Updated at: 10-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Phân tích đoạn thề nguyền” chuẩn nhất 03/2024.

Dàn ý phân tích bài thơ Thề Nguyền

I. Mở bài:

– Giới thiệu đoạn trích thề nguyền.

– Ví dụ: Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, ông đã viết những bài thơ thể hiện thân phận khổ cực và hẩm hiu của con người và nhất là của người phụ nữ. tấm lòng nhân đạo của ông đã được thể hiện rất sâu sắc qua các bài thơ và sâu sắc nhất được thể hiện qua tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm nói về một nhân vật có tài sắc vẹn toàn nhưng vì chữ hiếu đã hi sinh bản thân mình. Có một đoạn trích thể hiện tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trong rất sâu sắc.Chúng ta cùng đi tìm hiểu đoạn trích.

II. Thân bài:

1. Kiều băng lối đường đi sang nhà Kim Trọng

– Tâm trạng và tình cảm của kiều:

+ Kiều vội vàng, hối hức muốn được gặp Trọng.

+ Tình yêu của Kiều dành cho Trọng rất mãnh liệt.

+ Kiều có sự lo lắng về tình yêu của mình đầy phong ba và bão táp.

+ Kiều có một tình yêu đầu đời thật đẹp.

+ Kiều khát khao được yêu, tình yêu tự do.

– Tâm trạng và thái độ của Kim Trọng:

+ Kim Trọng khẩn trương, cẩn thận rước Kiều vào nhà.

+ Kim Trọng cũng yêu say đắm kiều.

2. Kiều thề nguyền cùng Kim Trọng

– Nghi lễ thề nguyền được thể hiện trang trọng và thiêng liêng trước trăng, trăng chứng nhân cho tình yêu đôi lứa.

– Sự đồng tâm đồng lòng của hai người đối với tình yêu của họ.

– Tạo nên niềm tin vào tình yêu.

– Tình yêu sâu sắc của Thúy Kiều và Kim Trọng.

III. Kết bài:

– Nêu cảm nhận về đoạn trích Thề Nguyền.

– Ví dụ: Qua đoạn trích ta có thể thấy được tình yêu đẹp và say đắm của Thúy Kiều và Kim Trọng, tình yêu ấy đã được trời đất chứng kiến qua hành động thề nguyền rất trang trọng và thiêng liêng của đôi lứa.

Phân tích đoạn thề nguyền (trích truyện Kiều của Nguyễn Du)- Mẫu 1

Vào dịp đi chơi tiết Thanh minh cùng hai em, Thuý Kiểu dã gặp Kim Trọng, bạn của Vương Quan. Chỉ trong thoáng chốc: Người quốc sắc, kẻ thiên tài, Tình trong như đã, mặt ngoài còn e. Tình yêu kì lạ giữa họ bắt đầu nảy nở từ đây. Ngay trong đêm hôm ấy, hình bóng phong nhã, hào hoa của Kim Trọng đã in đậm trong tâm hồn Thuý Kiều, khiến trái tim nhạy cảm của nàng thổn thức. Nàng băn khoăn tự hỏi:

Người đâu gặp gỡ làm chi,

Trăm năm biết có duyên gì hay không ?

Còn Kim Trọng thì cũng :

Bâng khuâng nhở cảnh nhớ người,

Nhớ nơi kì ngộ vội dời chân ơi,

ao ước được gặp lại Thuý Kiều lần nữa. Như mối lương duyên tiền định, Kiểu làm vương chiếc kim thoa cài đầu trên cành đào trong vườn Thuý, Kim Trọng nhặt được đem trả và nhân thể bày tỏ nỗi niềm thầm yêu trộm nhớ. Họ trao đổi kỉ vật cho nhau: Giở kim thoa với khản hồng trao tay và hứa hạn sẽ chung thuỷ cùng nhau.
Rồi một hôm, nhân lúc cha mạ và các em về quê ngoại dự tiệc sinh nhật, Thuý Kiểu đã chủ động sang gặp người yêu. Đoạn trích kể về cảnh hai người gặp gỡ tại nhà trọ của Kim Trọng và cùng nhau thề nguyền gắn bó trăm năm dưới Vầng trăng vằng vặc giữa trời.
Thông qua nghệ thuật kể chuyện và miêu tả có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp hiện thực và bút pháp cổ điển, Nguyễn Du đã ca ngợi tình yêu tự do trong sáng và say đắm của đôi trai tài, gái sắc, vượt lên trên những rào cản, ràng buộc khắt khe của giáo lí phong kiến đương thời.
Đoạn trích này có liên quan với các đoạn khác trong Truyện Kiểu, ví dụ như đoạn Trao duyên. Những hình ảnh đốt lò hương ấy, sợi tơ phím này má kiểu nhắc đến trong lởi kể với Thuý Vân chính là những hình ảnh trong đêm thể nguyền này. Thuý Kiều bị ám ảnh bởi tính chất mong manh, bất định của tình yêu sau khi thắp hương ở nấm mồ cô quạnh của Đạm Tiên. Trong mơ, Kiều gặp hồn ma người kĩ nữ bất hạnh ấy và từ đó nàng luôn bị ám ảnh bởi bốn chữ tài hoa bạc mệnh
Thuý Kiều là nhân vật chính trong cảnh Thề nguyền nên tác giả đã dành nhiều câu thơ tâm huyết để viết về nàng. Mải mê tinh tự với người yêu trọn một ngày, đến xẩm tói Kiều mới sực tỉnh, bèn e thẹn nói rằng: vắng nhà chẳng tiện ngồi dai rồi vội vàng chia tay. Cha mẹ và hai em vẫn chưa về, nàng lại vội vàng sang với chàng Kim lần nữa:
Của ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xâm băng lối vườn khuya một mình.
Nguyễn Du đã sử dụng từ ngữ có khả năng gợi tả, gợi cảm mỗi lúc một cao dể miêu tả khát vọng tình yếu của Thuý Kiều. Từ láy xăm xâm tả bước chân Kiểu đi rất nhanh, rất quả quyết; động từ băng thể hiện sự tảo bạo, liều lĩnh của nàng khi dám tìm lối tắt qua vườn khuya để sang nhà Kim Trọng. Nhịp thơ ngắn, gấp gáp : Xăm xảm / băng lối / vườn khuya / một mình đặc tả thái độ chủ động và tâm trạng sốt ruột của Kiều mong được nhanh chóng gặp lại người yêu. Đồng thời, dường như phần nào Kiều muốn tranh đua với thời gian và phủ nhận định mệnh đang ám ảnh, phần khác cũng vì tình yêu mãnh liệt thôi thúc.
Khung cảnh đêm trăng trong vườn Thuý có vẻ đẹp huyền ảo và thơ mộng, như xui khiến những người đang yêu tìm đến với nhau:
Nhặt thưa gương giọi đầu cành,
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu.
Sinh vừa tựa án thiu thiu,
Dở chiều như tinh dở chiều như mê.
Tiếng sen sẽ động giấc hoè,
Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần.
Trong cái đêm thần tiên ấy, không gian được Nguyễn Du miêu tả bằng hình ảnh ánh trăng chiếu qua vòm lá in những mảng sáng tối mờ tò không đều trên mặt đất: Nhặt thưa gương giọi đầu cành. Ánh đèn từ phòng học của Kim Trọng lọt ra dịu dịu, hắt hiu. Tiếng gót sen của Thuý Kiều nhè nhẹ đến gần khiến cho: Sinh vừa tựa án thiu thiu, Dở chiều như tỉnh dở chiều như mô, bỗng sực tỉnh để rồi lại rơi ngay vào trạng thái vừa ngạc nhiên, vừa lâng lâng sung sướng, vì không tin dó là sự thực. Kim Trọng không ngờ bóng dáng nàng Kiều đang thấp thoáng trong giấc mơ bỗng hiện ra trước mắt:

Bâng khuâng đĩnh Giáp non thần,
Còn ngờ giấc mộng đồm xuân mơ màng.
Là một văn nhân nho nhã, lại đang say đắm Thuý Kiều nên Kim Trọng dã tiếp đón Kiều rất trân trọng và lắng nghe tâm sự của nàng. Thuý Kiều chủ động sang và cũng chính nàng chủ động thắp lên ngọn lửa tình yêu:
Nàng rằng:

“Khoảng vắng đêm trường;
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa.
Bây giờ rỏ mật đôi ta,
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao ?”

