả. Chữ “lận đận” thể hiện tấm lòng đôn hậu và đức hi sinh của bà.
Bà là chỗ dựa, là mái ấm tình thương của con cháu. Thức khuya dậy sớm vì hạnh phúc của cháu con đã trở thành “thói quen” của bà trong “mấy chục năm”, trong cả đời bà:
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm.
Cảm xúc dâng trào khi nhà thơ nghĩ về bà, về bếp lửa, và việc bà nhóm lửa. Một sự tổng kết và ngợi ca về đời bà, tình bà. Bà là suối nguồn của ấm no và hạnh phúc, là tình thương của tuổi thơ. Bếp lửa mà bà nhen nhóm một đời người là ngọn lửa “kì lạ và thiêng liêng”. Điệp ngữ: “nhóm bếp lửa”, “nhóm niềm yêu thương”, “nhóm nồi xôi gạo mới”, “nhóm dậy cả những tâm tình”… bốn lần vang lên qua vần thơ cảm thán đã khắc sâu hình ảnh người bà, tiêu biểu cho những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam, biểu lộ niềm tôn kính và biết ơn vô hạn. Ý tưởng sâu sắc đẹp đẽ. Ngôn từ biểu cảm. Hình tượng người bà và bếp lửa kì vĩ, tráng lệ:
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!
Các từ ngữ “ấp iu nồng đượm”, “yêu thương”, “ngọt bùi”, “chung vui” thể hiện sự tinh luyện của một ngòi bút nghệ thuật, đã diễn tả thật hay tình thương, niềm vui, sự no ấm hạnh phúc mà bà đã mang lại cho con cháu. Bà đã “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”, nuôi dưỡng và làm bừng sáng những ước mơ, những khát vọng của đàn cháu nhỏ. Bếp lửa bà đã nhóm lên ngọn lửa của tình thương ấm áp. Nhà thơ sung sướng tự hào thốt lên: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
Đã có nhiều thơ ca viết thật hay về người mẹ hiền. Nhưng chưa có nhiều bài thơ viết về bà, và đạt tới độ đặc sắc như bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
Hình ảnh người bà đôn hậu được thể hiện qua hình tượng “bếp lửa”, “nhóm lửa” và “ngọn lửa” rất gần gũi với tâm hồn mỗi chúng ta. Bà thương cháu bao nhiêu thì cháu lại kính yêu và biết ơn bà bấy nhiêu.
Bài thơ Bếp lửa đã nói lên thật xúc động, trong sáng một nét đẹp trong gia đình Việt Nam, trong đạo lí dân tộc, và trong tâm hồn mỗi chúng ta. Câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” đã trở thành câu thơ trong trí nhớ nhiều người gần xa…

Phân tích đoạn thơ ‘Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen, … Ôi kì lạ và thiêng liêng’- Mẫu 2

Tuổi thơ của mỗi một con người đều hiện diện những hình ảnh rất thiêng liêng đáng quý trong ký ức, đó có thể là bóng dáng của người mẹ với những lời ru ngọt ngào, người cha với những lời dạy sâu sắc,… Và đối với tác giả Bằng Việt thì đó là hình ảnh người bà và bếp lửa đầy thiêng thiêng, đã nằm sâu trong ký ức tuổi thơ, với những tình cảm kính yêu, mặn nồng chan chứa của người cháu dành cho bà trong bài thơ Bếp lửa.

Tác giả Bằng Việt, tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê tại Hà Nội, ông là một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Phong cách thơ của Bằng Việt giàu những suy tưởng, triết luận sâu sắc, giọng thơ trầm bổng, tâm tình, thủ thỉ. Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả có chuyến đi du học ở nước ngoài, rời xa quê hương. Tác phẩm được in trong tập Hương cây – Bếp lửa (1968) cùng chung với tác giả Lưu Quang Vũ.

Xuyên suốt một bài thơ dài như thế có lẽ hình ảnh người bà và bếp lửa hiện lên rõ nét và thiêng liêng nhất trong ký ức, với nhiều những suy ngẫm của tác giả ở trong đoạn thơ sau:

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

Trong 3 câu thơ đầu, hình ảnh người bà hiện lên qua hành động quen thuộc, “rồi sáng, rồi chiều” nhóm lên bếp lửa hồng với niềm tin kỳ lạ. Hình ảnh bếp lửa bà nhen có 2 tầng ý nghĩa, đầu tiên là lớp nghĩa tả thực, ngọn lửa của bà chính là nguồn ánh sáng, là hơi ấm để sử dụng trong gia đình, với lớp nghĩa ẩn dụ thì hình ảnh ngọn lửa ấy lại chính là tượng trưng cho một niềm tin lạc quan, bất diệt, là những ước mơ, tình cảm mà người bà dành cho cháu lúc nào cũng ấm nồng và sáng như ngọn lửa nơi góc bếp của bà, nơi bà luôn ủ sẵn. Bếp của bà chẳng bao giờ nguội lạnh, mà luôn có hình ảnh ngọn lửa đỏ rực đang bập bùng, tựa như tấm lòng của người bà mãi dành cho người cháu thân yêu, mong cháu sớm ngày trở về, với một niềm tin vững chắc rằng đất nước rồi đây sẽ lại hòa bình, cháu lại bên bà như những ngày còn thơ ấu, cùng bà nhen lên bếp lửa nồng đượm ấm áp.

