Updated at: 08-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” chuẩn nhất 10/2024.

Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em- Mẫu 1

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là văn bản trích trong “Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em” họp lại Liên hợp quốc ngày 30 – 9 – 1990.
Văn hẳn được trích lục ở đây gồm có 17 điều:
– Điều 1 và 2 là lời kêu gọi.
– 5 điều tiếp theo (3-7): Sự thách thức.
– 2 điều tiếp theo (8 – 9): Cơ hội.
– 8 điều còn lại (10 – 17): Nhiệm vụ.
Cấu trúc của văn bản rất chặt chẽ và hợp lí. Lời kêu gọi mở đầu hướng về những ai, và vì đối tượng nào mà ra lời tuyên bố. Sự thách thức nói lên thực trạng, tình trạng sống còn đau khổ của trẻ em thế giới. Hai điều cơ hội chỉ ra hoàn cảnh xã hội và lịch sử thuận lợi. Phần Nhiệm vụ là nội dung chính của bản tuyên bố. Tính pháp lí, tính cộng đồng, tính nhân đạo bao trùm văn bản này.
Mở đầu Bản tuyên bố là lời kêu gọi “khẩn thiết” hướng tới “toàn thể nhân loại” vì mục đích “hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn” (điều 1). Điều 2 nói rõ vì ai, vì đối tượng nào, đối tượng ấy ra sao mà ra lời kêu gọi. Đó là tất cả trẻ em trên thêd giới, một lớp người “đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc”. Lớp người nhỏ tuổi ấy cần “phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển”. Hòa bình, ấm no, hạnh phúc là điều kiện, là nhu cầu sống của trẻ em. Tính cộng đồng (rộng lớn), tính nhân đạo được thể hiện rất rõ và vô cùng sâu sắc.
Năm điều tiếp theo nói về sự thách thức, phản ánh thực trạng, điều kiện sống của tuổi thư trên thế giới. Vô số trẻ em phải chịu bao nhiêu “nỗi bất hạnh là “nạn nhân” của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Có những cháu chịu cảnh tị nạn, tàn tật bị “đối xử tàn nhẫn và bóc lột” (điều 4).
Có hàng triệu trẻ em ở các nước đang phát triển, chậm phát triển sống trong đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Nguyên nhân chính là do “tác động nặng nề của nợ nước ngoài”, hoặc tình hình kinh tế “không có khả năng tăng trưởng” (điều 5).
Điều 6 nêu lên những số liệu đáng sợ: mỗi ngày trên thế giới có 40.000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật, hội chứng AIDS, hoặc do điều kiện sống: thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh, và do tác động của vấn đề ma túy (điều 6).

Văn bản không chỉ nêu lên thực trạng của trẻ em thế giới, mà còn nói lên nguyên nhân, nhưng không hề đụng chạm tới quốc gia nào. Đó là tính pháp lí thể hiện một cách viết sâu sắc, tế nhị.

Phần Cơ hội chỉ có 2 điều. Sự liên kết của các nước và “công ước về quyền của trẻ em” đã tạo ra cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi trẻ em “được thực sự tôn trọng” ở khắp nơi trên thế giới (điều 8).
Bầu không khí chính trị quốc tế được “cải thiện” (cuộc chiến tranh lạnh được phá bỏ), sự hợp tác và đoàn kết quốc tế (khôi phục và phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường…), giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em (điều 9).
Những cơ hội ấy đã được tận dụng trong 15 năm qua, làm cho sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em trên nhiều khu vực, nhiều quốc gia thu được nhiều thành tựu tốt đẹp.
Phần Nhiệm vụ có 8 điều (10 – 17)
– Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em, cứu vãn sinh mệnh trẻ em, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh (điều 10).
– Chăm sóc nhiều hơn đối với trẻ em bị tàn tật và có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn (liên hộ: hàng chục vạn trẻ em ở nước ta bị chất độc màu da cam trong chiến tranh.) (điều 11).
– Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ vì lợi ích của trẻ em toàn cầu, các em gái cần được đối xử bình đẳng (điều 12).
– Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở ( điều 13).
– Bảo đảm an toàn cho phụ nữ khi mang thai và sinh đẻ, kế hoạch hóa gia đình để trẻ em lớn khôn và phát triển (điều 14).
– Cần tạo cho trẻ em một môi trường sống, một xã hội tự do để trẻ em có nơi nương lựa an toàn, được khuyến khích tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội (điều 15).
– Khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở tất cả các nước, tìm ra giải pháp “nhanh chóng, rộng lớn và lâu bền” cho vấn đề nỢ nước ngoài (điều 16).
– Điều 17 chỉ ra điều kiện để thực hiện những nhiệm vụ đã nêu ra cần “những nỗ lực liên tục”, “sự phối hợp trong hành động” của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế.

Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em- Mẫu 2

Trong các quyền về trẻ em trên thế giới, không thể thiếu được một quyền quan trọng đối với trẻ em là quyền bảo vệ trẻ em, tạo những cơ hội cho trẻ em học tập, phát triển và bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ trong cuộc sống.

Trước những thách thức to lớn khiến trẻ em bị kiềm hãm, khó phát triển và cũng là nạn nhân của các cuộc khủng hoảng kinh tế, đói nghèo, bệnh tật hay thậm chí là tệ nạn xã hội… Đối với những thách thức đó, thế giới đã tạo ra những thay đổi tạo cơ hội cho trẻ em phát triển. Bằng cách là các nước trên thế giới đã liên kết với nhau đặt ra các quyền lợi dành cho trẻ em hay nói cách khác là tạo nên những phúc lợi cho quyền trẻ em. Hay tạo ra những điều kiện để trẻ em tránh khỏi những cuộc chiến tranh hay các cuộc xuy đột chính trị, hạn chế sự bóc lột, hành hạ, bạo lực hay rơi vào đường của tệ nạn xã hội.

Để làm những việc đó chúng ta phải vạch ra một kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo cho trẻ em. Như tạo cơ hội hổ trợ kinh tế cho trẻ em nghèo để trẻ em có thể cắp sách tới trường. Xây dựng trường học, cơ sở vật chất hay thiết bị dạy học ở những nơi trẻ em nghèo khổ, không có điều kiện đi học hoặc những nơi trẻ em không biết chữ. Kêu gọi mọi người hỗ trợ, đóng góp để giúp đỡ các em nghèo, khuyết tật, bị mù chữ…Chỉ cần ta mở rộng tấm lòng, mỗi người đóng góp một ít thì có thể giúp cho trể em có hoàn cảnh khó khăn được hạnh phúc. Như các em bị chất độc màu da cam, cần có một lớp học tình thương, các trung tâm cứu trợ trẻ em bị mồ côi, khuyết tật và không có nơi nương tựa…Trẻ em cần phải được gia đình và xã hội bảo vệ khỏi sự hành hạ, mua bán, bắt cóc và nên hướng dẫn trẻ em những hành động phù hợp để phòng tránh. Ngoài ra trẻ em còn phải được nuôi dạy, chăm sóc, dạy dỗ về thể chất, trí tuệ, tinh thần và quan trọng nhất là đạo đức. Trẻ em còn phải được chăm lo về việc học tập và giáo dục, môi trường sống tốt. Trẻ em còn có quyền được tự do tham gia những hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động của Đoàn, Đội hoặc của bộ Giáo dục để trẻ em đươc giải trí, phát triển và rèn luyện những kĩ năng cần thiết có ích trong cuộc sống.

Trẻ em sẽ là những con người trong tương lai giúp đất nước phát triển và sánh vai với các nước hiện đại khác. Nên về vấn đề tạo cơ hội để bảo vệ, chăm sóc để trẻ em phát triển đã được cộng đồng quốc tế nói chung và nước Việt Nam nói riêng, ý thức đầy đủ cụ, cụ thể, thiết thực. Để xứng đáng với việc bảo vệ, quan tâm, chăm sóc ấy, chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực trong học tập, rèn luyện để có thể gánh vác trọng trách tương lai đất nước sau này.

Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em- Mẫu 3

“Bảo vệ và phát triển trẻ em” là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở mỗi đất nước. Bởi ;” Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai ” . Đây là câu nói mang đầy đủ ý nghĩ về trẻ em.Mọi đứa trẻ đều ngây thơ như một tờ giấy trắng, lại rất dễ bị tổn thương nên cần được nâng niu, yêu thương, cần được khuyến khích cho chúng can đảm hơn trong cuộc sống, được thoải mái vui chơi, học tập, không âu lo, buồn tủi.

Vào những năm gần đây, trẻ em đã bị mắc phải vào những tệ nạn xã hội chẳng hạn như nghiện ma tuý, cờ bạc, tham gia các hoạt động không lành mạnh, làm mất đi nét văn hoá của xã hội. Có nhiều trẻ em các vùng miền phải chịu đói, nghèo khổ và bị mồ côi, không nơi nương tựa. Theo như chúng ta đã biết có hơn 2,6 triệu trẻ em bị mắc phải bệnh hiểm nghèo nhưng lại không có người thân kề bên chăm sóc. Vậy nên chúng ta hãy cùng chung tay giúp đỡ các trẻ em đó, có gì giúp nấy, có ít giúp ít, có nhiều giúp nhiều và chúng ta nên đưa đến cô nhi viện cho những trẻ em bị mồ côi để họ có thể chăm sóc và nuôi dưỡng. Bên cạnh đó cần phải giúp đỡ cho những mảnh đời khó khăn hơn như đóng góp vào chiên dịch nụ cười hồng để các bạn nghèo khó có tập sách để đi học.

Hiện nay ở các nơi trên thế giới , sự phát triển của trẻ em không được đảm bảo hoàn toàn. Nhất là ở những nước nghèo, trẻ em không được đáp ứng đủ các nhu cầu về vật chất: đó nghèo, không có nhà ở; và thiếu thốn về cả tinh thần: không có cha mẹ, không được đến trường. Và có khi là bị tước đi những quyền lợi ích của chính mình

Chăm sóc, giáo dục hay quan trọng hơn là việc bảo vệ trẻ em chưa bao giờ là một chuyện dễ dàng. Đây không phải là việc riêng của một cá nhân nào mà chính là trách nhiệm của toàn xã hội. Tuy nhiên, bảo vệ trẻ em hiện nay vẫn đang là sự việc không được mọi người thực sự xem trọng nên vẫn còn nhiều thách thức. Số trẻ em bị tai nạn thương tích ngày càng giảm, tuy nhiên nổi lên những năm gần đây là số lượng trẻ em bị bạo hành, xâm hại ngày càng cao. Có tình trạng trẻ em gái bị rủ rê, lừa gạt, ép buộc đi khỏi địa phương, đi nơi khác làm việc hoặc bị bán ra nước ngoài nhưng các cơ quan chức năng, kể cả gia đình chưa chủ động nắm bắt, vẫn còn lơ là trong việc bảo vệ trẻ nhỏ. Thậm chí vấn đề bất bình đẳng giữa trẻ em giàu- nghèo, người dân tộc thiểu số hay nông thôn- thành thị vẫn còn khá rõ rệt. Tuyên truyền các điều luật về bảo vệ trẻ em còn kém, nhất là ở nông thôn, miền núi và vùng sâu vùng xa.

Trẻ em cũng có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển trí tuệ và thể lực một cách toàn diện như được học tập đầy đủ , được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao của trường lớp ,… Nhưng trong thực tế hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em không được đến trường hoặc chưa trải qua giáo dục cơ sở. Vì vậy cần phải đấu tranh cho trẻ em có quyền được đi học và vui chơi giải trí để phát triển một cách toàn diện sau này là những nhân tài cho đất nước .

