Updated at: 16-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Phân tích biểu tượng của hình ảnh: đầu súng trăng treo trong Đồng chí – Chính Hữu và hình ảnh ánh trăng trong Ánh trăng – Nguyễn Duy” chuẩn nhất 07/2024.

1. Giới thiệu chung:

–  Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”:

+ Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Thơ ông mang cảm xúc chân thành, mãnh liệt, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giọng điệu phong phú.

+ Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào mùa xuân năm 1948, được in trong tập “Đầu súng trăng treo” và là một trong những thi phẩm thành công nhất của Chính Hữu, tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954).

– Nguyễn Duy và bài thơ “Ánh trăng”:

+ Nguyễn Duy là một nhà thơ quân đội, đã được giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ 1972 – 1973, một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.

+ Bài thơ “Ánh trăng” nằm trong tập thơ cùng tên – tập thơ được tặng giải A của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1984. Tác phẩm có ý nghĩa triết lý sâu sắc, là lời nhắc nhở về lối sống nghĩa tình, thủy chung với quá khứ gian lao, với thiên nhiên, đất nước và đồng đội.

– Trong cả hai bài đều có hình ảnh trăng nhưng mỗi bài lại có những sáng tạo đặc sắc riêng.

2. Phân tích, so sánh làm sáng tỏ vấn đề:

a/ Điểm giống nhau:

– Trong cả hai bài, trăng đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, bay bổng, lãng mạn.

– Đều là người bạn tri kỉ với con người trong chiến đấu và trong sinh hoạt hàng ngày.

b/ Điểm khác nhau:

* Trăng trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

– Được đặt trong thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo. Trăng xuất hiện trong giờ khắc trước một trận chiến đấu mà mất mát, hi sinh là những điều không thể tránh khỏi.

– “Đầu súng trăng treo”: Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình.

=> Ý nghĩa:

– Trăng là biểu tượng đẹp của tình đồng chí gắn bó, keo sơn trong cuộc chiến đấu gian khổ ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

– Trăng là hình tượng hiện thực và lãng mạn, là biểu tượng cho cuộc sống hòa bình, là hình ảnh của quê hương đất nước.

– Trăng còn là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lạc quan, lãng mạn.

* Trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy:

– Trăng trong quá khứ:

“Hồi chiến tranh ở rừng 

Vầng trăng thành tri kỉ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa”

Trăng khi đó là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc kháng chiến – vầng trăng tri kỉ. Nhân vật trữ tình gắn bó với trăng trong những năm dài kháng chiến. Trăng vẫn thuỷ chung, tình nghĩa.

– Ánh Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Đủ cho ta giật mình”

Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. Ánh trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

3. Đánh giá chung:

– Với sự sáng tạo tài tình của các nhà thơ, hình ảnh trăng trong hai tác phẩm thật sự là những hình ảnh đẹp, để lại trong lòng độc giả những cảm xúc dạt dào, sâu lắng.

Dàn ý mẫu 2

Mở bài:

Trăng vốn là đề tài lớn trong thi ca. Trăng vừa là biểu tượng của vẻ đẹp thiên nhiên hiền dịu, vừa ẩn hứ trong mình biết bao triết lí nhân sinh. Chính Hữu qua bài thơ Đồng chí và Nguyễn Duy qua bài thơ Ánh Trăng đã có những khám phá độc đáo, thú vị về hình tượng ánh trăng.

Thân bài:

Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành từ thời kì kháng chiến chống Pháp. Bài thơ Đồng chí sáng tác năm 1947, in trong tập Đầu súng trăng treo. Tác phẩm viết về tình cảm đồng chí đẹp đẽ của người lính kháng Pháp buổi ban đầu.

Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Ánh trăng viết năm 1978, in trong tập thơ cùng tên. Bài thơ như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình, với mọi người về lẽ sống ân nghĩa thủy chung.

Đoạn thơ trong Đồng chí (Chính Hữu):

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”.

+ Khổ thơ là bức hanh đẹp về tinh đồng chí, đồng đội, là biểu tượng cao đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Nổi bật giữa cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả.

