Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Phân tích khổ hai bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương” chuẩn nhất 11/2024.
Dàn ý cảm nhận về khổ 2 bài Viếng lăng Bác – Mẫu số 1
1. Mở bài
Giới thiệu về bài thơ Viếng lăng Bác và khái quát nội dung, cảm xúc chủ đạo của khổ 2 bài thơ.
2. Thân bài
– Nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi của tác giả khi cùng đoàn người vào thăm lăng
– Tấm lòng thành kính, biết ơn đối với vị lãnh tụ vĩ đại:
+ Hình ảnh “mặt trời” không chỉ tả thực mà còn ẩn dụ cho những công lao trời bể của Bác đối với dân tộc Việt Nam tựa ánh dương rực sáng.
+ Nghệ thuật nhân hóa qua động từ “thấy” nhấn mạnh vầng thái dương vũ trụ chứng kiến “mặt trời trong lăng rất đỏ” với thái độ có phần ngưỡng mộ, trân trọng.
+ Từ láy “ngày ngày” đứng ở đầu câu thơ vừa diễn tả sự bất biến của tự nhiên vừa góp phần bất tử hóa hình ảnh Bác Hồ trong lòng mọi người.
– Hình ảnh dòng người vào thăm lăng:
+ Dòng người xếp hàng, bước chân chầm chậm lắng đọng nỗi niềm xúc động bồi hồi – “đi trong thương nhớ”.
+ Mỗi người đều mang theo tình cảm kính yêu, trân trọng đối với Bác “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
+ Hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” để chỉ số tuổi của Bác, đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ ngợi ca cuộc đời sống đẹp và trọn vẹn, cống hiến những gì tinh túy nhất cho dân tộc của Bác.
3. Kết bài
Cảm nhận chung
Dàn ý cảm nhận về khổ 2 bài Viếng lăng Bác – Mẫu số 2
I. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
+ Viễn Phương là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược.
+ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác.
– Khái quát nội dung khổ 2: Sự thương nhớ của tác giả khi đứng trước lăng Người.
II. Thân bài:
* Khái quát về bài thơ:
+ Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 4 năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, nhà thơ Viễn Phương ra Bắc thăm Bác và đã viết ra bài thơ này. Bài thơ sau đó được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978.
+ Giá trị nội dung : Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người dân Việt Nam nói chung khi đến thăm lăng Bác.
* Phân tích khổ thơ thứ 2:
– Tác giả tạo ra được cặp hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi: mặt trời thiên nhiên rực rỡ và hình ảnh Người.
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
+ Điệp ngữ “ngày ngày”: chỉ thời gian vô tận, tấm lòng của người dân chưa bao giờ thôi nhớ Bác.
+ Ẩn dụ “mặt trời” : Bác là mặt trời của dân tộc mang nguồn sống, ánh sáng hạnh phúc, ấm no cho cuộc sống của dân tộc -> Thể hiện niềm yêu mến kính trọng Bác.
=> Hình ảnh ẩn dụ ca ngợi sự vĩnh hằng, trường tồn của Bác trong trái tim của triệu người dân Việt.
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
– Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ, đây là hình ảnh thực diễn tả nỗi xúc động bồi hồi trong lòng tiếc thương kính cẩn của người dân khi vào lăng.
– Hình ảnh thể hiện sự kết tinh đẹp đẽ “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
+ Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”: chỉ những người vào lăng viếng Bác kết thành tràng hoa rực rỡ huy hoàng, mỗi người mang một bông hoa của lòng thành kính, sự yêu mến và niềm ngưỡng vọng lãnh tụ.
-> Đoàn người vào viếng Bác là hình ảnh thực, ẩn dụ đẹp đẽ, sáng tạo của nhà thơ: cuộc đời của dân tộc ta nở hoa dưới ánh sáng cách mạng của Bác.
+ “Bảy mươi chín mùa xuân”: là hình ảnh hoán dụ chỉ số tuổi của Bác, cuộc đời Bác tận hiến cho sự phát triển của đất nước dân tộc.
