Updated at: 07-05-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách kể lại một tấm gương giàu nghị lực làm ta khâm phục và ngưỡng mộ chuẩn nhất 04/2024.

Dàn ý Kể về một tấm gương có ý chí nghị lực

a. Mở bài:  Giới thiệu về một tấm gương có nghị lực mà em đã được nghe, được đọc trên sách vở, báo chí, ti vi (thầy Nguyễn Ngọc Ký, Nick Vujicic, thiên tài Beethoven,…) hoặc những người mà em được nghe kể từ thầy cô, bố mẹ, bạn bè.

b. Thân bài: Kể chi tiết về tấm gương ấy

  • Tấm gương giàu nghị lực ấy là ai? (tên cụ thể)
  • Hoàn cảnh cụ thể
  • Những hành động chứng tỏ nghị lực hơn người đó (đã phấn đấu như thế nào, có những khó khăn gì để vươn lên)
  • Thành tích mà họ đạt được (nêu rõ các thành tích để em học hỏi và khâm phục)
  • Cảm nghĩ của em về tấm gương giàu nghị lực ấy

c. Kết bài: Bày tỏ cảm nghĩ về những tấm gương nghị lực

Kể lại một tấm gương giàu nghị lực làm ta khâm phục và ngưỡng mộ- Mẫu 1

Cuộc sống thật đẹp biết bao, phải không những người đồng tật của tôi? Bởi tôi nghĩ rằng cái đẹp cùa người khuyết tật nói chung, và của người mù nói riêng nằm ở sự nỗ lực vươn lên, vượt qua nghịch cảnh và thể hiện trong chiều sâu của tâm hồn. Khi biết biến điểm yếu thành điểm mạnh, chúng ta sẽ tìm ra hạnh phúc, tìm ra ánh sáng… Tôi mất đi đôi mắt nhưng vẫn còn một trái tim.

Cô gái mù Pa Cô đoạt giải thưởng quốc tế

Ở bản A Máy, xã A Xing, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị có hai chị em người Pa Cô mù, mồ côi cha mẹ tên là Hồ Thị Cúc (15 tuổi) và Hồ Văn Kim (8 tuổi). Cúc vừa vinh dự đoạt giải nhì trong cuộc thi viết chữ Baraille Onkyo quốc tế lần thứ 6 (kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Luis Braille – người phát minh ra chữ nổi dành cho người mù). Nghị lực và niềm tin yêu cuộc sống của cô gái là cả câu chuyện dài đầy xúc động.

Bản A Máy có đôi vợ chồng nghèo, sinh được hai người con thì cả hai đều bị mù bẩm sinh. Cách đây sáu năm, anh chị không may ngã bệnh và qua đời. Hai con thơ mù loà dằng dặc khóc trong nỗi đau mất người thân. Bà con ở A Máy thay nhau cơm nước cho hai đứa trẻ mồ côi. Đến ngày thứ bảy thì gia đình ông Hồ Văn Khum ở cùng bản đưa hai chị em Cúc về nuôi. “Con thú trong rừng mất mẹ thấy đau, huống chi hai đứa trẻ vừa mồ côi vừa mù. Khi tôi nói ra cái suy nghĩ trong đầu cho vợ con nghe, ai cũng đồng ý. Rứa là tôi đi đón hai đứa nhỏ về– ông Hồ Văn Khum kể lại.

Năm 2000, Hội Người mù huyện Hướng Hoá biết đến trường hợp của hai chị em Cúc, đã xin gia đình ông Khum đưa các cháu về Hội để có điều kiện học hành. Hai năm sau, Cúc tiếp tục được đưa về Hội người mù tỉnh Quảng Trị, để học lớp một tiền hoà nhập. “Một thế giới mới dần mở ra trước cuộc đời của em; tất cả mọi suy nghĩ, hiểu biết đều đã thay đổi nhanh chóng. Ở đây, em được học chữ Braille, nghe các âm thanh lâu nay vẫn xa lạ như tiếng xe ôtô, xe máy, rồi tiếng đàn trong tivi, tiếng hát trong radio…”- Cúc tâm sự.