Lời nói của Thuý Kiều hàm chứa nhiều nét nghĩa. Thứ nhất, nhà nàng ở liền với nhà Kim Trọng trọ học, vậy mà nàng lại nói là Khoảng vắng đêm trường, đó là biểu hiện của khổng gian và thời gian tâm lí. Khi yêu nhau, người ta cảm thấy gắn nhau bao nhiêu vẫn là chưa đủ, cứ muốn gần thêm nữa. Bởi thế, việc Thuý Kiều sang nhà Kim Trọng trong đêm cũng có thể coi là nàng đă tự vượt qua sự ngăn cách của thời gian và không gian tâm lí đề vươn tới làm chủ tình yêu, tự sắp xếp số phận của mình.
Thứ hai, Thuý Kiều nói: Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa là cớ ý nói vì tinh yêu mãnh liệt mà mình phải chủ động sang nhà Kim Trọng. Chữ hoa thông thường để chỉ người con gái, nhưng ở đây, Kiểu dùng chữ hoa như một hàm ý tốt đẹp chỉ tình yêu nồng nàn, tha thiết của minh dành cho Kim Trọng. Tiếp đó, Kiều nói: Bây giờ rõ mặt đôi ta, Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao ? Trong lời vừa là thanh minh vừa là bày tỏ của Kiều đã ẩn chứa dự cảm chẳng lành về sự dang dở của tình yêu đối lứa. Nàng như dang cổ chạy đua với thời gian, muốn vượt qua định mệnh khắc nghiệt của đời minh. Nguyễn Du đã nhập thân vào nhân vật Thuý Kiều để hiểu và thông cảm với thái độ, hành động trái với lỗ thường của nàng.
Nghe Thuý Kiều tâm sự, Kim Trọng hiểu lòng nàng nôn: Vội vàng làm lỗ rước vào, Đài sen nối sáp, lò đào thêm hương. Rồi hai người:

Liền thi cùng thảo mật chương,
cùng thề nguyền kết tóc se tơ,
trăm năm vàng đá.
Tác giả đã đặc tả không khí khẩn trương, gấp gáp của buổi lẻ thề nguyền bất ngờ, không dược chuẩn bị trước. Nó diễn ra rất nhanh chóng nhưng cung rất trang nghiêm, đầy đủ trong một không khí thiêng liêng:
Vừng trăng vàng vặc giữa trời,
Dinh ninh hai miệng một lời song song.
Tóc tơ cân vặn tấc lóng,
Trăm nám tạc một chữ đổng đốn xương.
ồ đoạn trích này, tác giả dùng hai lẩn từ vội: Cửa ngoài vội rủ rèm theo, vội vàng làm lỗ rước vào một lần từ xăm xăm; một lần từ băng. Nhịp điệu khẩn trương của buổi lễ thề nguyền dã được tác giả tô đậm bằng những tử đặc biệt ấy.
Lời thể nguyền gắn bó Trăm năm tạc một chữ đổng đến xương của Thuý Kiều và Kim Trọng đã được Vừng trăng vàng vặc giữa trời chứng giám. Đây cũng là sự tiếp tục một cách lôgic quan niệm về tình yêu của Thuỷ Mu. Những chi tiết trong đoạn trích này góp phần làm cho người đọc hiểu sâu nội dung của đoạn Trao duyên, vì đêm thề nguyền đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, sâu sắc của mối tình đầu nên Kiều không bao giờ quên được. Tình yêu mãnh liệt, lời thề xuất phát từ hai trái tim yêu nồng nàn sẽ mãi mãi in đậm dấu ấn vào tâm tưởng của đôi trai tài gái sắc. Cũng vì thế mà trải qua bao gió dập sóng vùi của cuộc đời, họ vẫn thương nhớ nhau khôn nguôi.
Đoạn trích kể về đêm thề nguyền, đỉnh cao của tình yêu Thuý Kiều- Kim Trọng mà trong đó Thuý Kiều đóng vai trò chủ động. Sự chủ động này đã từng gây ra phản ứng phô phán, chỉ trích dữ dội của một số nhà Nho thử cựu vốn mang nặng thành kiến Nho giáo.
Có hai lý do hiện thực và tâm linh khiến Thuỷ Kiều phải giành quyển chủ động. Lí do hiện thực tất nhiôn là tình yêu mãnh liệt. Thuý Kiểu và Kim Trợng đến với nhau bằng một tình yêu rất tự nhiên, nhất kiến chung tình. Thuý Kiều đến với Kim Trọng cũng giống như cánh buổm gặp gió, cánh buồm phải căng gió, con người phải có tinh yêu, do đó nàng không có lỗi. Nhà thơ đã xây thành công một tình yêu trong sáng và lãng mạn tuyệt vời. Mối tình giữa Thúy Kiều và Kim Trọng là mối tình đẹp đẽ giữa trai tài gái sẳc. Bên cạnh đó là lí do tâm linh: Thuý Kiều, số mệnh bất công dành cho những người con gái tài sắc nên tìm đến với tình yêu để chống lại định mệnh: Sống làm vợ khắp người ta, Hại thay thác xuống làm ma không chồng. Đến đây thì chúng ta đã hiểu vì sao Thuý Kiểu nói với Kim Trọng như để thanh minh vể sự chủ động của mình: Bây giờ rõ mặt đôi ta, Biết đâu rổi nữa chẳng là chiêm bao ?
Đoạn trích Thề nguyền còn thể hiện rõ quan niệm của Nguyễn Du đối với tình yêu và hôn nhân. Nhà thơ ủng hộ tình yêu và hôn nhân hoàn toàn tự do, tự nguyện, vượt ra ngoài khuôn khổ, định kiến khắt khe của lễ giáo phong kiến đương thời. Thông thường, quan niệm Nho giáo cho rằng trong quán hệ nam nữ, bao giờ người con trai cũng phải đóng vai trò chủ động; nhưng ở đây, bất chấp sự hà khắc của luân lí, của dư luận, Nguyễn Du đã nhấn mạnh sự chủ động của Thuý Kiều. Nhà thơ thể hiện ước mơ về tình yêu tự do qua mối tinh Kim – Kiều; điều đó chứng tỏ rằng ông đã cố cái nhìn tiến bộ vượt trước thời đại.

Mối tình Thuý Kiều – Kim Trọng trong sáng, đẹp đẽ như vậy mà rồi phải tan vỡ nhanh chóng trước phong ba bão táp của chế độ phong kiến bạo tàn. Nhưng xã hội bất nhân chỉ đày đoạ, vùi dập được tấm thân của Thuý Kiều chứ làm sao cướp được tinh yêu tha thiết của nàng đánh cho Kim Trọng ? Có điều, tấm lòng kiên trinh, chung thuỷ của nàng không thể đương đầu nổi với bao nhiêu thế lực hung hãn trong xã hội vạn ác. Thời gian dẫu có trôi qua nhưng không thể dập lắt tinh yêu trong tim Thuý Kiều. Mỗi khi nghĩ đến Kim Trọng, nàng luôn có tâm trạng băn khoăn, day dứt: Tiếc thay chút nghĩa cũ càng, Dẫu lìa ngó Ỷ còn vương tơ lòng. Đoạn trích này góp phần giúp người đọc hiểu đúng và hiểu sâu hơn nội dung đoạn Trao duyên, vì đây là một kỉ niệm đẹp đối với Thuý Kiều và nàng sẽ nhớ mãi những chi tiết của đêm thề nguyền thiêng liêng này trong suốt cuộc đời.

Phân tích đoạn thề nguyền (trích truyện Kiều của Nguyễn Du)- Mẫu 2

Trong cuộc đời này, liệu có mấy người dám khẳng định: ta sống không cần tình? Đại thi hào Nga M.Gorki từng quả quyết rằng: Tình yêu – đó là thơ ca cuộc đời. Cuộc sống thiếu tình yêu không phải là sống mà chỉ là sự tồn tại! Và như là định mệnh, tình yêu tìm đến văn chương nghệ thuật để được bất tử hoá. Những áng văn thơ về đề tài này, từ xưa đến nay vẫn giữ vị trí cao nhất trong lòng người đọc. Ai có thể thờ ơ với tình yêu trong sáng của Romeo và Juliet trong đêm trăng thề nguyền? Cũng như vậy, ai có thể không nhận ra một phần tâm hồn mình trong tình yêu của Thuý Kiều và Kim Trọng? Thề nguyền là một nét biểu hiện đẹp trong tình yêu của người quốc sắc, kẻ thiên tài này.