Trong những câu thơ tiếp, người cháu đã có những suy ngẫm về cuộc đời của bà. Bà nuôi cháu nhỏ từ năm lên 4, cuộc đời bà vốn chất đầy những khó khăn cực nhọc, bà là hiện thân của những người phụ nữ chịu thương chịu khó, tần tảo sớm trưa, hết nuôi con nay lại nuôi cháu cứ như thế “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”, mà bà chưa một lần than khó nhọc. Bà chăm chỉ, thức khuya dậy sớm, thói quen ấy dường như đã ăn sâu vào tâm hồn của bà “mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ”, bà chưa một lúc nào quên nhóm lên ngọn lửa hồng nơi góc bếp, nấu cho gia đình những bữa ăn giản dị, khoai sắn nhưng đầy ắp tình yêu thương, bảo bọc. Bếp lửa bà nhóm mỗi sớm chiều là hiện thân cho những tình cảm chan chứa của người bà dành cho cháu, là sự đoàn kết sẻ chia lẫn nhau trong gia đình và bếp lửa ấy cũng chính là khởi nguồn cho những giấc mơ trong tâm hồn của người cháu. Bếp lửa ấy tưởng thân quen và bình dị nhưng nó lại mang cả những giá trị và ý nghĩa cực kỳ thiêng liêng sâu sắc mà Bằng Việt đã phải thốt lên “Ôi! Kỳ lạ và thiêng liêng-Bếp lửa”. Đúng như vậy, qua những dòng ký ức của người cháu, ta có thể nhận ra rằng, bếp lửa và người bà là những ký ức đáng quý nhất trong lòng người cháu, bà giống như người giữ lửa và truyền lửa cho cháu. Ngọn lửa trong tâm hồn ấy là tinh thần yêu quê hương, đất nước sâu sắc, nỗi khát khao được ra tiền tuyến giành lại tự do cho dân tộc, cho bà. Và hình ảnh bếp lửa của bà cứ bập bùng mấy chục năm trời ấy chính là niềm tin bất diệt của người bà cũng là của người cháu về một tương lai đất nước tươi đẹp hơn, về một tương lai bà cháu đoàn tụ, về lại bên nhau như những ngày thơ bé.

Bằng những hình ảnh giản dị, trong sáng và thân thuộc kết hợp với giọng thơ như thủ thỉ tâm tình, hình ảnh người bà và ngọn lửa trong ký ức của tác giả đã hiện lên với một tình cảm ấm áp, trân trọng. Hình ảnh ấy cũng mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và triết luận về niềm tin chiến thắng, về tình yêu thương tin tưởng của người bà dành cho đứa cháu đang ở chiến trường xa xôi, đó là những tình cảm cao đẹp và trân quý nhất.

Phân tích đoạn thơ ‘Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen, … Ôi kì lạ và thiêng liêng’- Mẫu 3

Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trường thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông  thường viết về những kỉ niệm, ước mơ gần gũi với cảm xúc tinh tế, giọng điệu trâm tĩnh sâu lăng, giàu chất suy tư, triết luận. Bài thơ Bếp lửa trích từ tập thơ Hương cây – Bếp lửa in chung với Lưu Quang Vũ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ngành Luật ở nước ngoài.

Đoạn thơ đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la, sự chăm chút của bà đối với cháu nhỏ. Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể ở câu trên, tác giả chuyển thành hình ảnh ngọn lửa trong lòng bà:

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

Như thế, bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu củi rơm mà còn được nhen lên từ ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương “luôn ủ sẵn” trong lòng bà, của niềm tin vô cùng “dai dẳng”, bền bỉ và bất diệt. Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, là niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu.

Với sự bình tĩnh, vững lòng, bà đã trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu vượt qua mọi thử thách khốc liệt của chiến tranh:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”

“Bếp lửa bà nhen ”sớm sớm chiều chiều đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình thương “luôn ủ”, ngọn lửa của niềm tin vô cùng “dai dẳng” bền bỉ và bất diệt:

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,

Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…

Điệp ngữ “nhóm” được nhắc lại bốn lần với những ý nghĩa phong phú, gợi nhiều liên tưởng. Từ hành động, bà đã nhóm dậy những gì thiêng liêng, cao quý nhất của con người. Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm lên tình yêu thương, nhóm lên niềm vui cuộc sống, nhóm lên nghĩa tình hồn hậu, nhóm lên tâm tình, ước vọng của tuổi thơ.