Đầu năm 2006, em Hồ Văn Kim cũng được đưa về hội người mù tỉnh Quảng Trị học chữ. Hiện em đang học lớp 2 tiền hoà nhập. “Suốt ba năm, mặc dù được các cô, các bác ở Hội Người mù Hướng Hoá chăm sóc, nhưng không có chị ở bên nên em rất buồn, thường khóc về đêm. Bây giờ được ở với chị, em mừng lắm”- Kim nói.

Hỏi về cuộc thi, Cúc cho biết: “Lúc nghe tiếng radio có cuộc thi dành cho người mù nên tham gia. Em chỉ nghĩ là mình có cơ hội viết ra những gì mình suy nghĩ và cảm nhận được, chứ không nghĩ sẽ giành được giải thưởng”.

Trong bài tham dự cuộc thi, Cúc viết: “Cuộc sống thật đẹp biết bao, phải không những người đồng tật của tôi? Bởi tôi nghĩ rằng cái đẹp của người khuyết tật nói chung, và của người mù nói riêng nằm ở sự nỗ lực vươn lên, vượt qua nghịch cảnh và thể hiện trong chiều sâu của tâm hồn. Khi biết biến điểm yếu thành điểm mạnh, chúng ta sẽ tìm ra hạnh phúc, tìm ra ánh sáng… Tôi mất đi đôi mắt nhưng vẫn còn một trái tim!”

Cúc tâm sự: “Trước đây, em cứ tưởng những người mù sẽ không thể làm cô giáo. Nhưng sau này, khi cô giáo cho em biết cô cũng không may bị mù từ nhỏ, ước mơ trong em càng mạnh mẽ hơn. Nhất định sau này em sẽ trở thành cô giáo. Em cảm ơn cô giáo rất nhiều, bởi cô không chỉ dạy cho em biết đọc, biết viết, tình yêu thương, mà còn truyền cho em tinh thần và nghị lực sống là luôn luôn phải cố gắng vươn lên.

Kể lại một tấm gương giàu nghị lực làm ta khâm phục và ngưỡng mộ- Mẫu 2

Ý chí và nghị lực là rất cần thiết giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn và những thử thách trong cuộc sống. Và em muốn muốn kể cho các bạn nghe về một tấm gương với ý chí và nghị lực của mình đã vượt lên trên số phận để thành công. Đó là tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã có hoàn cảnh kém may mắn khi thầy bị liệt cả hai tay, mọi hoạt động và sinh hoạt đều rất khó khăn chứ chưa nói gì đến chuyện đi học. Những tưởng con người ấy sẽ chấp nhận đầu hàng số phận, nhưng không, số phận kém may mắn không những không trở thành rào cản mà còn là động lực để thầy cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Thầy vẫn khát khao được đi học như những bạn cùng trang lứa nhưng điều này thực sự rất khó khăn vì đôi tay ấy làm sao có thể cầm được bút để viết nên những con chữ như những bạn bình thường.

Và rồi thầy quyết định tập viết bằng chân, điều này tưởng như không tưởng nhưng lại trở thành hiện thực với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Những ngày đầu tập viết bằng chân của thầy vô cùng khó khăn, nhưng chưa lúc nào thầy nghĩ đến chuyện từ bỏ vì với thầy thất bại lớn nhất của một người là chấp nhận từ bỏ mà không nghĩ đến việc sẽ cố gắng hết sức, những nét chữ nó không theo ý muốn của thầy cứ nguệch ngoạc không thành chữ. Nhưng rồi với sự kiên trì chịu khó của mình, ngày nào thầy cũng luyện tập, tập viết mọi lúc mọi nơi, có khi thầy tập viết bằng những mẩu gạch thay cho bút và phấn, những mẩu gạch kẹp vào chân rất khó khăn và còn đau nữa nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập của thầy.

