Updated at: 20-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Phân tích, nêu cảm nghĩ về Những đứa trẻ trích trong Thời thơ ấu của Go-rơ-ki” chuẩn nhất 07/2024.

Phân tích, nêu cảm nghĩ về Những đứa trẻ trích trong Thời thơ ấu của Go-rơ-ki- Mẫu 1

Đề tài về trẻ thơ luôn luôn có sức hấp dẫn đối với bạn đọc ở mọi lứa tuổi. Người lớn thì muốn đọc để được sống lại giây phút tuổi thơ của mình. Trẻ thơ thì muốn đọc để xem người ta nói gì về thế hệ của mình, để biết những bạn nhỏ khác sống như thế nào, có giống mình hay không,… Mác-xim Go-rơ-ki, một nhà văn đại tài đã viết một tác phẩm kinh điển mang tên Thời thơ ấu. Đoạn trích Những đứa trẻ chính là trích ra từ tác phẩm này. Nội dung của nó mang đầy chất thơ và thể hiện được tài năng của người kể chuyện.

Muốn trưởng thành, ai cũng phải trải qua một thời thơ dại với những bước đi chập chững. Tuổi thơ ấy dù có xảy ra như thế nào đi chăng nữa thì đến khi trưởng thành chúng ta cũng vẫn sẽ nhớ về nó. Tất nhiên không phải tất cả kỉ niệm ta đều có thể nhớ nhưng những kỉ niệm cay đắng, ngọt bùi, những kỉ niệm như cứa vào tim gan sẽ là những kỉ niệm không thể nào quên. Chúng trở thành một hành trang theo con người trong suốt những chặng đường còn lại của cuộc sống.

Nếu xét về hoàn cảnh sống và thành phần xã hội thì A-li-ô-sa và mấy đứa con nhà ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp rất khác nhau. Người lớn có thể nhận thấy rõ điều đó nhưng với trẻ thơ thì lại khác. Sự phân cách xã hội ấy chưa đủ lớn để tạo thành một bức tường ngăn cách chúng. Nhất là khi chúng có một điểm chung, đủ để chúng xích lại gần nhau đó chính là mất mẹ. Mất mẹ giống như mất đi một nguồn sữa tình người lớn nhất trên thế giới.

Những đứa trẻ mất mẹ bao giờ cũng cảm thấy thiếu thốn tình cảm và vì vậy chúng luôn thèm khát được yêu thương. Thế giới chung của chúng chính là vầng sáng tuổi thơ. Chúng đến với nhau nhưng không đi bằng cổng chính. Đó cũng là cái kiểu riêng của trẻ thơ. Mỗi lần bọn trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp thấy A-li-ô-sa là mỗi lần thằng bé ở trong một tư thế khác nhau, khi qua cái lỗ, cái ngách hẹp của hàng rào, khi lại vắt vẻo trên cây.

Tư thế mà chúng nói chuyện với nhau cũng không được đường hoàng cho lắm. Khi thì ngồi xổm, khi thì quỳ xuống và cũng chỉ dám nói chuyện khe khẽ bởi vì sợ ông đại tá bắt gặp. Địa điểm để cho chúng trò chuyện không phải là phòng khách giống như người lớn mà là những nơi chẳng ai nghĩ đến. Có khi chỉ là trên cái xe trượt tuyết đã hỏng để ở dưới nhà kho. Tuy nhiên, những cuộc gặp gỡ vụng trộm ấy khiến chúng cảm thấy vui sướng, cảm động.

Chúng ngắm nhìn nhau và trò chuyện với nhau rất lâu. Nội dung của những câu chuyện mà chúng nói thì chẳng có gì quan trọng. Khi là về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao, khi thì nói về phép phù thủy làm cho người chết sống lại y như thật. Những câu chuyện mà chúng kể đều lấy từ kho cổ tích của bà ngoại nên nếu như có chỗ nào quên thì A-li-ô-sa sẽ dặn chúng đợi để chạy về nhà hỏi lại bà.

Trẻ nhỏ thì bao giờ cũng mê nghe những câu chuyện cổ tích. Chính vì vậy mà những câu chuyện chúng kể cho nhau nghe hấp dẫn cả người kể lẫn người nghe. Người kể cứ say sưa kể, người nghe cứ dỏng tai mà nghe. Dù có muốn không tin thì người kể cũng sẽ giải thích và nhấn mạnh để cho nhất định phải tin. Chính vì thế nên những đứa trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp lúc nào cũng im lặng lắng nghe.

Thằng anh lớn nhất, khôn nhất thì đã biết mỉm cười khi được nghe kể chuyện còn thằng em bé nhất thì cứ mím chặt môi và phồng má lên vì bị căng thẳng. Vậy là thế giới tuổi thơ của chúng đã được chắp cánh bay bổng vào không gian, thời gian của cái ngày trước, trước kia, đã có thời,… Dường như thằng lớn nhà Ốp-xi-an-ni-cốp đã sống trên trái đất này cả trăm năm chứ không phải chỉ mới 11 năm giống như tuổi cha sinh mẹ đẻ của nó.

