Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều” chuẩn nhất 01/2025.
Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều- Mẫu 1
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là đoạn mở đầu trong đoạn đời 15 năm trời lưu lạc đau khổ của nàng Kiều. Đoạn thơ dài 34 câu, từ câu 619 đến câu 652 trong Truyện Kiều.
Đoạn thơ làm sống lại một cảnh mua bán người thời trung cổ, thể hiện bút pháp nghệ thuật tự sự và tả người của thi hào Nguyễn Du. Nét đặc sắc nhất là nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ nhân vật Mã Giám Sinh.
Trước cảnh gia biến, Kiều là đứa con chí hiếu quyết bán mình chuộc cha thoát khỏi vòng tù tội:
Hạt mưu sá nghĩ phận hèn.
Liều dem tấc cỏ, quyết đền ba xuân.
Khách đến mua Kiều là “người viễn khách” được mụ mối đưa vào để “ vấn danh”, để ăn hỏi và xin cưới! Cách giới thiệu có vẻ trang trọng. Phải chăng “viễn khách” đi tìm người đẹp để “cầu hôn?”.
Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.
Khách tự giới thiệu mình là “kẻ sĩ” – sinh viên trường Quốc Tử Giám, chỉ nói họ không xưng tên, rất kiểu cách quý tộc; sau đó giới thiệu quê hương bản quán: “huyện Lâm Thanh cũng gần”. Hai chữ “rằng” nối tiếp nhau xuất hiệu biểu lộ một thái độ kiêu kì coi thiên hạ bằng nửa con mắt. Khẩu ngữ đối đáp của ” viễn khách” vừa hợm hĩnh vừa thô lậu, khiếm nhã:
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”,
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần“.
Đọc “Truyện Kiều” ta mới thấu tỏ nguồn gốc “viễn khách”. Y với mụ Tú Bà là những kẻ “Làng chơi đã trở về già hết duyên”. Sống ở Lâm Tri “Quanh năm buôn phấn bán hương đã lề”. Sinh viên trường Quốc Tử Giám, “huyện Lâm Thanh cũng gần” mà Mã Giám Sinh tự giới thiệu chỉ là một sự khoe mẽ, bịp bợm. Viễn khách chỉ là một kẻ buôn thịt bán người “Quen mối lại kiếm ăn miền nguyệt hoa”.
Đây là bức chân dung truyền thần tên lái buôn họ Mã:
Quá niên trạc ngoại tứ tụần,
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.
Nhân cách y hé lộ dần. Cái “nhẵn nhụi” của mày râu gợi lên một ấn tượng dung tục, tầm thường; cái “ bảnh bao” của áo quần biểu lộ một tính cách giả dối. “Mày râu nhẵn nhụi” và “ áo quần bảnh bao” là hai hình ảnh, hai nét vẽ châm biếm Mã Giám Sinh “vẫn là một đứa phong tình đã quen”.
Lần đầu Kim Trọng gặp Thúy Kiều, người đẹp có bao giờ quên được hình ảnh văn nhã:
Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau lưng theo một vài thằng con con.
” Vài thằng con con” là những chú tiểu đồng đáng yêu. Mã Giám Sinh cũng thầy – tớ”, cũng có “trước – sau” ra vẻ sang trọng, lên bộ quan dạng, mỗi bước đi là có kẻ đón người đưa, có kẻ hầu người hạ. Nhưng giữa thầy và tớ của ông khách viễn phương này sao mà “lao xao” ồn ào, lộn xộn, không chút lễ giáo, thiếu nền nếp, đáng khinh:
Trước thầy sau tớ lao xao
Mới được mụ mối “rước vào lầu trang”, cách ứng xử, cách đứng ngồi của Mã Giám Sinh càng bộc lộ tư cách của kẻ hạ lưu lại còn hợm hĩnh lên mặt:
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang,
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng.
Cái lối “ngồi tót” là cách ngồi của bọn con buôn, của “phường buôn thịt”, của “quân buôn người”. Cái cử chỉ “sỗ sàng” là cử chỉ của những kẻ thiếu nhân cách vừa thiếu lễ độ, lịch sự vừa thiếu tự trọng. Hắn coi thường phẩm giá con người. Kẻ chỉ biết “kiếm ăn miền nguyệt hoa” mới có lối “ngồi tót” và cử chi “sỗ sàng” ấy!
Mã Giám Sinh là một kẻ buôn thịt bán người lọc lõi “quanh năm buôn bán phấn hương đã lề”. Khi mụ mối “vén tóc, bắt tay” món hàng thì hắn “cân sắc” rồi “cân tài”, hắn “ép”, hắn “ thử’, hắn bắt Kiều đánh đàn, làm thơ một cách “đắn đo” suy tính kĩ càng. Người “quốc sắc thiên hương” đối với hắn chỉ là một món hàng:
Đắn đo cân sức cân tài,
Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ.
Và chỉ sau khi đã “mặn nồng một vẻ một ưu”, Mã Giám Sinh mới “tùy cơ dặt dìu” mua bán. Tuy nói là “mua ngọc”, tuy lên giọng cao sang là “sính nghi’, nhưng vẫn “cò kè” lúc thì “bớt một”, lúc thì “thêm hai”. Thời gian mặc cả người đẹp đã kéo dài mãi đến “giờ lâu” mới “ngã giá”:
Cò kè bớt một thêm hai,
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.
Cảnh “Mã Giám Sinh mua Kiều” đã thể hiện cái tâm và cái tài của Nguyễn Du. Qua nhân vật Mã Giám Sinh, nhà thơ đã tố cáo, lên án và khinh bỉ “phường bán thịt, quân buôn người” trong xã hội thối nát. Tài sắc của người phụ nữ trở thành một món hàng, nhân phẩm họ bị chà đạp xuống vũng bùn nhơ! Câu thơ “Tiền lưng đã sẵn, việc gì chẳng xong!” là một lời kết án đanh thép những kẻ bất lương làm giàu trên thân xác người phụ nữ.
Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật hiện thực, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất về trang phục, dáng vẻ, cử chỉ, ngôn ngữ, cách mua bán… để khắc họa tính cách nhân vât Mã Giám Sinh. Hắn là một kẻ phong tình, giả dối, bủn xỉn, thuộc “ Tuồng vô nghĩa, ở bất nhân” như Tú Bà đã hạ nhục hắn.
Chữ nghĩa dưới ngòi bút thi hào có một ma lực ghê gớm, tạo nên những nét vẽ sắc sảo như: nhẵn nhụi, bảnh bao, lao xao, ngồi tót, sỗ sàng, dặt dìu, cò kè… Hình ảnh nhân vật Mã Giám Sinh trong “ ruyện Kiều” đã trở thành một điển hình cho bọn “buôn phấn bán hương” trong xã hội, góp phần tô đậm giá trị hiện thực của áng thơ kiệt tác này.
Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều- Mẫu 2
Người ta đã nói nhiều về tài miêu tả nhân vật của Nguyễn Du. Trong Truyện Kiều, dù là nhân vật chính diện hay phản diện đều rất sinh động. Chỉ bằng một vài nét chấm phá nhân vật của ông hiện ra trước mắt người đọc một cách cụ thể cả ngoại hình lẫn nội tâm. Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều đã phần nào chứng minh tài năng miêu tả nhân vật của Nguyễn Du. Chân tướng tên buôn thịt bán người cứ lộ dần qua màn kịch ngắn này.
Mã Giám Sinh xuất hiện với tư cách là một “ viễn khách”. “ Viễn khách” là người khách từ phương xa đến. Ngay từ đầu người khách từ phương xa đến này đã có một chút đáng ngờ:
Hỏi tên rằng: “ Mã Giám Sinh’’
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần.
Cách trả lời nhát gừng, cộc lốc ấy đã hé cho ta thấy người “viễn khách” này chẳng mấy lịch sự. Cách trả lời ấy hoàn toàn xa lạ với một người có học như y tự xưng: sinh viên trường Quốc Tử Giám. Ngay việc y chỉ nói họ mà không nói tên đã chứng tỏ y muốn che giấu tung tích của mình. Hỏi quê quán y cũng trả lời qua quýt cho xong chuyện. Chân tướng Mã Giám Sinh bộc lộ dần qua cách Nguyễn Du miêu tả ngoại hình của y:
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.