Và cuối cùng, thầy đã thành công, mặc dù viết bằng chân nhưng chữ của thầy rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn nhiều chữ của những bạn viết bằng tay. Tất cả là nhờ vào sự chăm chỉ luyện tập không quản ngại khó khăn gian khổ của thầy. Năm học nào thầy cũng đạt thành tích cao trong học tập, các bạn bè trong lớp trước đây từ thái độ xem thường, miệt thị thầy bao nhiêu thì giờ đây lại khâm phục thầy bấy nhiêu. Để rồi sau này thầy trở thành một thầy giáo giỏi tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình như bây giờ chúng ta vẫn nhắc đến tên của thầy với một sự khâm phục và kính trọng.

Nhắc đến tên của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thì không một ai của đất nước Việt Nam không biết. Ở thầy chúng ta thầy được sự cố gắng, ý chí và nghị lực của một người đã vượt lên trên số phận bất hạnh để thành công.

Kể lại một tấm gương giàu nghị lực làm ta khâm phục và ngưỡng mộ- Mẫu 3

Nhạc sĩ thiên tài Lút-vít-van Bết-tô-ven là một người có nghị lực phi thường. Cuộc đời ông từ lúc sinh ra, sống, học tập, sáng tác nhạc là chuỗi ngày dài luôn chiến đấu với mọi hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật. Câu chuyện em kể sau đây minh chứng cho nhận định đó.

Bết-tô-ven sinh năm 1770, tại Bon, nước Đức, trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Từ bốn tuổi, Bết-tô-ven đã được học tập, rèn luyện các loại đàn piano và violon. Quá trình học tập, sinh sống của ông rất vất vả. Vì gia đình của ông nghèo, ông phải bỏ học từ mười tuổi. Kiến thức ông có được đều do ông tự học. Năm mười bảy tuổi, ông đến Viên và theo học nhạc sĩ Bach, cũng năm này, người mẹ thân yêu của ông qua đời. Chịu tang mẹ xong, ông quay lại Viên và tiếp tục học nhạc. Năm hai mươi hai tuổi, Bết-tô-ven đã thu hút được sự chú ý của mọi người bằng sự thể hiện độc đáo những tư tưởng âm nhạc và phong cách biểu diễn. Tưởng rằng tài năng nở rộ thì cuộc đời của ông sẽ tươi sáng hơn. Nhưng không, năm hai mươi sáu tuổi, ông bị điếc tai nặng. Bệnh của ông không có khả năng chữa khỏi. Bị điếc nghĩa là không nghe được tiếng nhạc nữa, điều này thật đáng sợ đối với một nhạc sĩ. Nó như giết chết cuộc đời nghệ thuật của ông. Tuy nhiên, ông không chịu đầu hàng số phận. Ông ngồi vào ghế, cầm lấy giấy và bút, viết thật nhanh, cho đến lúc trăng lên cao, ông đã viết xong bản hợp tấu đàn piano, ông lướt tay lên phím đàn đầy hào hứng, sôi nổi. Tuy ông không nghe tiếng đàn nhưng ông nhìn thấy các phím đàn cùng với sức tưởng tượng dồi dào, mạnh mẽ, ông như nghe được tiếng nhạc êm tai, quyến rũ, tăng thêm sức mạnh để ông sống tiếp. Bệnh phát triển, dày vò ông đau đớn, tiều tụy nhưng ông vẫn kiên trì chống chọi và sáng tác nhạc. Ông không thể nghe thấy âm thanh nhạc của ông khi người ta diễn tấu nhưng ông đánh giá được mức độ thành công thông qua thái độ hưởng ứng, thưởng thức của công chúng.

