Updated at: 14-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Phân tích hình tượng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán” chuẩn nhất 04/2024.

Phân tích hình tượng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán- Mẫu 1

Nguyễn Du đã sáng tạo ra những lời thoại biến hóa để nói lên chuyện báo ân báo oán, ca ngợi sự thủy chung tình nghĩa, lên án bọn bạc ác tinh ma. Cảnh Thúy Kiều báo ân báo oán là một tình tiết rất đậm làm nổi bật tinh thần nhân đạo của Truyện Kiều.

Hình tượng nhân vật Thúy Kiều

Thúy Kiều báo ân – thể hiện lòng biết ơn và nghĩa tình sâu nặng:

Qua những lời nói của Kiều, có thể thấy nàng rất trọng tấm lòng và sự giúp đỡ mà Thúc Sinh dành cho nàng trong cơn hoạn nạn:

Nàng rằng: nghĩa nặng nghìn non,

Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?

Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,

Tại ai há dám phụ lòng cố nhân ?

Thúc Sinh đưa Kiều ra khỏi lầu xanh, cứu nàng thoát khỏi cảnh đời ô nhục. Cùng với chàng Thúc, Kiều có những tháng ngày êm ấm trong cuộc sống gia đình mà nàng gọi đó là nghĩa nặng nghìn non. Kiều nói về nghĩa, về chữ tòng, đề cao đạo lí thủy chung. Thúc Sinh là người cũ, là cố nhân mà Kiều há dám phụ. Nàng khẳng định tình nghĩa của Thúc Sinh đối với mình khi xưa là vô cùng to lớn, sâu nặng: nghĩa nặng nghìn non… Kiều đã dùng một số từ ngữ như nghĩa, nghìn non, Sâm Thương, chữ tòng, người cũ, cố nhân cùng với giọng điệu ôn tồn, biểu lộ một tấm lòng trân trọng, biết ơn một người đàn ông đã từng yêu thương mình, cứu vớt mình. Trái tim của Kiều rất nhân hậu, cách ứng xử của nàng với Thúc Sinh là giàu ân nghĩa, thủy chung.

Cái lễ vật chất mà Kiều báo ân cho Thúc Sinh cũng thật hậu, khẳng định cái nghĩa đối với cố nhân trong những năm tháng ở Lâm Tri là vô cùng sâu nặng:

Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,

Vì gắn bó với Thúc Sinh mà đời Kiều thêm một lần khổ với thân phận làm lẽ đau đớn hơn một kẻ tôi đòi. Tuy nhiên, Kiều hiểu nỗi đau khổ của nàng không phải do Thúc Sinh gây ra mà thủ phạm là Hoạn Thư. Nàng cho rằng dù có gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân cũng chưa xứng với ơn nghĩa của Thúc Sinh.

Thúy Kiều báo oán kiên quyết nhưng vẫn khoan dung, độ lượng:

Bao năm tháng đã trôi qua nhưng lòng Kiều vẫn chưa nguôi. Vì thế giờ đã đổi thay: kẻ chịu đầy đọa giờ đã là quan tòa ngồi trong trướng giữa cảnh gươm lớn giáo dài:

Vợ chàng quỷ quái tinh ma,

Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.

Kiến bò miệng chén chưa lâu,

Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.

Trong khi nói với Thúc Sinh, Kiều đã nói về Hoạn Thư, chứng tỏ vết thương lòng mà vị tiểu thư kia gây ra cho Kiều đang còn quá xót xa. Kiều đã có hai cách nói khác nhau: nói về ân thì trang trọng, ôn tồn; nói về oán thì nôm na, chì chiết. Nguyễn Du đã tạo ra hai giọng điệu, hai thứ ngôn ngữ trong một lượt lời của Thúy Kiều đã cho thấy ông rất tinh tế, sâu sắc khi thể hiện tâm lí nhân vật.

Từ lần bị đánh ghen đêm ấy, đến nay đã trải qua bao năm tháng. Gặp lại Hoạn Thư lần này, trong tư thế của người chiến thắng ra tay báo oán, Kiều đã chào thưa bằng những lời mát mẻ:

Thoắt trông nàng đã çhào thưa:

“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

Đàn bà dễ có mấy tay,

Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!

Dễ dàng là thói hồng nhan,

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”.