Thề nguyền là một cung bậc tình cảm trong tình yêu. Lời thề là sự khẳng định cho niềm tin, lòng thuỷ chung son sắt của hai con người, nó cho tình yêu một chỗ dựa vững chắc, bền chặt. Chẳng thế mà cả Romeo và Juliet, Thuý Kiều và Kim Trọng đều xem nó là minh chứng cho tình yêu của minh trong văn học trung đại Việt Nam, việc xuất hiện một tình yêu kiểu Kim – Kiều thật hiếm thấy. Tình yêu ấy đã phá rào định kiến, gỡ bỏ mọi trói buộc để đến với nhau tự do, tự nguyện. Một tình yêu vượt trên thời đại.Để bảo vệ, vun đắp cho mối tình đẹp đẽ của mình Thuý Kiều đã:

Cửa ngoài vội rủ rèm che
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.

Vì hành động xăm xăm băng lối vườn khuya ấy mà Kiều đã nhận lấy không biết bao nhiêu tiếng chê – khen. Các cụ ta xưa xem đó là hành động trái lại với đạo đức, luân lý, cương thường. Trong khi nàng phải gần gũi mình trong cảnh thâm nghiêm kín cổng cao tường hay êm đềm trướng rủ màn che – tường đông ong bướm đi về mặc ai, thì hành động một mình giữa đêm tối tìm đến nhà người yêu của Kiều thật khó chấp nhận, nó không phải là hành động của bậc tiểu thư đài các thâm khuê.

Nhưng ta hãy nhìn nó với ánh mắt và tâm hồn của kẻ đang yêu, những gì các cụ ta cho là vô lý, là sai trái, là không thể chấp nhận kia bỗng trở nên hợp lý, đúng đắn hơn bao giờ hết. Kiều yêu bằng tình cảm đầu đời mãnh liệt, trong sáng nhất của người con gái. Tình yêu đẹp đẽ đã cho nàng sức mạnh vượt qua bóng đêm của khu vườn, bóng đêm của định kiến đế đến với chàng Kim. Điều đáng trân trọng, ca ngợi nữa là Kiều đã không để sự mãnh liệt trong tình yêu dẫn nàng đi quá xa, quá giới hạn cho phép. Và cũng chính Kiều đã biện minh cho hành động của mình.

Nàng rằng: Khoảng vắng đêm trường
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa
Bây giờ đỏ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?

Vì hoa – vì chàng Kim – vì con người văn chương nết đất, thông minh tính trời, vào trong phong nhã, ra người hào hoa ấy đã khiến Kiều phải trổ đường tìm hoa giữa khoảng vầng đêm trường. Có trách là trách ai kia chứ sao lại trách nàng?

Yêu tha thiết là thế nhưng Kiều vẫn rất tỉnh táo. Cuộc đời nàng bắt đầu từ những khúc. Bạc mệnh đến lời báo mộng của Đạm Tiên rằng nàng có tên trong sổ Đoạn trường đã khiến cho người con gái trong sáng ấy luôn thường trực nỗi ưu tư, lo lắng. Giữa lúc tình yêu ở độ nồng thắm nhất mà nàng vẫn lo rằng: Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao? Mọi thứ sẽ tan biến như giấc chiêm bao không thể nếu giữ lại bởi hạnh phúc nàng có mong manh. Điều đó dường như không còn là nỗi lo lắng đơn thuần nữa. Nó là điềm báo chăng? Cũng giống như lời tâm sự của Juliet dưới đêm trăng đã khiến chàng Romeo hạnh phúc đến ngây ngất, hành động của Kiều khiến Kim Trọng ngạc nhiên và mừng rỡ không kém:

Sinh vừa tựa án thiu thiu
Dở chiều như tỉnh, dở chiều như mê
Tiếng sen, khẽ động giấc hòe
Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần
Bâng khuâng đỉnh giáp non thần
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.

Bước chân người đẹp đã đánh thức giấc mộng của chàng Kim. Nàng như hoa lê ngậm trăng với vẻ thanh khiết, sáng láng tuyệt vời khiến chàng Kim ngỡ thần nữ núi Vu Giáp. Chàng không khỏi ngạc nhiên: Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.

Lại là giấc mộng. Dường như khi yêu, người ta nhìn thế giới bằng con mắt mơ mộng. Kiều xuất hiện trước mặt chàng đầy bất ngờ, với vẻ xinh đẹp yêu Kiều là thế khiến chàng ngỡ mình đang đắm chìm trong giấc mộng đêm xuân mơ màng cũng là điều dễ hiểu.Hết ngạc nhiên, chàng vui mừng hạnh phúc:

Vội vàng làm lễ rước vào
Đài sen nối sáp lò đào thêm hương
Tiên thề cùng thảo một chương
Tóc Mây một món dao vàng chia đôi
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song.

Không khí đêm thề nguyền được gợi lên đầy ấn tượng, với ánh sáng, màu sắc, hương thơm; với cảnh đẹp, người đẹp… tạo nên dấu ấn tình yêu đầu đời không bao giờ phai mờ trong tâm hồn Kiều. Biểu hiện của buổi thề nguyền là tiên thề, tóc mây, dao vàng, vầng trăng và lời thề. Kiều trao chàng kim món tóc mây biểu hiện sự hẹn ước. Đêm thề nguyền của hai người yêu nhau được vây gọn trong thiên nhiên đẹp đẽ, êm đềm với sự minh chứng của vầng trăng vằng vặng giữa trời.

Trăng là kẻ cố tri, thường xuyên xuất hiện và đi về để chứng kiến những bước ngoặt trong cuộc đời nàng Kiều, vầng trăng ấy chất chứa đầy tâm trạng bởi dưới trăng là con người của nỗi niềm tâm sự khôn nguôi. Nó có lúc là thứ ánh sáng nhợt nhạt, đe dọa trong đêm Kiều trốn theo Sở Khanh:

Đêm thâu khắc lâu canh tàn
Gió cây trút lá trăng ngân ngậm sương.

Hoặc có thể là vầng trăng sẻ nửa khi Kiều chia tay chàng Thúc:

Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.

Hay là bóng trăng tà đầy hoảng hốt khi Kiều trốn khỏi nhà Hoạn Thư:

Cất mình qua ngọn tường hoa
Lần đường theo bóng trăng tà về tây…

Đã bao lần trăng hiện diện trong cuộc đời Kiều, nhưng có lẽ chỉ có đêm trăng thề nguyền này là tròn đầy, viên mãn nhất. Nó sáng trong vằng vặc giữa trời như lời ghi nhận của thiên nhiên tạo vật trước tình yêu của đôi trẻ. Ánh sáng ấy như lớp màng bảo vệ tình yêu khỏi những tì vết, bụi bặm đời thực; nó khắc hình ảnh đêm thề nguyền vào cuộc đời hai con người như một dấu ấn, một minh chứng cho tình yêu vĩnh hằng.

Phân tích đoạn thề nguyền (trích truyện Kiều của Nguyễn Du)- Mẫu 3

Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm được xếp vào hàng kinh điển của nền văn học dân tộc, có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống của nhân dân Việt Nam suốt mấy trăm năm nay. Giá trị của truyện Kiều đến từ các giá trị nhân văn, tính nhân bản như lòng thương cảm và xót xa cho số phận con người dưới chế độ phong kiến, ca ngợi vẻ đẹp tài hoa và tâm hồn của người phụ nữ, bên cạnh đó nó còn mang giá trị hiện thực khi phản ánh, tố cáo chế độ phong kiến tàn ác, chèn ép đày đọa con người đến bước đường cùng. Nhân vật chính của tác phẩm là Thúy Kiều một cô gái trẻ tuổi, tài sắc vẹn toàn, thế nhưng lại phải chịu bất hạnh với kiếp hồng nhan bạc mệnh. Trong phần thứ nhất – Gặp gỡ của tác phẩm, thì trích đoạn Thề nguyền là một trong những trích đoạn hay nhất kể về mối tình đẹp của Thúy Kiều với Kim Trọng.

Thề nguyền bắt đầu từ câu 431 đến câu 452 của tác phẩm, sau khi gặp gỡ tại tiết Thanh minh, Kim Trọng và Thúy Kiều đã có thêm vài lần gặp gỡ, cặp trai tài gái sắc, đang tuổi thanh xuân phơi phới đã nhanh chóng phải lòng nhau và tình yêu ngày càng trở nên sâu đậm. Chính vì lẽ đó nên Thúy Kiều nhân lúc cả nhà sang ngoại, đã lén đi tìm gặp Kim Trọng, rồi sau khi đã trở về nhà lúc chiều tà mà chưa thấy người nhà quay trở về nàng lại tiếp tục quay lại lần nữa, rồi tự định ước chung thân với Kim Trọng, để bày tỏ tình yêu sâu sắc chân thành của cả hai. Trích đoạn Thề nguyền đã kể lại tất thảy việc đính ước của cả hai dưới ánh trăng vằng vặc.