Không chỉ giống nhau ở chỗ chúng là những trái tim mơ mộng, chúng còn giống nhau ở chỗ có một tuổi thơ thiếu tình thương. Đó là lí do mà chúng gắn bó và thân thiết với nhau. Ban đầu A-li-ô-sa không tin mấy đứa trẻ nhà ông đại tá bị đánh đòn. Trong suy nghĩ của A-li-ô-sa thì chỉ có nó, người không còn ai che chở mới bị đánh đòn. Còn những đứa trẻ kia sinh ra đã được sống trong nhung lụa thì cớ gì chúng lại phải chịu đòn. Nhất là khi nguyên nhân mà chúng bị đánh lại là chơi với con nhà thường dân, quả thực là nguyên nhân vô cớ.

Nó khiến cho A-li-ô-sa cảm thấy giận dù chẳng phải là chuyện của mình. Cho tới khi gần gũi và thân thiết với nhau, A-li-ô-sa mới thấu hiểu được nỗi đau của những người bạn cũng như nỗi đau của chính mình. A-li-ô-sa đã hỏi những người bạn của mình rằng “Thế các cậu có mẹ không?”. Câu hỏi như chạm sâu vào nỗi đau của những đứa trẻ. Đứa thì nói là không, đứa lại bảo là có mẹ khác.

Mẹ khác tức là dì ghẻ, là người không sinh ra chúng. Vậy là A-li-ô-sa đã tìm ra được câu trả lời. Với những đứa con của ông đại tá thì câu nói của A-li-ô-sa “Mẹ khác thì gọi là dì ghẻ” như một tiếng sét bên tai. Một nỗi sợ mơ hồ khiến những đứa trẻ ngồi sát vào với nhau. Chúng như những chú gà con bơ vơ, lạc mẹ ngơ ngác và thật tội nghiệp làm sao. A-li-ô-sa thì đã quá quen với những bà dì ghẻ trong các câu chuyện cổ tích mà bà ngoại vẫn thường hay kể.

Giờ thì A-li-ô-sa đã hiểu được nỗi bất hạnh của những đứa trẻ thơ mất mẹ kia. Chúng chưa bao giờ kể về bố và về dì ghẻ. Mặc dù hai tiếng dì ghẻ chỉ được nhắc tới thoáng qua trong câu chuyện của những đứa trẻ nhưng nó tạo nên một bóng tối bao trùm lên không khí. Thông qua những câu chuyện mà bà đã kể rồi thông qua thái độ và hành động độc đoán, gia trưởng của ngài đại tá và sự bất lực của những đứa trẻ, A-li-ô-sa hiểu được vì sao lại có bầu không khí nặng nề nay.

Một khi ông đại tá đã đưa ra quyết định thì không ai có thể thay đổi được, kể cả những đứa con ruột thịt mang dòng máu của ông. A-li-ô-sa khi bị ông ta tóm cổ đuổi ra khỏi nhà cũng đã sợ đến phát khóc. Ngược lại với cha của mình, những đứa con của ông đại tá có một vẻ đẹp dịu dàng, thơ ngây và cam chịu.

Nhìn vào cặp mắt của thằng anh, A-li-ô-sa nghĩ đến những ngọn đèn trong nhà thờ như một thứ ánh sáng hắt hiu bị cái tăm tối mênh mông bủa vây. Ông đại tá với bộ ria trắng, trên người mặc một chiếc áo dài lùng thùng màu nâu nhạt như của thầy tu chính là hiện thân của kẻ ác, của một con quỷ xa tăng chính hiệu.

Qua đoạn trích này, Mác-xim Go-rơ-ki đã cho thấy tài năng kể chuyện của mình. Mặc dù không mấy dụng công và cũng không dựng chuyện li kì nhưng tác phẩm vẫn đậm đà, hấp dẫn. Trong câu chuyện ấy, nhà văn đã đưa vào một không khí trẻ thơ vô cùng hấp dẫn. Nó làm kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng của người đọc. Ví dụ như chuyện người chết có thể sống lại không. Đám trẻ nhà ông đại tá thì bán tín bán nghi còn A-li-ô-sa thì thề sống thề chết như mình đã trải qua. Nó khiến người đọc cũng phải nghi ngờ rằng phải chăng điều đó là sự thật.

Trước một giọng kể chắc như đinh đóng cột của A-li-ô-sa thật khó mà có thể không tin được. Nhưng trên hết những đứa trẻ muốn tin bởi vì chúng lúc nào cũng khao khát mẹ của mình có thể sống lại. Trong câu chuyện nửa hư, nửa thực, trí tưởng tượng của con người được dịp bay xa. Trong những câu chuyện thần tiên có thấp thoáng bóng hình của những ông bụt, bà tiên hiền lành, phúc hậu.