+ Câu kết là một hình ảnh thơ rất đẹp: “Đầu súng trăng treo”. Cảnh vừa thực, vừa mộng. “Trăng” là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, là khát vọng tự do, là sự sống thanh bình. “Súng” là hiện thân cho cuộc chiến đấu gian khổ, hi sinh, là chiến tranh ác liệt.

+ Súng và trăng, cứng rắn và dịu hiền. Súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ. Hai hình ảnh đó trong thực tế vốn xa nhau vời vợi nay lại gắn kết bên nhau trong cảm nhận của người chiến sĩ: trăng treo trên đầu súng. Như vậy, sự kết hợp hai yếu tố, hiện thực và lãng mạn đã tạo nên cái vẻ đẹp độc đáo cho hình tượng thơ.

Nghệ thuật: nghệ thuật ẩn dụ độc đáo, đặc sắc.

Đoạn thơ trong Ánh trăng (Nguyễn Duy):

+ Hình ảnh vầng trăng gắn liền với những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê. Nhớ đến trăng là nhớ đến không gian bao la. Những “đông, sông, bê” gọi một vùng không gian quen thuộc của tuổi ấu thơ, có những lúc sung sướng đến hả hê được chan hòa, ngụp lặn trong cái mát lành của quê hương như dòng sữa ngọt.

“hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với biển”.

“trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ”

+ Trăng còn là người bạn tri kỉ nơi chiến trường, gắn với những kỉ niệm không thể nào quên của cuộc chiến tranh ác liệt của người lính trong rừng sâu: khi trăng treo trên đầu súng, trăng soi sáng đường hành quân. Vầng trăng ây cũng là “quầng lửa” theo cách gọi của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Trăng thành người bạn chia sẻ ngọt bùi, đồng cảm cộng khổ và những mât mát hi sinh, vâng trăng trở thành người bạn tri kỉ với người lính:

“hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ”.

Vầng trăng ấy nghĩa tình, thủy chung, gắn bó và đồng hành cùng với con người trên mọi bước đường đời. Con người khắc sâu tình cảm ấy, hứa sẽ không bao giờ quên:

“ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa”.

Nghệ thuật: thủ pháp liệt kê, nhân hóa độc đáo.

So sánh:

Tương đồng:

Ở cả hai bài thơ  trăng là hình ảnh đẹp, trong sáng; là người bạn trong chiên đấu, lạo động.

Nét riêng:

+ Đồng chí: biểu tượng của tình đồng chí keo sơn gắn bó, biểu tượng của tâm hồn lạc quan, dũng cảm.

+ Ánh trăng: biểu tượng nhắc nhở thái độ sống ân nghĩa thủy chung.

Kết bài:

Hai bài thơ là hai bức chân dung của người lính ở hai thời kì khác nhau. Người lính trong bài thơ Đồng chí mang vẻ đẹp của con người thời kì đầu cuộc chiến đấu chống Pháp, kiên cường và thủy chung. Người lính trong bài thơ Ánh trăng là lúc đất nước đã hòa bình, tuy đã lãng quên quá khứ nghĩa tình nhưng cũng kịp hồi hướng, tự nhắc nhở mình gắn bó với quá khứ.

Dàn ý mẫu 2

I. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
– Nêu cảm nhận chung về hình ảnh ánh trăng trong hai bài thơ.

II. Thân bài

1. Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong bài thơ “Đồng chí”

– “Đầu súng trăng treo”  là hình ảnh rất thực và cũng rất lãng mạn:

+“Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là cứng rắn và dịu êm – là gần và xa – là thực tại và mơ mộng – là chất chiến đấu và chất trữ tình – là chiến sĩ và thi sĩ.

+ Hiếm thấy một hình tượng nào vừa đẹp,vừa mang đầy đủ ý nghĩa như “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu.

+ Đây là một phát hiện, một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Hình tượng này góp phần nâng cao giá trị bài thơ và trở thành nhan đề cho cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”.

2. Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh ánh trăng trong tác phẩm “Ánh trăng”

– Ánh trăng của Nguyễn Duy không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước mà còn gắn bó với tuổi thơ, với những ngày kháng chiến gian khổ.

