Updated at: 08-05-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách kể lại một giấc mơ hai mươi năm sau em về thăm trường cũ chuẩn nhất 04/2024.

Kể lại một giấc mơ hai mươi năm sau em về thăm trường cũ- Mẫu 1

Sân trường nơi chúng tôi hay vật nhau, kéo co hay đá bóng… ngày nay đã có thêm nhiều cây bàng, cành lá sum suê, tỏa bóng mát. Cây bàng nhỏ bé ngày xưa cạnh thư viện, quả chín chua chua, nhân hột nó ăn rất bùi. Bây giờ thân cây to bằng người ôm, lá xanh biếc.

Thế là tôi đã sang tuổi 35. Sau gần 2 năm trời đi làm ăn xa, lần này tôi mới được về dự hội trường, nhân dịp 40 năm trường được thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Trường Trung học cơ sở thân yêu của chúng tôi mang tên Nguyễn Bỉnh Khiêm, vị trạng nguyên thời nhà Mạc, nhà thơ lớn của Đại Việt trong thế kỉ thứ 16.

Mẹ tôi đã học ở ngôi trường này hơn 40 năm về trước. Sau đó. anh chị em tôi đều từ mái trường này bước vào đời. Có biết bao kỉ niệm đẹp một thời thơ bé.

Ngôi trường cũ 20 năm về trước chỉ có một nhà 2 tầng gồm 10 phòng học, 2 dãy nhà ngói mái nhọn, mỗi dãy có 4 phòng. Suốt 4 năm, tôi vẫn học ở phòng số 3 dãy nhà bên trái. Tuy không được học ở dãy nhà 2 tầng, nhưng tôi vẫn cùng các bạn Kỳ, Anh, Lục, Đại,… bước lên cầu thang đi dọc hành lang ngó vào các lớp.

Cả trường chỉ có 3 máy vi tính loại cũ. Thư viện trường chưa có nhiều sách. Chỉ có vài cuốn Từ điển Tiếng Việt. Tiếng Anh là niềm mơ ước của tôi. Tôi quên sao được lần đầu tiên, cô Hương dạy Văn, cô Hóa dạy Anh, bày cho chúng tôi cách tra Từ điển. Tôi xúc động lắm khi được ngắm nhìn và nâng cuốn Từ điển Anh – Việt lên đôi tay nhỏ bé của mình. Tôi mơ ước bao giờ mua được một cuốn Từ điển như thế.

Sân trường rộng mênh mông. Xưa kia là sân có nay được lát xi măng phẳng lì. Cột cờ xưa là cây bạch đàn bào nhẵn bóng nay là một ống thép không gỉ cao vút. Sáng thứ hai nào, bạn Lệ, bạn Quý, học sinh xuất sắc của trường, cũng được thay mặt học sinh toàn trường kéo cờ trong lễ chào cờ đầu tuần. Tôi hằng mơ ước được vinh dự đó, nhưng suốt 4 năm học chỉ là một giấc mơ đẹp mà thôi.

Sân trường nơi chúng tôi hay vật nhau, kéo co hay đá bóng… ngày nay đã có thêm nhiều cây bàng, cành lá xum xuê, tỏa bóng mát. Cây bàng nhỏ bé ngày xưa cạnh thư viện, quả chín chua chua, nhân hột nó ăn rất bùi. Bây giờ thân cây to bằng người ôm, lá xanh biếc. Nhìn cây bàng, tôi xúc động như gặp lại cố nhân. Tôi khẽ thốt lên: “Bàng ơi! còn nhớ nhau chăng.”

Vườn sinh vật cảnh, vườn hoa… xưa đã đẹp, nay lại đẹp hơn, khang trang hơn, phong phú hơn.