Họ xuất hiện giống như mong ước được che chở của những đứa trẻ tội nghiệp. Hình ảnh người bà xuất hiện cũng như một bà tiên giúp những đứa trẻ thêm yên lòng. Với A-li-ô-sa cậu bé có thể chạy đi chạy lại để gặp bà. Có thể được nghe bà kể chuyện mỗi ngày. Nhưng với những đứa trẻ nhà đại tá thì những câu chuyện về bà của chúng chỉ là chuyện trước kia. Cũng giống như mẹ, bà của chúng không còn nữa.

Mác-xim Go-rơ-ki còn thể hiện tài năng kể chuyện của mình ở sự dẫn dắt, từ chuyện nuôi chim đến chuyện dì ghẻ của ông đại tá. Trẻ con hầu như đứa nào cũng ham nuối chim. Một cái việc tưởng chừng như đơn giản ấy nhưng những đứa trẻ phải chờ đợi sự cho phép của cha mới dám thực hiện và dĩ nhiên cha của chúng thì chẳng bao giờ đồng ý với chuyện này. Người duy nhất có thể hiểu chúng là mẹ thì qua đã đời từ lâu. Chúng có mẹ khác và đó là dì ghẻ.

Cuộc đối thoại giữa những đứa trẻ cứ thế diễn ra một cách tự nhiên giúp chúng hiểu nhau hơn và cũng giúp người đọc hiểu hơn về thế giới nội tâm của những đứa trẻ thơ. A-li-ô-sa vào sân nhà ông đại tá theo một cái lối khác lạ là nhảy dù từ trên cây xuống nhưng em lại ra rất đàng hoàng bằng cổng chính do ông đại tá nắm cổ áo lôi ra. Sự hăm dọa của ông đại tá khiến người đọc nhận thấy được tính cách của ông.

Với sự dẫn dắt câu chuyện như vậy, Mác-xim Go-rơ-ki đã cho người đọc thấy được chân dung của từng nhân vật. Mặc dù nhìn tổng thể nội dung của đoạn trích khá bình dị nhưng chính sự bình dị đã làm nên một tác phẩm tuyệt vời.

Phân tích, nêu cảm nghĩ về Những đứa trẻ trích trong Thời thơ ấu của Go-rơ-ki- Mẫu 2

Bộ ba tự truyện của Go-rơ-ki (Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi) là những trang văn có chỗ thấm đầy lệ, có nơi có những tiếng thở dài, cũng có nụ cười tiếng hát, có những dặm đường đầy thử thách của một chú bé, một chàng trai, có những tấm lòng tràn đầy nhân hậu mênh mông.

Đọc chương 9 tập Thời thơ ấu, dõi theo hành trình của cậu bé Pê-scốp. lòng chúng ta xôn xao rung động trước vẻ đẹp của một tâm hồn thơ bé. Tình bạn, tình yêu bà của bé A-li ô-sa Pê-scốp nhiều rung động, chứa chan.

1. Một tình bạn trong sáng tươi đẹp.

Pô-scốp đã sớm nếm trải nhiều cay đắng, bất hạnh. Lên mười tuổi thì cả cha lẫn mẹ đều lần lượt qua đời. Ông ngoại dữ đòn. Chỉ có bà ngoại dịu hiền, yêu thương đứa cháu côi cút hết mực. Những chuyện cổ tích bà kể, nlũmg bài thánh ca bà hát như lurơng hoa ngào ngạt ướp vào tâm hồn tuổi thơ A-li-ô-sa. Cháu chỉ còn biết tìm đến thế giới loài chim, cháu bẫy chim, nuôi chim để nghe chim hót. Khao khát tình thương và tình bạn. Nhà nghèo, ít được đến trường nên A-li-ô-sa ngồi vắt vẻo trên cành cây nhìn sang một cái sân rộng, có lúc qua khe hở hàng rào nhìn ba anh em nhà láng giềng chơi. Khuôn mặt tròn, mắt xám với màu áo xanh cùng những trò chơi lạ của ba anh em đã làm chú ta rất thích. Chúng chơi rất thú vị, vui vẻ và không bao giờ cãi nhau. A-li-ô-sa thích cách ăn vận, thích thái độ săn sóc của chúng đối với nhau… Mỗi khi đứa em nhỏ, một thằng bé ngộ nghĩnh và lanh lợi” bị ngã thì hai thằng anh lại cười vui, rồi xúm vào đỡ em dậy, hoặc lấy khăn tay, lấy lá cây ngưu bàng lau các ngón tay và quần cho em. Tiếng nói của đứa anh thứ hai, nói một cách hiền hậu “Em lóng ngóng quá ” làm cho A-li-ô-sa chú ý. Cả ba anh em đều khỏe mạnh, rất nhanh nhẹn

Chan hòa yêu thương, không bao giờ cãi nhau hoặc gian lận cả! A-li-ô-sa đã ngắm nhìn say mê, tưởng như chú đang cùng chơi vui vẻ với chúng. Chú phải leo lên cành cây, lúc thì “huýt sáo gọi chúng “, lúc thì, hét lên hoặc cười thật to ” để ba anh em nhà nọ nhìn thấy…, chúng thì thầm bàn bạc gì với nhau, chúng nói khẽ với nhau điều gì,… nên đã làm cho Aliôsa “ngượng quá bèn tụt xuống đất”. Có một cái gì ngăn cách hai thế giới tâm hồn tuổi thơ, hay là hàng rào, hay là…, điều đó làm cho A-li-ô-sa cảm thấy tủi và “cô đơn ” nhiều lắm!