Ngày 26 tháng 3 năm 1827, trái tim nhạy cảm và giàu yêu thương của nhạc sĩ ngừng đập. Thế giới mất đi một thiên tài âm nhạc. Ba mươi năm dài chiến đấu với bệnh tật, ông để lại cho đời những bản giao hưởng công-xéc-tô nổi tiếng. Hạt ngọc sinh ra từ trong vỏ trai bệnh tật, những năm tháng đau buồn lận đận giúp thêm sức cho Bết-tô-ven cống hiến cho đời những bản nhạc bất hủ.

Khép sách lại, em nghe tim mình dâng lên niềm thương cảm và tôn kính một bậc tài hoa. Em ngưỡng mộ và khâm phục nghị lực phi thường của nhạc sĩ. Bet-tô-ven là tấm gương sáng chói lọi cho chúng ta sống, học tập và làm việc. Ngày nay, dù tình cờ nghe được một đoạn nhạc của ông, em hiểu rằng em đang được thưởng thức tác phẩm nghệ thuật của bậc tinh anh, tài hoa kiệt xuất.

Kể lại một tấm gương giàu nghị lực làm ta khâm phục và ngưỡng mộ- Mẫu 4

Ý chí và nghị lực là rất cần thiết giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn và những thử thách trong cuộc sống. Và em muốn kể cho các bạn nghe về một tấm gương với ý chí và nghị lực của mình đã vượt lên trên số phận để thành công. Đó là tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã có hoàn cảnh kém may mắn khi thầy bị liệt cả hai tay, mọi hoạt động và sinh hoạt đều rất khó khăn chứ chưa nói gì đến chuyện đi học. Những tưởng con người ấy sẽ chấp nhận đầu hàng số phận, nhưng không, số phận kém may mắn không những không trở thành rào cản mà còn là động lực để thầy cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Thầy vẫn khát khao được đi học như những bạn cùng trang lứa nhưng điều này thực sự rất khó khăn vì đôi tay ấy làm sao có thể cầm được bút để viết nên những con chữ như những bạn bình thường.

Và rồi thầy quyết định tập viết bằng chân, điều này tưởng như không tưởng nhưng lại trở thành hiện thực với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Những ngày đầu tập viết bằng chân của thầy vô cùng khó khăn, nhưng chưa lúc nào thầy nghĩ đến chuyện từ bỏ vì với thầy thất bại lớn nhất của một người là chấp nhận từ bỏ mà không nghĩ đến việc sẽ cố gắng hết sức, những nét chữ nó không theo ý muốn của thầy cứ nguệch ngoạc không thành chữ. Nhưng rồi với sự kiên trì chịu khó của mình, ngày nào thầy cũng luyện tập, tập viết mọi lúc mọi nơi, có khi thầy tập viết bằng những mẩu gạch thay cho bút và phấn, những mẩu gạch kẹp vào chân rất khó khăn và còn đau nữa nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập của thầy.

Và cuối cùng, thầy đã thành công, mặc dù viết bằng chân nhưng chữ của thầy rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn nhiều chữ của những bạn viết bằng tay. Tất cả là nhờ vào sự chăm chỉ luyện tập không quản ngại khó khăn gian khổ của thầy. Năm học nào thầy cũng đạt thành tích cao trong học tập, các bạn bè trong lớp trước đây từ thái độ xem thường, miệt thị thầy bao nhiêu thì giờ đây lại khâm phục thầy bấy nhiêu. Để rồi sau này thầy trở thành một thầy giáo giỏi tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình như bây giờ chúng ta vẫn nhắc đến tên của thầy với một sự khâm phục và kính trọng.

Nhắc đến tên của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thì không một ai của đất nước Việt Nam không biết. Ở thầy chúng ta thầy được sự cố gắng, ý chí và nghị lực của một người đã vượt lên trên số phận bất hạnh để thành công.