=> Sự biết ơn công lao to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh, niềm thành kính của người dân Việt Nam với vị lãnh tụ của dân tộc.
III. Kết bài:
– Khái quát nội dung khổ thơ.
– Nêu cảm nhận của em về khổ thơ.
Phân tích khổ hai bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương- Mẫu 1
Bác không thể mất trong ý nghĩ, tình cảm của nhà thơ cũng như mỗi chúng ta. Lòng nhớ thương và những gì đẹp nhất ở mỗi người dâng lên Bác quả đúng là hoa của đời. Mặt trời lên cao dần và hình ảnh mặt trời lại gợi trong tác giả những liên tưởng mới:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Mặt trời thiên nhiên theo quy luật của nó, vận hành trong vũ trụ, ngày ngày đi qua trên lăng và thấy một mặt trời khác trong lăng rất đỏ. Mặt trời trong lăng là ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Mặt trời thiên nhiên thì đem lại ánh sáng, ban ngày, sự sống: Còn mặt trời Bác cũng là ánh sáng soi đường, đem lại cuộc sống hạnh phúc ấm no. Chi tiết đặc tả “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tố quốc, vì nhân dân, trái tim yêu thương vô hạn của Bác. Mặt trời Bác mãi tỏa sáng, tỏa ấm, tỏa thắm cho đời. Màu đỏ ấy làm ấm lại cả khung cảnh thương đau. Nhiều người đã ví Bác như mặt trời (Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Tố Hữu), đặt mặt trời Bác sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên là sáng tạo riêng của Viễn Phương. Cách nói đó vừa ngợi ca sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, biết ơn đối với Bác.
Hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác cũng gợi bao xúc động trong lòng nhà thơ:
Ngày ngày dòng người đỉ trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Điệp ngữ “ngày ngày” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn, vừa gợi tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác. Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” vừa thực vừa ảo. Nỗi nhớ thương vốn chỉ có trong lòng người nhưng ở đây nó bao trùm lên cả thời gian, không gian. Và mỗi người với lòng nhớ thương là một đóa hoa kết nên “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” cuộc đời Bác một cuộc đời đã dâng cho đời bao hoa trái. Dòng người được tác giả ví như “tràng hoa” là một ẩn dụ độc đáo mà thích hợp. Dòng người vào viếng Bác đi thành vòng tròn dễ gợi liên tưởng đến tràng hoa. Nếu “vòng hoa” thì là viếng người đã khuất. Ở đây là “tràng hoa” để dâng “bảy mươi chín mùa xuân”. Bác không thể mất trong ý nghĩ, tình cảm của nhà thơ cũng như mỗi chúng ta. Lòng nhớ thương và những gì đẹp nhất ở mỗi người dâng lên Bác quả đúng là hoa của đời. Tràng hoa người ở đây hơn hẳn mọi tràng hoa của tự nhiên, nó được kết nên từ lòng ngưỡng mộ, thành kính, nhớ thương Bác. Nhịp thơ đoạn này chậm rãi, trải dài 8, 9 tiếng một dòng thơ, lặp lại từ ngữ, cấu trúc câu vừa diễn tả không khí thiêng liêng, thành kính trong lăng, vừa gợi bước đi chầm chậm của dòng người vào viếng Bác và lòng thành kính, thiết tha của nhân dân với Bác.
Phân tích khổ hai bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương- Mẫu 2
“Bốn mươi năm trước Bác “đi xa”
Cả nước đau thương mắt lệ nhòa
Ngoài Bắc mưa tuôn – trời vĩnh biệt
Trong Nam gió nổi – đất chia xa”.
Ngày Bác mất, cả dân tộc ta chìm trong nước mắt, nước mắt của sự đau thương và xót xa tê tái lòng. Năm năm sau sự mất mát to lớn đó, lăng Bác được khánh thành, nơi đây trở thành chốn linh thiêng để nhân dân cả nước bày tỏ lòng tôn kính dành cho Người. Viếng lăng Bác là tác phẩm thể hiện rất sâu sắc cảm xúc của Viễn Phương khi lần đầu tiên vào lăng viếng Bác. Có lẽ khổ thơ thứ hai kết tinh lắng đọng nhất tư tưởng của cả bài thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Tác giả khi ấy là người con miền Nam ra thăm miền Bắc, cùng đoàn người hành hương vào lăng viếng Người. Khổ thơ đầu tiên khái quát cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng với những ấn tượng về hàng tre xanh bát ngát. Đến với khổ thơ thứ hai, người đọc thấy được cảm xúc của Viễn Phương khi cùng đoàn người xếp hàng vào lăng viếng Bác.
