Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách kể về một người láng giềng quý hoá chuẩn nhất 09/2024.
Dàn ý 1
I. Mở bài. Giới thiệu người định tả.
- Cô Hoa ở cạnh nhà em là người gần gũi với gia đình em nhất. Em và cô thường gặp nhau để trò chuyện vào những buổi chiều.
II. Thân bài
- Cô đã ngoài bốn mươi tuổi.
- Vóc người mảnh khảnh.
- Dáng đi thong thả, nhẹ nhàng.
- Thường mặc những bộ âu phục khi đi làm ở công sở.
- Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.
- Mái tóc màu hạt dẻ, uốn lượn thả ngang lưng.
- Đôi mắt to, sáng long lanh; hàng mi cong vút.
- Mũi cao, rất hợp với đôi mắt đẹp của cô.
- Đôi môi đỏ hồng, hàm răng trắng nõn, đều đặn.
- Đôi tay thon dài, làm việc nhanh nhẹn.
- Giọng nói ấm áp, nhẹ nhàng, có sức thuyết phục.
- Cô thường kể những chuyện vui ở cơ quan và ở gia đình cô cho em nghe.
III. Kết bài
- Cô Hoa là người giàu tình cảm, rộng lượng.
- Em xem cô như người thân trong gia đình em.
Dàn ý 2
I. Mở bài
Dẫn dắt giới thiệu về đối tượng miêu tả: Xung quanh khu phố nhà em có rất nhiều những người hàng xóm tốt bụng. Nhưng em yêu quý nhất là bác Hoa, người ở ngay cạnh nhà em.
II. Thân bài
a. Tả ngoại hình
- Bác Hoa năm nay tầm năm mươi tuổi.
- Dáng người bác thấp, hơi mập mạp.
- Khuôn mặt tròn luôn toát lên vẻ hiền lành, phúc hậu.
- Nước da ngăm đen vì dãi dầu sương nắng để trang trải cuộc sống.
- Đôi mắt đen láy luôn ánh lên cái nhìn thân thiện. Những nếp nhăn nơi khoé mắt càng ngày càng hiện rõ theo thời gian. Vết chân chim ấy khiến đôi mắt bác lúc nào cũng như đang cười.
- Mái tóc dài đã điểm nhiều sợi bạc được bác búi lên gọn gàng.
- Bàn tay người phụ nữ thường nhẵn nhụi và thon dài nhưng bàn tay của bác Hoa không như vậy. Đó là đôi bàn tay gầy guộc với những đường gân xanh nổi rõ là dấu tích của công việc mưu sinh vất vả.
- Đôi bàn chân với gót chân nứt nẻ cứ trái gió trở trời lại nhức buốt. Bác Hoa bảo đó là do bác đi nhiều nên gót chân mới chai lại như thế. Thỉnh thoảng em lại sang nhà bóp chân cho bác.
b. Tả đặc điểm tính cách
- Không phải là gia đình khá giả nên bác Hoa phải làm việc vất vả để trang trải cuộc sống. Sáng bác gánh hàng ra chợ bán chè. Chè của bác ngon lắm, nào là chè ngô, chè khoai, chè bưởi.. hút hồn bao đứa trẻ con chúng em.
- Tối đến bác lại về nhà làm cơm canh bán cơm bình dân giá rẻ phục vụ công nhân trong xóm.
- Không chỉ chăm chỉ, siêng năng mà bác Hoa còn là người vô cùng tốt bụng. Mấy đứa trẻ con chúng em mua chè mà thiếu mấy nghìn lẻ bác bán rẻ luôn cho, người công nhân có hoàn cảnh khó khăn đến mua cơm, bác sẵn sàng miễn phí. Vì thế bác được mọi người yêu quý và nể trọng.
- Bác Hoa là kho tàng truyện cổ tích và ca dao tục ngữ. Những hôm trăng sáng, em cùng bọn trẻ đến nhà bác, ngồi quây quần bên mảnh chiếu nhỏ nghe bác kể về cô Tấm, về nàng Bạch tuyết, nghe giảng giải về những bài học của truyền thống cha ông.