Go-rơ-ki đã kể lại một cách tỉ mỉ kỉ niệm xa xưa ấy, đã làm cho mỗi chúng ta cảm động nhớ lại những chuyện vui buồn thời bé thơ, nhớ lại những kỉ niệm ấm áp về tình bạn dưới mái trường Tiểu học ngày nào…

Một cơ hội đã đến để ba anh em nhà kia mời A-li-ô-sa cùng sang chơi. Một lần chơi trò ú tim, đứa em út non nớt ngây thơ và khờ dại đã ngồi vào gàu và rơi xuống giếng. A-li-ô-sa chợt nhìn thấy, nhảy phắt xuống sân và kêu to: “Ngã xuống giếng rồi!”. Chú đã đến kịp thời để cùng hai đứa anh kéo thằng em út lên, thoát hiểm. Thằng bé ướt sũng, bàn tay rớm máu, “mặt tái xanh nhưng vẫn mỉm cười”. Chúng bảo nhau cách nói dối “em ngã vào vũng nước”. Trước lúc đưa em vào nhà, thằng anh lớn đã “gật đầu” và “chìa tay” cho A-li-ô-sa và nói: “Cậu chạy đến nhanh lắm!”. Sự việc diễn ra quá nhanh, đến nỗi A-li-ô-sa lúc nhìn lại cành cây mà từ đó, chú nhảy xuống cứu bạn “vẫn còn rung rung và một chiếc lá vàng rụng xuống”. Có thể nói, sự nhanh nhẹn và tấm lòng của A-Ii-ô-sa trong việc ứng cứu đứa bé là một “chiến công”, một thử thách cho tình bạn của chú với anh em nhà nọ một tuần sau đó.

Hàng rào ngăn cách vô hình đã bị lũ trẻ phá tung. Và chỉ mấy ngày sau, ba anh em lại kéo nhau ra sân chơi, thằng anh lớn nhìn thấy A-li-ô-sa trên cây đã thân mật gọi: “Xuống đây chơi với chúng tớ”. Đó là tiếng gọi của bạn bè. Là niềm thương yêu tin cậy. Là phần thưởng, là giây phút hạnh phúc nhất đối với A-li-ô-sa mà chú mong đợi bấy nay.

Vốn tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, bốn đứa bé như bốn con chim non ríu rít chơi với nhau. A-li-ô-sa hỏi chúng nó có bị đánh không. Chúng trao đổi với nhau về chuyện bắt chim nuôi chim, về chim Bạch yến… Chúng nói với nhau về mẹ và dì ghẻ. Cả bốn đứa bé đều cùng cảnh ngộ “mồ côi mẹ ”, sự đồng cảm về cảnh ngộ đã gắn bó tâm hồn tuổi thơ. A-li-ô-sa kể cho chúng nghe “Chuyện mụ dì ghẻ phù thủy”… “Bốn đứa bé” ngồi sát vào nhau như những chú gà con. Đây là những khoảnh khắc thần tiên của chúng, thằng bé nhất thì “mím chặt môi và phồng má lên”. Một đứa thì “chống khuỷu tay lên đầu gối… ” và quàng lên vai em nó. Chúng im lặng lắng nghe cổ tích.

Ở đời, xưa và nay, tình bạn luôn luôn được thử thách qua cảnh giàu nghèo, sang hèn, lúc thành đạt, v.v… ở người lớn và trẻ em có tình bạn thủy chung, có thứ tình bạn “nắng sớm, chiều mưa”, v.v… Bốn đứa trẻ này đang chơi thân với nhau, bỗng người lớn đã xông vào “phá đám”. Lão đại tá già xuất hiện với bộ ria trắng, đầu đội chiếc, mũ xù lông đã thô bạo “nắm lấy vai” và đuổi A-li-ô-sa ra khỏi cổng với lời đe dọa: “Cấm không được đến chỗ tao!”. Rồi trận đòn của ông ngoại. Sự đặt điều mách lẻo, sự để ý “theo dõi ” của bác Pi-ốt. Ông ngoại đã nghiêm cấm cháu không được chơi với mấy đứa con lão đại tá, v.v… Nhưng tuổi thơ và tình bạn trong sáng của tuổi thơ, ai có thể ngăn cấm và li gián được? Vì thế A-li-ô-sa vẫn tiếp tục chơi với ba đứa bé kia và quan hệ giữa chúng nó “càng ngày càng trở nên thích thú ”. Chẳng có bức tường thành nào ngăn cách được bốn đứa trẻ! Mọi định kiến giai cấp, mọi sự ngăn cấm và đòn roi đối với chúng nó chẳng có nghĩa lí gì. Giữa bức tường và hàng rào nhà ông đại tá, có một cây đu, một cây bồ đề và một bụi hương mộc rậm rạp, “một lỗ hổng hình bán nguyệt” đã được bí mật khoét ra. Chính tại đây ba đứa con trai đại tá, một đứa đứng canh, hai đứa ngồi xổm hoặc quỳ nói chuyện khe khẽ với nhau .Chúng nói về cuộc sống buồn, về những con chim, nhiều chuyện trẻ con khác,… Chúng nghe A-li-ô-sa kể chuyện cổ tích. Có một chi tiết rất thú vị là mỗi lần kể chuyện, nửa chừng quên mất chỗ nào. A-li-ô-sa lại chạy về hỏi bà… Chúng vẫn chơi vui, vân tâm tình, vẫn chan hòa trong niềm thơ ấu cổ tích. Mội tình bạn trong sáng, hồn nhiên.