Xuyên suốt cả khổ thơ là nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi của tác giả khi đứng trước thềm lăng. Trước tiên, đó là tấm lòng thành kính, biết ơn lãnh tụ được gói trọn trong hình ảnh ẩn dụ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
Mặt trời được nhắc đi nhắc lại sóng đôi trong hai câu thơ. Nếu “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh tả thực miêu tả bước dịch chuyển của mặt trời hàng ngày, hàng giờ gắn với bối cảnh không gian quen thuộc là “trên lăng” thì “mặt trời trong lăng” lại là ẩn dụ để chỉ Bác Hồ. Nghệ thuật nhân hóa qua động từ “thấy” nhấn mạnh vầng thái dương vũ trụ chứng kiến “mặt trời trong lăng rất đỏ” với thái độ có phần ngưỡng mộ, trân trọng. Mặt trời thiên tạo gợi ra sự kì vĩ, vĩnh hằng, nguồn gốc của sự sống và là cái nôi đem lại ánh sáng cho con người. Bác Hồ cũng vậy, Bác là người cha già vĩ đại, Bác vĩnh hằng bởi Người luôn tồn tại trong trái tim nhân dân Việt Nam, dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Từ láy “ngày ngày” đứng ở đầu câu thơ vừa diễn tả sự bất biến của tự nhiên vừa góp phần bất tử hóa hình ảnh Bác Hồ trong lòng mọi người. Viễn Phương như đang nói hộ tấm lòng tôn kính của bao người đối với vị lãnh tụ mà cả cuộc đời:
“Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa”
(Tố Hữu).
Trước lăng Bác, cảm xúc của tác giả cứ thế trào dâng:
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
Nghệ thuật điệp cấu trúc “ngày ngày” khiến đoạn thơ hiện lên trong tâm trí người đọc như một bản nhạc chậm rãi, tần suất lặp đi lặp lại của những người vào lăng viếng Bác cứ như một nhịp điệu đã rất quen thuộc. Hai câu thơ như vẽ ra một bức tranh từng dòng người xếp hàng, bước chân chầm chậm lắng đọng nỗi niềm xúc động bồi hồi – “đi trong thương nhớ”. Dòng người ấy như đang “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”, mỗi người là một bông hoa, cả đoàn người là một tràng hoa đẹp diệu kì kính dâng lên Người. Đó là đóa hoa của nỗi niềm biết ơn sâu sắc, thành kính phân ưu, tiếc thương vô hạn mà nhân dân ta kính gửi tới Bác Hồ. Hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” để chỉ số tuổi của Bác, đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ ngợi ca cuộc đời sống đẹp và trọn vẹn, cống hiến những gì tinh túy nhất cho dân tộc của Bác. Câu thơ nhẹ nhàng mà kết tinh bao cảm xúc biết ơn ấy như chạm vào trái tim của biết bao bạn đọc.
Khổ thơ là cảm xúc của tác giả khi cùng dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác. Nhà thơ sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ có ý nghĩa sâu sắc khiến vẻ đẹp của vĩ lãnh tụ như càng ngời sáng hơn bao giờ hết. Bởi vậy, có thể nói đây là khổ thơ kết tinh trọn vẹn vẻ đẹp của Bác – người cha già cống hiến trọn vẹn tuổi xuân cho non sông, đất nước.