– Từ ở rừng, sau chiến thắng về thành phố, được sống cuộc sông tiện nghi: ở buyn-đinh, quen ánh điện, cửa gương… và vầng trăng tri kỉ tình nghĩa đã bị người tri kỉ xưa lãng quên, dửng dưng. Trăng được nhân hóa, lặng lẽ đi qua đường, như người dưng, chẳng còn ai nhớ, chẳng ai hay.

– Bất ngờ gặp một tình huống của nhịp sống thành thị:

“Thình lình đèn điện tắt

     phòng buyn đinh tối om”

– Vầng trăng xưa xuất hiện, vần tròn, vẫn đẹp, vẫn thủy chung với con người. Cả một quá khứ đẹp và tình nghĩa ùa về rưng rưng trong lòng người lính, những ăn năn day dứt, những hổ thẹn ngập tràn, còn trăng thì im lặng.

– Người lính giật mình, cái giật mình của người lính trước sự im lặng của trăng xưa hiện về nơi thành phố hôm nay là một biểu tượng nghệ thuật mang tính hàm nghĩa độc đáo. Đó là sự bao dung, độ lượng, nghĩa tình, thủy chung của nhân dân, sự trong sáng mà không hề đòi hỏi được đền đáp.

– Đây chính là phẩm chất cao đẹp của nhân dân mà tác giả muốn ngợi ca tự hào. Cũng là thông điệp hãy biết nhớ về quá khứ tốt đẹp, không nên sống vô tình. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc của hình ảnh trăng trong bài thơ của Nguyễn Duy tự nhắn nhủ mình và muốn gửi gắm.

3. Cảm nhận về vẻ đẹp chung và riêng của hình ảnh ánh trăng trong hai bài thơ

– Vẻ đẹp chung:

+ Lí tưởng chiến đấu, ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc

+ Tinh thần dũng cảm, yêu nước mãnh liệt

+ Sử dụng sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội để vượt qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt.

– Vẻ đẹp riêng:

+ Ở bài thơ “Đồng chí”, tác giả Chính Hữu khắc họa vẻ đẹp của người nông dân mặc áo lính thông qua sự mộc mạc, chân chất và sự quyện hòa giữa chất hiện thực – lãng mạn;

+ Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, bức chân dung người chiến sĩ lái xe hiện lên qua sự trẻ trung, sôi nổi, ngang tàn.

III. Kết bài

Khái quát về giá trị của hình tượng người lính qua hai tác phẩm.

Phân tích biểu tượng của hình ảnh: đầu súng trăng treo trong Đồng chí – Chính Hữu và hình ảnh ánh trăng trong Ánh trăng – Nguyễn Duy- Mẫu 1

      Có thể nói trăng là sự kết tinh của những gì đẹp nhất, tinh túy nhất, vẻ đẹp của nó đủ để làm mê đắm tâm hồn dào dạt cảm xúc của các thi nhân. Trăng như một người bạn hữu gắn bó bền chặt với con người, là thú vui để họ đăng lầu vọng nguyệt, đàm đạo thi ca. Ánh trăng dát vàng lung linh ánh sáng dịu nhẹ ấy tỏa lan mọi nẻo đường, nó như chạm đến cả tâm hồn thi nhân. Bởi vậy mà trăng luôn là bến đợi, bến chờ của nhiều tác giả. Họ đã đi sâu vào khám phá mọi khía cạnh trong vẻ đẹp của ánh trăng bằng sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc. Và sự khám phá ấy như được phô diễn, được thấm nhuần qua từng câu thơ, từng trang viết. Hình ảnh Ánh trăng đã đi vào thơ ca với vẻ đẹp vĩnh hằng, giờ đây nó như hiện hữu bất diệt trong các bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Đó đều là những thi phẩm tràn ngập ánh trăng.

      Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu ra đời năm 1948, những năm tháng đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy vất vả, chính quyền ta vừa thành lập còn non trẻ. Những người lính của “Đồng chí” là những người lính chống Pháp, họ đến với kháng chiến từ màu áo nâu của người nông dân, từ cái nghèo khó của những miền quê lam lũ. Đây là thời điểm người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu, những ngày tháng gian khổ của họ gắn liền với vầng trăng.