Hành động, lời nói của Kiều đều biểu thị thái độ mỉa mai đối với Hoạn Thư. Nàng vẫn dùng cách xưng hô như hồi còn làm hoa nô cho nhà họ Hoạn, vẫn một điều chào thưa, hai điều tiểu thư. Cách xưng hô này trong hoàn cảnh giữa Kiều và Hoạn Thư đã có sự thay đổi là một cách mỉa mai, quất mạnh vào danh gia họ Hoạn. Trong lời nói của Kiều có cá giọng đay nghiến khi câu thơ như dằn ra từng tiếng, khi từ ngữ được lặp lại, nhấn mạnh: dễ có, dễ dàng, mấy tay, mấy mặt, mấy gan, đời xưa, đời nay, càng cay nghiệt, càng oan trái,… Cách nói này hoàn toàn phù hợp với Hoạn Thư, phù hợp với con ngươi bề ngoài thơn thớt nói cười mà trong nham hiểm giết người không dao. Giọng điệu mỉa mai, đay nghiến của Kiều cho thấy nàng quyết trừng trị Hoạn Thư theo đúng quan niệm mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa. Từ thân phận con người bị áp bức, đau khổ, Thúy Kiều đã trở thành vị quan tòa cầm cán cân công lí. Đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán là sự phản ánh khát vọng ước mơ công lí chính nghĩa của thời đại Nguyễn Du.

Nhưng sau khi nghe những lời gỡ tội cua Hoạn Thư vừa có lí vừa có tình thì Thúy Kiều đã tha riêng cho Hoạn Thư:

Khen cho: “Thật đã nên rằng,

Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời.

Tha ra thì cũng may đời.

Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.

Đã lòng tri quá thì nên:

Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.

Sự việc diễn ra quá bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Vốn là người phụ nữ trung hậu, đã từng nếm trải bao cay đắng và ngang trái trong cuộc đời, vả lại Kiều cũng tự biết mình đã xâm phạm đến hạnh phúc của người khác. Tha tội cho Hoạn Thư, Thúy Kiều đã tỏ ra vô cùng cao thượng.

Nguyễn Du đã sáng tạo ra những lời thoại biến hóa để nói lên chuyện báo ân báo oán, ca ngợi sự thủy chung tình nghĩa, lên án bọn bạc ác tinh ma. Cảnh Thúy Kiều báo ân báo oán là một tình tiết rất đậm làm nổi bật tinh thần nhân đạo của Truyện Kiều.

Phân tích hình tượng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán- Mẫu 2

Truyện Kiều là áng thơ văn lớn, có giá bị bậc nhất của nền văn học Việt Nam trung đại, truyện xoay quanh cuộc đời và số phận của nhân vật Thúy Kiều, một con người tài sắc xuất chúng song lại có một cuộc đời đầy khổ đau bất hạnh. Suốt mười lăm năm dài đằng đẵng với bao song gió, thăng trầm, đã từng hai lần ra vào thanh lâu “thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”, cũng nhiều lần nàng đã cố tự vẫn để chấm dứt cuộc đời đau khổ của mình nhưng bất thành.

Đọc truyện Kiều người đọc sẽ thấy xót xa, đồng cảm với những khổ đau mà người con gái tài hao mà bạc mệnh ấy phải hứng chịu. Những tưởng cuộc đời khổ đau triền miên cứ thế vây hãm lấy cuộc đời nàng, tuy nhiên, trong những khoảng thời gian nhất định, Thúy Kiều cũng đã đòi được công bằng cho mình, có cơ hội được báo ân, báo oán. Sau khi trải qua bao nhiêu biến cố, đau khổ, cuối cùng Thúy Kiều cũng gặp được Từ Hải- người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”. Ta cũng có thể thấy đây là khoảng thời gian tươi sáng nhất trong cuộc đời Thúy Kiều kể từ khi sa vào cuộc đời lưu lạc.

Gặp được Từ Hải, Thúy Kiều đã hoàn toàn được thay đổi thân phận, vị trí của mình, từ một người kĩ nữ chốn lầu xanh đã bị người đời chà đạp,đối xử bất công giờ đã trở thành “phu nhân” của một vị chủ tướng tài năng, xuất chúng.