Gặp lại bạn bè cũ, người nào cũng đã lập gia đình. Phần lớn đi công tác xa, làm ăn xa. Tổ 4 lớp 9c chúng tôi có 12 bạn đều về dự hội trường đông đủ. Bạn Lý, Quỳnh, Tâm đi dạy học. Vũ, Tính, Công, Trường là sĩ quan Quân đội. Minh, Thắng là kĩ sư điện. Hà, Quế là bác sĩ. Và tôi là kĩ sư nông nghiệp. Như những cánh chim bay tới mọi chân trời, lâu lắm mới gặp nhau chúng tôi vui mừng khôn kể xiết. Nhắc lại kỉ niệm cũ. Cùng chụp ảnh và ghi địa chỉ cho nhau. Mới đó mà đứa nào trán cũng đã hằn nếp nhăn, râu ria mọc lởm chởm !

Chúng tôi chỉ còn gặp lại 10 cô giáo, thầy giáo cũ. Nhiều thầy cô giáo đã về hưu hay vào công tác tại các tỉnh phía Nam. Thầy Lợi hiệu trưởng đã mất. Cô Yến chủ nhiệm về hưu đã 4, 5 năm. Tóc cô bạc trắng. Cô vẫn dịu dàng như xưa… Chúng tôi tặng cô một bộ vét bằng len, một bó hoa đẹp. Cô cảm ơn, nước mắt chảy ra. Mỗi khóa học sinh đều có tặng phẩm tặng trường, tặng thầy cô giáo cũ.

Hội trường đông vui có đến mấy nghìn người, kéo dài trong hai ngày. Tình thầy trò, tình bằng hữu… ai cũng thấy mình trẻ lại.

Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm hôm nay có một dãy nhà 3 tầng, hai dãy nhà 2 tầng to đẹp, khang trang. Hai phòng máy tính. Thư viện có 2 vạn đầu sách. Phòng thí nghiệm, phòng bộ môn rất quy mô. Các thầy cô giáo đều rất trẻ, tất cả đều tốt nghiệp Đại học. Trường đang dẫn đầu phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” trong toàn tỉnh Thái Bình.

Bạn Lý nói với tôi: “Chúng mình ngày một già, nhưng mái trường cũ thân yêu thì vẫn trẻ. Bài học uống nước nhớ nguồn và tình nghĩa thủy chung, bạn bè chúng mình vẫn nhớ và sắt son giữ được… Đó là niềm vui và tự hào…”.

“Hai mươi năm trời đã trôi qua.

Ôi ! một giấc mơ đẹp”.

Nguyễn Thiên Lý – Lớp 9 B

Trường THCS Tiền Hài, Thái Bình

Kể lại một giấc mơ hai mươi năm sau em về thăm trường cũ- Mẫu 2

Thế là tôi đã sang tuổi 35. Sau gần hai mươi năm trời đi làm ăn xa, tôi mới lại có dịp được về thăm trường, nhân kỉ niệm 40 năm thành lập trường và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Trường Trung học cơ sở thân yêu của chúng tôi mang tên Nguyễn Bỉnh Khiêm, vị Trạng Nguyên thời nhà Mạc, nhà thơ lớn của Đại Việt trong thế kỉ XVI.

Mẹ tôi đã học ở ngôi trường này hơn 40 năm về trước. Sau đó , anh chị em tôi đều từ mái trường này bước vào đời. Có biết bao nhiêu kỉ niệm đẹp với bao mộng đẹp của một thời thơ bé.

Ngôi trường cũ 20 năm về trước chỉ có một dãy nhà 2 tầng gồm 10 phòng học, hai dãy nhà ngói mái nhọn, mỗi dãy có bốn phòng. Suốt bốn năm, tôi vẫn học ở phòng số 3 dãy nhà bên trái. Tuy không được học ở dãy nhà 2 tầng, nhưng tôi cùng các bạn Kì, Anh, Lục, Đại … bước lên cầu thang đi dọc hành lang ngó vào các lớp.