Ở trích đoạn Thề nguyền ta dễ dàng nhận thấy quan điểm tiến bộ trước thời đại cả của Nguyễn Du trong tình yêu đôi lứa, bộc lộ sự ủng hộ của tác giả trong việc nam nữ theo đuổi tình yêu một cách tự do mãnh liệt, thoát khỏi cái e lệ, ngại ngần không dám tỏ bày mà ông cha ta thuở xưa vẫn thường cho là phép tắc, lễ nghĩa. Điều này thể hiện rất rõ trong đoạn Thúy Kiều vượt tường băng qua nhà Kim Trọng ngay trong đêm tối. Bởi trong nền giáo dục truyền thống, phận nữ nhi buộc phải an phận thủ thường, chịu sự sắp đặt của cha mẹ theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, cũng không có chuyện trai gái lén lút, gặp gỡ riêng nhau để tỏ bày tình yêu, nếu có thì người trai bị cho là vô phép, thiếu lễ nghĩa, còn người con gái phải chịu điều tiếng nặng nề hơn là lăng loàn, thất tiết,… Thế nhưng với hai nhân vật Kiều và Kim Trọng, Nguyễn Du lại hoàn toàn tạo cho họ một không gian gặp mặt riêng, để họ được thoải mái bộc lộ tình yêu sâu sắc dành cho nhau. Đặc biệt với nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du đã vẽ ra cảnh nàng đêm hôm chạy theo tiếng gọi của tình yêu, rồi tự tay quyết định chung thân đại sự của mình. Điều đó đã từng một thời dấy lên làn sóng tranh cãi về việc rốt cuộc Kiều có phải là người phụ nữ lễ tiết thấu đáo hay cũng chỉ là loại phụ nữ trắc nết. Tuy nhiên đến nay, thì người ta lại có cái nhìn thông cảm và trân trọng hơn với nàng, cũng như cái tính táo bạo, mạnh mẽ trong tình yêu của Thúy Kiều.

“Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình
Nhặt thưa gương dọi đầu cành,
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu.
Sinh vừa tựa án thiu thiu,
Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê.
Tiếng sen sẽ động giấc hòe,
Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần
Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng
Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường,
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa.
Bây giờ rõ mặt đôi ta,
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”

Trong 14 câu thơ đầu, ta thấy hiện lên hình ảnh người con gái vội vã đi tìm tình lang, khi vừa trở về nhà thì hay tin cả nhà vẫn chưa về, ngay lập tức trong lòng Kiều đã nảy ra ý định sang tìm Kim Trọng lần nữa. Chứng tỏ rằng tình yêu của nàng đang ở độ mặn nồng và sâu sắc nhất, nỗi nhớ đã bộc lộ ra bằng hành động để chứng minh. Những từ “vội”, “xăm xăm”, “băng lối”, “một mình” đã thể hiện sự mạnh mẽ, quyết đoán của Kiều trong tình yêu, không màng lễ tiết hay những quan niệm phong kiến ngăn cản tình yêu, vứt bỏ tất cả sau lưng để tìm đến với chân ái của cuộc đời. Bên cạnh đó tình yêu của Kiều còn được vẽ nên dưới một khung cảnh thiên nhiên rất thơ mộng và trữ tình, gợi ra sự lãng mạn, tươi trẻ của thứ tình yêu đầu đời tuyệt đẹp. Đó là cảnh “Nhặt thưa gương dọi đầu cành”, khi ánh trăng trên cao tỏa xuống những thứ ánh sáng dịu dàng, rồi xuyên qua từng tầng lá để lọt xuống những tia sáng lưa thưa chiếu lên người giai nhân đang rảo bước trong vườn. Cảnh ánh đèn mờ mờ của Kim Trọng xuyên qua cửa hắt ra ngoài vườn, không chỉ thể hiện ánh nhìn trông mong, thương nhớ luôn hướng về nơi tình lang ở của nàng Kiều, mà nó còn thể hiện tinh thần hiếu học, sự miệt mài chăm chỉ của Kim Trọng trong việc đèn sách, càng chứng minh tình yêu của Kiều đã đặt đúng người. Thúy Kiều nhanh chóng băng vườn tìm đến nhà Kim Trọng, ở đây thấy chàng đã hiu hiu giấc ngủ bên đèn sách, chập chờn trong giấc mộng. Nguyễn Du dùng hình ảnh có tính ước lệ như “Tiếng sen đã động giấc hòe”, để thể hiện phong thái dù vội vã nhưng vẫn uyển chuyển, thanh khiết nhẹ nhàng của Thúy Kiều thông qua “tiếng sen”. Lại diễn tả cảnh say giấc của Kim Trọng bằng “giấc hòe” trích từ điển cố Thuần Vu Phần ngủ dưới gốc hòe mơ thấy vinh hoa phú quý. Điều đó thể hiện lý tưởng và khát vọng của Kim Trọng vào việc tạo lập công danh, sự nghiệp, thế nhưng trước giấc mộng không có thật và thân ảnh Thúy Kiều đã đến bên thì Kim đã nhanh chóng thức dậy. Hình ảnh “Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần” càng làm tăng thêm sự thi vị và lãng mạn cho công cuộc gặp gỡ của Kiều và Kim Trọng. Khung cảnh đôi kim đồng ngọc nữ, dưới ánh trăng sáng tỏ, với nội tâm là tình yêu mãnh liệt dành cho nhau trở nên thật tuyệt diệu. Chính vì thế khi Kim Trọng tỉnh giấc, nhìn thấy Kiều dưới ánh trăng thanh lại cứ ngỡ bản thân mình đang mơ, thực tế là vì quá đỗi bất ngờ, cùng với việc nhớ mong người yêu mà tưởng mình mộng phải đâu ngờ người đã tới tận bên án thư. Tại đây Kiều đã mạnh mẽ tỏ bày nỗi lòng mình, việc mà xưa nay chắc chẳng mấy nữ nhi thường tình dám chủ động, Kiều đối diện với Kim Trọng bộc lộ sự nhớ mong, trống vắng khi xa nhau, lại sợ “đêm trường” khó tránh khỏi nhớ thương, thế nên ví “hoa” chính là tình yêu, nàng đã “vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”. Thế nhưng bên cạnh nỗi nhớ mong tình quân, thì hành động bộc phát của Kiều có lẽ còn xuất phát từ giấc mộng về Đạm Tiên, phải chăng Thúy Kiều đang lo lắng rằng tình yêu của mình sẽ giống như đóa hoa kia, đẹp nhưng sớm nở tối tàn đầy xót xa. Hoặc là lại giống như một giấc “chiêm bao” cuối cùng chẳng còn lại gì, điều đó khiến lòng Kiều bất an vô cùng. Chính vì thế nên mới có cảnh tìm gặp rồi thề nguyền kết tóc, để nàng cảm thấy an tâm hơn về tình yêu đầu đời đẹp như mộng của mình.

“Vội mừng làm lễ rước vào,
Đài sen nối sáp, lò đào thêm hương
Tiên thề cùng thảo một chương
Tóc mây một món dao vàng chia đôi
Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lời song song.
Tóc tơ căn vặn tấc lòng,
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”

Không gian thề nguyền của đôi trẻ ấy là trong nhà Kim Trọng, cũng là nơi hai người thường gặp mặt tâm sự, bối cảnh thời gian là một đêm trăng sáng tạo nên không gian thơ mộng trữ tình. Không chỉ vậy ánh trăng xưa nay luôn là biểu trưng cho sự sum vầy, đoàn viên, sự hạnh phúc mỹ mãn, bên cạnh đó còn là biểu thị cho tình yêu trong sáng, thuần khiết và chân thành của Thúy Kiều và Kim Trọng. Vầng trăng ở đây đã trở thành minh chứng thiêng liêng cho tình yêu tuyệt đẹp của đôi trai tài gái sắc. Trong việc thề nguyền, đính ước, cả Thúy Kiều và Kim Trọng đều vô cùng thành tâm và cẩn thận, tỉ mỉ, nào là nến đỏ thắp trên “đài sen”, rồi có cả hương khói tản mát trong “lò đào” làm cho không khí trở nên thập phần lãng mạn, tinh tế và thiêng liêng vô cùng. Cả hai đã cùng nhau viết “tiên thề”, cùng nhau cắt tóc mây bằng “dao vàng”, thể hiện thái độ trân trọng và nâng niu vô cùng ước nguyện cùng nhau kết tóc, bạc đầu trăm năm, quyết tâm không đổi dời. “Đinh ninh hai miệng một lời song song” là thể hiện sự đồng lòng sắt son, là tình yêu chân thành sâu sắc đến từ cả hai phía, từ hai trái tim nay đã hòa chung một nhịp đập, chất chứa đầy ắp thư tình yêu đời đời thuần khiết, sâu nặng. Lời ước hẹn “Trăm năm tạc một chữ đồng đến tâm” chính là lời thề nguyền, hẹn ước suốt kiếp chỉ chung tình với đối phương, mà chữ “đồng” trong đồng tâm, đồng lòng đã ghi tạc vào sâu trong trái tim mãi mãi không bao giờ phai mờ. Tỏ rõ tình cảm và sự thủy chung son sắt của hai con người yêu nhau, vượt qua mọi sự ngăn cản của lễ giáo phong kiến, một lòng theo đuổi thứ tình yêu đích thực, tươi đẹp nhất cuộc đời.