Phân tích khổ hai bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương- Mẫu 3
Sau ngày đất nước giải phóng, một năm sau, Viễn Phương và đoàn cán bộ miền Nam mới có dịp ra thủ đô Hà Nội viếng lăng Bác. Biết bao nhớ thương dồn nén bấy lâu khiến nhà thơ vô cùng xúc động khi đứng trước lăng Người. Đây là lần gặp gỡ đầu tiên giữa nhà thơ và vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Hoàn cảnh gặp gỡ quá đặc biệt càng khiến cho nhà thơ ngậm ngùi cảm thương. Khổ 2 bài thơ Viếng lăng Bác đã thể hiện trọn vẹn tình cảm mến yêu và tự hào của nhà thơ đối với Bác Hồ, đối với dân tộc. Từ hình ảnh hàng tre kiên trung bất khuất, nhà thơ cảm tưởng về Người với niềm kính trọng vô hạn:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
Có thể thấy, khổ thơ 2 là sự tiếp nối mạch cảm xúc ở khổ thơ 1, thể hiện niềm xúc động dạt dào, mãnh liệt, thành kính và thiêng liêng của nhà thơ khi đứng trước lăng. Hai câu thơ đầu, nhà thơ sử dụng hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ để nói lên sự vĩ đại của Bác, lòng tôn kính của nhà thơ đối với Bác. Hai câu thơ sau tác giả sử dụng cách so sánh ngầm mới lạ để thể hiện tấm lòng tiếc thương, sự gắn bó của nhân dân đối với Bác. Theo đoàn người, tác giả vào thăm lăng Bác, nhà thơ nhìn thấy:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Mặt trời “ngày ngày đi qua trên lăng” là mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, nguồn sáng lớn nhất, rực rỡ và vĩnh hằng của thế gian. Nhưng mặt trời ấy còn thấy và nhận ra một mặt trời khác, “một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Mặt trời trên cao được nhân hoá, nhìn “mặt trời trong lăng” bằng đôi mắt của lòng ngưỡng mộ và nhân từ. Một hình ảnh chứa bao sự tôn kính đối với Bác Hồ vĩ đại!
Bằng hình ảnh ẩn dụ nhà thơ đã ví Bác là mặt trời. Người là mặt trời đỏ rực rỡ màu cách mạng sẽ mãi chiếu sáng đường chúng ta đi bằng sự nghiệp của Người. Người là nguồn sưởi ấm bất tận, là nguồn sáng vĩnh hằng chiếu rọi con đường chúng ta đi. người là hội tụ tinh anh của trời đất và tỏa sáng đến tương lai. Đây là nét nghệ thuật ẩn dụ đầy sáng tạo của tác giả. Hình ảnh ẩn dụ: “Mặt trời trong lăng rất đỏ” vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ, vừa ca ngợi công lao to lớn của Bác, vừa thể hiện sự tôn kính của nhân dân, của tác giả với Bác.
Độc đáo hơn, nhà thơ còn sáng tạo một hình ảnh khác để ca ngợi Bác.
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ lại kết lại thành những tràng hoa chỉ là hình ảnh tả thực so sánh những dòng người xếp lại thành hàng dài vào lăng viếng Bác trông như những tràng hoa vô tận. Nó còn có nghĩa tượng trưng: cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác, đó là hoa của chiến công, hoa của thành tích, hoa của lòng người.
Những bông hoa tươi thắm ấy đang đến dâng lên Người những gì tốt đẹp nhất. Dâng lên bảy mươi chín năm tuổi đẹp như bảy mươi chín mùa xuân và đã làm ra những mùa xuân cho đất nước, cho con người của Bác. Hình ảnh hoán dụ này vừa đẹp vừa mới lạ, thể hiện tình cảm thương nhớ, kính yêu và sự gắn bó của nhân dân với Bác.
Không một lời ngợi ca nhưng qua ý nghĩa khổ 2 bài thơ Viếng lăng Bác, người đọc cảm nhận được lòng kính yêu vô hạn và sự tôn vinh tột đỉnh của nhà thơ dành cho lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc. Ẩn bên sau những hình ảnh lớn lao và chói lọi là niềm tiếc thương, nỗi nhớ mong và niềm đau của muôn triệu con người trước sự ra đi của Bác. Dẫu biết dòng đời vô thường, thế nhưng, nhà thơ không thể kìm nén nổi lòng mình. Ý chí người cách mạng đã giúp nhà thơ không bật khóc, giấu đi giọt nước mắt tiếc thương, tiếp tục nhắc mình chiến đấu bảo vệ nền độc lập nước nhà, sống xứng đáng với những hoài mong mà Bác đã dặn dò dân tộc trước lúc ra đi mãi mãi.