“Trạc ngoại tứ tuần” là đã ngoài bốn mươi tuổi. Thời bấy giờ là ở vào tuổi không còn trẻ nữa, thế mà y vẫn “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”. Tác giả cố ý làm nổi bật mâu thuẫn giữa tuổi tác và cách tỉa tót, chải chuốt, cách ăn diện quá mức của y. Những từ “nhẵn nhụi’, “bảnh bao” không chỉ thể hiện được vẻ kệch cỡm của Mã Giám Sinh mà còn kín đáo bộc lộ thái độ châm biếm của Nguyễn Du. Cách ăn mặc “bảnh bao” của y càng chứng tỏ y chẳng phải là một sinh viên trường Quốc Tử Giám hào hoa phong nhã. Hình như y đang cố che đậy một điều gì, qua cách tỉa tót, chải chuốt và ăn diện quá mức ấy. Nhưng dù cố che đậy, bản chất vỏ bọc của y vẫn cứ lòi ra:
Trước thầy sau tớ lao xao
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,
“Trước thầy sau tớ” có vẻ rất đàng hoàng, trịnh trọng, nhưng sao lại “lao xao”? “Lao xao” là ồn ào, lộn xộn mất trật tự. Cả tớ lẫn thầy đều chẳng giữ ý tứ khi vào nhà Vương ông. Vừa vào đến nơi Mã Giám Sinh đã “ngồi tót’ ở “ghế trên” mội cách “sỗ sàng”. Động tác ngồi của y càng chứng tỏ y là kẻ vô học trịch thượng hợm hĩnh. Một người thực sự là sinh viên trường Quốc Tử Giám ít nhất phải thanh nhã như Kim Trọng, đi đứng, ăn nói từ tốn, lịch sự như Kim Trọng:
Nẻo xa mới tỏ mặt người
Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.
Mã Giám Sinh hoàn toàn ngược lại: y nói năng cộc lốc, ăn mặc kệch cỡm, đi đứng láo nháo, hợm hĩnh,… Tất cả đã cho ta hiểu con người của y. Nguyễn Du không dừng lại ở đó, ông còn tiếp tục lột trần chân tướng Mã Giám Sinh. Trước “nét buồn như cúc, điệu gầy như mai”của Kiều, y chẳng một chút động lòng trắc ẩn. Ngược lại y còn bắt Kiều làm thơ, gảy đàn để y “đắn đo cân sắc cân tài’. Sau đó y mặc cả. Y xem Kiều chi là món hàng không hơn không kém. Đầu tiên y còn làm bộ là người có chữ:
Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều,
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?
Sau đó y lộ nguyên hình là một tên “buôn thịt bán người” sành sỏi:
Cò kè bớt một thêm hai,
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.
Từ “đáng giá nghìn vàng” y “cò kè” thêm, bớt chỉ còn “bốn trăm”. Nghĩa là chưa được một nửa… Điều đó chứng tỏ y rất thủ đoạn trong việc mua bán. Mã Giám Sinh đã nắm được tình thế của gia đình Vương ông, y đã tìm cách hạ giá hàng đến mức thấp nhất. Khi màn kịch khép lại cũng là lúc chiếc mặt nạ bị lột trần. Mã Giám Sinh chẳng cần trá hình là một sinh viên trường Quốc Tử Giám nữa. Y đã hoàn thành vai diễn cùa mình:
Định ngày nạp thái vu quy,
Tiền lưng đã có việc gì chẳng xong!
Tính cách con buôn lừa đảo, giả dối, xảo trá, kệch cỡm của Mã Giám Sinh được Nguyễn Du khắc họa khá cụ thể và sinh động. Tính cách đó được thể hiện chủ yếu qua việc miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ và hành động nhân vật. Bằng những từ ngữ chọn lọc có sức gợi, sức biểu cảm cao, Nguyễn Du vừa lột trần được bản chất xấu xa của tên buôn thịt bán người họ Mã vừa bộc lộ thái độ châm biếm khinh ghét của mình đối với hạng người bịp bợm, hợm hĩnh, thô lỗ ấy. Chỉ qua màn kịch ngắn này, chúng ta cũng hiểu phần nào tài năng miêu tả nhân vật của đại thi hào Nguyễn Du.
Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều- Mẫu 3
Trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Thúy Kiều thể hiện nhân vật Mã Giám Sinh là một nhân vật mua phấn bán hương, buôn bán người trên thân thể phụ nữ để kiếm tiền.
Đoạn thơ được miêu tả chi tiết sống động như thời xưa, thể hiện bút pháp nghệ thuật tài tình của thiên tài ngôn ngữ Nguyễn Du. Tác giả Nguyễn Du đã vô cùng tinh tế thể hiện sự đặc sắc trong miêu tả con người, từ vẻ ngoài tới tính tình bên trong. Người khách tới mua Thúy Kiều là một người khách từ phương xa tới được bà mối đưa vào để vấn danh thể hiện tên tuổi của mình. Xin cưới Vương Thúy Kiều một cách đường đường chính chính, một cách trang trọng, uy nghi.
Nhưng sự thật thì có phải Mã Giám Sinh thật sự muốn lấy vợ hay chỉ là một trò bịp bợm giả vờ, lừa đảo chứ thực chất chỉ là một kẻ buôn phấn bán hương, lợi dụng thân xác phụ nữ để kinh doanh mưu lợi bất chính.
Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.
Người khách kia tự giới thiệu mình là người có học, là một kẻ sĩ của trường Quốc Tử Giám chỉ nói họ nhưng không xưng tên, không nói rõ, vẻ ngoài của anh ta luôn tỏ ra là một người quý tộc, quê quán của hắn ở huyện Thanh Lâm. Hai chữ “rằng” nối tiếp thể hiện thái độ vô cùng cao ngạo, kiêu kỳ coi thiên hạ bằng nửa con mắt, có thể một tay che trời. Khẩu ngữ đối đáp của người khách lạ kia vừa hợm hĩnh thô bạo, thiếu lịch sự, khiếm nhã vô cùng.
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”,
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
Trong tuyệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du người ta tỏ rõ nguồn gốc viễn khách kia Mã Giám Sinh với mụ Tú Bà thực chất chỉ là người buôn bán dẫn khách, buôn thịt bán người kiếm tiền mà thôi. Hắn tự xưng mình là kẻ sĩ của trường Quốc Tử Giám là một trường nho sĩ vô cùng tên tuổi của Trung Quốc. Thực chất hắn chỉ là kẻ khoe khoang, bịp bợm, hợm hĩnh mà thôi.
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.
Trong hai câu thơ này thể hiện một diện mạo vô cùng dung tục của một kẻ tầm thương, cái bảnh bao bên ngoài chỉ thể hiện qua bộ quần áo thể hiện một tính cách giả dối. Hình ảnh mày râu nhẵn nhụi thể hiện nét giả dối châm biếm của tác giả Nguyễn Du dành cho nhân vật này, thể hiện ra hắn là con người chải chuốt nhưng không đáng tin, hắn giấu diếm một điều gì đó.
Trước thầy sau tớ lao xao
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang,
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng.
Tác giả Nguyễn Du thể hiện lối viết cái lối ngồi tót thể hiện hành động vô cùng hợm hĩnh của những người buôn thịt bán người, những kẻ lấy thân thể của người phụ nữ làm nguồn kinh doanh lợi nhuận. Từ “sỗ sàng” của Nguyễn Du thể hiện sự thiếu lịch sự, thiếu nhân cách, thiếu tự trọng của những kẻ ít học luôn coi mình là nhất.
Qua hành động này người đọc có thể thấy rằng Mã Giám Sinh dần dần lộ rõ bộ mặt thật của mình là kẻ lõi đời, thiếu học thức chỉ là kẻ quanh năm buôn bán thân xác phụ nữ mà thôi, chứ không phải là người học ở trong Quốc Tử Giám như hắn giới thiệu:
Đắn đo cân sức cân tài,
Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ.