Để chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất, hướng các em đến một môi trường lành mạnh, cơ bản, để phát triển toàn diện, sẽ cần rất nhiều thời gian. Điều này không đơn thuần chỉ là trách nhiệm, mà chúng ta, mỗi gia đình, cả cộng đồng xã hội đều phải vào cuộc bằng cả cái nhìn tích cực và trái tim yêu thương dành cho trẻ. Hơn thế, còn phải biết lắng nghe trái tim trẻ em nói bằng sự tôn trọng của người lớn, chỉ như thế, chúng ta mới dễ dàng vượt qua được những thách thức.

Ngày nay, nước ta vẫn còn rất nhiều trẻ em không được đến trường để phát triển về tri thức. Mỗi trẻ em có khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn rất nhiều so với người lớn. Việc trẻ em không được đi học sẽ khiến cho đất nước mất đi rất nhiều nhân tài và nguồn nhân lực lớn cho phát triển nước ta. Ngoài ra, có nhiều trẻ em đã không đc đi học còn bị bóc lột sức lao động bằng những công việc nặng nhọc. Bên cạnh đó nước ta cũng đã quản lí chặc chẽ hơn về quyền bảo vệ trẻ em. Trẻ em ngày càng được học tập trong môi trường cải thiện hơn trước và được bảo vệ hết sức nghiêm ngặc. Là một người học sinh, cảm nhận của chúng em về việc bảo vệ và phát triển trẻ em nước ta đang có những đổi mới tốt hơn giúp cho cuộc sống trẻ em phần nào lành mạnh hơn.

Vấn đề bảo vệ trẻ em đã được thế giới nói chung và Việt nói riêng ý thức đầy đủ và xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo tất cả các trẻ em được an toàn và phát triển một cách toàn diện

Để xứng đáng với sựu quan tâm, chăm sóc của mọi người,mỗi người học sinh chúng ta phải có ý thức vươn lên, cố găng trong học tập và rèn luyện sánh đất nước có thể sánh cùng năm châu như Bác Hồ đã nói.

Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em- Mẫu 4

Trong bất kì thời đại nào, trẻ em chính là những mầm non cần được yêu thương và chăm sóc. Đó là thế hệ tương lai của đất nước, là chồi non xanh mát giữa vườn đời. Bởi vậy trẻ em cần được bảo vệ, được dạy dỗ và chăm sóc chu đáo, “Tuyên bố thế giới về sự sống còn của trẻ em” được viết vào năm 1990 của Liên Hợp Quốc đã một lần nữa khẳng định tính cấp bách và cần thiết, vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân, quốc gia và thế giới đối với trẻ em.

Đầu tiên, tác giả bài viết đã đưa ra lời kêu gọi vô cùng mạnh mẽ và khẩn thiết hướng tới tất cả mọi người nhằm mục đích đảm bảo tương lai tốt đẹp cho mọi trẻ em trên toàn thế giới. Mỗi đứa trẻ đều khát khao được yêu thương, các em ngây thơ, trong sáng và dễ bị tổn thương, những đứa trẻ hồn nhiên ấy chưa thể tự mình bước đi trên chính đôi chân của mình được mà cần sự nâng đỡ, chở che từ bố mẹ, những người thân yêu và của tất cả mọi người. Chúng phải được sống trong sự ấm no, hoà bình, được học tập, được vui chơi và được bảo vệ.

Lời kêu gọi thật chân thành, thấu đáo, thôi thúc mỗi người nhận thức và hành động. Sau lời kêu gọi, tác giả đã nêu rõ thực trạng hiện nay và những thách thức mà còn người phải vượt qua, phải nỗ lực. Đó là những nỗi bất hạnh của vô số trẻ em trên thế giới, chúng là nạn nhân của chế độ phân biệt chủng tộc, của chiến tranh và bạo lực, hàng ngàn trẻ em vui tàn tật, khuyết tật, thiểu năng, và nhiều nhiều những đứa trẻ bị đối xử tàn nhẫn và bóc lột sức lao động nặng nề. Những đứa trẻ ấy không chỉ khó khăn về vật chất mà tinh thần còn bị đày đoạ, sống thiếu thốn tình thương. Vì tăng trưởng kinh tế không đồng đều, suy thoái, nợ nước ngoài mà nhiều đứa trẻ phải sống vô gia cư, không nơi nương tựa. Cái đói, cái nghèo đày đoạ các em, nạn mù chữ vẫn còn dai dẳng, bệnh dịch xảy ra nhiều nơi,…thật thương tâm và đáng quan ngại. Đồng thời, do những tác động của môi trường, của ma túy, điều kiện sống tồi tàn mà mỗi ngày trên thế giới đều có hàng chục nghìn đứa trẻ chết vì suy dinh dưỡng, vì AIDS và các bệnh tật khác.