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả: Em yêu quý và coi bác Hoa như bác ruột của em vậy. Bác cũng rất quý em, có gì ngon bác cũng để dành cho em. Em mong tình hàng xóm của nhà em với gia đình bác ngày càng bền chặt.
Kể về một người láng giềng quý hoá- mẫu 1
Bác Lý là người bạn láng giềng của bà ngoại em. Bà em vẫn gọi một cách thân mật là “Chú Lý”.
Cùng ở trong xóm “Cây Bàng” xã Đông Tiến, qua ngõ nhà bác Lý mới tới nhà bà ngoại. Gia đình bác có 3 người con. Anh Hùng là con đầu của hai bác đang học trường sĩ quan Đà Lạt. Chị Liên đang học lớp 11. Cậu Khanh 15 tuổi học lớp 10 Trung học Phổ thông Lý Thường Kiệt. Vợ bác là hộ lý bệnh viện Phụ sản huyện.
Một ngôi nhà ngói 5 gian, một sào vườn, một giếng nước tự đào, nước trong vắt. Cậu Khanh học trên em hai lớp. Cậu rất quý em. Hè nào đến chơi nhà bà ngoại, cậu cũng rủ em đi thả diều, rủ em sang tắm mát ở giếng bác Lý. Kéo gầu nước từ giếng sâu lên dội vào đầu, vào người, mát lạnh, thích thú lắm.
Bác Lý là sĩ quan công binh, 56 tuổi. Bác về hưu với quân hàm trung tá. Bác bị thương ở trận Đường 9 – Nam Lào. Lưng và vai bác đầy thương tích. Bác vẫn nói vui với mọi người: “Thần Chết thấy người xấu dữ tha cho. Nhờ thế mới được trở về, sống với vợ con và anh em làng nước, …”
Dáng người cao to, vạm vỡ. Khuôn mặt chữ điền phúc hậu. Tính tình bác vui vẻ, cởi mở. Về hưu được 2 năm, bác được bầu làm hội trưởng hội cựu chiến binh của xã. Bác rất có uy tín. Nhân dân, cán bộ trong xã, ai cũng kính trọng và quý mến bác. Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch xã vẫn gọi bác bằng “chú” rất thân tình; hễ gặp việc gì khó khăn đều đến hỏi ý kiến bác.
Nhờ bác Lý mà xóm Cây Bàng có đường xá đi lại sạch đẹp như ngày nay. Bác đứng ra lo liệu, tổ chức. Người góp công sức, người góp tiền của, gia đình nào cũng tích cực tham gia, đoàn kết nhất trí, chỉ sau 2 tuần, làm ngày làm đêm, các trục đường đã được xi măng hóa. Những ngày mưa gió cũng không phải đi lại vất vả trong cảnh bùn lầy nước đọng như ngày xưa nữa.