Cũng nhờ Từ Hải mà Thúy Kiều có cơ hội báo ân, báo oán những con người đã đi qua cuộc đời của nàng.

Trước hết, khi đã có được danh vị, khi đã đứng ở một vị trí hơn người thì Thúy Kiều vẫn nhớ đến công ơn của những người đã từng giúp đỡ mình trong quãng đời lưu lạc và mong muốn được báo đáp phần nào công ơn ấy:

“Nàng rằng: ” nghĩa nặng nghìn non”
Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân”

Trước hết, Thúy Kiều nhớ đến ân tình của Thúc Sinh đối với mình. Cuộc sống đầy trốn thanh lâu đã mang đến cho Thúy Kiều bao nhiêu khổ đau, bao nhiêu tủi hờn, bị người đời chà đạp cả về thể xác cũng như tâm hồn.

Trong hoàn cảnh ấy,Thúc Sinh đã cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, mang lại cho cuộc đời Kiều le lói tia hi vọng. Chính ân tình ấy cũng được Kiều khẳng định là ” nghĩa nặng nghìn non”.

Cuộc sống ở bên Thúc Sinh không hề là bằng phẳng, thuận lợi mà đầy trái ngang, cay đắng. Nhưng Kiều vẫn nhớ tình xưa “Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?”, tuy nàng và Thúc Sinh có duyên mà không có phận nhưng một ngày mang nghĩa vợ chồng thì nàng cũng ghi nhớ, tạc sâu trong lòng. Lời nói của Kiều với Thúc Sinh cũng đầy tha thiết, ân tình.

hinh tuong nhan vat thuy kieu trong doan trich thuy kieu bao an bao oan

Thúy Kiều là con người trọng tình trọng nghĩa, ân oán phân minh

Sử dụng điển tích ” Sâm Thương” để nói một cách trang trọng về Thúc Sinh, Thúy Kiều đã thể hiện mình là con người đầy nhân nghĩa, đặc biệt là nó không xuất phát từ sự sòng phẳng “nợ- trả” mà nó xuất phát từ chính tấm lòng đầy yêu thương, chân thành của Kiều “Tại ai ai dám phụ lòng cố nhân”. Tấm lòng của nàng thật đáng quý làm sao.

“Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân
Tạ lòng để xứng báo ân gọi là”

Lễ vật mà Thúy Kiều dùng để báo đáp Thúc Sinh cũng thật ” hậu” nhằm để báo đáp ơn nghĩa của “cố nhân”.

Thúy Kiều là người ân oán rạch ròi, những người từng có ơn với nàng thì nhất định nàng sẽ báo đáp, còn những kẻ gieo rắc đau khổ vào cuộc đời nàng thì nàng cũng sẽ trả cho bằng hết.

Giọng nói chân thành, da diết khi nhắc đến nghĩa xưa tình cũ đã chuyển sang sự mạnh mẽ, khảng khái khi nói về Hoạn Thư- vợ của Thúc Sinh:

“Thoắt trông nàng đã chào thưa
Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây”

Câu thơ đầu của Thúy Kiều có vẻ trịnh trượng, hình thức khi dùng từ “chào thưa”, nhưng chỉ cần đọc đến câu thơ thứ hai ta sẽ thấy sắc thái của câu thơ khác hẳn ” Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây”.

Thì ra lời chào hỏi của Thúy Kiều cũng mang những hàm ý sâu sa. Gọi Hoạn Thư là “tiểu thư” như để chế giễu, vừa mang chút gì đấy hả hê với tình cảnh lúc này của Hoạn Thư: xuất hiện với tư cách của một kẻ chờ bị định tội chứ không phải phong thái sang trọng,đài các của một phu nhân danh giá như xưa.

“Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan
Dễ dàng là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”

Giọng điệu của Thúy Kiều đã rất đanh thép,quyết liệt khi kết tội Hoạn Thư- người đã gây cho mình bao nhiêu đau khổ, ê chề. Nàng không chỉ định tội mà còn rõ ràng khẳng định sự trừng phạt của mình sẽ dành cho Hoạn Thư: “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”.