Phân tích đoạn thề nguyền (trích truyện Kiều của Nguyễn Du)- Mẫu 4

Sau cuộc du xuân, Thúy Kiều và Kim Trọng gặp nhau, Kim thuê trọ ở gần nhà Kiều. Một hôm, nhân lúc cả gia đình đi mừng thọ bên ngoại, Thúy Kiều chủ động sang nhà Kim Trọng, hai người tình tự với nhau đến tối. Trở về nhà nhưng gia đình chưa về, Kiều lại buông rèm sang nhà Kim Trọng lần hai. Họ cùng nhau hứa hẹn chung thủy suốt đời. “Thề nguyền” là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho tình yêu trong sách, thủy chung mà không kém phần bạo dạn của Thúy Kiều – một cô gái trong xã hội phong kiến, sẵn sàng vượt những hủ tục để có được tình yêu với Kim Trọng.

Mở đầu đoạn trích với cảnh Thúy Kiều lén sang gặp Kim Trọng lần hai khi thấy cha mẹ chưa về:

“Sông Tương một dải nông sờ
Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia
Một tường tuyết chở sương che
Tin xuân đâu dễ đi về cho năng
Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”

Kiều đi tìm gặp Kim Trọng, Nàng với những bước chân nhanh nhẹn “xăm xăm”, can đảm đến bên nhân tình cùng nhau xướng họa văn thơ, tâm sự bầu bạn. Quả thật trong xã hội phong kiến xưa, nhưng hủ tục trói buộc con người, tạo ra một bức tường ngăn cách tình yêu đôi lứa, nhưng Kiều một cô gái có trái tim bồng bột ngây thơ, với sự táo bạo, chủ động trong tình yêu, thề nguyền với người mình yêu khi không có sự cho phép của cha mẹ mình cho thấy trong nàng có khao khát một tình yêu tự do, chính đáng, một tình cảm mãnh liệt với Kim Trọng đồng thời, nàng đang vì chính mình tranh đua với thời gian, định mệnh để tìm kiếm hạnh phúc. Theo từng bước đi đó của Thúy Kiều là tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Du, mở rộng ranh giới tình cảm cho nhân vật. Nàng cứ thế bước đi trong vườn khuya, dần lạc vào ảo mộng.

Còn với Kim Trọng thì khoảnh khắc lúc này đáng quý hơn bao giờ hết, bởi vì sau bao ngày tháng mong ngóng chờ đợi giờ đây được gặp trực tiếp, được giãi bày tâm sự cùng nàng:

“Sinh vừa tựa án thiu thiu
Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê
Tiếng sen sẽ động giấc hòe
Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần
Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng”

Nguyễn Du đã dùng hình ảnh ước lệ “tiếng sen” để nói về từng bước chân nhẹ nhàng của Thúy Kiều giữa lúc chàng Kim đang nửa tỉnh, nửa mê, luyến tiếc khi nàng Kiều quay trở về nhà sau lần gặp gỡ thứ nhất. Thế rồi nàng Kiều bất chợt quay lại khiến tâm trạng chàng bâng khuâng, xao xuyến tưởng chừng như còn mơ màng trong giấc mộng đêm xuân. Nguyễn Du đã mượn điển tích “đỉnh Giáp non thần” vua nước Sở nằm mơ thấy thần nữ núi Vu Giáp trong điển tích của văn học cổ Trung Quốc, để thể hiện sự trân trọng của chàng khi người đẹp đến.

Sức mạnh của tình yêu đã thôi thúc nàng Kiều hành động, nàng đã sống thực với những cảm xúc và mong muốn của mình. Tuy có hành động táo bạo nhưng Thúy Kiều không đi quá xa giới hạn, nàng cũng có những biện minh cho hành động có vẻ nông nổi của mình:

“Nàng rằng: Khoảng vắng đêm trường
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa
Bây giờ đỏ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”

“Khoảng vắng đêm trường” gợi một khoảng không gian thời gian trong tâm trí rợn ngợp mà nàng phải vượt qua để tới gặp Kim Trọng. “Vì hoa” ở đây tức chỉ Kim Trọng, một con người tài hoa, phong nhã khiến nàng yêu say đắm sau lần gặp đầu tiên, chính tình yêu ấy đã thôi thúc nàng vượt bao nhiêu định kiến để đến gặp mặt, giãi bày. Thúy Kiều ngay từ khi còn sống trong cảnh êm đềm trướng rủ màn che đã luôn có những sự cảm không lành về một tương lai nhiều biến cố, đau khổ. Dù tình yêu đang ở lúc nồng nàn, say đắm nhất thì nàng luôn lo lắng liệu đó có phải giấc chiêm bao, mọi thứ phải chăng rồi sẽ tan biến. Hành động vội vã của nàng như muốn tranh thủ từng phút giây hạnh phúc được ở bên người mình yêu.

Sau những lời giãi bày của Kiều, Kim Trọng cùng nàng vào trong phòng, nhanh chóng đốt trầm hương thơm thoảng, thắp thêm đèn tỏa ánh sáng ấm áp, chàng lấy tờ giấy hoa ra viết lời thề, cắt tóc chia thành hai phần đặt lên án thư, trao đổi vật tin. Dưới sự chứng giám của vầng trăng:

“Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song
Tóc tơ căn vặn tấc lòng
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”

Buổi thề nguyền ngắn gọn, vội vàng nhưng đầy đủ nghi thức: thề nguyền, tóc mây, dao vàng, vầng trăng và lời thề nguyền. Trong buổi thề nguyền ấy, Thúy Kiều đã trao cho Kim Trọng tóc mây, đây không chỉ là nghi thức hẹn ước mà còn thể hiện được tình cảm sâu sắc mà Thúy Kiều trao cho Kim Trọng. Với nhiều hình ảnh ước lệ cùng điển cố, điển tích, Nguyễn Du đã khắc họa ra một không gian thề nguyền lãng mạn, thơ mộng, mà ở đó vầng trăng là nhân chứng cho mối tình son sắt của hai người.

Phân tích đoạn thề nguyền (trích truyện Kiều của Nguyễn Du)- Mẫu 5

Tình yêu có rất nhiều giai đoạn với các cung bậc cảm xúc khác nhau.Khi cảm thấy có sự đồng điệu giữa hai tâm hồn, những người yêu nhau sẽ thề nguyền để hẹn ước đời đời gắn bó, luôn bên cạnh nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn.Thúy Kiều và Kim Trọng cũng vậy, họ đã có một lễ thề nguyền trong không gian đầy thơ mộng.Có lẽ trong văn chương trung đại Việt Nam chưa có một cuộc thề nguyền nào lãng mạn đến thế.

Mở đầu đoạn trích “Thề nguyền” là sự chủ động đến táo bạo của Thúy Kiều khi sang nhà Kim Trọng nhân cơ hội cha mẹ và các em sang bên ngoại chưa về nhà:

“Cửa ngoài vội rủ rèm the
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình
Nhặt thưa gương giọi đầu cành
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu”.