Bác giàu tình tương thân tương ái. Gia đình nào trong xóm có người đau ốm, hoặc gặp khó khăn hoạn nạn, bác đi lại thăm hỏi, an ủi động viên. Bà con vẫn nhắc lại chuyện anh Chuẩn. Nhà nghèo lại mê cờ bạc, anh Chuẩn dây vào vụ trộm cắp trâu bò, bị tù 3 năm lẻ. Bác Lý đã cho anh Chuẩn vay 3 triệu đồng để bồi thường cho gia đình mất bê. Bác Lý đã khuyên nhà chủ mất bê xin tòa giảm án tù ngồi thành án tù treo cho anh Chuẩn. Bác Lý đã cử anh Chuẩn đi học lớp kĩ thuật “VAC” và trồng hoa, cây cảnh. Bác giúp vốn, động viên hai vợ chồng vượt qua mọi khó khăn về kinh tế, vượt lên mặc cảm về cảnh ngộ. Hai sào vườn của anh Chuẩn trước đây chỉ có vài ba luống rau cằn cỗi lưa thưa mọc toàn cỏ dại. Trong nhà lộn xộn đủ thứ: chăn chiếu áo quần vứt lung tung. Thế mà chỉ 5, 6 năm sau, vườn anh Chuẩn thay đổi hẳn. Rau xanh 4 mùa. Sáng nào chị Chuẩn cũng gánh một gánh rau non lên bán ở thị trấn. Anh Chuẩn trồng nhiều giống hoa và cây cảnh. Vườn anh trở thành một địa chỉ về cây giống rất nổi tiếng trong huyện. Trong chuồng lợn, lúc nào cũng có 5, 6 con. Anh đã trả được nợ, xây được nhà, mua được xe máy…. Bà ngoại em nói:
“Không có bác Lý thì thằng Chuẩn đi tù mọt xương. Nhờ bác Lý mà vợ chồng con cái anh Chuẩn mới được như ngày nay…”
Nghe nhiều người nói. Tết nào vợ chồng anh Chuẩn cũng đem gà trống thiến và gạo nếp sang biếu bác Lý. Nhưng bác không nhận, chỉ cảm ơm và nói: “Bao giờ vợ chồng cô chú trở thành triệu phú xóm Cây Bàng thì tôi đưa hai tay ra nhận quà…”
Xóm Cây Bàng có 80 hộ thì tất cả đều là gia đình văn hóa mới: trong đó có gia đình anh Chuẩn.
Đối với bà ngoại em, bác Lý như người nhà. Bác giúp đỡ bà em từ việc lớn đến việc nhỏ. Bà em bị ốm, con cháu đi xa, vợ chồng bác Lý đã đưa bà em đi bệnh viện và săn sóc tận tình chu đáo. Sau đó, bác gọi điện cho bố mẹ em biết để sớm trở về chăm sóc bà.
Hè nào, em về chơi nhà bà ngoại, bác Lý và cậu Khanh cũng làm cho một con diều giấy, bay tới tận trời cao, nhiều lúc em bâng khuâng nhớ cánh diều tuổi thơ, nhớ bác Lý, nhớ cậu Khanh, con út của bác. Mỗi lần mẹ em về thăm bà, sang nhà bác Lý chơi vợ chồng bác rất vui, đón tiếp chuyện trò thân tình. Vài quả mướp đắng, quả bầu, quả bí,… vợ chồng bác cho mẹ em và nói: “Cây nhà lá vườn đấy cô Thoa ạ…“
Tục ngữ có câu như: “Bán anh em xa mua láng giềng gần“, hoặc “tắt lửa tối đèn có nhau“. Bác Lý là người láng giềng quý hóa của bà em. Quê bác ở miền Trung, bác đi bộ đội, lấy vợ rồi ở rể xóm Cây Bàng hơn 30 năm nay. Là dân ngụ cư nhưng ai cũng kính trọng và quý mến bác. Bác Lý là “anh bộ đội cụ Hồ“, là người cán bộ chân đất nông thôn. Mỗi lần bác Lý ra thành phố chơi, bố mẹ, chị em em đều hết sức mừng rỡ.
Kể về một người láng giềng quý hoá- mẫu 2
Chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều người trong cuộc sống của mình và một trong số đó chính là người hàng xóm thân thuộc.
Cô Thơ là người hàng xóm mà em vô cùng yêu quý. Cô là một giáo viên dạy Mầm non đã về nghỉ hưu. Năm nay, cô Thơ ngoài 50 tuổi. Cô có dáng người thanh mảnh. Mái tóc cô dài đến quá lưng được cô búi lên gọn gàng, trên tóc đã điểm những sợi bạc. Nước da của cô ngăm ngăm và những nếp nhăn hằn in trên khuôn mặt cô là biểu hiện cho những vất vả cô trải qua trong cuộc đời. Cô có gương mặt phúc hậu giống như bà tiên bước ra từ truyện cổ tích dân gian vậy. Đôi mắt của cô luôn hiền từ và trìu mến. Đôi mắt ấy khiến mọi người nhìn vào đều có cảm giác được yêu thương. Là một cô giáo nên giọng nói của cô Thơ rất ấm áp. Em còn nhớ mỗi khi cô kể chuyện cho cả lớp, chúng em đều giữ trật tự và chăm chú lắng nghe. Giọng kể của cô diễn cảm và trầm bổng rất phù hợp với diễn biến câu chuyện.