Còn Ánh trăng của Nguyễn Duy ra đời năm 1978, thời điểm chiến tranh đã kết thúc 3 năm. Từ đó đặt ra nhiều điều suy ngẫm trong mối quan hệ giữa người lính và vầng trăng.

Hoàn cảnh, điều kiện khác nhau như vậy tất yếu dẫn đến sự khác nhau về biểu tượng vầng trăng ở hai bài thơ. Vầng trăng của Đồng chí là vầng trăng của hiện tại, vầng trăng của Ánh trăng là vầng trăng của quá khứ xuyên qua thực tại.

      “Đầu súng trăng treo” là câu kết bài thơ Đồng chí. cũng là một biểu tượng đẹp về người chiến sĩ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Trong đêm phục kích giữa rừng, bên cạnh hình ảnh thực là súng, là nhiệm vụ chiến đấu tạo nên con người chiến sĩ thì cái mộng, cái trữ tình là trăng.

      Hình ảnh trăng tạo nên con người thi sĩ. Hình ảnh chiến sĩ, thi sĩ hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Hai hình ảnh tưởng là đốì lập nhau đặt cạnh nhau tạo ra ý nghĩa hòa hợp vô cùng độc đáo. Súng là chiến đấu gian khổ, hi sinh, là hiện thực. Còn trăng là tượng trưng cho hòa bình, gợi lên sự đẹp đẽ thơ mộng, dịu dàng và lãng mạn. Người lính cầm súng để bảo vệ hòa bình, khát khao hòa bình, không ngại gian khổ hi sinh. Súng và trăng: cứng rắn và dịu hiền, chiến sĩ và thi sĩ, có người còn gọi đây là một cặp đồng chí. Chính Hữu đã thành công với hình ảnh “đầu súng trăng treo” – một biểu tượng thơ giàu sức gợi cảm.

       Ánh trăng và đầu súng song hành với nhau như tình đồng chí vậy, tạo nên sự hài hoà về chất chiến sĩ và thi sĩ trong lòng người lính. Đó là một nét đẹp đầy mới mẻ. Trong gian khổ người lính vẫn tìm thấy những vẻ đẹp bình dị nhất. Vầng trăng giờ đây trở thành khát vọng, lí tưởng và niềm tin của người chiến sĩ để vững tâm thực hiện nhiệm vụ của mình. Súng và trăng là tình đồng chí, là tình thân như hai mà một – cứng rắn mà dịu dàng, thực tại và lãng mạn, ý chí và lí tưởng.

      Nếu như “Đầu súng trăng treo” trở thành một biểu tượng đẹp của người lính cách mạng Việt Nam hiện thực và lãng mạn, chiến sĩ và thi sĩ thì “ánh trăng” của Nguyễn Duy còn là những những triết lý nghĩa tình.

      Đến với thơ Nguyễn Duy, vầng trăng cũng mang đầy dấu ấn và tính triết lí sâu sắc. Vầng trăng đã gắn liền với tác giả trong suốt những năm tháng của cuộc đời. Đó là vầng trăng cùng với những ngày tháng tuổi thơ êm đềm bên chị Hằng, chú cuội, là vầng trăng của những đêm rằm Trung thu toả sáng một khoảng trời. Vầng trăng cũng đã cùng tác giả bước qua những ngày tháng chiến tranh oanh liệt, nơi chiến trận xa gia đình và người thân, ánh trăng thở thành người bạn tri kỉ soi sáng mọi bước đường của cuộc chiến đấu gian khổ. Trăng trở nên đẹp đẽ và gắn bó với tác giả biết bao. Vẻ đẹp của vầng trăng thiên nhiên đã gợi nên trong tác giả những tình cảm gần gũi và ngọt ngào, trăng song hành với thiên nhiên và con người một cách hồn nhiên, chẳng màng lo toan tính toán. Cũng bởi vậy mà trong lòng tác giả lúc này dành cho vầng trăng ấy một vị trí đặc biệt, một tình cảm rất đáng trân trọng, ngỡ mãi mãi cũng chẳng thể nào phải dấu đi hình ảnh ấy.