Cò kè bớt một thêm hai,
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.
Trong cảnh Mã Giám Sinh mua Thúy Kiều đã thể hiện cái tài của Nguyễn Du và lòng nhân văn cao thượng của tác giả. Thông qua nhân vật Mã Giám Sinh nhà thơ Nguyễn Du muốn tố cáo lên án xã hội cũ khi để những nhà chứa, kỹ viện, thanh lâu hoạt động một cách công khai, là chốn mua vui cho người có tiền và quan công, vua chúa. Thể hiện thân phận nhỏ bé của người phụ nữ khi sống trong xã hội cũ. Tài sắc của người phụ nữ trở thành một món hàng kiếm lợi nhuận cho những kẻ buôn người kiếm tiền phi pháp.
Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật hiện thực lựa chọn nhiều chi tiết đặc sắc đắt giá, dáng vẻ cử chỉ ngôn ngữ khi tìm cách buôn bán người phụ nữ để khắc họa nhân vật Mã Giám Sinh. Một kẻ phong tình, giả dối, một người buôn người chính hiệu.
Hình ảnh nhân vật Mã Giám Sinh trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành một điển hình cho bọn buôn người trong xã hội phong kiến, thông qua đoạn trích này tác giả muốn tố cáo tội ác của xã hội phong kiến.
Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều- Mẫu 4
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều được trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là đoạn mở đầu cho quãng đời 15 năm lưu lạc đau khổ của Thúy Kiều. Đoạn thơ đã làm sống lại một cảnh buôn bán người thời trung cổ, thể hiện những nét đặc sắc trong nghệ thuật tự sự và tả người của thi hào Nguyễn Du. Đặc sắc nhất là khi tác giả tả nhân vật Mã Giám Sinh.
Vị khách đến mua Kiều là “người viễn khách”, được mụ mối đưa vào để “vấn danh” để ăn hỏi và xin cưới. Vị khách tự giới thiệu mình là “kẻ sĩ” – sinh viên của trường Quốc Tử Giám, chỉ nói họ chứ không xưng tên, rất kiểu cách quý tộc.
“Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh
Hỏi quê, rằng: Huyện Thanh Lâm cũng gần”
Hai chữ “rằng” trong lời giới thiệu đã bộc lộ một thái độ kiêu kì, coi thiên hạ bằng nửa con mắt của Mã Giám Sinh, khẩu ngữ đối đáp của hắn vừa hợm hĩnh lại thô lậu và khiếm nhã. Nguồn gốc của hắn thực chẳng phải kẻ sĩ gì cả, hắn đích thực là một kẻ buôn thịt bán người mà Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung:
“Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”
Vẻ nhẵn nhụi của Mã Giám Sinh gợi lên sự dung tục, tầm thường, sự bảnh bao của áo quần lại biểu lộ sự giả dối, đội lốt, tác giả đã vẽ những nét châm biếm trên chân dung của Mã Giám Sinh. Vị khách này cũng có kẻ tớ, đi một bước cũng có người hầu hạ, ra vẻ rất sang trọng, quan dạng. Nhưng giữa vị thầy và tớ của ông khách này có những điểm lạ thường, gây “lao xao” ồn ào và lộn xộn. Chúng không có chút lễ giáo, phép tắc và thiếu nề nếp, đáng khinh:
“Trước thầy sau tớ lao xao…
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”
Chỉ qua các hành động ứng xử như “ngồi tót”, “sỗ sàng” đã bộc lộ rõ tư cách của những kẻ hạ lưu, thiếu nhân cách và thiếu lễ độ, đó là cách của phường buôn thịt và quân buôn người. Mã Giám Sinh là một kẻ buôn bán người đã lọc lõi “quanh năm buôn bán phấn hương đã lề”. Khi mụ mối “vén tóc, bắt tay” món hàng thì hắn “cân sắc cân tài” rồi “ép” và “thử”, bắt Kiều đánh đàn, làm thơ, đối với hắn dù có là người có quốc sắc thiên hương như Kiều cũng chỉ là một món hàng không hơn không kém, để hẳn mang ra mà cân đo đong đếm.
Sau khi đã “mặn nồng một vẻ một ưu” hắn mới “tùy cơ dặt dìu” mua bán. Cảnh mua bán Kiều đã thể hiện được cả cái tâm và cái tài của Nguyễn Du, qua nhân vật Mã Giám Sinh, tác giả đã tố cáo và lên án một cách khinh bỉ quân buôn thịt bán người trong xã hội phong kiến thối nát. Câu thơ “Tiền lưng đã sẵn, chuyện gì chẳng xong” là một lời vạch trần những kẻ bất lương, làm giàu trên thân xác của người phụ nữ. Bằng bút pháp nghệ thuật hiện thực, nghệ thuật miêu tả người rất tài tình, tác giả đã khắc họa tính cách nhân vật Mã Giám Sinh, hắn là một kẻ phong tình, giả dối, keo kiệt và vô tình, bất nhân bất nghĩa.
Hình ảnh Mã Giám Sinh trong Truyện Kiều hay chính trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều đã trở thành một điển hình cho bọn “buôn phấn bán hương” trong xã hội phong kiến xưa, góp phần tô đậm giá trị hiện thực của tác phẩm.
Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều- Mẫu 5
“Tiếng đàn xưa đứt ngang dây
Hai trăm năm lại càng say lòng người”.
(“Kính gửi cụ Nguyễn Du” – Tố Hữu)
Ra đời hơn hai trăm năm nhưng cho đến bây giờ và muôn đời sau, “Truyện Kiều” vẫn là “món ăn tinh thần” không thể thiếu được đối với con người Việt Nam, vẫn là một tác phẩm bất hủ, vẫn làm “say lòng người”, gắn bó với cuộc sống của mọi thế hệ. Một trong những yếu tố làm cho tác phẩm ấy đi sâu vào lòng người là bởi tiếng nói khẳng định yêu thương và bênh vực giá trị của con người thông qua việc tố cáo xã hội phong kiến mục nát đương thời đầy rẫy những kẻ “bán thịt buôn người” và nhất là thế lực đồng tiền đã ngự trị tất cả. “Mã Giám Sinh mua Kiều” là một trong những đoạn tiêu biểu.
Đoạn trích không chỉ khiến chúng ta xốn xang rơi lệ cho tâm trạng của Kiều trước bi kịch gia đình và bi kịch tình yêu “trâm gãy bình tan” mà còn khiến cho ta căm giận trước hình ảnh một kẻ bất nhân trơ tráo như Mã Giám Sinh.
Bị thằng bán tơ vu oan, cha và em trai bị tra khảo, tài sản gia đình bị bọn sai nha “sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”. Trước cảnh gia biến, Kiều đã quyết định: “Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân”. Đây là một trong những đoạn thơ thành công về nghệ thuật tả người của thiên tài Nguyễn Du – đặc biệt là nhân vật phản diện, tiêu biểu là Mã Giám Sinh. Trước hết tác giả giới thiệu y là “viễn khách” đến làm lễ “vấn danh” – khách phương xa đến hỏi vợ và xin cưới:
“Gần miền có một mụ nào
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh”
Cách giới thiệu có vẻ trang trọng. Hai câu thơ tiếp theo là lời hỏi – đáp:
“Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”
Cách trả lời của hắn thật cộc lốc, khiếm nhã. Kỳ thực Mã Giám Sinh vốn chung lưng với Tú Bà mở lầu xanh:
“Chung lưng mở một ngôi hàng
Quanh năm buôn phấn bán hương đã lề”
Hắn ở Lâm Tri nhưng nói dối là quê ở “Lâm Thanh”. Ở trên hắn nói với mụ mối là “viễn khách”, bây giờ lại nói là “cũng gần”. Đích thực là người ăn nói gian ngoa. Hắn chỉ là tên buôn thịt người nhưng lại khoe hão là sinh viên trường Quốc Tử giám, họ Mã. Lai lịch của y thật mập mờ. Nhân cách hé lộ dần…
“Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
Trước thầy sau tớ lao xao
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra”
Ngoài bốn mươi tuổi mà vẫn trai lơ lố bịch: “nhẵn nhụi” và “bảnh bao” là hai nét vẽ châm biếm. Cũng “thầy” cũng “tớ”, cũng “trước” cũng “sau”, có vẻ sang trọng lắm, đi đâu một bước là có kẻ hầu người hạ, nhưng thầy, tớ của tên “khách viễn phương” này sao mà “lao xao” chẳng có nền nếp, lễ giáo gì!