Cô Thơ không chỉ là một giáo viên hiền dịu, tâm huyết với nghề mà cô còn là một người hàng xóm dễ mến, tốt bụng. Mỗi khi thấy ai gặp phải hoàn cảnh khó khăn, cô đều giúp đỡ nhiệt tình. Mọi người ở trong xóm rất quý mến và tôn trọng cô. Còn nhớ ngày học lớp mẫu giáo 5 tuổi, em có tranh giành đồ chơi của một bạn cùng lớp khiến bạn ấy òa khóc, cô bảo em đến xin lỗi bạn nhưng em không nghe lời. Cô phạt em mang ghế xuống ngồi phía cuối lớp đến hết giờ học. Điều đó khiến em rất tức giận, cho đến khi lớn hơn một chút em mới nhận ra cô làm như vậy là đúng vì em không nên giành đồ chơi của bạn và khi mình có lỗi thì phải xin lỗi người khác. Thỉnh thoảng sang nhà cô chơi, cô vẫn hay nhắc lại chuyện này để em nhớ mãi về bài học mà cô đã dạy. Khi hoa quả trong vườn chín, cô thường mang cho mọi người xung quanh. Tấm lòng của cô khiến mọi người vô cùng cảm kích.
Em rất yêu mến cô Thơ. Em sẽ học tập thật chăm chỉ để trở thành một giáo viên Mầm non giống như cô.
Kể về một người láng giềng quý hoá- mẫu 3
Khu phố nơi tôi sống là một nơi đông đúc, và mọi người cũng rất thân thiện với nhau. Tôi có rất nhiều người hàng xóm thú vị, nhưng tôi vẫn thích sang chơi nhà của Minh nhất. Minh và tôi là bạn kể từ khi gia đình cậu ấy dọn về gần nhà tôi, và cả hai gia đình cũng trở thành hàng xóm thân thiết.
Minh lớn hơn tôi hai tuổi, và hiện tại anh ấy đã vào đại học trong khi tôi vẫn còn học cấp 3. Minh là một anh chàng cao ráo nhưng hơi có phần mũm mĩm. Anh ấy dành phần lớn thời gian để học nên không mấy khi tôi thấy anh tham gia vào các trò thể thao như phần lớn con trai trong khu phố. Anh có mái tóc xoăn và đôi mắt sáng, và chúng khiến anh có vẻ rất thông minh và lanh lợi chứ không chậm chạp như vẻ bề ngoài của mình. Anh là hàng xóm đồng thời cũng là gia sư cho chúng tôi, mỗi lần sắp có kì thi thì tôi cùng vài người bạn nữa hay sang nhà anh để anh kiểm tra bài tập. Đổi lại chúng tôi hay rủ anh ra ngoài chơi thể thao vào dịp cuối tuần, và hầu như chúng tôi dành phần lớn thời gian đi dạo vì anh không biết nhiều về các môn thể thao.
Mẹ tôi rất quý Minh, và bà không lo lắng gì khi tôi thường xuyên ra ngoài cùng anh. Mẹ hay bảo tôi phải cố gắng để học được tốt như anh, và tôi cũng đang dành phần lớn thời gian rảnh để sang học cùng anh vì tôi sắp phải thi đại học. Có được một người hàng xóm như Minh thật tốt, và tôi sẽ luôn duy trì mối quan hệ này
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách kể về một người láng giềng quý hoá hay nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 09/2024!