Cả trường chỉ có 3 máy vi tính loại cũ. Thư viện trường chưa có nhiều sách. Chỉ có vài cuốn Từ điển Tiếng Việt, Tiếng Anh là niềm mơ ước của tôi. Tôi quên sao được lần đầu tiên, cô Hương dạy Văn, cô Hóa dạy Anh, bày cho chúng tôi cách tra từ điển. Tôi xúc động lắm mỗi khi được ngắm nhìn và nâng niu cuốn Từ điển Anh – Việt trên đôi tay nhỏ bé của mình. Tôi mơ ước bao giờ mua được một cuốn Từ điển như thế.

Sân trường rộng mênh mông. Xưa kia là sân cỏ, nay được lát xi măng phẳng lì. Cột cờ xưa là cây bạch đàn bào nhẵn bóng nay là một ống thép không gỉ cao vút. Sáng thứ Hai nào, bạn Lê, bạn Quý, học sinh xuất sắc của trường, cũng được thay mặt học sinh toàn trường kéo cờ trong lễ chào cờ đầu tuần. Tôi hằng mơ ước được vinh dự như các bạn, nhưng suốt bốn năm học đó mãi chỉ là một giấc mơ đẹp mà thôi.

Sân trường nơi chúng tôi hay vật nhau, kéo co hay đá bóng … bây giờ đã có thêm nhiều cây bàng, cành lá sum suê, tỏa bóng mát. Cây bàng nhỏ bé ngày xưa cạnh thư viện, quả chín chua chua, nhân hột nó ăn rất bùi. Bây giờ, thân cây to bằng người ôm, lá xanh mướt. Nhìn cây bàng, tôi xúc động như gặp lại cố nhân. Tôi khẽ thốt lên: “Bàng ơi! Còn nhớ nhau chăng?”…

Vườn sinh vật cảnh, vườn hoa,… xưa đã đẹp, nay còn đẹp hơn, khang trang hơn, phong phú hơn.

Gặp lại bạn bè cũ, đứa nào cũng đã lập gia đình. Phần lớn đi công tác xa, làm ăn xa. Tổ 4 lớp 9C trường tôi có 12 bạn đều về dự hội trường đông đủ. Bạn Lý, Quỳnh, Tâm đi dạy học. Vũ, Tính, Công, Trường là sĩ quan quân đội. Minh, Thăng là kĩ sư điện. Hà, Quế là bác sĩ và tôi là kĩ sư nông nghiệp. Như những cánh chim bay tới mọi chân trời, lâu lắm mới gặp nhau chúng tôi vui mừng khôn kể xiết. Nhắc lại kỉ niệm cũ, cùng chụp ảnh và ghi địa chỉ cho nhau. Mới đó mà đứa nào trán cũng đã hằn nếp nhăn!

Chúng tôi chỉ còn gặp lại mười cô giáo, thầy giáo cũ. Nhiều thầy cô giáo đã về hưu hay vào công tác tại các tỉnh phía Nam. Thầy Lợi hiệu trưởng đã mất. Cô Yến chủ nhiệm đã về hưu 4,5 năm. Tóc cô bạc trắng. Cô vẫn dịu dàng như xưa… Chúng tôi tặng cô một bộ vét bằng len và một bó hoa tươi thắm. Cô cảm ơn, nước mắt chảy ra. Mỗi khóa học sinh đều có tặng phẩm tặng trường, tặng thầy cô giáo cũ.

Hội trường đông vui có đến mấy nghìn người, kéo dài trong 2 ngày. Tình thầy trò, tình bằng hữu … ai cũng thấy mình trẻ ra.

Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm hôm nay có một dãy nhà ba tầng, hai dãy nhà tầng to đẹp, khang trang. Hai phòng máy vi tính. Thư viện có hai vạn đầu sách. Phòng thí nghiệm, phòng bộ môn rất quy mô. Các thầy cô giáo đều rất trẻ, tất cả đều tốt nghiệp Đại học. Trường đang dẫn đầu phòng trào thi đua “Dạy tốt học tốt” trong toàn tỉnh Thái Bình.