Phân tích khổ hai bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương- Mẫu 4
Bác Hồ là người đã tìm ra con đường cứu nước, là niềm tự hào của dân tộc. Hình ảnh về Người vẫn còn sống mãi trong lòng tất cả người dân Việt Nam. Có rất nhiều tác phẩm hay và xúc động viết về Bác. Trong đó, bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là bài thơ nổi bật. Tác phẩm đã diễn tả dòng cảm xúc của thi nhân khi ra thăm lăng Chủ tịch. Ở khổ thơ thứ hai, tác giả đã thể hiện tâm trạng của mình khi xếp hàng vào lăng viếng Bác.
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Ngay từ câu đầu tiên, ta thấy xuất hiện từ láy “ngày ngày” chỉ thời gian tuần hoàn. Nếu “mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời của tự nhiên mọc rồi lại lặn, tỏa ra hơi ấm cho muôn loài thì “mặt trời trong lăng” lại là hình ảnh ẩn dụ để chỉ Bác Hồ. Người chính là mặt trời tìm ra chân lí cho con đường cách mạng, đưa dân tộc thoát khỏi cảnh lầm than. Hình ảnh trên khiến chúng ta nhớ đến những vần thơ trong bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/Mặt trời của mẹ em thì nằm trên lưng”. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm cũng mượn hình ảnh mặt trời của tự nhiên để nhấn mạnh em bé chính là duy nhất trong trái tim người mẹ. Nhà thơ Viễn Phương cũng vậy, đặt hình ảnh mặt trời ẩn dụ cho Bác, từ đó ca ngợi lí tưởng, công lao của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đất nước. Đồng thời, tác giả muốn khẳng định rằng Bác chính là mặt trời trường tồn bất diệt cùng thời gian.
Hai câu thơ tiếp theo thể hiện tình cảm kính yêu của người dân Việt Nam dâng lên Bác:
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
Điệp từ “Ngày ngày” gợi ra cho chúng ta cảm nhận rõ nét sự vận động của thời gian tuần hoàn. Mỗi ngày dòng người vẫn nối tiếp nhau “đi trong thương nhớ”. Họ không phải đi trong vô thức mà vừa đi, vừa thể hiện niềm tôn kính, biết ơn vô hạn dành cho Bác. Đó là bước chân của muôn triệu người dân, từ mọi miền Tổ Quốc. Họ đều có chung một niềm thương nỗi nhớ với vị cha già kính yêu. Tất cả mọi người “kết thành tràng hoa” to lớn để dâng lên Người. Hình ảnh “tràng hoa” là hình ảnh tả thực những lẵng hoa của dòng người mang vào lăng viếng Bác. Nhưng đó còn ẩn dụ để nhấn mạnh rằng mỗi người đi vào trong lăng là một bông hoa, dòng người kết thành tràng hoa tiếc thương dành cho Bác. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” là gợi nhắc đến bảy mươi chín năm cống hiến, hi sinh của Bác. Đồng thời khẳng định người sẽ mãi mãi vĩnh hằng, bất tử như mùa xuân. Câu thơ cuối kéo dài thành chín chữ, nhịp thơ chậm, dấu chấm lửng như kéo dài mạch cảm xúc, từ đó tạo nên giọng điệu trầm lắng, thiết tha và cảm xúc chân thành của nhà thơ.
Bằng việc sử dụng những biện pháp ẩn dụ đặc sắc, Viễn Phương đã cho người đọc cảm nhận được tình yêu dành cho Bác. Khổ thơ thứ hai nói riêng, cả bài thơ nói chung đều chất chứa nỗi niềm yêu thương, thiết tha nhất dành cho Người cha đáng kính. Và chắc chắn rằng, hình ảnh về Bác vẫn sẽ còn sống mãi trong trái tim của muôn triệu nhân dân Việt Nam.