Khi con tim đã rung động vì tình yêu thì ước muốn luôn được ở bên cạnh người mình yêu cũng là điều dễ hiểu. Các động từ “vội”,”xăm xăm”, “băng lối” diễn tả trạng thái vội vàng, nhanh chóng, khẩn trương của Thúy Kiều khi sang nhà Kim Trọng lần thứ hai. “Vườn khuya” tĩnh mịch, thanh vắng không khiến nàng chùn bước mà ngược lại, tình yêu nồng cháy nơi con tim Thúy Kiều đã khiến nàng xé bỏ rào cản, bức tường ngăn cách tình yêu đôi lứa trong xã hội đương thời. Xã hội xưa quan niệm “Nam nữ thụ thụ bất thân”, trong tình yêu, người phụ nữ không có quyền chủ động quyết định hạnh phúc của mình vậy mà Thúy Kiều lại chủ động “băng lối” sang nhà chàng Kim vào buổi chiều tà. Như vậy chẳng phải là quá táo bạo hay sao? Nàng khao khát một tình yêu đến từ chính trái tim của hai người, một tình yêu tự do và mãnh liệt nên đã thề nguyền cùng Kim Trọng. Mặt trăng đã lên và chiếu những tia sáng qua lá cây tạo nên một không gian huyền ảo. Chàng Kim lúc này đang mơ màng dưới ngọn đèn học hiu hắt:

“Sinh vừa tựa án thiu thiu
Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê
Tiếng sen sẽ động giấc hòe
Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần
Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng”.

Chàng thư sinh hiếu học ấy đang “thiu thiu”, chập chờn bước vào giấc ngủ và ở trạng thái nửa tỉnh nửa mê không biết tiếng bước chân nhẹ nhàng của người mình yêu đang tiến đến gần là mơ hay thực. Thời gian càng về khuya cũng là lúc người đẹp lại gần Kim Trọng. Các hình ảnh ước lệ như “giấc hòe”, “hoa lê”, “bóng trăng đã xế”, “giấc mộng đêm xuân” đã góp phần thể hiện tâm trạng “bâng khuâng” giữa hai bờ hư – thực của Kim Trọng. Tiếng bước chân của Kiều đã làm xao động giấc hòe của chàng thư sinh. Thúy Kiều xuất hiện như thần nữ xinh đẹp của núi Vu Giáp.Vẻ đẹp của bóng trăng và bóng nàng Thúy Kiều như quyện hòa với nhau làm một.Cảnh vật, không gian lãng mạn như thế thật thích hợp cho một cuộc thề nguyền. Chính sự xuất hiện ấy khiến Kim Trọng không khỏi có sự nghi ngờ việc Kiều sang nhà mình là sự thật hay chỉ là giấc mơ.

Mong ước được thề nguyền, sánh đôi và trọn nghĩa thủy chung với Kim Trọng nên Thúy Kiều đã có hành động đầy táo bạo:

“Nàng rằng: Khoảng vắng đêm trường
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa
Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”

Lý do ấy thật chính đáng và thuyết phục. Vì tình yêu mà nàng chủ động “trổ đường tìm hoa”, vì tình yêu chân chính, tự do mà nàng vượt khỏi những quy định của Nho giáo. “Khoảng vắng đêm trường” không phải thời gian, không gian thực mà là thời gian, không gian tâm lí.Tâm trạng của những người đang yêu luôn ngập tràn nỗi nhớ nhung, vừa mới gặp nhau mà Thúy Kiều đã cảm thấy như xa Kim Trọng một thời gian rất dài.Hơn nữa, Kim Trọng thuê trọ ở gần nhà Thúy Kiều nhưng như thế vẫn còn chưa đủ.Nàng muốn gần chàng Kim hơn nữa để tình yêu lứa đôi thêm phần gắn kết.Trong lĩnh vực văn chương, từ “hoa” thường để chỉ người con gái tài sắc nhưng trong câu thơ “Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa” từ “hoa” ngầm chỉ tình yêu son sắt, tha thiết với chàng Kim. Từ khi gặp mộ nàng Đạm Tiên, Thúy Kiều luôn có dự cảm chẳng lành về cuộc đời của mình và mối tình của mình với Kim Trọng. Dự cảm về sự chia lìa, dang dở luôn thường trực trong tâm trí của người thiếu nữ có vẻ đẹp “mười phân vẹn mười” ấy. Nhân lúc còn “rõ mặt đôi ta”, Thúy Kiều muốn hẹn ước cùng Kim Trọng bởi nàng lo sợ sau này sẽ không còn cơ hội nữa.

Thấu hiểu mong ước của người mình yêu, Kim Trọng đã “rước” Kiều vào thư phòng của mình để thực hiện lễ thề nguyền:

“Vội mừng làm lễ rước vào
Đài sen nối sáp lò đào thêm hương”.

Ánh sáng của “trướng huỳnh” hiu hắt quá nên Kim Trọng đã lấy thêm nến sáp vào cái đài hình hoa sen để có thêm ánh sáng và chàng cũng thắp thêm hương để lò hương thêm thơm. Khung cảnh ấy vừa gợi sự thiêng liêng lại vừa gợi sự thơ mộng, lãng mạn. Đó cũng là không gian của cuộc thề nguyền diễn ra nhanh chóng, vội vàng nhưng cũng đầy đủ tất cả các lễ nghi cần có:

“Tiên thề cùng thảo một chương
Tóc mây một món dao vàng chia đôi
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song
Tóc tơ căn vặn tấc lòng
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”.

Trước tiên, Kim Trọng và Thúy Kiều lấy tờ giấy cùng nhau viết lời thề nguyện, rồi sau đó cắt tóc bằng con dao vàng và chia phần tóc ấy làm hai để đặt lên chiếc bàn dùng để xếp sách thật trang trọng. Vầng trăng sáng “vằng vặc” giữa trời đêm là nhân chứng cho cuộc thề nguyền ấy. Tình yêu của hai người có vầng trăng chứng giám. Lời thề chung thủy của Thúy Kiều và Kim Trọng là lời hẹn thề sẽ đồng tâm, đồng lòng, đồng cam cộng khổ để cùng nhau xây đắp một hạnh phúc dài lâu, vững bền. Nguyện ước trăm năm sẽ gắn bó bên nhau, lời thề trong đêm trăng sẽ giúp tình yêu của họ thêm gắn kết. Cuộc thề nguyền diễn ra mà không có mẹ cha, bạn bè thân thiết làm chứng mà chỉ có hai người hẹn thề với nhau dưới vầng trăng.

Phân tích đoạn thề nguyền (trích truyện Kiều của Nguyễn Du)- Mẫu 6

Truyện Kiều là một tuyệt tác của đại thi hào Nguyễn Du mà đến tận ngày nay người ta vẫn ngớt lời khen ngợi và tìm hiểu về nó. Tác phẩm viết về Thúy Kiều – một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng lại có số phận truân chuyên, éo le và bi kịch, bị đẩy đưa bởi xã hội phong kiến đương thời tàn ác, bất công. Nguyễn Du muốn thông qua cuộc đời Kiều để mà lên án cái xã hội ấy và thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, công lý, người phụ nữ được sống đúng với bản năng, tình yêu và tự do của mình. Đoạn trích Thề nguyền là một trong những trích đoạn đẹp nhất Truyện Kiều, khi miêu tả cảnh Kiều cùng tình yêu đầu của mình – Kim Trọng thề nguyền, hẹn ước tình yêu dưới trăng.

Đoạn trích Thề nguyền thuộc phần đầu của tác phẩm Truyện Kiều – Gặp gỡ và đính ước, từ câu thơ thứ 431 đến 452. Đây là phần tiếp nối sau cuộc chơi xuân của chị em Kiều và sau cuộc gặp gỡ tình cờ với Kim Trọng ở hội “đạp thanh” ấy. Hai con người tài sắc đã phải lòng nhau gần như ngay lập tức và trong họ đã nảy nở một thứ tình yêu sâu đậm. Về phần Kim Trọng, từ ngày gặp gỡ, chàng không thể quên được hình ảnh của nàng Kiều, vậy nên chàng đã tìm cách thuê nhà trọ gần nhà Kiều để ngày đêm có thể nhìn thấy nàng. Về phần Kiều, nàng cũng như Kim Trọng, ngày đêm mong nhớ tình lang. Một ngày nhân lúc cả nhà đi chơi, nàng quyết định tìm sang phòng Kim Trọng để cùng nhau hàn huyên cho thỏa nỗi nhớ mong. Chiều tà, nàng trở về nhà, nhưng cả nhà chưa ai về, nàng đã quyết định quay lại gặp Kim Trọng và tại đây, hai người đã cùng nhau hẹn ước và thề nguyền dưới ánh trăng sáng.