Bạn Lý nói với tôi: “Chúng mình ngày một già, nhưng mái trường cũ thân yêu thì vẫn trẻ. Bài học uống nước nhớ nguồn và tình nghĩa thủy chung, bạn bè chúng mình vẫn nhớ và sắt son giữa được… Đó là niềm vui và tự hào…”

Hai mươi năm trời đã trôi qua.

Ôi! Một giấc mơ đẹp.

Kể lại một giấc mơ hai mươi năm sau em về thăm trường cũ- Mẫu 3

Với tư cách là một bậc phụ huynh, tôi quay trở về nơi ấy, cái nơi mà tôi đã gắn bó với biết bao kỉ niệm đẹp trong bốn năm thời trung học. Đó là trường tôi, ngôi trường tọa lạc trên con đường Nguyễn Trãi thân thương: Trường THCS Kim đồng.

Đứng trước cổng trường: trước cổng trường thì vẫn cứ thế, không thay đổi gì mấy, vẫn để hàng chữ: “Trường THCS Kim Đồng” đầy thân quen.

Tôi dẫn con bước vào trường, phòng bảo vệ bây giờ khác xưa rất nhiều. Tôi ghé vào, nó đã được xây dựng rộng ra, sơn phết một màu vàng nhạt. Còn có cả máy tính để thống kê gửi xe nữa. Tôi nhìn quanh, hai bác bảo vệ vẫn ngồi đấy. Tóc các bác dường như điểm vài sợi bạc trắng, đồng phục hai bác vẫn không thay đổi, vẫn một tông quần áo xanh rêu ấy.

Tiếp theo, tôi nhìn vào dãy nhà khu A. Nó được tu sửa rất nhiều, giờ đây nó được khoác lên mình một chiếc áo mới, một chiếc áo hai màu trên vàng nhạt, dưới pha nâu.

Sân trú thì còn đấy mà phòng vi tính đã đi đâu mất rồi. Thay vào đó là phòng bóng bàn, chắc nhà trường đã thêm môn này vào phần thể dục ngoại khóa đây? Con tôi chạy nhanh lên lầu, bước vào lớp, còn tôi vẫn đứng đấy. Điều đầu tiên lọt vào mắt tôi là sân trường, bây giờ nó rộng hơn xưa rất nhiều, nó còn có cả khu chơi thể thao nguyên bóng bàn, bóng rổ,…

Tôi nghĩ “bọn trẻ bây giờ sướng thật, thật chả bù với mình ngày xưa”. Tiếp đến, tôi bước vào nơi mà không xa lạ gì với tôi “phòng giám thị”. Các thầy vẫn như xưa, nhưng có thêm vài người mới. Tôi lễ phép chào hỏi các thầy, tôi nghĩ rằng có lẽ sau bấy nhiêu thời gian đó chắc chắn các thầy đã quên tôi rồi. Tôi bất ngờ với thầy Sinh – người thầy mà tôi cảm thấy rất sợ ngày ấy bỗng nhận ra tôi “A! Thiên Bảo đây mà, cái thằng học trò nhộn nhất phải không?”.

Tôi nhìn xung quanh, nó vẫn như thế, chỉ có điều 32 chiếc camera ngày xưa giờ đây đã “sinh sôi nảy nở” thành 64 cái. Tôi chào các thầy, tôi bước ra. Tôi thấy một người phụ nữ đang bước lại gần, không đâu xa lạ đó là cô chủ nhiệm lớp 9 của tôi. Tôi xúc động, nghẹn ngào không nói thành lời, trong lòng mong muốn được chạy đến ôm lấy cô. Tôi tiến lại gần cô.