Tuy nhiên, đối với sự khôn ngoan, sắc sảo của Hoạn Thư khi biện minh cho mình là “chút phận đàn bà” .Nhận tội ghen tuông nhưng lại lí giải nó là chuyện thường tình. Hoạn Thư cũng kể nể công lao khi xưa cho Kiều ra Quan âm các chép kinh, rồi khi Kiều bỏ trốn cũng không cho người truy đuổi.Là một con người thông minh nhưng cũng rất thấu tình đạt lí, Thúy Kiều tuy rất hận đối với những hành động của Hoạn Thư đối với mình nhưng cũng nhận thấy sự hợp lí trong những lí lẽ của Hoạn Thư.

Với tấm lòng nhân hậu, sự vị tha, tình nghĩa của mình,Thúy Kiều đã tha cho Hoạn Thư tội chết mà chỉ phạt đánh để cảnh cáo.Hành động này của Thúy Kiều lại làm cho vẻ đẹp nhân cách của nàng trở nên bừng sáng. Tuy yêu, ghét phân minh nhưng cũng là con người biết những lí lẽ ở đời, nàng sẵn sang tha thứ cho người đã đẩy cuộc đời nàng chìm sâu vào “vũng bùn tối tăm” của số phận.

Cuộc đời “bể dâu” biết bao sóng gió, những con người đi qua cuộc đời Thúy Kiều, ơn có, hận có. Khi đã có được “tiếng nói”, khi đã đứng trên vị trí quan tòa để định tội, định ơn thì Thúy Kiều rất rõ ràng, phân minh khi báo ơn, trả oán. Tuy vậy, ngay trong buổi xử phạt thì nhân cách,phẩm chất cao cả, vị tha của nàng vẫn làm cho người đọc khâm phục, ngưỡng mộ.

Phân tích hình tượng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán- Mẫu 3

Đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” là một cảnh rất đặc sắc, làm nổi bật lên tấm lòng của tác giả cũng như tinh thần nhân đạo của Truyện Kiều. Tác giả Nguyễn Du đã rất sáng tạo dùng những lời thoại biến hóa về chuyện báo ân báo oán, vừa ca ngợi sự thủy chung, tình nghĩa, bao dung và độ lượng của Thúy Kiều, đồng thời cũng lên án bọn giảo trá, tinh quái.

Trong cảnh Thúy Kiều báo ân, Thúy Kiều bộc lộ lên là một người biết nhớ ơn nghĩa, nghĩa tình sâu nặng, lời nói của Kiều cho thấy nàng rất trọng tấm lòng và sự giúp đỡ của Thúc Sinh trong cơn hoạn nạn:

“Nàng rằng: nghĩa nặng nghìn non…
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?”

Thúc Sinh đã cứu nàng ra khỏi lầu xanh, khỏi cảnh phải làm thê thiếp ô nhục, nàng cũng đã có những tháng ngày hạnh phúc gia đình mà nàng gọi đó là “nghĩa nặng nghìn non”. Thúy Kiều đề cao đạo lí thủy chung, nàng khẳng định tình nghĩa của Thúc Sinh với mình là vô cùng to lớn, sâu nặng, là cố nhân, nên nàng há dám phụ. Trái tim Kiều rất nhân hậu, biểu lộ tấm lòng trân trọng và biết ơn, cách ứng xử của nàng giàu ân nghĩa và trọn nghĩa thủy chung. Lễ vật báo ơn của Thúy Kiều dành cho Thúc Sinh cũng thật hậu “Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân”, dù gắn bó với Thúc Sinh là một lần nữa Thúy Kiều phải làm phận lẽ đau đớn tủi nhục nhưng nàng biết điều đó không phải Thúc Sinh gây ra mà là do Hoạn Thư. Bao năm tháng đã trôi qua nhưng những nỗi đau trong lòng Kiều vẫn chưa nguôi:

“Vợ chàng quỷ quái tinh ma…
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.”