                         “Ngỡ không bao giờ quên

                            Cái vầng trăng tình nghĩa”

Nhưng, khi hoà bình lập lại, khi mà cuộc sống hiện đại với những đèn điện, với những trang thiết bị tiện nghi hơn thì tình cảm ấy trong tác giả nhạt phai đi hay thậm chí chìm vào quên lãng. Ánh trăng như một “người dưng” đã từng gặp gỡ. Và có lẽ cũng bởi vậy, khi đèn điện tắt, cánh cửa sổ được mở ra chào đón ánh sáng của vầng trăng tròn vành vạnh cũng là lúc tác giả giật mình thổn thức. Bao nhiêu quá khứ nghĩa tình với vầng trăng dường như hiện ra trước mắt, tuổi thơ ùa về, những năm tháng chiến đấu bên vầng trăng ùa về, người bạn tri kỉ trước mắt ấy khiến tác giả bất ngờ, hoảng hốt và ân hận.

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

                            Có cái gì rưng rưng

                         Như là sông là bể

                              Như là sông là rừng”

Trăng vẫn cứ như vậy, âm thầm lặng lẽ dõi theo ta mỗi bước đường. Chẳng trách móc nhưng vẫn khiến lòng người phải thổn thức nghĩ suy: “Trăng cứ tròn vành vạnh

Kẻ chỉ người vô hình

                                Ánh trăng im phăng phắc

                         Đủ cho ta giật mình”

Vầng trăng mang nhiều tầng nghĩa, chứa đựng những giá trị triết lí sâu sắc. Nó không chỉ là một vầng trăng đơn thuần giữa bầu trời đêm mà gợi cho chúng ta về đạo lí sống ở đời, hãy sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ, đừn vì những thứ mới mẻ mà vọi quên đi quá khứ nghĩa tình.

Cả Chính Hữu và Nguyễn Duy đều viết về hình ảnh ánh trăng. Tuy cách biểu đạt và tư tưởng có phần khác nhau nhưng đều ca ngợi những vẻ đẹp ẩn sau vẻ bình dị của vầng trăng.

Phân tích biểu tượng của hình ảnh: đầu súng trăng treo trong Đồng chí – Chính Hữu và hình ảnh ánh trăng trong Ánh trăng – Nguyễn Duy- Mẫu 2

Ánh trăng luôn hấp dẫn con người bởi sự bình dị và rất đỗi thân thương. Cũng chính bởi vậy mà nó luôn là cảm hứng vô tận của những nhà thơ, nhà văn. Ánh trăng sáng vằng vặc rọi chiếu vào tâm hồn thi sĩ những tình cảm ngọt ngào, dung dị và mang những giá trị biểu tượng sâu sắc. Trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng cũng đi vào từng dòng thơ một cách nhẹ nhàng và rất đỗi tự nhiên như thế.

” Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng, trăng treo”

Tình đồng chí chân thành, mộc mạc của những người lính ra đi vì lí tưởng chiến đấu giành độc lập, dân tộc, từ những vùng đất nghèo khô cằn sỏi đá. Họ sống và chiến đấu bên nhau, cùng nhau sẻ chia đắng cay, ngọt bùi. Giữa cạnh rừng hoang vu đầy khó khăn nguy hiểm, tình đồng chí lại càng bền chặt và gắn kết hơn. Hình ảnh đầu súng hướng về ánh trăng đậm chất hiện thực mà cũng rất đỗi trữ tình và lãng mạn. Có nét gì đó thơ mộng nơi chiến trận hiểm nguy. Súng biểu tượng cho hiện thực chiến tranh, cho bom đạn kẻ thù, chiến tranh vẫn đầy rẫy hiểm nguy bủa giăng người chiến sĩ. Hình ảnh vầng trăng biểu tượng cho sự đẹp đẽ, đậm chất thơ và khát vọng hòa bình. Giữa sự khắc nghiệt của hiện thực chiến tranh, người chiến sĩ vẫn mở rộng tâm hồn mình đón nhận vẻ đẹp của ánh trăng, vẻ đẹp của thiên nhiên. Dường như, trong trái tim mỗi người lính vẫn hướng về một ánh trăng tròn viên mãn, ngày mà đất nước được độc lập, khi mà bầu trời được yên bình không còn khói bụi của chiến tranh.