2. Và tình yêu thương của bà.

Ba anh em con nhà đại tá mồ côi mẹ, chịu cảnh dì ghẻ, chúng lại không còn bà. Còn A-li-ô-sa, tuy thỉnh thoảng vẫn bị ông ngoại đánh đòn, nhưng em còn có bà ngoại. Bà là dòng sữa cổ tích ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn em. Bà là chỗ dựa tinh thần bảo vệ che chở cháu khi bị người lớn đặt điều. Ta hãy nghe bà trả lời dứt khoát bác Piốt:

“Ôi chà, bác Pi-ốt, tự bác đặt điều ra thì có, nó không chửi bác như vậy đâu!”. Mỗi lần A-li-ô-sa quên một tình tiết nào đó trong cổ tích, chạy về hỏi bà, em đã làm cho bà “rất hài lòng”. Chú đã tự hào kể bao nhiêu chuyện tốt đẹp về bà ngoại mình, đã làm cho ba anh em nhà đại tá xúc động. Cả ba anh em đều buồn và thằng anh lớn đã “thở dài ” nói: “Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà mình trước đây cũng rất tốt.  Đó là một câu nói giản dị của một em bé đã trải qua nhiều bất hạnh. Những bạn nhỏ nào đó đã từng được nghe bà ru, bà kể chuyện cổ tích, từng được bà ôm ấp gãi lưng cho ? Những bạn nhỏ nào đó trong cơn mơ từng thấy bà hiền hậu đang cầm “ quả thị Tấm Cám” trên tay? Và những ai đó khi cất tiếng chào đời chưa một lần nào được nhìn thấy mái tóc bà, nụ cười hiền hậu của bà sẽ xúc động biết bao khi nghe một đứa bé “thở dài ” nói trong ngao ngán “ bà mình trước cũng rất tốt ”

Có thể nói tình bạn và tình yêu thương bà là những tình cảm đậm đà, trong sáng, thiêng liêng của tuổi thơ. Đọc những dòng tự thuật trên đây, ta thấy chất thơ dào dạt trên trang văn của Go-rơ-ki. Ta biết yêu bà, yêu bạn. Ta lớn lên và được sống tin cậy trong tình yêu thương mênh mông. Thiếu tình thương, tuổi thơ buồn lắm vì phải trải qua những tháng ngày u ám cô đơn. Từ khi có bạn, được chơi trong tình bạn, những em bé mồ côi như có ánh nắng đem lại sự ấm áp cho tâm hồn. Go-rơ-ki đã nói rất cảm động điều đó. Tính chân thực, hồn nhiên và truyền cảm tạo nên vẻ đẹp văn chương đích thực của “Thời thơ ấu ”.

Phân tích, nêu cảm nghĩ về Những đứa trẻ trích trong Thời thơ ấu của Go-rơ-ki- Mẫu 3

Đề tài về trẻ thơ luôn luôn có sức hấp dẫn đối với bạn đọc ở mọi lứa tuổi. Người lớn thì muốn đọc để được sống lại giây phút tuổi thơ của mình. Trẻ thơ thì muốn đọc để xem người ta nói gì về thế hệ của mình, để biết những bạn nhỏ khác sống như thế nào, có giống mình hay không,… Mác-xim Go-rơ-ki, một nhà văn đại tài đã viết một tác phẩm kinh điển mang tên Thời thơ ấu. Đoạn trích Những đứa trẻ chính là trích ra từ tác phẩm này. Nội dung của nó mang đầy chất thơ và thể hiện được tài năng của người kể chuyện.

Muốn trưởng thành, ai cũng phải trải qua một thời thơ dại với những bước đi chập chững. Tuổi thơ ấy dù có xảy ra như thế nào đi chăng nữa thì đến khi trưởng thành chúng ta cũng vẫn sẽ nhớ về nó. Tất nhiên không phải tất cả kỉ niệm ta đều có thể nhớ nhưng những kỉ niệm cay đắng, ngọt bùi, những kỉ niệm như cứa vào tim gan sẽ là những kỉ niệm không thể nào quên. Chúng trở thành một hành trang theo con người trong suốt những chặng đường còn lại của cuộc sống.