Nhắc lại chuyện cũ, ta thấy vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Thúy Kiều là vô cùng xót xa, Nguyễn Du đã rất xuất sắc khi thể hiện tâm lí nhân vật Thúy Kiều, chỉ bằng một lượt lời nhưng đã tạo ra hai giọng điệu khác nhau khi nói về ân và oán.

cam nhan ve nhan vat thuy kieu trong thuy kieu bao an bao oan

Phân tích hình tượng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán để thấy được vẻ đẹp nhân cách của nàng Kiều

Từ đêm bị đánh ghen ấy đến nay đã bao năm tháng trôi qua, gặp lại Hoạn Thư trong hoàn cảnh này, với tư thế của người chiến thắng, Thúy Kiều đã chào thưa bằng những lời mát mẻ:

“Thoắt trông nàng đã chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!”…
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”

Cả hành động và lời nói của Thúy Kiều đều biểu lộ sự mỉa mai đối với Hoạn Thư, sự đay nghiến dằn ra từng tiếng khi từ ngữ được lặp lạ và nhấn mạnh hơn: dễ dàng, dễ có, mấy tay, mấy mặt, đời xưa, đời nay, càng cay nghiệt, càng oan trái,… Cách nói đó rất tương xứng với con người Hoạn Thư, bề ngoài thơn thớt nói cười mà trong lòng đầy nham hiểm giết người không dao. Từ thân phận chịu áp bức đau khổ, Thúy Kiều đã trở thành quan tòa cầm cán cân công lí, đó cũng phản ánh khát vọng và ước mơ công lí chính nghĩa của thời đại Nguyễn Du. Sau khi nghe những lời lí lẽ vừa có lí vừa có tình của Hoạn Thư thì Thúy Kiều đã mỏ rộng lòng bao dung nhân hậu mà tha riêng cho Hoạn Thư:

“Khen cho: “Thật đã nên rằng,
Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời”…
Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.”

Tuy ngoài sức tưởng tượng của mọi người nhưng quyết định của Thúy Kiều là phù hợp với đạo lí nhân nghĩa, thuần phong mỹ tục của người Việt ta. Vốn là người đã trải qua bao năm thắng nếm đắng cay, Thúy Kiều tự biết mình đã xâm phạm tới hạnh phúc gia đình người khác nên Thúy Kiều đã tha tội cho Hoạn Thư, thể hiện sự rộng lượng và cao thượng của mình.

Phân tích hình tượng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán- Mẫu 4

“Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một thiên kiệt tác, không chỉ mang giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo sâu sắc mà thành công còn nằm ở mặt nghệ thuật của tác phẩm, điển hình nhất đó chính là nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật bằng những nét chấm phá ấn tượng. Do vậy,dù là nhân vật chính diện hay phản diện, nhân vật chính hay nhân vật phụ thì đều được khắc họa rõ nét.Trong đoạn trích ” Thúy Kiều báo ân báo oán”, hình ảnh Thúc Sinh dù chỉ xuất hiện thoáng qua và được khắc họa thông qua một vài câu nhưng cũng thể hiện được trọn vẹn con người cũng như tính cách của nhân vật này.

Thúc Sinh là một thư sinh, gia đình cũng thuộc hàng danh giá, lại lấy được con gái của Thượng Thư là Hoạn Thư. Trong một lần đi chơi ở chốn thanh lâu, Thúc Sinh đã gặp Thúy Kiều và đem lòng yêu mến nàng. Thúc Sinh đã dùng tiền để chuộc Thúy Kiều ra và muốn lập nàng làm thiếp.Khi gặp được Từ Hải, Thúy Kiều đã mời Thúc Sinh đến “phiên tòa” để báo đáp công ơn cứu giúp nàng. Ở đây, tính cách của nhân vật này được khắc họa khá rõ nét:

“Cho gươm mời đến Thúc lang
Mặt như chàm đổ, mình giường lẽ run”

Trong phiên tòa xử phạt này, Thúy Kiều đã cho người đưa Thúc Sinh đến để tiện bề báo đáp ân nghĩa Thúc Sinh đã dành cho nàng.Ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng từ “mời”, bản thân từ này cũng thể hiện phần nào sự coi trọng cũng như “tư cách” của Thúc Sinh trong phiên tòa này.Tuy nhiên, với bản tính nhu nhược, có phần nhát gan, khi chứng kiến không khí nghiêm túc cùng đội quân oai nghiêm của Từ Hải thì Thúc Sinh đã “Mặt như chàm đổ, mình giường lẽ run”. Dùng từ “chàm đổ” để miêu tả khuôn mặt của Thúc Sinh đã gợi cho người đọc liên tưởng về một gương mặt sợ hãi quá độ nên mất đi sắc hồng thông thường mà xám ngắt như màu chàm.

phan tich nhan vat thuc sinh trong truyen kieu

Phân tích hình tượng nhân vật Thúc Sinh trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán, văn mẫu tuyển chọn

Nếu như “chàm đổ” thể hiện được sắc mặt thì từ “run” mà Nguyễn Du dùng trong câu thơ này lại diễn tả được cái run rẩy, sợ hãi trong hành động của Thúc Sinh.