Phân tích khổ hai bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương- Mẫu 5
Có muôn ngàn lời thơ đã viết về Bác Hồ kính yêu với tấm lòng thành kính và yêu thương vô hạn. Những vần thơ của Viễn Phương cũng vậy, thơ ông dung dị và cảm xúc sâu lắng. Đặc biệt, ở khổ thứ hai bài thơ Viếng lăng Bác làm chúng ta lắng đọng với những vẫn thơ mộc mạc:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng.
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Hai câu thơ đầu được tạo nên bởi hai hình ảnh sóng đôi, hô ứng với nhau. Mặt trời của vũ trụ vô hạn vẫn ngày ngày tỏa ánh sáng ấm áp cho muôn loài. Còn hình ảnh mặt trời trong lăng là hình ảnh ẩn dụ tương trưng cho Bác – người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, đã lặng yên trong giấc ngủ ngàn thu. Màu sắc “rất đỏ” làm cho câu thơ có hình ảnh đẹp gây ấn tượng sâu xa hơn, nói lên tư tưởng cách mạng và lòng yêu nước nồng nàn của Bác. Ví Người như mặt trời chói lọi để thấy được sự trường tồn vĩnh cửu trong trái tim mỗi người con Việt Nam. Bao năm đất nước đau thương, chìm trong đêm trường nô lệ, sự hi sinh cao cả của Người như ánh dương soi sáng cho dân tộc. Sử dụng hình ảnh mặt trời để nói về Bác vừa thể hiện sự tôn kính, vừa nói lên niềm yêu thương vô hạn của nhà thơ dành cho người cha già kính yêu của dân tộc.
Ở hai câu thơ tiếp theo, là hình ảnh của dòng người vào lăng viếng Bác:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
Dòng người vào lăng như kéo dài vô tận. tuy đông nhưng tất cả đều thành kính và trang nghiêm, ai cũng một nỗi niềm bồi hồi khi đến lăng viếng Bác. Mọi người từ khắp mọi miền Tổ quốc trở về đây như kết thành tràng hoa muốn sắc ngát hương kính dâng lên Bác. Những bông hoa tươi thắm đó đang đến nhũng gì tốt đẹp nhất. “dâng bảy mươi chín màu xuân”, hay chính là hình ảnh hoán dụ về con người đã sống bảy mươi chín đời người sống ngập tràn niềm hân hoan như ngày xuân.
Khổ thơ kết lại trong hình ảnh đóa hoa dâng Người với niềm tiếc thương vô hạn, những câu thơ bảy, tám và chín chữ với nhịp thơ chậm rãi như kéo dài hơn những nỗi nhớ thương khôn nguôi. Nhà thơ truyền được cảm xúc của mình đến người đọc chính bở cảm xúc của tác giả cũng là cảm xúc của đồng bào nam bộ nói riêng, của dân tộc nói chung.