Khi viết đoạn trích này, Nguyễn Du đã bộc lộ cho người đọc thấy được tư tưởng tình yêu tự do của mình, khi ông để cho Kiều là người tìm đến Kim Trọng chứ không phải ngược lại. Ông muốn người phụ nữ được thoát ra khỏi cái vòng lễ giáo phong kiến luẩn quẩn để tìm đến với tình yêu đích thực của mình. Và ông đã thể hiện điều đó trong bước chân dứt khoát của Kiều khi tìm đến với Kim Trọng:

“Cửa ngoài vội rủ rèm the
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình
Nhặt thưa gương giọi đầu cành
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu”

Những người phụ nữ xưa thường chịu ảnh hưởng sâu sắc của lễ giáo phong kiến, của những điều luật như tam tòng tứ đức, khiến họ không thể thể hiện được tài năng cũng như không được phép vượt ra ngoài khuôn khổ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Vậy nên càng không thể có chuyện trai gái chưa vợ chưa chồng lại có thể lén lút gặp gỡ nhau mà bày tỏ tình yêu, nếu làm vậy, người con gái sẽ mang tội thất tiết, thiếu lễ giáo, … Ấy vậy mà ở đây, Nguyễn Du đã để Kiều làm tất cả điều ấy. Giữa đêm khuya, nàng băng lối vườn khuya để tìm đến với tình yêu của mình, tự tay quyết định tình yêu và cuộc đời của mình. Những từ ngữ như “vội”, “xăm xăm” đều diễn tả sự vội vã, sự nhanh chóng, khẩn trưởng của Kiều khi sang nhà Kim Trọng lần thứ hai. Nàng “băng lối vườn khuya một mình” mà chẳng hề sợ hãi, phải chăng, tình yêu đã tiếp cho nàng thêm sức mạnh? Sự tĩnh mịch của đêm khuya chẳng hề làm nàng chùn bước, mà ngược lại, tình yêu bỏng cháy trong con tim nàng đang xé bỏ đi lớp rào chắn của định kiến phong kiến để đưa bước chân nàng tới với tình yêu của mình!

phan tich doan trich the nguyen

Phân tích đoạn trích Thề nguyền để thấy được không khí thề nguyền thiêng liêng của Kim – Kiều

Lễ giáo phong kiến quan niệm “nam nữ thụ thụ bất thân”, nữ nhi cũng không phải người có thể quyết định tình yêu, hôn nhân của mình, ấy vậy mà Kiều lại khác. Nàng phá bỏ tất thảy mọi rào cản để “băng lối” sang nhà Kim Trọng, thật quá táo bạo, thật quá liều lĩnh! Một người con gái thông minh như Kiều lại luôn được dạy lễ giáo từ nhỏ sao có thể làm điều đó, phải chăng, tình yêu mãnh liệt đã đưa lối khiến nàng tìm đến thư phòng của chàng Kim để bày tỏ tình yêu của mình?

Mặt trăng soi tỏ từng cành cây bên vườn vắng còn giai nhân thì đang mau lẹ bước chân để tìm tới nhà tình lang còn chàng Kim thì đang mơ mang bên hương án dưới ngọn đèn học thiu thiu:

“Sinh vừa tựa án thiu thiu
Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê”

Chàng trai hào hoa phong nhã ấy đang dựa đầu vào hương án mà thiu thiu ngủ “dở chiều như tỉnh, dở chiều như mê”, thì chợt bước chân của nàng thơ ghé tới, “tiếng sen” nhẹ nhàng tiến lại gần chàng. Không gian ở đây bao trùm bởi ánh trăng, ánh trăng rẽ lối để Kiều tìm đến Kim Trọng, trăng càng “xế” thì nàng càng gần với người mình yêu thương. Những hình ảnh ước lệ như “tiếng sen”, “hoa lê”, “giấc hòe”, “giấc mộng đêm xuân” như càng góp phần làm nên cái tâm trạng hư hư thực thực của Kim Trọng. Chàng chẳng rõ đang mơ hay đang tỉnh, “mơ màng” không biết hình ảnh của Kiều có là thực chăng, hay là giấc mộng của chàng khi mong nhớ về nàng?

“Tiếng sen sẽ động giấc hè
Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần
Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng”.

Sự xuất hiện đột ngột lần thứ hai của Kiều khiến cho Kim Trọng tưởng đâu nàng là nữ thần của đỉnh Vu Giáp xuất hiện trong giấc mơ đêm hè của chàng. Sự xuất hiện ấy đột ngột quá đỗi khiến chàng không thể tin được đó là sự thật cho đến khi “miệng hoa” cất lời:

“Nàng rằng: ‘Khoảng vắng đêm trường
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa
Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”

Nếu như sự xuất hiện của nàng là một sự đột ngột quá đỗi với chàng thì lời nói và hành động của nàng càng khiến cho Kim Trọng bất ngờ hơn nữa. Một hành động mà chắc chỉ có Kiều mới dám táo bạo và liều lĩnh như thế “vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”. Vì tình yêu nên nàng sẵn sàng vượt lên tất cả mọi định kiến về lễ giáo phong kiến để tìm đến với mối tình của mình. Giữa trong “đêm trường” khuya khoắt ấy, giữa ánh trăng vằng vặc ấy, không chỉ là thời gian, không gian của vũ trụ mà còn là không gian, thời gian trong tình yêu của nàng. Những người đang yêu bao giờ cũng cảm thấy thời gian bên nhau thật ngắn ngủi, còn thời gian xa nhau ngỡ như “đêm trường” tối tăm và xa cách. Nàng muốn được gần Kim Trọng thêm nữa. Hai chữ “hoa” trong một câu thơ mà nàng dùng, vốn là từ để chỉ người con gái đẹp thì ở đây lại phiếm chỉ tình yêu son sắt của nàng dành cho Kim Trọng. Giờ đây khi đã gần bên nhau, nàng muốn ước hẹn cùng Kim Trọng để chứng minh cho tình yêu của mình. Bởi sau khi bên mộ Đạm Tiên trở về, nàng luôn mang trong mình nỗi lo âu, thấp thỏm, nàng sợ rằng tình yêu này cũng chỉ như giấc “chiêm bao”.

Sự xuất hiện đột ngột chẳng báo trước của Kiều cùng những lời nói của nàng khiến cho Kim Trọng vô cùng kinh ngạc, bởi nó đã vượt qua tất cả mọi lễ giáo thông thường. Thế nhưng, chàng hiểu tất cả, bởi tình yêu của chàng dành cho Kiều cũng đã vô cùng sâu đậm, gặp lại tình nhân ở đây thật không lời nào tả xiết. Chàng rước nàng vào hương án với sự vội vàng, không biết mơ và thực nữa:

“Vội mừng làm lễ rước vào
Đài sen nối sáp lò đào thêm hương”

Chàng thêm sáp thêm hương cho không gian thêm phần rực rỡ, cũng là để mừng cho khoảnh khắc hạnh phúc sum vầy của đôi lứa yêu nhau. Và cũng tại không gian này, chàng và nàng cùng “thảo” một tờ giấy hẹn thề, đính ước cùng nhau, ước hẹn trăm năm bạc đầu. Cắt một lọn tóc nhỏ, rồi chia làm đôi làm tín vật đính ước của đôi trai tài gái sắc. Tất cả những vật nhỏ bé ấy giờ thành những tín vật trang trọng nhất, đẹp đẽ nhất chứng minh tình yêu của hai người. Và trong không gian ấy, không thể thiếu ánh trăng soi tỏ trên đầu, ánh trăng ấy là chứng nhân cho tình yêu của họ:

“Tiên thề cùng thảo một chương
Tóc mây một món dao vàng chia đôi
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song”.

Có lẽ khi bất cứ ai nhắc đến tình yêu của Kiều và Kim Trọng đều nhớ đến hình ảnh của đôi trai gái cùng ngồi thề nguyền dưới ánh trăng. Hình ảnh đó đẹp rực rỡ, đẹp như mối tình trong sáng, vượt trên mọi lễ nghi của họ. Hai con người giờ đây đã chung một chữ thề “một lời song song” cùng nhau hẹn ước, cùng nhau thề hẹn trăm năm bạc đầu.

Nguyễn Du quả là một nhà thơ tài hoa bởi chỉ với vài dòng thơ ngắn ngủi, nhưng ông đã vẽ lên cho chúng ta thấy được một bức tranh của đôi trai tài gái sắc cùng nhau thề nguyền. Bức tranh ấy đẹp lung linh với ánh trăng làm nền soi tỏ. Để cuối cùng khi kết lại, hai người đã cùng nhau tạc lên “một chữ đồng”: đồng tâm, đồng lòng đến chết. Hai con người ấy đã thề nguyền suốt kiếp chung tình với đối phương, ghi tạc vào trong tim, mãi mãi không bao giờ quên. Tất cả đã chứng tỏ một thứ tình yêu son sắt, thủy chung đến vô cùng, tình yêu của họ vượt lên trên tất cả những định kiến lễ giáo phong kiến, vượt trên cả không gian và thời gian, nguyện lòng theo đuổi một thứ tình yêu đến suốt đời, suốt kiếp.