Có lẽ, Thúc Sinh cũng biết trong thời gian sống với mình, Thúy Kiều đã phải chịu bao nhiêu cay đắng, đau khổ, lại chịu sự hành hạ dã man của Hoạn Thư nên khi bị mời đến thì mang nặng một cảm giác bất an tột cùng. Lại thêm bản tính nhu nhược, bất lực càng làm cho hình ảnh Thúc Sinh trở nên đãng thương, lại có phần hài hước.

Khi nghe Thúy Kiều trần tình nguyên cớ mời mình đến là để báo đáp ân tình thì Thúc Sinh tuy có bình tâm hơn nhưng trong lòng lúc nào cũng thấp thỏm cảm giác bất an, sợ hãi. Đặc biệt, khi Thúy Kiều lên tiếng kết tội Hoạn Thư thì Thúc Sinh càng run sợ, một bộ dạng vô cùng đáng thương.

“Vợ chàng quỷ quái yêu ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau”

Khi tiếng “vợ chàng” cất lên thì sự bình tâm vừa có được của Thúc Sinh thoáng chốc bị nỗi sợ hãi, hoảng hốt thổi đi không còn dấu vết.

“Thúc Sinh trông mặt bấy giờ
Mồ hôi chàng đã như mưa ướt đầm”

Khuôn mặt biến sắc đến xám ngắt của Thúc Sinh chưa kịp phục hồi sắc hồng thì lời kết tội của Thúy Kiều đối với Hoạn Thư, đặc biệt còn nhắc đến trong mối quan hệ với mình nên mồ hôi đã “như mưa ướt đầm”.

Phải chăng ở đây Thúc Sinh sợ Thúy Kiều vì lòng căm ghét với Hoạn Thư mà liên lụy đến mình chăng?

Qua câu ta thấy,Thúc Sinh không chỉ nhu nhược, bất tài mà còn nhát gan,thiếu bản lĩnh cần có của người đàn ông. Cũng có lẽ vì sự nhút nhát, thiếu dứt khoát, bản lĩnh này mà khi ở bên, Thúy Kiều đã phải chịu biết bao nhiêu đau khổ.

“Lòng riêng mừng sợ khôn cầm
Sợ thay mà lại mừng thầm cho ai”

Nỗi lòng, tâm trạng của Thúc Sinh lúc này khá phức tạp, mừng có, sợ có.

“Mừng” ở đây có lẽ là nỗi vui mừng của một người cố nhân khi thấy Thúy Kiều đã có thể đứng ở vị trí “trên” mà trừng phạt những người đã gây ra đau khổ, chà đạp lên nhân phẩm của nàng. Nếu hiểu theo nghĩa này ta sẽ thấy Thúc Sinh tuy nhu nhược, hèn nhát song cũng là một kẻ đa tình. Tình yêu mà Thúc Sinh dành cho Thúy Kiều là chân thành, nhưng vì không đủ bản lĩnh nên không thể đấu tranh,bảo vệ và mang lại hạnh phúc cho nàng.

“Sợ” ở đây phải chăng là sự lo lắng cho số phận, bản án tới đây dành cho Hoạn Thư. Tuy với Hoạn Thư là cuộc “hôn nhân không hạnh phúc”, lại thường xuyên bị Hoạn Thư “đè đầu cưỡi cổ” song ở tận sâu đáy lòng thì chàng vẫn cảm thấy có chút xót xa, lo sợ thay cho nàng. Ta thấy Thúc Sinh cũng là một con người đầy tình nghĩa.

Như vậy,chỉ với vài nét khắc họa mô tả lời nói cũng như hành động của Thúc Sinh mà Nguyễn Du đã để lại cho người đọc toàn bộ tấm chân dung của nhân vật này: hèn nhát,nhu nhược nhưng cũng rất mực si tình, trọng tình nghĩa.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Phân tích hình tượng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!