Phân tích khổ hai bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương- Mẫu 6
Viễn Phương là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong hai cuộc kháng chiến Pháp và chống Mỹ. Thơ ông dung dị, cảm xúc sâu lắng. Ông có nhiều bài thơ đặc sắc, trong đó “Viếng lăng Bác” là bài thơ tiêu biểu. Đọc bài thơ, ta thấy lắng đọng nhất trong những dòng thơ :
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân”
Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác vào tháng Tư năm 1976, khi tác giả cùng với đoàn đại biểu miền Nam ra thăm lăng Bác. Bài thơ là cảm xúc trữ tình, lòng tiếc thương vô hạn của cả dân tộc đối với Bác. Bài thơ được coi là cuộc hành hương của Viễn Phương sau bao năm chờ đợi được trở về bên người cha già kính yêu. Khổ thơ đầu của bài thơ đã miêu tả hình ảnh hàng tre trước lăng Bác. Đến khổ thơ thứ hai này, tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ trực tiếp về Bác. Mở đầu đoạn thơ là hình ảnh đẹp nổi trội vừa mang tính cụ thể lại vừa mang ý nghĩa tượng trưng :
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Hai câu thơ sóng đôi nhau bởi hai hình ảnh mặt trời. Ở đây xuất hiện mặt trời của thiên nhiên và hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ. Một sự so sánh liên tưởng rất giàu ý nghĩa. Hình ảnh thực là mặt trời đi qua trên lăng ngày ngày, là mặt trời của đất trời, là nguồn sáng lớn nhất rực rỡ và vĩnh viễn trên thế gian, mang lại ánh sáng sự sống cho con người. Còn hình ảnh ẩn dụ là “mặt trời trong lăng rất đỏ”. Đó là mặt trời của Bác Hồ, Người là nguồn sưởi ấm, nguồn sáng soi cho con đường cách mạng Việt Nam. Bác là nguồn sống nguồn hạnh phúc cho cả dân tộc Việt Nam. Trái tim ấy đã dành cả cuộc đời tìm ra đường đi cho dân tộc, hi sinh cả cuộc đời mình vì hạnh phúc của nhân dân. Đọc câu thơ, khiến người đọc liên tưởng tới những vần thơ của Tố Hữu : “Mặt trời chân lí chói qua tim”.
Cách so sánh Bác như mặt trời đã thể hiện sự vĩnh hằng của Bác trong lòng người dân Việt Nam. Bác giống như mặt trời thiên nhiên ngày ngày vẫn soi sáng, vẫn trường tồn cùng dân tộc. Đem nguồn sáng đến cho nhân dân. Đồng thời cũng thể hiện tấm lòng biết ơn, tôn kính với vị cha già dân tộc. Hòa vào dòng người vô tận với tấm lòng thành kính nhà thơ ví hình ảnh dòng người vô tận như tràng hoa đẹp đầy hương thơm và sắc thắm kính dâng lên Bác :
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Điệp ngữ “ngày ngày” được lặp lại hai lần trong khổ thơ đã thể hiện sự vĩnh cửu của Bác trong lòng người dân Việt. Ngày ngày những người con của dân tộc vẫn hướng về Người, vẫn ghi nhớ sự hi sinh lớn lao của Người cho đất nước. Một niềm thương nhớ trong lòng người mà đã vượt qua mọi thứ bao trùm lên cả đoạn thơ, cả không gian thời gian chan chứa niềm thương nhớ Bác. Niềm thương nhớ ấy kết thành cả một “tràng hoa” đầy hương và sắc dâng lên cho Người. Tràng hoa ở đây không chỉ là hoa của thiên nhiên trời đất dâng cho Người mà là cả một tràng hoa của niềm thương nhớ, biết ơn, ngưỡng mộ, thành kính đối với Bác. Hình ảnh ẩn dụ “dâng bảy mươi chín mùa xuân“ đã cho thấy được cuộc đời Bác đẹp như chính mùa xuân, bảy chín năm sống và cống hiến bảy chín mùa xuân tươi trẻ của cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng nước nhà. Tràng hoa để dâng cho “bảy chín mùa xuân” như thấy được Bác mãi sống trong lòng của người dân, dân tộc mãi dành cho Người sự thành kính thiêng liêng nhất.
Tóm lại, đoạn thơ chỉ với bốn câu nhịp thơ chậm rãi đã thể hiện được những suy nghĩ của tác giả về Bác, đã cho người đọc thấy rõ hơn về hình ảnh của Người. Người cha già vĩ đại đã dành cả cuộc đời cho dân tộc. Đồng thời bộc lộ niềm thiêng nhớ, sự thành kính của dân tộc đối với Bác.