Đặc biệt là cái cử chỉ ngồi “sỗ sàng” đường đột ở “ghế trên” thể hiện hắn là người không biết giữ ý tứ, không biết lễ phép. Nếu là sinh viên trường Quốc Tử giám thật, thì hắn ta rất kém sĩ hạnh. Chữ “tót” ở đây mang sắc thái khinh bỉ. Nói như nhà phê bình Hoài Thanh “chỉ một từ “lẻn” cho Sở Khanh, chữ “tót” cho Mã Giám Sinh, Nguyễn Du đã thâu tóm toàn bộ bản chất của nhân vật”. Ở đây tác giả không dùng những từ ngữ trang nhã, hình ảnh ước lệ mà sử dụng từ ngữ bình dân mang tính chất tả thực và có ẩn chứa cả thái độ mỉa mai, châm biếm, khinh bỉ của tác giả. Cách miêu tả ở đây khác hẳn với cách khắc họa nhân vật chính diện. Chẳng hạn một Thúy Vân:
“Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”
hoặc một Thúy Kiều:
“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Rõ ràng nghệ thuật tả nhân vật thật linh hoạt. Nhưng có lẽ chân tướng của y qua cuộc mua bán mới được bóc trần:
“Đắn đo cân sắc, cân tài:
Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ”.
Những từ “cân”, “ép”, “thử” thường được dùng khi kiểm nghiệm hàng hóa. Vậy đích thực đây là cuộc mua bán được trá hình và qua những thao tác của y, ta phần nào hiểu được hắn là một tên buôn người khá lọc lõi… Những chữ ấy tưởng giản đơn, lạnh nhạt tưởng chừng như tác giả đang đứng ngoài cuộc làm nhiệm vụ quan sát nhưng kì thực nó đã chứa đựng biết bao tình cảm xốn xang, nhức nhối của một trái tim nhân đạo. Lời nói văn hoa của y cũng không che đậy được bản chất giả nhân giả nghĩa, tính cách thực dụng:
“Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường”
Để rồi cuối cùng, tác giả đã lột trần chân tướng của hắn:
“Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm”
Chỉ hai từ “cò kè” và “ngã giá” đủ làm cho gã họ Mã hiện nguyên hình là một kẻ buôn người ghê tởm. Và cũng nhờ đó, ta còn hiểu thêm được tính cách bủn xỉn của y. Tác giả đã khép lại cảnh tượng mua bán ấy bằng những từ xoay quanh việc hỏi cưới: “nạp thái”, “vu quy”, “canh thiếp”… nhưng cũng không quên hạ một câu mỉa mai, chua xót: “Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”
Đồng tiền – bạo lực đã khiến cho bọn quan lại áp bức dân lành, đồng tiền đã làm cho tử biệt sinh ly, thay đổi trắng đen, khuynh đảo cả một xã hội, đồng tiền đã chà đạp lên cuộc sống và nhân phẩm của một con người. Nàng Kiều tài hoa xinh đẹp đã trở thành hàng hóa điêu linh trước đồng tiền của tên Giám Sinh họ Mã.
Qua nhân vật Mã Giám Sinh, ta càng thấy rõ bút pháp hiện thực trong nghệ thuật tả người của Nguyễn Du. Nét vẽ nào cũng sắc sảo tạo nên tính cách xấu xa, đồi bại của nhân vật Mã Giám Sinh. Chi tiết nào cũng rất sống, đằng sau nét vẽ là thái độ khinh bỉ của nhà thơ đối với loại người “bạc ác tinh ma” này ! Bức chân dung phản diện của Mã có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc, lên án bọn buôn thịt bán người vô nhân đạo, đạo đức giả trong xã hội phong kiến suy tàn, thối nát.
Tóm lại: “Mã Giám Sinh mua Kiều” là một trong những đoạn thơ có giá trị tố cáo đanh thép và sâu sắc nhất trong “Truyện Kiều”. Qua nhân vật Mã Giám Sinh, Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh tả thực sắc sảo giúp chúng ta thấy rõ được bộ mặt tàn ác, ghê tởm của bọn buôn thịt bán người trong xã hội cùng với thế lực ngự trị của đồng tiền trong xã hội bấy giờ. Đó cũng chính là thành công về giá trị tố cáo hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều- Mẫu 6
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều nằm ở phần đầu thư hai Gia biến và lưu lạc, mở đầu kiếp đoạn trường của người con gái họ Vương. Sau khi gia đình Kiều bị tên bán tơ vu oan, Vương Ông và Vương Quan bị bọn sai nha bắt giữ, đánh đập dã man. Nhà cửa cũng bị chúng lục soát, của cải bị vơ vét đi hết. Vì để có đủ tiền cứu cha và em ra khỏi tình cảnh khốn khổ đó, Thúy Kiều đã quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình thoát khỏi tai họa. Đoạn này nói về việc Mã Giám Sinh đến mua Kiều qua mai mối mách bảo. Tác giả miêu tả thật kĩ lưỡng bức chân dung của nhân vật Mã Giám Sinh bằng những lời lẽ khinh bỉ nhất:
Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”,
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
Viễn khách là khách ở xa đến. Mã Giám Sinh nghĩa là Giám Sinh họ Mã. Giám Sinh là tên học trò ở Quốc Tử Giám, trường lớn ở kinh đô thời xưa. Giám Sinh cũng có khi chỉ chức giám sinh người ta mua của triều đình. Giới thiệu Mã Giám Sinh, ngay từ đầu, tác giả đã mập mờ tung tích như chính cái bản chất đê tiện, đớn hèn của hắn.
Bút pháp hiện thực miêu tả nhân vật phản diện Mã Giám Sinh hoàn chỉnh cả về diện mạo và tính cách. Hắn có lời nói cộc lốc, vô văn hóa, con nhà thất học, hoàn toàn ngược lại với danh tính mà hắn đã giới thiệu. Khi được hỏi, hắn trả lời nhát gừng, không có chủ ngữ, không thèm thưa gửi:
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”,
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
Trước thầy sau tớ lao xao,
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.
Cái nhố nhăng, kịch cỡm và dối trá cũng thể hiện ngay trên dung mạo của hắn. Dù đã ngoài bốn mươi cái tuổi “quá niên trạc ngoại tứ tuần” nhưng Mã Giám Sinh vẫn cô tỏ ra trẻ trung “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” để đi cưới vợ. Với diện mạo của một gã trai râu cạo “nhẵn nhụi” (từ “nhẵn nhụi” thường được dùng cho đồ vật hơn là con người), ăn mặc “bảnh bao”, đỏm dáng, chải chuốt thái quá, có thể nói là diêm dúa, thành lố bịch, giả dối, không có dáng của một bậc chính nhân quân tử.
Cảnh thầy tớ nhặng xị, nhâng nháo: “trước thầy sau tớ lao xao”. Có lẽ đây đều cùng một phường buôn người nên thầy tớ không phân minh, lễ nghi không được tuân giáo. Khi vào nhà, cử chỉ của hắn thật thô lỗ, quen thói “thị của khinh người”:
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra.
Ghế trên là ghế dành cho bậc cao niên, trưởng bối, là chỗ ngồi tôn kính. Mã Giám Sinh đi hỏi vợ là hàng con cháu mà lại ngồi vào đó, không những bất kính mà cử chỉ thì rất nhanh và sỗ sàng của con nhà vô học, bất phúc. “Ngồi tót” là một từ ngữ rất tượng hình miêu tả hành động vô văn hóa ấy. Chi tiết này đã tố cáo Mã Giám Sinh đích thực là một kẻ vô học, tồi bại.