Kể lại một tấm gương giàu nghị lực làm ta khâm phục và ngưỡng mộ- Mẫu 5

Đã hơn hai năm trôi qua rồi mà câu chuyện cô giáo Hạnh kể cho chúng em nghe trong tiết kể chuyện vẫn còn đọng lại trong trí não của em về tinh thần vượt khó ham học của bạn Đức Trung ở trường Võ Thị Sáu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hoàn cảnh của Trung thật tội nghiệp! Cha mất sớm, mẹ bệnh tật triền miên. Trung là con trai lớn sau Trung còn một em gái nữa. Tuổi chưa lớn, vậy mà cậu vẫn vừa học, vừa lăn lóc giữa chợ đời để kiếm sống phụ giúp gia đình. Điều kì lạ đối với chúng tôi là cậu học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp, thầy cô đều yêu mến, bạn bè đều nể trọng. Thời gian học thì ít, cuộc sống lại thiếu thốn đủ điều. Thế mà Trung không buồn, không than vãn với ai, gặp bạn bè lúc nào cũng thấy Trung vui vẻ. Sáng nào cũng vậy, mọi người đi ngang qua tiệm cà phê Hải Châu thì đã nghe tiếng rao lanh lảnh quen thuộc của Trung: “Vé số, vé số chiều xổ đây! Vé trúng đây!”. Lúc nào cũng thấy cậu mặc chiếc quần đùi xanh đã cũ và chiếc áo sơ mi ngắn tay có nhiều chỗ vá. Cậu đội một cái mũ vải bạc màu để lộ mái tóc rễ tre bờm xờm lâu ngày không cắt.

Khác với thân hình gầy nhom, khuôn mặt cậu có vẻ tròn trĩnh, sáng sủa. Đặc biệt đôi mắt cậu rất sáng, lanh lợi. Sáng nào cũng vậy, một tay cầm xấp vé số vung vẩy, miệng chào mời, tay kia quơ quyển sổ đỏ tung tăng chạy từ quán cà phê này sang quán cà phê kia.

Gặp ai cậu cũng dúi vào tay một vài tờ, miệng dẻo quẹo: “Vé trúng đấy, mua giùm cháu!”. Gặp những khách sang, cậu nhét cả cặp vào túi người ta rồi hót như con sáo: “Nhìn chú, cháu biết ngay là người hên rồi. Mua đi chú! Một tỉ đây! Cậu là một trong những cậu bé bán vé số may mắn nhất. Bao giờ cậu cũng bán hết trước người ta. Nhờ vậy mà cậu đã tranh thủ được thời gian học bài, đọc sách và làm bài tập ngay tại ghế đá ở công viên. Bài tập, bài học về nhà cậu đều thanh toán hết trong khoảng thời gian đi bán vé số. Thời gian buổi tối, cậu còn tranh thủ bán vé số ở những quán cà phê đông khách kiếm thêm tiền phụ giúp mẹ. Trung là một người hết mình vì bạn bè. Thường ngày vào những giờ giải lao, cậu thường ngồi lại, hướng dẫn thêm cho những bạn tiếp thu còn chậm. Coi việc giúp đỡ bạn là một niềm vui của mình. Trung xứng đáng là một tấm gương vượt khó, một con ngoan trò giỏi.

Câu chuyện về Trung mà cô giáo kể, cho mãi đến tận bây giờ em vẫn còn nhớ như in. Trung giống như một chiếc gương sáng để chúng em soi vào học tập. Trung ơi! Bạn thật đáng quý!

Kể lại một tấm gương giàu nghị lực làm ta khâm phục và ngưỡng mộ- Mẫu 6

Ở bản A Máy, xã A Xing, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị có hai chị em người Pa Cô mù, mồ côi cha mẹ tên là Hồ Thị Cúc (15 tuổi) và Hồ Văn Kim (8 tuổi). Cúc vừa vinh dự đoạt giải nhì trong cuộc thi viết chữ Baraille Onkyo quốc tế lần thứ 6 (kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Luis Braille – người phát minh ra chữ nổi dành cho người mù). Nghị lực và niềm tin yêu cuộc sống của cô gái là cả câu chuyện dài đầy xúc động.