Phân tích khổ hai bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương- Mẫu 7
Mặt trời lên cao dần và hình ảnh mặt trời lại gợi trong tác giả những liên tưởng mới:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Mặt trời thiên nhiên theo quy luật của nó, vận hành trong vũ trụ, ngày ngày đi qua trên lăng và thấy một mặt trời khác trong lăng rất đỏ. Mặt trời trong lăng là ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Mặt trời thiên nhiên thì đem lại ánh sáng, ban ngày, sự sống: Còn mặt trời Bác cũng là ánh sáng soi đường, đem lại cuộc sống hạnh phúc ấm no. Chi tiết đặc tả “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tố quốc, vì nhân dân, trái tim yêu thương vô hạn của Bác. Mặt trời Bác mãi tỏa sáng, tỏa ấm, tỏa thắm cho đời. Màu đỏ ấy làm ấm lại cả khung cảnh thương đau. Nhiều người đã ví Bác như mặt trời (Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Tố Hữu), đặt mặt trời Bác sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên là sáng tạo riêng của Viễn Phương. Cách nói đó vừa ngợi ca sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, biết ơn đối với Bác.
Hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác cũng gợi bao xúc động trong lòng nhà thơ:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Điệp ngữ “ngày ngày” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn, vừa gợi tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác. Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” vừa thực vừa ảo. Nỗi nhớ thương vốn chỉ có trong lòng người nhưng ở đây nó bao trùm lên cả thời gian, không gian. Và mỗi người với lòng nhớ thương là một đóa hoa kết nên “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” cuộc đời Bác một cuộc đời đã dâng cho đời bao hoa trái. Dòng người được tác giả ví như “tràng hoa” là một ẩn dụ độc đáo mà thích hợp. Dòng người vào viếng Bác đi thành vòng tròn dễ gợi liên tưởng đến tràng hoa. Nếu “vòng hoa” thì là viếng người đã khuất. Ở đây là “tràng hoa” để dâng “bảy mươi chín mùa xuân”. Bác không thể mất trong ý nghĩ, tình cảm của nhà thơ cũng như mỗi chúng ta. Lòng nhớ thương và những gì đẹp nhất ở mỗi người dâng lên Bác quả đúng là hoa của đời. Tràng hoa người ở đây hơn hẳn mọi tràng hoa của tự nhiên, nó được kết nên từ lòng ngưỡng mộ, thành kính, nhớ thương Bác. Nhịp thơ đoạn này chậm rãi, trải dài 8, 9 tiếng một dòng thơ, lặp lại từ ngữ, cấu trúc câu vừa diễn tả không khí thiêng liêng, thành kính trong lăng, vừa gợi bước đi chầm chậm của dòng người vào viếng Bác và lòng thành kính, thiết tha của nhân dân với Bác.
Khái quát chung về tác phẩm Viếng lăng Bác
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978
2. Bố cục
Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng
Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác
Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấu di hài Bác
Khổ 4: Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về.
3. Ý nghĩa nhan đề Viếng lăng Bác
Nhan đề bài thơ tuy chỉ có 3 chữ ngắn gọn, đơn giản cùng dễ hiểu không chỉ là một lời thông báo về việc nhân vật trữ tình hay chính là tác giả ra Hà Nội, đến với lăng Bác để bày tỏ lòng mình, mà trong đó còn là tình cảm sâu nặng, là tấm lòng hướng về vị Cha già dân tộc của tác giả nói riêng, của những người dân miền Nam nói chung. Dù Người đã đi xa, nhưng trong trái tim, trong lòng người dân miền Nam nói riêng, con dân Việt Nam nói chung, Người vẫn sống mãi, vẫn mãi luôn như ngày nào.
4. Giá trị nội dung
Bài thơ xúc động của tác giả Viễn Phương kể về hành trình người con miền Nam lần đầu thăm lăng Bác. Bài thơ chứa đựng tình cảm yêu mến, tiếc thương và kính trọng của riêng tác giả và những con người miền Nam nói chung.
5. Giá trị nghệ thuật
Thể thơ tự do, nhịp điệu thơ chậm mang cảm xúc tâm tình, ấm áp và trang nghiêm, giọng thơ chân thật, chân tình đậm chất Nam Bộ.
Bài thơ là cả một nghệ thuật sáng tạo, có sự kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ. Ngôn ngữ được chọn lọc một cách tinh tế được đặt với những hình ảnh kì vĩ, lớn lao, nối tiếp nhau.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Phân tích khổ hai bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 11/2024!