Nếu xét về hoàn cảnh sống và thành phần xã hội thì A-li-ô-sa và mấy đứa con nhà ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp rất khác nhau. Người lớn có thể nhận thấy rõ điều đó nhưng với trẻ thơ thì lại khác. Sự phân cách xã hội ấy chưa đủ lớn để tạo thành một bức tường ngăn cách chúng. Nhất là khi chúng có một điểm chung, đủ để chúng xích lại gần nhau đó chính là mất mẹ. Mất mẹ giống như mất đi một nguồn sữa tình người lớn nhất trên thế giới.

Những đứa trẻ mất mẹ bao giờ cũng cảm thấy thiếu thốn tình cảm và vì vậy chúng luôn thèm khát được yêu thương. Thế giới chung của chúng chính là vầng sáng tuổi thơ. Chúng đến với nhau nhưng không đi bằng cổng chính. Đó cũng là cái kiểu riêng của trẻ thơ. Mỗi lần bọn trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp thấy A-li-ô-sa là mỗi lần thằng bé ở trong một tư thế khác nhau, khi qua cái lỗ, cái ngách hẹp của hàng rào, khi lại vắt vẻo trên cây.

Tư thế mà chúng nói chuyện với nhau cũng không được đường hoàng cho lắm. Khi thì ngồi xổm, khi thì quỳ xuống và cũng chỉ dám nói chuyện khe khẽ bởi vì sợ ông đại tá bắt gặp. Địa điểm để cho chúng trò chuyện không phải là phòng khách giống như người lớn mà là những nơi chẳng ai nghĩ đến. Có khi chỉ là trên cái xe trượt tuyết đã hỏng để ở dưới nhà kho. Tuy nhiên, những cuộc gặp gỡ vụng trộm ấy khiến chúng cảm thấy vui sướng, cảm động.

Chúng ngắm nhìn nhau và trò chuyện với nhau rất lâu. Nội dung của những câu chuyện mà chúng nói thì chẳng có gì quan trọng. Khi là về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao, khi thì nói về phép phù thủy làm cho người chết sống lại y như thật. Những câu chuyện mà chúng kể đều lấy từ kho cổ tích của bà ngoại nên nếu như có chỗ nào quên thì A-li-ô-sa sẽ dặn chúng đợi để chạy về nhà hỏi lại bà.

Trẻ nhỏ thì bao giờ cũng mê nghe những câu chuyện cổ tích. Chính vì vậy mà những câu chuyện chúng kể cho nhau nghe hấp dẫn cả người kể lẫn người nghe. Người kể cứ say sưa kể, người nghe cứ dỏng tai mà nghe. Dù có muốn không tin thì người kể cũng sẽ giải thích và nhấn mạnh để cho nhất định phải tin. Chính vì thế nên những đứa trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp lúc nào cũng im lặng lắng nghe.

Thằng anh lớn nhất, khôn nhất thì đã biết mỉm cười khi được nghe kể chuyện còn thằng em bé nhất thì cứ mím chặt môi và phồng má lên vì bị căng thẳng. Vậy là thế giới tuổi thơ của chúng đã được chắp cánh bay bổng vào không gian, thời gian của cái ngày trước, trước kia, đã có thời,… Dường như thằng lớn nhà Ốp-xi-an-ni-cốp đã sống trên trái đất này cả trăm năm chứ không phải chỉ mới 11 năm giống như tuổi cha sinh mẹ đẻ của nó.

Không chỉ giống nhau ở chỗ chúng là những trái tim mơ mộng, chúng còn giống nhau ở chỗ có một tuổi thơ thiếu tình thương. Đó là lí do mà chúng gắn bó và thân thiết với nhau. Ban đầu A-li-ô-sa không tin mấy đứa trẻ nhà ông đại tá bị đánh đòn. Trong suy nghĩ của A-li-ô-sa thì chỉ có nó, người không còn ai che chở mới bị đánh đòn. Còn những đứa trẻ kia sinh ra đã được sống trong nhung lụa thì cớ gì chúng lại phải chịu đòn. Nhất là khi nguyên nhân mà chúng bị đánh lại là chơi với con nhà thường dân, quả thực là nguyên nhân vô cớ.

Nó khiến cho A-li-ô-sa cảm thấy giận dù chẳng phải là chuyện của mình. Cho tới khi gần gũi và thân thiết với nhau, A-li-ô-sa mới thấu hiểu được nỗi đau của những người bạn cũng như nỗi đau của chính mình. A-li-ô-sa đã hỏi những người bạn của mình rằng “Thế các cậu có mẹ không?”. Câu hỏi như chạm sâu vào nỗi đau của những đứa trẻ. Đứa thì nói là không, đứa lại bảo là có mẹ khác.