Bản A Máy có đôi vợ chồng nghèo, sinh được hai người con thì cả hai đều bị mù bẩm sinh. Cách đây sáu năm, anh chị không may ngã bệnh và qua đời. Hai con thơ mù loà dằng dặc khóc trong nỗi đau mất người thân. Bà con ở A Máy thay nhau cơm nước cho hai đứa trẻ mồ côi. Đến ngày thứ bảy thì gia đình ông Hồ Văn Khum ở cùng bản đưa hai chị em Cúc về nuôi. “Con thú trong rừng mất mẹ thấy đau, huống chi hai đứa trẻ vừa mồ côi vừa mù. Khi tôi nói ra cái suy nghĩ trong đầu cho vợ con nghe, ai cũng đồng ý. Rứa là tôi đi đón hai đứa nhỏ về– ông Hồ Văn Khum kể lại.

Năm 2000, Hội Người mù huyện Hướng Hoá biết đến trường hợp của hai chị em Cúc, đã xin gia đình ông Khum đưa các cháu về Hội để có điều kiện học hành. Hai năm sau, Cúc tiếp tục được đưa về Hội người mù tỉnh Quảng Trị, để học lớp một tiền hoà nhập. “Một thế giới mới dần mở ra trước cuộc đời của em; tất cả mọi suy nghĩ, hiểu biết đều đã thay đổi nhanh chóng. Ở đây, em được học chữ Braille, nghe các âm thanh lâu nay vẫn xa lạ như tiếng xe ôtô, xe máy, rồi tiếng đàn trong tivi, tiếng hát trong radio…”- Cúc tâm sự.

Đầu năm 2006, em Hồ Văn Kim cũng được đưa về hội người mù tỉnh Quảng Trị học chữ. Hiện em đang học lớp 2 tiền hoà nhập. “Suốt ba năm, mặc dù được các cô, các bác ở Hội Người mù Hướng Hoá chăm sóc, nhưng không có chị ở bên nên em rất buồn, thường khóc về đêm. Bây giờ được ở với chị, em mừng lắm”- Kim nói.

Hỏi về cuộc thi, Cúc cho biết: “Lúc nghe tiếng radio có cuộc thi dành cho người mù nên tham gia. Em chỉ nghĩ là mình có cơ hội viết ra những gì mình suy nghĩ và cảm nhận được, chứ không nghĩ sẽ giành được giải thưởng”.

Trong bài tham dự cuộc thi, Cúc viết: “Cuộc sống thật đẹp biết bao, phải không những người đồng tật của tôi? Bởi tôi nghĩ rằng cái đẹp của người khuyết tật nói chung, và của người mù nói riêng nằm ở sự nỗ lực vươn lên, vượt qua nghịch cảnh và thể hiện trong chiều sâu của tâm hồn. Khi biết biến điểm yếu thành điểm mạnh, chúng ta sẽ tìm ra hạnh phúc, tìm ra ánh sáng… Tôi mất đi đôi mắt nhưng vẫn còn một trái tim!”

Cúc tâm sự: “Trước đây, em cứ tưởng những người mù sẽ không thể làm cô giáo. Nhưng sau này, khi cô giáo cho em biết cô cũng không may bị mù từ nhỏ, ước mơ trong em càng mạnh mẽ hơn. Nhất định sau này em sẽ trở thành cô giáo. Em cảm ơn cô giáo rất nhiều, bởi cô không chỉ dạy cho em biết đọc, biết viết, tình yêu thương, mà còn truyền cho em tinh thần và nghị lực sống là luôn luôn phải cố gắng vươn lên.

Hoàng Giang – Phan Thanh

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách kể lại một tấm gương giàu nghị lực làm ta khâm phục và ngưỡng mộ hay nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!