Về bản chất, nhân vật Mã Giám Sinh là điển hình của bản chất con buôn lưu manh với đặc tính giả dối, bất nhân vì tiền. Giả dối từ lai lịch xuất thân mù mờ. Mã Giám Sinh xuất hiện trong vai người có học đi mua tì thiếp, tên họ và quê quán đều chẳng mấy rõ ràng. Mã Giám Sinh có thể hiểu là học sinh trường Quốc Tử Giám. Cũng có thể là chức giám sinh mua được của triều đình. Lại thêm không rõ hắn thuộc loại nào. Hắn giới thiệu quê ở xa “viễn khách” mà lại nói “cũng gần”. Như vậy, hắn đã hai lần nói dối để che dấu tung tích và dễ bề lừa gạt. Đến tướng mạo, tính danh cũng giả dối, tuổi tác đã nhiều nhưng lại cố tỏ ra tô vẽ ra cho trẻ, ra vẻ thư sinh, phong lưu, lịch sự mà “trước thầy sau tớ lao xao” rất láo nháo, ô hợp.
Bản chất bất nhân vì tiền của nhân vật Mã Giám Sinh bộc lộ qua cảnh mua bán Thúy Kiều. Bất nhân trong hành động, thái độ đối xử với Kiều lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nhan sắc, tài hoa của Kiều, hắn coi Kiều như một món hàng, coi sắc, tài của nàng chỉ như giá trị của hàng hóa cái có thể khiến hắn kiếm lời.
Đắn đo cân sắc cân tài,
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ.
Sau khi đã đắn đo cân sắc, cân tài, ép đàn “ép cung cầm nguyệt”, thử tài thơ “thử bài quạt thơ”. Bằng lòng vừa ý, hắn mới “tùy cơ dắt dìu”. Bất nhân trong tâm lý lạnh lùng, vô cảm trước gia cảnh của Kiều và tâm lý mãn nguyện, hơm hĩnh: “tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”. Lời nói lúc đầu nghe có vẻ văn hoa, lịch sự, biết người biết của: “Rằng mua ngọc đến Lam Kiều – Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”. Nhưng chỉ được có một câu và sự mua bán vẫn lộ liễu:
Cò kè bớt một thêm hai,
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.
Với con buôn, tiền nong là chuyện sinh tử nên đến lúc này hắn buộc phải nói nhiều đến việc mặc cả, dìm giá, tìm cách mua hàng với giá “hời nhất”. Hắn lập tức giở thói “cò kè bớt một, thêm hai” đến “giờ lâu” mới “ngã giá”. Câu thơ gợi cảnh kẻ mua, người bán đưa đẩy món hàng. Túi tiền được cởi ra, thắt vào, nâng lên, đặt xuống. Chi tiết mặc cả một cách đê tiện và trắng trợn, vừa thể hiện thực chất màn kịch “lễ vấn danh” chỉ là cảnh buôn thịt bán người trắng trợn, vừa tố cáo Mã Giám Sinh đích thị là kẻ buôn người lọc lõi đáng ghê tởm. Cái mặt nạ hỏi vợ của hắn lúc đã rơi tuột từ lúc nào.
Nhân vật phản diện Mã Giám Sinh được miêu tả bằng ngôn ngữ trực diện, bút pháp hiện thực. Nguyễn Du kết hợp nghệ thuật kể chuyện với miêu tả cảnh ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật hoàn hảo cả về diện mạo và tính cách, rất cụ thể, sinh động, mang ý nghĩa khái quát về một hạng người giả dối, vô học, bất nhân trong xã hội. Tất cả làm nổi bật bản chất con buôn lọc lõi của hắn. Vì tiền, y sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm con người lương thiện.
Mã Giám Sinh mua Kiều là một bức tranh hiện thực về xã hội đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trên cả hai phương diện: vừa lên án các thế lực xấu xa, tàn bạo vừa thương cảm, xót xa trước sắc đẹp, tài năng, nhân phẩm của người phụ nữ bị chà đạp. Đoạn trích còn cho thấy tài năng, nghệ thuật của Nguyễn Du: miêu tả nhân vật phản diện bằng ngòi bút hiện thực, khắc họa tính cách nhân vật qua diện mạo, cử chỉ (khác với nhân vật chính diện bằng bút pháp ước lệ lý tưởng hóa nhân vật).
Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều- Mẫu 7
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là đoạn mở đầu cho thời gian mười lăm năm lưu lạc của Thuý Kiều. Trước tai hoạ ập xuống gia đình, Kiều phải bán mình cứu cha và em, nàng đã bị rơi vào tay bọn buôn thịt bán người.Đoạn trích gồm 34 câu thơ miêu tả sống động bức chân dung nhân vật họ Mã và tâm trạng đau đớn ê chề của Thuý Kiều. Nhung câu thơ nói về ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại đã khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật Mã Giám Sinh.
Hai câu thơ mở đầu giới thiệu về Mã Giám Sinh là “viễn khách” “đến hỏi vợ”. Cách giới thiệu về nhân vật có vẻ trang trọng:Gần miền có một mụ nào Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.Hai câu thơ tiếp theo nói rõ lí lịch của “người viễn khách”. Nhân vật tự xưng danh là học trò trường Quốc Tử Giám (họ Mã), quê ở “huyện Lâm Thanh”. Song cách xưng tên tuổi, quê quán thì rất cộc lốc.Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”Hai câu thơ “hỏi – đáp” này có một sự bất thường. Rỏ ràng nhân vật đến với tư cách đi hỏi vợ, lẽ ra lời nói phải tế nhị và lịch thiệp với họ nhà gái. Nhưng ở đây lời nói lại thiếu lễ độ, không có thưa, có gửi.
Ta còn thấy trong lòi nói của nhân vật có một sự mâu thuẫn. Nếu lúc đầu, nhân vật tự xưng là “viễn khách” (khách ở xa) thì khi hỏi về quê quán lại nói “huyện Lâm Thanh cũng gần”.Đọc đến đây, người ta không thể không nghi ngờ về sự chân thực của chàng họ Mã. Phải chăng, còn có điều gì muốn che giấu nên trong lòi nói của y có sự quanh co, mập mờ?Bốn câu thơ tiếp theo miêu tả cụ thể ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ của nhân vật. Và con người Mã Giám Sinh dần dần được bộc lộ qua tuổi “ngoại tứ tuần” (ngoài 40), qua diện mạo “mày râu nhẵn nhụi” và qua trang phục “áo quần bảnh bao”. Người xưa thường nói: “Trông mặt mà bắt hình dong”.
Dáng vẻ bề ngoài của nhân vật rất chải chuốt. Những từ láy: “nhẵn nhụi”, “bảnh bao” có nhiều sức gợi hơn tả, tô đậm sự chải chuốt cầu kì về hình thức của nhân vật. Ta đều biết, kẻ sĩ thời xưa thường nho nhã trong cả trang phục và lời ăn tiếng nói. Nếu nói Mã Giám Sinh là một kẻ sĩ thì có vẻ không phù hợp cho lắm. Đặc biệt Mã Giám Sinh đã ở độ tuổi ngoài bốn mươi mà vẫn “nhẵn nhụi”, “bảnh bao” đậm vẻ trai lơ thì thật lố bịch. Tám câu thơ đầu giối thiệu về quê quán, tên tuổi nhân vật đều có vẻ bất thường, mập mờ. Ngôn ngữ cộc lốc, ngoại hình quá ư chải chuốt càng làm tăng sự hoài nghi về tư cách của kẻ tự xưng là học sinh trường Quốc tử giám.