Cô giờ đây đã có tuổi, mái tóc đen huyền ngày xưa của cô giờ đây cũng đã phai dần theo năm tháng. Trán cô đã có rất nhiều nếp nhăn hơn. Cô nhìn tôi một lúc, hình như cô đang trắc nghiệm lại trí nhớ của mình. Bỗng cô thốt lên với một giọng truyền cảm năm xưa. “A! Thiên Bảo phải không?”. Tôi xúc động cúi chào cô, cô đánh nhẹ vào vai tôi, hỏi thăm bao điều.

Cũng đã đến giờ tôi phải trở về với cương vị người lớn. Tôi phải đi làm. Cô tiễn tôi ra ngoài cổng. Hai cô trò nhìn nhau đầy quyến luyến. Tôi chào cô rồi lên xe ra về.

Buổi về trường hôm nay đã gợi lên trong tôi biết bao nhiêu kỉ niệm từ vui đến buồn. Tôi cũng rất hối hận vì sao ngày ấy tôi không cố gắng ngoan hiền mà lại quậy phá khiến thầy cô đau buồn như thế. Tôi giờ đây đã là một ông bố 35 năm tuổi, tôi đã có nghề nghiệp ổn định. Nhưng đối với tôi, tôi vẫn mãi là một cậu học trò hay nghịch ngợm của cô tôi, của trường tôi.

Kể lại một giấc mơ hai mươi năm sau em về thăm trường cũ- Mẫu 4

Buồi chiều hôm đó cả nhà tôi rộn ràng tiếng cười nói của bé Trâm. Nói chuỵên huyên thuyên cả ngày về kết quả thi tốt nghiệp tiểu học mà nó đạt được. Vậy là sắp tới nó sẽ học ở ngôi trường cấp II mà cách đây hơn 20 năm tôi đã học ở đó. Tôi sẽ cùng mẹ nó, chị họ của tôi đưa nó đến trường vào ngày khai giảng. Đây là dịp để tôi trở lại thăm ngôi trường đã hơn 20 năm xa cách.

Ngày khai trường rồi cũng đến. Bé Trâm xúng xính trong bộ đồng phục, tóc thắt hai bím cùng mẹ và tôi đến trường. Tôi chợt nhớ đến ngày đầu tiên mẹ tôi dẫn tôi đến trường này. Hồi ấy, trên đường đi, tôi đã cố tưởng tượng ra một ngôi trường thật đẹp, thật rộng. Và giờ đây, cũng trên con đường này tôi một lần nữa lại cố hình dung trường mình đã thay đổi như thế nào. Lòng tôi nôn nao một cảm giác vừa quen thuộc, vừa lạ lẫm như một đứa trẻ ngày đầu đi học.

Từ xa, chúng tôi đã nghe tiếng nhạc, tiếng trống rộn rã và cả những chùm bóng bay đủ màu sắc chào đón các em học sinh đến trường. Cánh cổng dần dần mở ra trước mắt tôi. Hai bên là hàng- rào sơn đen với giá hoa giấy thật vui mắt. Hàng rào đã thay cho bức tường cao màu vàng cũ kĩ ngày trước. Trường tôi giờ đẹp quá, thay đổi nhiều quá, tôi háo hức bước nhanh vào trong. Nhưng bé Trâm ghì chặt tay tôi, có lẽ ngôi trường quá rộng lớn so với suy nghĩ của nó cũng như sự bỡ ngỡ của tôi ngày trước. Chị tôi đang dỗ dành nó hệt như mẹ đã dỗ dành tôi. Tôi cúi xuống động viên nó và bảo đã từng học rất vui ở ngôi trường này và xem ra nó đã vững tin hơn trước.