Từ những kỉ niệm ấu thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ và nhân dân sâu nặng nghĩa tình. Chính nhờ ngọn lửa mà bà “ủ”, bà “nhen”, bà “giữ”, cháu biết cách sống ân nghĩa, thủy chung, biết mở lòng ra với mọi người xung quanh, biết sẻ chia, gắn bó với xóm làng. Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà thêm hiểu, thêm yêu dân tộc mình, nhân dân mình.
Trong tâm trí nhà thơ, bếp lửa và bà là những gì tuy thật bình dị, song ẩn giấu điều cao quý thiêng liêng. Cảm xúc dâng trào, tác giả đã phải thốt lên:
“Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”.

Thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu tha thiết, tình cảm xúc động bồi hồi, suy tưởng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và nghị luận, sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa cụ thể vừa gần gũi, vừa giàu cảm xúc vừa mang ý nghĩa biểu tượng.

Người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người. Từ tình cảm mến yêu và lòng biết ơn vô hạn của người cháu dành cho bà, và cho cả quê hương, đất nước, nhà thơ muốn khẳng định triết lí : hững gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất.

“Bếp lửa” của Bằng Việt là những hồi tưởng và suy ngẫm đẹp đẽ của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Phân tích đoạn thơ ‘Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen, … Ôi kì lạ và thiêng liêng’- Mẫu 4

“Bếp lửa” là một bài thơ hay viết về tình bà cháu. Trong đó ba khổ thơ cuối cùng đã để lại ấn tượng thực sự sâu sắc:

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

Một lần nữa qua lời thơ của tác giả ta đã cảm nhận được sự khó nhọc của người bà khi ngày ngày, sớm chiều nhen bếp lửa. Tại sao bà có thể nhẫn nại hy sinh đến như vậy. Do trong lòng bà luôn có một ngọn lửa niềm tin ủ sẵn. Ngọn lửa của niềm tin đất nước sẽ hòa bình độc lập, cuộc sống sẽ được nâng cao, không còn viễn cảnh đói nghèo nữa, đất nước sẽ thống nhất với nhau, người thân và gia đình sẽ không còn chịu cảnh thoát li nữa mà sẽ về sum họp cùng bà lúc cuối đời. Là ngọn lửa của niềm tin đứa cháu mình sau này sẽ nên người, sẽ noi gương được cha mẹ, sẽ nhận ra được sự khó nhọc của bà trong công việc nuôi dạy cháu từ đó người cháu có thể quyết tâm học thành tài để xây dựng đất nước tươi đẹp hơn, giàu đẹp hơn. Bà luôn mong cháu sẽ cống hiến mãi không nguôi cho tổ quốc giống như Thanh Hải trong “Mùa xuân nho nhỏ”:

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

Nếu bài thơ dừng lại ở đây thì đã có thể xem là một áng thơ hay lắm rồi. Nhưng cảm xúc của đứa cháu khi nhớ về bà, nhớ về quãng đời cơ cực cùng bà nhóm lửa, nhớ về công lao dạy dỗ của bà…. qua những vần thơ giản dị mà thấm thía, với những điệp ngữ và từ ngữ được vận dụng một cách rất linh hoạt sáng tạo. Nhưng đến đây dòng tâm niệm của tác giả vẫn chưa nguôi. Vẫn thốt lên những câu thơ lay động tâm hồn:

“Giờ cháu đã đi xa

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Những vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

Dù cho tác giả đã hoàn thành nguyện ước của bà. Đã là một con người thành đạt, sống có ích cho xã hội. Đã sống trong một điều kiện đầy đủ tiện nghi “có lửa trăm nhà niềm vui trăm ngả”. Nhưng lòng tác giả vẫn luôn hướng về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Bằng Việt sẽ mãi mãi không quên cái bếp lửa bà nhen, công lao dưỡng dục.

Bằng Việt đã vô cùng khéo léo sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc, cách gieo vần, láy điệp từ và những hình ảnh có sức thuyết phục cao và những liên tưởng độc đáo tạo nên giá trị cho bài thơ. Ta cảm nhận được ở đây tám lòng biết ơn sâu nặng, nhớ nhung da diết, tâm chân tình của nhà thơ đối với người bà yêu dấu.

Đọc “Bếp lửa” thêm một lần nữa, chúng ta cảm thấy trong lòng lại trào dâng niềm cảm xúc. Bài thơ đã khơi dậy cho chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, quê hương và đất nước. Càng suy ngẫm, thấm từng lời thơ của bằng việt ta càng hiểu thế nào là nỗi nhớ quê hương.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Phân tích đoạn thơ ‘Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen, … Ôi kì lạ và thiêng liêng’ – bếp lửa” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 10/2024!