Trước thầy sau tớ lao xao,
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng…
Ở đây có một sự lộn xộn, nhốn nháo, không có sự phân biệt trên dưới, cũng chẳng có nền nếp phép tắc gì của đám “thầy – tớ” lao xao, gây nhiều phản cảm về anh chàng họ Mã. Những từ “tót”, ngồi vào “ghế trên” cho thấy hành động thiếu văn hóa, vô giáo dục, lỗ màng của nhân vật. Hoàn toàn không ý thức được rằng bản chất vô học của mình đã bộc lộ rõ, Mã Giám Sinh vẫn buông những từ mĩ miều, ra vẻ ta đây hào hoa phong nhã, biết ăn nói lễ nghi, trang trọng:
Rằng: “Mua ngọc đến Lam, Kiều
,Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường”.
Mã Giám Sinh tỏ ra hào phóng khi nói đến “sính nghi”, thực chất hắn chỉ là kẻ bần tiện và bủn xỉn “cò kè” lúc “bớt một”, lúc “thêm hai”.Khi hắn “ưa” rồi mới bắt đầu “tuỳ cơ dặt dìu” trả giá. Tuy hắn cao giọng là “mua ngọc” nhưng lại “cò kè” mặc cả đến “giờ lâu” mới “ngã giá”.Cò kè bớt một thêm hai,Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.Bản chất con buồn ngày càng lộ rõ với một từ “ngã giá” chỉ cho ta thấy “quyết tâm” kết thúc vụ mua bán của Mã Giám Sinh với một mức giá cuối cùng mà hắn có thể trả.
Mã Giám Sinh hiện nguyên hình là một tay buôn người lọc lõi, ép giá chặt trước hoàn cảnh khó khăn, sa cơ của gia đình Kiều. Mã Giám Sinh thật đúng là một kẻ bất lương, gian xảo.Trong Truyện Kiều, ngòi bút miêu tả nhân vật của Nguyễn Du thật độc đáo. Khi nói về nhân vật chính diện: Thuý Vân, Thuý Kiều, Kim Trọng, Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng để làm nôi bật vẻ đẹp và tính cách của nhân vật.
Nhưng khi tác giả vạch trần bản chất xấu xa của những kẻ phản diện thì tác giả lại sử dụng tài tình ngôn ngữ dân gian, khẩu ngữ. Những từ “nhẵn nhụi”, “bảnh bao”, “tót”, “sỗ sàng”, “cò kè” đã nêu bật được bản chất con buôn của tên họ Mã, thể hiện nghệ thuật dùng ngôn từ tinh vi cũng đại thi hào Nguyễn Du.
Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều- Mẫu 8
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua kiều thể hiện nổi bậc nhất bút pháp nghệ thuật tả người bậc thầy của thiên tài Nguyễn Du. Từng câu chữ rắn rỏi làm hiện lên bức chân dung kịch cỡm, đê tiện và tởm lợm của Mã Giám Sinh, một tay buôn thịt bán người, đã câu kết với Tú Bà lừa đẩy Thúy Kiều vào lầu xanh lần thứ nhất.
Nhân vật Mã Giám Sinh là một thành công của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Nguyễn Du khắc họa đậm nét nhân vật này trước hết ở diện mạo, cử chỉ. Hắn ăn nói cọc lốc, vô văn hoá theo lối của con nhà vô học. Giọng điệu hết sức xấc xược: “hỏi tên”, “hỏi quê”, câu trả lời nhát gừng không có chủ ngữ, không thèm thưa gửi:
“Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”,
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
Diện mao của Mã Giám Sinh lộ rõ sự lố bịch, chứa đầy mâu thuẫn:
“Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
Trước thầy sau tớ lao xao,
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang”.
Dù đã ngoài bốn mươi cái tuổi: “quá trạc ngoại tứ tuần” nhưng Mã Giám Sinh vẫn cố tỏ ra trẻ trung để đi cưới vợ. Hắn trau chuốt vẻ bề ngoại một cách giả tạo. kịch cỡm: “mày râu nhẵn nhụi”, ăn mặc “bảnh bao”, đỏm dáng, chải chuốt thái quá kiểu trai tơ. Có thể nói là diêm dúa, lố bịch, giả dối đến chướng tai gai mắt, không có dáng của một bậc chính nhân quân tử. Cảnh thầy tớ nhăng xi, nhâng nháo: “trước thầy sau tớ lao xao”. Có lẽ đây đều hiểu là học sinh trường Quốc Tử Giám, cũng có thể là chức giám sinh mua được của triều đình. Không rõ hắn thuộc loại nào nữa.
Chỉ biết hắn tự giới thiệu là “viễn khách” nhưng khi hỏi quê lại nói “cũng gần”. Như vậy, rõ ràng hắn đã hai lần nói dối để che giấu tung tích và dễ bề lừa gạt. Đến tướng mao, tính danh cũng giả dối. Tuổi tác đã nhiều nhưng lại cố tỏ ra tô vẽ cho trẻ hơn, ra vẻ thư sinh phong lưu. Tôi tớ không rõ hạng nào mà lao xao, nhốn nháo không còn tôn ti trật tự. Rõ ràng đó chỉ là một nhóm ô hợp, vô tổ chức, giả mạo và vô lại. Bản chất bất nhân vì tiền của Mã Giám Sinh bộc lộ qua cảnh mua bán Thuý Kiều:
“Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra… “
Thái độ hách dịch, vội vã, lại thêm kiểu mua bán kiết sỉ của gã buôn người sừng sỏ:
“Đắn đo cân sức cân tài,
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ”
Bất nhân trong hành động, thái độ đối xử với Thúy Kiều. Chúng tỏ ra lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đớn đau, tủi hờn, nhan sắc, tài hoa của Kiều. Hắn chỉ coi Kiều như một món hàng hiếm có; coi sắc, tài của nàng chỉ như giá trị của hàng hoá – cái có thể khiến hắn kiếm lòi.
Sau khi đã đắn đo cân sắc cân tài, ép tài đàn (ép cung cầm nguyệt), thử tài thơ (thử bài quạt thổ), bằng lòng vừa ý, hắn mới “tùy cơ dặt dìu”. Bất nhân trong tâm lý lạnh lùng, vô cảm trước gia cảnh của Kiều và tâm lý mãn nguyên, hợm hĩnh: “tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”.
Lời nói của Mã Giám Sinh lúc đầu nghe có vẻ văn hoa, lịch sự, biết người biết của: “Rằng mua ngọc đến Lam Kiều. Sinh nghe xin dạy bao cho tường”. Nhưng cũng chỉ được có một câu và sự mua bán vẫn lộ liễu. Với con buôn, tiền nong là chuyện sinh tử nên đến lúc này hắn buộc phải nói nhiều để mặc cả, dìm giá, tìm cách mua hàng với giá “hời nhất”:
“Cò kè bớt một thêm hai,
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm”.
Cách gợi giá khéo léo, ép chặt, lựa thế bức ép kẻ khó của gã thật đê tiện, bỉ ổi. “Cò kè bớt một thêm hai”, mãi đến “giờ lâu” mới “ngã giá vàng ngoài bốn trăm”. Cái giá ấy với Thúy Kiều, một tuyệt thế giai nhân quả là quá rẻ rúng.
Câu thơ gợi cảnh kẻ mua, người bán đưa đẩy món hàng, túi tiền được cởi ra, thắt vào, nâng lên, đặt xuống. Chi tiết mặc cả một cách ti tiện và trắng trợn vừa thể hiện thực chất màn kịch “lễ vấn danh” chỉ là cảnh buôn thịt bán người trắng trợn, vừa tố cáo Mã Giám Sinh đích thỉ là kẻ buôn người lọc lõi, thật đáng ghê tởm. Cái mặt nạ hỏi vợ của hắn lúc đầu đã rơi tuột từ lúc nào trong thật tởm lợm và khỉnh bỉ tột cùng.
Nhân vật phản diện Mã Giám Sinh được miêu tả bằng ngôn ngữ trực diện, bút pháp hiện thực. Nguyễn Du kết hợp nghệ thuật kể chuyện với miêu tả ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật hoàn hảo cả về diện mạo và tính cách, rất cụ thể sinh động, mang ý nghĩa khái quát về một hạng người giả dối, vô học, bất nhân trong xã hội. Tất cả làm nổi bật bản chất con buôn lọc lõi của hắn. Vì tiền, y sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm con người lương thiện.