Đoạn trích Thề nguyền là một trong những trích đoạn hay và lãng mạn nhất trong Truyện Kiều. Bởi ở đây không chỉ chứa đựng cảnh thề nguyền hẹn ước của đôi lứa Kiều – Kim Trọng và còn thể hiện cả quan điểm tình yêu tự do, hôn nhân và hạnh phúc tự do – một quan điểm vô cùng tiến bộ của Nguyễn Du thời ấy. Dù rằng sau này, Kiều phải đành lòng trao lại mối tình sâu nặng ấy cho Thúy Vân để em gái thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng, nhưng những khung cảnh đẹp đẽ giữa họ, lời thề ước giữa họ thì vĩnh viễn tồn tại như ánh trăng hôm đó. Qua đoạn trích này, ta cũng thấy được tài năng của Nguyễn Du khi xây dựng những hình ảnh ước lệ đẹp tuyệt vời, khả năng sử dụng ngôn ngữ vô cùng đặc sắc của ông.

Phân tích đoạn thề nguyền (trích truyện Kiều của Nguyễn Du)- Mẫu 7

Nhân lần du xuân dự lễ tảo mộ, vui hội đạp thanh cùng hai em là Thúy Vân và Vương Quan, Thúy Kiều gặp Kim Trọng bên mộ Đạm Tiên. Dù mới gặp nhau lần đầu nhưng cả hai đều cảm nhận về nhau:

“Người quốc sắc kẻ thiên tài,

Tình trong như đã mặt ngoài còn e”

Về nhà, Thúy Kiều cứ suy nghĩ vẩn vơ, nằm mộng thấy họa thơ cùng Đạm Tiên và được nàng báo tin chẳng lành. Còn Kim Trọng thì cứ ra ngẩn vào ngơ. Chàng tìm cách thuê nhà trọ gần nhà Thúy Kiều, và ngày đêm mong được nhìn thấy nàng. Một ngày đẹp trời, Kim Trọng nhặt được cành hoa của Kiều vô ý đánh rơi. Hai người gặp gỡ và hứa hẹn.

Một hôm, khi cả gia đình sang chơi bên ngoài, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn chưa về, Kiều quay lại gặp Kim Trọng. Hai người đã làm lễ thề nguyền gắn bó trước vầng trăng sáng vằng vặc. Đoạn trích Thề nguyền miêu tả về cảnh ấy, một cảnh tình yêu lãng mạn, đẹp nhất mà nhà thơ đã dụng tài để giới thiệu tính cách của nhân vật Thúy Kiều.

Bốn câu thơ đầu nhà thơ miêu tả cảnh Thúy Kiều qua nhà Kim Trọng lần thứ hai. Chỉ mới đây thôi, nhân

Nhà lan thanh vắng một mình,

Ngẫm cơ hội ngộ đã dành hôm nay.

Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Hai người đã cùng xướng họa thơ văn, cùng đối đáp, tâm sự. Kiều thì lo phận minh “bạc mệnh”. Kim Trọng thì lạc quan, tin vào lẽ “nhân định thắng thiên”, và hứa “thì đem vàng đá mà liều với thân”. Được nghe những lời ấy từ Kim Trọng, Kiều cảm thấy “lòng xuân phơi phới”. Có lẽ đang trong tâm trạng ấy, khi về nhà và không thấy ai thì Kiều đã vội vàng.

Tất nhiên cảnh đêm trăng ắt hẳn là đẹp, nhưng chủ ý của Kiều đâu phải là ngắm trăng. Cứ tưởng tượng hình ảnh “xăm xăm băng lối” là có thể cảm nhận tâm trạng náo nức, không muốn bỏ phí thời gian thực hiện mong muốn của mình.

Trong lúc đó thì:

Sinh vừa tựa án thiu thiu

Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê.

Mỏi mệt vì bao ngày mong mỏi, đợi chờ hay lâng lâng sung sướng vì không hẹn mà gặp? Được nhìn tận mắt, nghe tận tai con người và giọng nói của Kiều khiến tâm hồn Kim Trọng như lên chín tầng mây? Có lẽ có cả hai tâm trạng ấy trong hai câu thơ trên. Hình ảnh một Nho sinh vừa tiễn người mà chàng thầm yêu trộm nhớ ẩn trong cụm từ “tựa án thiu thiu” có vẻ mặt vừa “như tỉnh” vừa “như mê” quả thật khó có họa sĩ nào vẽ được. Đang trong tâm trạng đó thì Kim Trọng lại nghe “tiếng sen”, rồi lại thấy “hoa lê”, theo ngôn ngữ ước lệ thì là tiếng bước chân nhẹ nhàng của Kiều đang bước tới. Lúc ấy, nhà thơ miêu tả Kim Trọng mang tâm trạng như vua nước Sở nằm mơ thấy thần nữ núi Vu Giáp trong điển tích của văn học cổ Trung Quốc.

Từ những câu thơ miêu tả như đã phân tích, nhà thơ chuyển qua hình thức đối thoại khi Kiều và Kim đối diện nhau. Kiều mở lời:

Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường,

Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa.

Bây giờ rõ mặt đôi ta,

Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”

Một lời trần tình về quan niệm sống của Kiều: Chủ động trong tình yêu và trân trọng nó trong hiện thực. Quan niệm của Kiều về tình yêu khác hẳn quan niệm truyền thống đối với phụ nữ thời xưa: cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Đạo lí Nho gia đã dạy họ, trong đó có Kiều là tại gia tòng phụ cơ mà! Sở dĩ Kiều phá vỡ sự áp đặt của luân lí Nho giáo dành cho nữ giới có lẽ do Kiều đã cảm nhận được tình yêu chân thực của Kim Trọng, và đặt niềm tin vào con người hào hoa phong nhã này mới chủ động để “rõ mặt đôi ta”.

Được lời như cởi tấm lòng, Kim Trọng rước Kiều vào thư phòng, nhanh chóng thêm đèn cho sáng, đốt thêm trầm để tăng hương thơm. Bấy giờ mới lấy tờ giấy hoa viết lời thề, lấy dao quý cắt tóc chia làm hai phần đặt lên án thư. Tưởng tượng ra hình ảnh ấy từ mấy câu thơ, người đọc đã thấy khung cảnh trang nghiêm mà ấm cúng. Cả hai cùng quỳ xuống, cùng hướng nhìn trời cao…

Vừng trăng vằng vặc giữa trời,

Đinh ninh hai miệng một lời song song

Tóc tơ căn vặn tấc lòng,

Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.

Cách tạo niềm tin về tình yêu của đôi trai tài gái sắc đã tạo nên cảnh thật nên thơ và lãng mạn nhưng không kém phần thiêng liêng. Cả hai đều để tâm trí cùa minh (đinh ninh) vào lời thề. Họ như đôi song ca mà bài hát là lời thề chung thủy và người chứng giám là trời đất, “Vừng trăng”. Bốn câu thơ với những từ láy vằng vặc, đinh ninh, từ lặp song song tạo thành đôi như đôi trai tài gái sắc Kiều – Kim đang nguyện thề “tạc một chữ đồng đến xương”.

Có lẽ vì nặng với lời thề ấy mà sau này, khi quyết định bán mình để chuộc cha và em trai, nhất là trong đêm nhờ cậy Thúy Vân “xót tình máu mủ thay lời nước non” mà gắn bó với Kim Trọng thì Kiều luôn nghĩ đến cái chết nghĩ đến “thịt nát xương mòn…, người thác oan, rồi chết ngất sau khi thốt lên lời đau thương tạ lỗi cùng Kim Trọng. Sự nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Thúy Kiều là như thế, là không quên lời thề, nhận phần lỗi về mình và tạo hạnh phúc cho người còn sống.

Qua đoạn trích, Nguyễn Du đã dựng nên khung cảnh lãng mạn và đề cao tính cách của Thúy Kiều trong đêm thề nguyền kết tóc xe tơ cùng Kim Trọng, bằng văn miêu tả và đối thoại. Cảnh thì dịu dàng, đẹp như một bức tranh. Tính cách của Kiều, nhân vật chính thì chủ động dứt khoát và chân thật đã phá vỡ tính thụ động của thanh nữ thời xưa về tình yêu đôi lứa do lể giáo Nho gia áp đặt. Dù vậy, tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng vẫn trong sáng, đậm đà. Điều ấy đã làm tăng thêm tính hấp dẫn và giá trị nhân văn của Truyện Kiều.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Phân tích đoạn thề nguyền (trích truyện Kiều của Nguyễn Du)” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 03/2024!