Mẹ khác tức là dì ghẻ, là người không sinh ra chúng. Vậy là A-li-ô-sa đã tìm ra được câu trả lời. Với những đứa con của ông đại tá thì câu nói của A-li-ô-sa “Mẹ khác thì gọi là dì ghẻ” như một tiếng sét bên tai. Một nỗi sợ mơ hồ khiến những đứa trẻ ngồi sát vào với nhau. Chúng như những chú gà con bơ vơ, lạc mẹ ngơ ngác và thật tội nghiệp làm sao. A-li-ô-sa thì đã quá quen với những bà dì ghẻ trong các câu chuyện cổ tích mà bà ngoại vẫn thường hay kể.

Giờ thì A-li-ô-sa đã hiểu được nỗi bất hạnh của những đứa trẻ thơ mất mẹ kia. Chúng chưa bao giờ kể về bố và về dì ghẻ. Mặc dù hai tiếng dì ghẻ chỉ được nhắc tới thoáng qua trong câu chuyện của những đứa trẻ nhưng nó tạo nên một bóng tối bao trùm lên không khí. Thông qua những câu chuyện mà bà đã kể rồi thông qua thái độ và hành động độc đoán, gia trưởng của ngài đại tá và sự bất lực của những đứa trẻ, A-li-ô-sa hiểu được vì sao lại có bầu không khí nặng nề nay.

Một khi ông đại tá đã đưa ra quyết định thì không ai có thể thay đổi được, kể cả những đứa con ruột thịt mang dòng máu của ông. A-li-ô-sa khi bị ông ta tóm cổ đuổi ra khỏi nhà cũng đã sợ đến phát khóc. Ngược lại với cha của mình, những đứa con của ông đại tá có một vẻ đẹp dịu dàng, thơ ngây và cam chịu.

Nhìn vào cặp mắt của thằng anh, A-li-ô-sa nghĩ đến những ngọn đèn trong nhà thờ như một thứ ánh sáng hắt hiu bị cái tăm tối mênh mông bủa vây. Ông đại tá với bộ ria trắng, trên người mặc một chiếc áo dài lùng thùng màu nâu nhạt như của thầy tu chính là hiện thân của kẻ ác, của một con quỷ xa tăng chính hiệu.

Qua đoạn trích này, Mác-xim Go-rơ-ki đã cho thấy tài năng kể chuyện của mình. Mặc dù không mấy dụng công và cũng không dựng chuyện li kì nhưng tác phẩm vẫn đậm đà, hấp dẫn. Trong câu chuyện ấy, nhà văn đã đưa vào một không khí trẻ thơ vô cùng hấp dẫn. Nó làm kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng của người đọc. Ví dụ như chuyện người chết có thể sống lại không. Đám trẻ nhà ông đại tá thì bán tín bán nghi còn A-li-ô-sa thì thề sống thề chết như mình đã trải qua. Nó khiến người đọc cũng phải nghi ngờ rằng phải chăng điều đó là sự thật.

Trước một giọng kể chắc như đinh đóng cột của A-li-ô-sa thật khó mà có thể không tin được. Nhưng trên hết những đứa trẻ muốn tin bởi vì chúng lúc nào cũng khao khát mẹ của mình có thể sống lại. Trong câu chuyện nửa hư, nửa thực, trí tưởng tượng của con người được dịp bay xa. Trong những câu chuyện thần tiên có thấp thoáng bóng hình của những ông bụt, bà tiên hiền lành, phúc hậu.

Họ xuất hiện giống như mong ước được che chở của những đứa trẻ tội nghiệp. Hình ảnh người bà xuất hiện cũng như một bà tiên giúp những đứa trẻ thêm yên lòng. Với A-li-ô-sa cậu bé có thể chạy đi chạy lại để gặp bà. Có thể được nghe bà kể chuyện mỗi ngày. Nhưng với những đứa trẻ nhà đại tá thì những câu chuyện về bà của chúng chỉ là chuyện trước kia. Cũng giống như mẹ, bà của chúng không còn nữa.

Mác-xim Go-rơ-ki còn thể hiện tài năng kể chuyện của mình ở sự dẫn dắt, từ chuyện nuôi chim đến chuyện dì ghẻ của ông đại tá. Trẻ con hầu như đứa nào cũng ham nuối chim. Một cái việc tưởng chừng như đơn giản ấy nhưng những đứa trẻ phải chờ đợi sự cho phép của cha mới dám thực hiện và dĩ nhiên cha của chúng thì chẳng bao giờ đồng ý với chuyện này. Người duy nhất có thể hiểu chúng là mẹ thì qua đã đời từ lâu. Chúng có mẹ khác và đó là dì ghẻ.

Cuộc đối thoại giữa những đứa trẻ cứ thế diễn ra một cách tự nhiên giúp chúng hiểu nhau hơn và cũng giúp người đọc hiểu hơn về thế giới nội tâm của những đứa trẻ thơ. A-li-ô-sa vào sân nhà ông đại tá theo một cái lối khác lạ là nhảy dù từ trên cây xuống nhưng em lại ra rất đàng hoàng bằng cổng chính do ông đại tá nắm cổ áo lôi ra. Sự hăm dọa của ông đại tá khiến người đọc nhận thấy được tính cách của ông.