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là một bức tranh hiện thực về xã hội; đồng thời thể hiện tấm lòng nhân dao của Nguyễn Du trên cả hai phương diện: vừa lên án các thế lực xấu xa, tàn bạo vừa thương cảm, xót xa trước sắc đẹp, tài năng, nhân phẩm của người phụ nữ bị trà đạp. Văn bản còn cho thấy tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du: miêu tả nhân vật phản diện bằng ngòi bút hiện thực, khắc hoạ tính cách nhân vật qua diện mạo, cử chỉ.
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhân vật Thúy Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn, thế nhưng cuộc đời nàng lại là một chuỗi những bi kịch chất chồng trong suốt 15 năm lưu lạc. Người con gái tội nghiệp ấy đã biết bao lần gặp phải kẻ dối gian, ác độc chèn ép khiến nàng phải rơi vào khốn cảnh của kiếp kỹ nữ buôn phấn bán hương đến hai lần.
Và một trong những kẻ đầu sỏ, đóng vai trò quan trọng nhất trong việc gây nên bi kịch của Thúy Kiều chính là Mã Giám Sinh. Mà qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, bằng cách miêu tả ngoại hình, cử chỉ, và ngôn ngữ đối thoại Nguyễn Du đã khéo léo khắc họa lên một nhân vật với bản chất xấu xa, đê tiện.
Sau khi cha và em bị bắt, gia đình bị tịch biên tài sản cả nhà chỉ còn lại ba mẹ con Thúy Kiều, bọn quan sai thấy phụ nữ yếu đuối bèn ra sức đòi tiền bạc của cải để chuộc thì mới chịu tha cho Vương ông và Vương Quan. Không còn cách nào khác Thúy Kiều đành phải chấp nhận tìm mối lái bán mình làm vợ lẽ cho người ta để có tiền chuộc cha, em, đồng thời từ bỏ mối lương duyên với Kim Trọng và trao duyên lại cho Thúy Vân trong đau đớn, xót xa. Bà mối đã dẫn đến một kẻ tự xưng là Mã Giám Sinh, vốn là người đã nghe ngóng được nhan sắc cũng như tài năng của Thúy Kiều từ lâu, ngỏ ý muốn mua Kiều về làm vợ lẽ. Khi họ Mã đến xem mắt và ngã giá chính là bối cảnh trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
Trước hết Nguyễn Du đã khắc họa nhân vật này thông qua những thông tin về thân thế và lai lịch của hắn:
“Gần miền có một mụ nào
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh”
Hai câu thơ đầu tỏ ý trang trọng, “viễn khách” tức chỉ khách ở xa tới đến làm lễ “vấn danh”, xin hỏi cưới Thúy Kiều về làm vợ lẽ. Đến hai câu thơ sau lại là lời Mã Giám Sinh tự giới thiệu về bản thân mình trước nhà gái:
“Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”
Như vậy bản thân Mã Giám Sinh đã tự giới thiệu mình họ Mã, là học trò trường Quốc Tử Giám, thêm việc quê nhà ở huyện Lâm Thanh, đồng thời nhấn mạnh hai chữ “cũng gần”. Dường như y đang cố gắng bày ra một gia thế và viễn cảnh tốt đẹp nhất để có thể dễ dàng được Thúy Kiều đồng ý gả cho. Tuy nhiên nếu để ý thì ở hai câu thơ đầu vốn giới thiệu là “viễn khách”, thế nhưng hai câu sau lại nói “Lâm Thanh cũng gần”, dường như để ra một chút gì đó không hợp lý, có vẻ như thân phận cũng như lai lịch của Mã Giám Sinh còn nhiều mờ ám.
Bên cạnh đó, việc trả lời cộc lốc, ngắn gọn, không hề nói rõ về bản thân mình cũng đã phần nào thể hiện nhân cách của Mã Giám Sinh, y trông bộ không hề giống một người có học, mà giống với bộ dáng của con buôn nhiều hơn. Tác giả tiếp tục khắc họa nhân vật này thông qua ngoại hình và điệu bộ cử chỉ từ đó bộc lộ bản chất của hắn bằng những câu thơ:
“Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
Trước thầy sau tớ lao xao
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra”
Từ những câu thơ trên có thể thấy rằng Mã Giám Sinh là kẻ đã có tuổi trạc ngoài bốn mươi, thế nhưng lại rất mực chỉnh trang chải chuốt “Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”, thể hiện sự lố lăng, không phải là dáng vẻ của một đại nam nhân tuổi trung niên nên có. Không chỉ vậy, bình thường những người khác ở tầm tuổi ấy vốn dĩ đã sớm yên bề gia thất, chăm lo sự nghiệp, đằng này tên họ Mã lại mắt gần mày xa để ý đến nhan sắc xinh đẹp của Thúy Kiều, kiếm cách dùng tiền mua nàng về làm vợ lẽ. Từ đó bộc lộ bản tính háo sắc, thiếu đứng đắn của nhân vật này.
Không chỉ ở bộ dáng mà cách hắn phô trương thanh thế cũng khiến người khác cảm thấy tầm thường, dung tục. “Trước thầy sau tớ lao xao” làm nổi bật lên vẻ mất kiên nhẫn, không nghiêm chỉnh trong việc “vấn danh” Thúy Kiều, đồng thời cũng bộc lộ bản chất ưa những lời ồn ào, xu nịnh của kẻ dưới ở tên Mã Giám Sinh này. Hành động “ngồi tót sỗ sàng”, ngay khi bước vào sảnh tiếp khách của nhà Thúy Kiều nhà không đợi người ra chào hỏi, mời mọc thể hiện sự vô lễ, thiếu phép tắc và sự lỗ mãng của Mã Giám Sinh.
Lúc này đây nhìn vào rõ ràng nếu tỉnh táo ai cũng có thể nhận ra đây là một kẻ chẳng mấy tốt đẹp, không hề xứng đáng với Thúy Kiều, hơn thế nữa giữa hành động và lai lịch của hắn lại có quá nhiều điều đáng ngờ, dối gian cần xem xét. Sự lỗ mãng, vô phép của hắn còn thể hiện ở việc liên tục thúc giục bà mối dẫn Thúy Kiều ra cho mình xem mặt, phá hỏng đi quy tắc lễ nghi nam nữ hữu biệt của thời phong kiến, mà hoàn toàn làm lộ ra bản chất con buôn muốn xem hàng ngã giá và thói háo sắc trên người tên họ Mã này. Bản chất phường mua bán quen mui của Mã Giám Sinh lại càng được bộc lộ rõ nét qua hai câu thơ:
“Đắn đo cân sắc, cân tài
Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ”
Ai cũng thừa hiểu rằng chuyện làm thơ, đánh đàn vốn là chuyện cần có nhã hứng và cảm xúc, thế nhưng một tên thô lỗ như Mã Giám Sinh thì làm sao hiểu được những chuyện phong nhã ấy, thế nên mới có cảnh hắn ra “ép” Thúy Kiều đánh đàn, lại “thử” tài làm thơ của nàng bằng cách bắt nàng đề thơ lên quạt. Chính tỏ rằng tên họ Mã này đến đây đây phải vấn danh, xem mặt chọn vợ tương lai, mà rõ ràng là đang đi ướm thử, cân đo đong đếm một món hàng nào đó, chứ không hề có ý tôn trọng Thúy Kiều hay để tâm đến cảm nhận của nàng. Hành động của Mã Giám Sinh dù dung tục tầm thường và lỗ mãng thế nhưng lời hắn nói ra lại rất mực văn hoa, tốt đẹp rằng:
“Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường”
Thế nhưng cũng chẳng thể che đậy được cái dã tâm và bản chất bẩn thỉu trong con người hắn bởi ngay lập tức ở câu thơ sau hắn đã lộ ngay cái tâm tính con buôn trong người, vừa mới hỏi sính lễ cần bao nhiêu cho đủ, ra chiều sẽ đáp ứng bằng bất cứ giá nào. Thì ở câu thơ sau ta lại thấy hình ảnh hắn “Cò kè bớt một thêm hai/Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm”, sẵn sàng coi Thúy Kiều là một món đồ tốt không hơn không kém, tìm mọi cách mặc cả cho được giá, để thu lợi về mình chứ chẳng có chút nào là thực sự trân quý Thúy Kiều như lời hắn thốt ra. Từ việc ấy cũng thể hiện Mã Giám Sinh là một kẻ keo kiệt bủn xỉn chứ cũng chẳng giàu có, bóng bẩy như bề ngoài hắn thể hiện ra.