Ánh trăng và đầu súng song hành với nhau như tình đồng chí vậy, tạo nên sự hài hoà về chất chiến sĩ và thi sĩ trong lòng người lính. Đó là một nét đẹp đầy mới mẻ. Trong gian khổ người lính vẫn tìm thấy những vẻ đẹp bình dị nhất. Vầng trăng giờ đây trở thành khát vọng, lí tưởng và niềm tin của người chiến sĩ để vững tâm thực hiện nhiệm vụ của mình. Súng và trăng là tình đồng chí, là tình thân như hai mà một – cứng rắn mà dịu dàng, thực tại và lãng mạn, ý chí và lí tưởng.

Đến với thơ Nguyễn Duy, vầng trăng cũng mang đầy dấu ấn và tính triết lí sâu sắc. Vầng trăng đã gắn liền với tác giả trong suốt những năm tháng của cuộc đời. Đó là vầng trăng cùng với những ngày tháng tuổi thơ êm đềm bên chị Hằng, chú cuội, là vầng trăng của những đêm rằm Trung thu toả sáng một khoảng trời. Vầng trăng cũng đã cùng tác giả bước qua những ngày tháng chiến tranh oanh liệt, nơi chiến trận xa gia đình và người thân, ánh trăng thở thành người bạn tri kỉ soi sáng mọi bước đường của cuộc chiến đấu gian khổ. Trăng trở nên đẹp đẽ và gắn bó với tác giả biết bao. Vẻ đẹp của vầng trăng thiên nhiên đã gợi nên trong tác giả những tình cảm gần gũi và ngọt ngào, trăng song hành với thiên nhiên và con người một cách hồn nhiên, chẳng màng lo toan tính toán. Cũng bởi vậy mà trong lòng tác giả lúc này dành cho vầng trăng ấy một vị trí đặc biệt, một tình cảm rất đáng trân trọng, ngỡ mãi mãi cũng chẳng thể nào phải dấu đi hình ảnh ấy.

“Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”

Nhưng, khi hoà bình lập lại, khi mà cuộc sống hiện đại với những đèn điện, với những trang thiết bị tiện nghi hơn thì tình cảm ấy trong tác giả nhạt phai đi hay thậm chí chìm vào quên lãng. Ánh trăng như một “người dưng” đã từng gặp gỡ. Và có lẽ cũng bởi vậy, khi đèn điện tắt, cánh cửa sổ được mở ra chào đón ánh sáng của vầng trăng tròn vành vạnh cũng là lúc tác giả giật mình thổn thức. Bao nhiêu quá khứ nghĩa tình với vầng trăng dường như hiện ra trước mắt, tuổi thơ ùa về, những năm tháng chiến đấu bên vầng trăng ùa về, người bạn tri kỉ trước mắt ấy khiến tác giả bất ngờ, hoảng hốt và ân hận.

“Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là sông là bể
Như là sông là rừng”

Trăng vẫn cứ như vậy, âm thầm lặng lẽ dõi theo ta mỗi bước đường. Chẳng trách móc nhưng vẫn khiến lòng người phải thổn thức nghĩ suy: “Trăng cứ tròn vành vạnh

Kẻ chỉ người vô hình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”

Vầng trăng mang nhiều tầng nghĩa, chứa đựng những giá trị triết lí sâu sắc. Nó không chỉ là một vầng trăng đơn thuần giữa bầu trời đêm mà gợi cho chúng ta về đạo lí sống ở đời, hãy sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ, đừn vì những thứ mới mẻ mà vọi quên đi quá khứ nghĩa tình.

Cả Chính Hữu và Nguyễn Duy đều viết về hình ảnh ánh trăng. Tuy cách biểu đạt và tư tưởng có phần khác nhau nhưng đều ca ngợi những vẻ đẹp ẩn sau vẻ bình dị của vầng trăng.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Phân tích biểu tượng của hình ảnh: đầu súng trăng treo trong Đồng chí – Chính Hữu và hình ảnh ánh trăng trong Ánh trăng – Nguyễn Duy” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 07/2024!