Với sự dẫn dắt câu chuyện như vậy, Mác-xim Go-rơ-ki đã cho người đọc thấy được chân dung của từng nhân vật. Mặc dù nhìn tổng thể nội dung của đoạn trích khá bình dị nhưng chính sự bình dị đã làm nên một tác phẩm tuyệt vời.

Phân tích, nêu cảm nghĩ về Những đứa trẻ trích trong Thời thơ ấu của Go-rơ-ki- Mẫu 4

M.X.Gorki đã từng nhận định “Văn học là nhân học”. Quan điểm văn học gắn với con người đã trở thành một kim chỉ nam cho rất nhiều những tác phẩm của ông. Chính tư tưởng sáng tác phải bắt nguồn từ con người, vì con người mà sáng tác mà M.X.Gorki đã có những tác phẩm được coi là bất hủ của thời đại. Một trong số đó là “Thời thơ ấu” và đặc biệt, đoạn trích Những đứa trẻ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả nhiều thế hệ.

Đoạn trích kể về việc A-li-ô-sa không nhìn thấy ba anh em, con của đại tá ra sân chơi sau khi thằng em nhỏ nhảy vào gàu rơi xuống giếng. Chúng đều bị cấm không được chơi với A-li-ô-sa nhưng vẫn xuất hiện. Chúng vẫn tiếp tục duy trì tình bạn với nhau mặc sự ngăn cấm. Chúng đến bên nhau và kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị của người bà về những con chim.

Đó đều là những đứa trẻ sống thiếu tình yêu thương, sống trong sự thiếu thốn tình cảm. A-li-ô-sa ở với ông bà ngoại vì bố cậu mất, mẹ lại đi lấy người chồng khác. Bà ngoại là người đã cưu mang, nuôi dưỡng cậu bé. Những đứa trẻ nhà đại tá lại sống với bố và mẹ mới của chúng sau khi bố lấy vợ hai. Đại tá ngăn cấm không cho những đứa con kết bạn với A-li-ô-sa. Ông cho rằng hai gia đình trái ngược với nhau về hoàn cảnh sống. Những đứa con của ông đại tá sống trong một gia đình giàu có còn ngược lại, cậu bé A-li-ô-sa lại sống trong một gia đình nghèo khó, bình thường. Chúng tuy khác nhau về hoàn cảnh sống nhưng có một điểm chung giống nhau là thiếu đi tình yêu thương của cha, của mẹ. Với điều ấy đã đủ để những đứa trẻ gắn kết lại với nhau bằng tất cả sự chân thành, thấu hiểu, thông cảm, và vô cùng vô tư, hồn nhiên của độ tuổi trẻ thơ. Tình bạn của những đứa trẻ ngây thơ ấy cứ lớn dần lên. Chúng dù bị ngăn cấm nhưng luôn cố gắng để duy trì mối quan hệ bạn bè của mình. Chúng chơi với nhau một các thoải mái, trò chuyện với nhau về mọi chuyện. Chúng nói với nhau những câu chuyện về gia đình, về những mất mát, khổ đau của chúng phải chịu đựng. Chúng còn tìm cách để đối phó bằng cách A-li-ô-sa đã “khoét một lỗ hổng” chỗ hàng rào để nói chuyện với những đứa con nhà đại tá. Chúng ngồi xuống, quỳ xuống cạnh nhau và nói chuyện khe khẽ để tránh sự phát hiện ra của người bố. A-li-ô-sa kể cho các bạn nghe lại những câu chuyện cổ tích mà bà ngoại mình thường hay kể. Khoảnh khắc ấy thật đẹp, hình ảnh những đứa trẻ ngồi xúm lại cạnh nhau, tâm sự, chia sẻ cho nhau về những điều xảy ra trong cuộc sống đã tạo nên một tình bạn đẹp, vượt qua tất cả những khó khăn, thiếu thốn và chênh lệch về mọi mặt. Tình bạn quý giá ấy được tạo nên bởi sự đồng cảm giữa những đứa trẻ chung hoàn cảnh với nhau.

Đoạn trích được kể với một lối kể chuyện vô cùng thú vị và hấp dẫn. Những điều tác giả kể trong câu chuyện cũng chính là một phần bắt nguồn từ chính cuộc sống thật của tác giả M.X.Gorki. Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt linh hoạt cùng với lối kể chuyện giàu tình cảm, thấm đượm tinh thần nhân văn đã tạo nên những trang văn đậm chất M.X.Gorki, đậm chất nhân học. Câu chuyện khiến ta hiểu hơn về những giá trị tình cảm đích thực trong cuộc sống và thêm trân trọng hơn, yêu thương hơn những con người xung quanh.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Phân tích, nêu cảm nghĩ về Những đứa trẻ trích trong Thời thơ ấu của Go-rơ-ki” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 07/2024!