Chung quy lại, đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là một đoạn trích khá đặc sắc, thể hiện được tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc họa chân dung nhân vật thông qua lời nói, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, bộc lộ rõ bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh. Đồng thời cũng lên tiếng phản ánh một cách sâu sắc cái xã hội thối nát, con người vì đồng tiền mà bán rẻ nhân cách, sẵn sàng chà đạp lên những số phận bất hạnh, thực hiện công việc tồi tệ ác độc buôn thịt bán người như những món hàng hóa vô tri.
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều dài 34 câu, từ câu 619 – 652, là sự kết hợp tài tình giữa trữ tình và tự sự, kể và tả, mà kể là chủ yếu, bằng bút pháp hiện thực, châm biếm, chế giễu, phê phán nghiêm khắc. Không ít chân dung nghệ thuật đã được dựng lên qua những nét bút thần diệu của Nguyễn Du. Chân dung, tính cách của các nhân vật hiện lên lồ lộ qua từng câu chữ, và trong đó, bức chân dung của Mã Giám Sinh có thể được gọi là xuất sắc nhất, độc đáo nhất.
Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều- Mẫu 10
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều nằm ở phần thứ hai trong Truyện Kiều (Gia biến và lưu lạc). Sau khi gia đình bị vu oan, Kiều quyết định bán mình để lấy tièn cứu cha và gia đình khỏi tai hoạ. Đoạn này nói về việc Mã Giám Sinh đến mua Kiều. Bốn câu thơ đầu của đoạn trích mang chức năng dẫn chuyện để giới thiệu vai chính trong cuộc mua người, đó chính là Mã Giám Sinh:
Hỏi tên rằng: “ Mã Giám Sinh’’
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần.
Mở đầu đoạn thơ, Mã Giám Sinh được giới thiệu là viễn khách – một vị khách ở phương xa đến với mục đich trang trọng, đẹp đẽ. Đó là để “vấn danh”, xưng danh mình và hỏi tên, hỏi tuổi người con gái sẽ lấy làm vợ. Thế nhưng, cái cung cách trả lời của y khi thoạt bước lên thềm đã có vẻ cộc lốc, cấc lấc, cộc cằn khó chịu. Giám Sinh đâu phải là tên, mà chỉ chung chung người họ Mã, học trường Quốc Tử Giám mà thôi. Hắn ta cũng không buồn giới thiệu tên thật của mình mà chỉ giới thiệu chức danh như ngầm ý khoe khoang. Rồi đến phục sức, ăn mặc, đi đứng mới thật láo nháo, bắng nhắng, kệch cỡm và vô học, chẳng coi ai ra gì:
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao
Trước thầy sau tớ lao xao
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,
Thời phong kiến đàn ông thường lấy vợ rất sớm. Thế mà tên họ Mã này đã ngoài bốn mươi tuổi, mới đi hỏi vợ. Thật là lạ làm sao. Cách ăn mặc của hắn thì chải chuốt, bảnh bao, tơ tuốt, khoe khoang sang giàu. Đối xứng với mày râu nhẵn nhụi đã gợi cái sự lố bịch, buồn cười, có vẻ như là muốn chơi trống bỏi của gã. Thế nhưng, nếu có ai đó, theo đà suy diễn chẻ sợi tóc làm tư và quá lệ thuộc vào nghĩa đen của từ, câu, để giảng rằng: Mã Giám Sinh đã cạo trụi thùi lụi cả râu, ria, lông mày, thì cũng cực đoan!
Có lẽ nên hiểu là Mã không để râu mép, cằm nhẵn thín và có thể lông mày hắn cũng thưa, nhạt? Nhưng điều quan trọng hơn là với độ tuổi của hắn, ở thời ấy, thường người đàn ông thường đều để râu, ria dài, chứng tỏ mình đã vào tuổi tứ thập nhi bất hoặc rồi. Mã lại cứ muốn cưa sừng làm nghé, nên mới đáng chê cười.
Tiếp theo, để diễn tả bộ dạng của Mã, Nguyễn Du đã dùng từ láy lao xao để tả cái bộ dạng hàng rởm, hàng cá của y. Mã buôn bán mạt cưa mướp đắng, chứ học hành văn lễ, thi thư gì ! Trong khi mụ mối chiều khách, rước đón rất chi là trịnh trọng, thì Mã Giám Sinh có một hành động kì quái, quái gở: nhảy tót lên ghế ngồi. Chỉ một từ tót thôi đã diễn tả hết được bản chất của gã. Nguyễn Du thật tài tình với trò chơi câu chữ của mình. Nhảy tót lên ghế ngồi một cách thô tục, sỗ sàng, như không hề biết tới phép lịch sự tối thiểu, nhất là với người đi hỏi vợ, mà đã là ngoại tứ tuần thì hành động này là hoàn toàn phản cảm. Đối lập với từ rước trang trọng biết bao thì từ tót vừa nhanh, vừa gây ra sự ngạc nhiên vì hành động thô lỗ, xấc lấc của một người tưởng chừng như là có học đến từ trường Quốc tử giám.
Và khi vào công việc thực sự, Mã đã tiếp tục bộc lộ bản chất con buôn của mình. Hắn làm việc cẩn trọng, bài bản. Đầu tiên là suy tính, đắn đo, cân sắc, cân tài thầm trong óc, rồi lại ép, thử Kiều đánh đàn, làm thơ trên quạt. Giờ lâu, khi đã hoàn toàn vừa ý mọi điều, đã mười phân bằng lòng, như ý cả mười, thì y mới khôn lựa, khéo nói bằng những lời lẽ hết sức bóng bẩy, văn hoa:
Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều,
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?
Rồi ngay khi nghe mụ mối phát giá, y bắt đầu mặc cả, cò kè thêm bớt chi li, hồi lâu:
Cò kè bớt một thêm hai,
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.
Đến đây, hắn lộ nguyên hình là một tên “buôn thịt bán người’ sành sỏi, chuyên nghiệp. Từ cò kè có thể là từ láy được dùng đắt nhất trong đoạn trích này khi Tố Như muốn bắt quả tang bản chất con buôn của nhân vật Mã Giám Sinh. Cò kè, ki kiệt, ti tiện, đớn hèn, dâm đãng chính là bản chất của loại người như Mã Giám Sinh.
Sau khi ngả giá xong xuôi, từ nghìn vàng xuống chỉ còn có bốn trăm lạng, Mã Giám Sinh lại trở về với giọng điệu, lời nói văn hoa giả tạo, kiểu cách. Hắn đã nắm được hoàn cảnh bi đát, đang gặp khó khăn của gia đình họ Vương, vì vậy, hắn lợi dụng cơ hội đó để ép giá. Ấy là vì nhà Kiều đang quá cần tiền, đang gặp lúc nguy nan mới đồng ý như thế. Đến đây, Mã Giám Sinh đã làm tròn vai diễn là một kẻ buôn người chính hiệu, giả tạo, bịp bợm của mình.
Bằng một đoạn thơ ngắn, Nguyễn Du đã miêu tả chân dung của Mã Giám Sinh đủ đầy từ ngoại hình, lời nói, hành động. Với tài năng nghệ thuật đặc sắc, chân dung họ Mã dần dần hiện nguyên hình qua từng câu chữ. Nguyễn Du đúng là bậc kì tài trong việc sử dụng từ ngữ. Từ ngữ mà ông dùng chọn lọc, đắt giá, thể hiện được đúng bản chất bọn buôn người của Mã Giám Sinh.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 01/2025!