Song, không chỉ thách thức mà ta còn có cả những cơ hội để có thể thay đổi, giúp đỡ hàng triệu trẻ em trên thế giới có cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó là công ước quốc tế về quyền trẻ em được ban hành, các em khắp mọi nơi sẽ được tôn trọng và bình đẳng hơn, sẽ không còn nạn phân biệt, trọng khinh trong xã hội. Sự liên kết giữa các quốc gia dân tộc tạo cơ hội lớn để trẻ em phát triển bản thân hơn, học hỏi nhiều điều trong môi trường giáo dục quốc tế để tiếp thu những tinh hoa văn hoá và tiếp cận với những tiến bộ mới của trí thức, khoa học. Thế giới ngày một hoà bình hơn, chiến tranh không còn, cùng nhau hợp tác và phát triển nguồn kinh tế, từ đó các nước nghèo ngày càng phát triển và giàu mạnh hơn, trẻ em cũng vì thế được quan tâm mà chăm sóc tốt hơn, những phúc lợi cho trẻ ngày càng tăng. Những cơ hội luôn là tiềm năng lớn để cộng đồng cùng nhau góp sức chung tay.

Cuối cùng, tác giả nêu lên nhiệm vụ của toàn nhân loại ngày lúc này với trẻ em. Cần phải chú trọng chăm sóc sức khỏe trẻ em, giảm tỉ lệ tử vong tới mức thấp nhất, đối với những trẻ bị tàn tật, khuyết tật hoàn cảnh gia đình khó khăn cần được quan tâm hơn nữa, giúp đỡ động viên về vật chất và tinh thần kịp thời. Tạo điều kiện cho trẻ em được học tập tử tế, xoá nạn mù chữ, xoá bỏ sự phân biệt nam nữ, tăng cường vai trò của phụ nữ trên mọi phương diện. Tạo cho những mầm non một môi trường sống thuận lợi và tốt đẹp nhất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tất cả mọi quốc gia, khu vực, khuyến khích các hoạt động tuyên truyền xã hội về quyền trẻ em rộng rãi. Cộng đồng thế giới cùng chung tay, góp sức, nỗ lực hết mình và liên tục, thống nhất hành động nhằm mang tới cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất.

Bản tuyên bố thật ý nghĩa và chứa đựng những giá trị to lớn. Đất nước ta hiện nay không ít những trẻ em bơ vơ không nơi nương tựa, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn buộc phải bỏ học từ sớm để đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình. Cái ăn, cái mặc thiếu thốn khiến suy dinh dưỡng, thấp còi còn rất nhiều, một số vùng dân tộc thiểu số trẻ em chưa được quan tâm đúng mực về giáo dục, dạy chữ. Một số khác lại vì được quá nuông chiều nên dễ bị hư hỏng, đua đòi. Vì vậy, cần quan tâm và có hướng phát triển hơn nữa để bảo vệ và chăm sóc trẻ em, tạo những điều kiện tốt nhất để các em phát triển.

Đọc văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em”, em càng thấm thía hơn sự lo lắng, quan tâm của tất cả mọi người dành cho trẻ em. Qua đó em cũng ý thức được trách nhiệm cũng như xứ mệnh của bản thân cũng như thế hệ trẻ Việt Nam trong việc chung tay bảo vệ trẻ em, cùng nhau gây dựng nên một xã hội tốt đẹp.

Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em- Mẫu 5

Chăm sóc bảo vệ trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách. Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định, vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em quan trọng. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Bởi gia đình có trách nhiệm thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 10/2024!