Chúng tôi rảo bước vào trong sân, nơi mà cách đây vài phút tôi còn cho là mình đã thuộc mọi ngóc ngách. Sân trường giờ là một thảm cỏ xanh um với các lối đi rải sỏi trắng tỏa ra nhiều hướng. Tất cả học sinh và phụ huynh đã tập trung trong hội trường để dự lễ chứ không như hồi ấy chúng tôi xếp hàng trong sân. Lượng học sinh cũng đông hơn hồi trước rất nhiều. Tôi bước ra ngoài để đi dạo quanh trường. Mọi thứ đã thay đổi, thời gian thấm thoát đã hơn hai mươi năm rồi còn gi! Nhưng tôi phát hiện một thứ vẫn không hề thay đổi, đó là vườn hoa bán nguyệt với hàng liễu rủ hai bên. Kỉ niệm ngày xưa chợt ùa về. Ở chiếc ghế đá dưới cành liều, tôi, Trang và Thủy thường ngồi đây uống nước, ăn kem, rồi tám đủ thứ chuyện rồi những buổi chiều chờ mẹ đến đón, hay những lần bàn tán kết quả thi, chúng tôi cũng đều ngồi đây. Còn nhiều, còn nhiều lắm những kỉ niệm của ba đứa chúng tôi ở vườn hoa này. Tự dưng tôi muốn gặp hai đứa nó quá! Chúng tôi đã không liên lạc với nhau hơn hai năm rồi,.. Đang miên man suy nghĩ, tôi chợt nhận ra căn phòng sáng choang, bàn ghế chật ních là căng – tin. Tôi thích chiếc tủ chất đầy quà vặt ngày xưa hơn. Tôi thích được chen lấn để mua nước, mua kẹo. Tôi thích tự tay mình chọn món này, món kia. Căng – tin của học trò thì phải bắt mắt, vội vã mới thú vị và vui chứ.

Lúc trước trường tôi chỉ có khoảng mười lăm phòng học và không có lầu. Vì vậy chúng tôi không phải mang cặp nặng lên cầu thang. Ngày đó tôi rất tự hào về điểm này của trường mình. Còn bây giờ dãy lớp học được xây thêm hai tầng nữa, mong rằng bạn trẻ sau này sẽ không phải mang cặp nặng như trước. Các phòng học thật rộng, thoáng, được lắm nhiều cửa kính, máy lạnh, ti vi, máy chiếu thật hiện đại. Bàn ghế thì mỗi em học sinh một bộ. Tôi nghĩ, như thế thì cũng hơi buồn nhưng các em học sinh sẽ tập trung hơn trong giờ học. Đi dọc theo hành lang tôi nhìn thấy nhiều tủ kính trưng bày sản phẩm của học sinh: từ những bức vẽ, tượng đất sét hay những chiếc ôtô, mặt nạ bằng các – tông… Những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh làm tôi nhớ đến tiết Mĩ thuật hồi trước. Chúng tôi làm mặt nạ bằng những cái rổ tre, khi làm xong thì dùng dây treo lên khung cửa sổ trông rất vui mắt. Rồi tôi bắt gặp bức tranh vẽ cô giáo trong tà áo dài màu hồng làm tôi chợt nhớ đến cô Mai dạy văn tôi năm đó. Ngày ngày, cô bước lên bục giảng với tà áo dài màu hồng nhã nhặn. Cô đưa chúng tôi đến với những ngọn núi hùng vĩ, đến với cánh đồng lúa vàng óng, truyền cho chúng tôi lờng yêu cái đẹp, cái thiện. Tôi chợt nghĩ đến phòng học của tôi. Nói đến phòng học thì người ta chỉ nghĩ đến căn phòng với bảng đen phấn trắng và bàn ghế. Nhưng không ai biết bên trong nó chứa đựng hàng ngàn chuyện dở khóc dở cười của một “đại gia đình” siêu quậy chúng tôi. Nhiều kỉ niệm mà khi nhớ đến tôi lại phì cười, lồng cảm thấy phấn chấn, vui vẻ hẳn lên. Người ta thường nói “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Hồi đó chúng tôi không đứa nào đồng ý với câu đó, ai nói như vậy là tôi cãi lại ngay vậy mà giờ tôi lại ước được mắng như thế. Thật là buồn cười! Tôi lững thững đi xuống sân. Khoảng sân này trống vắng quá vì cây phượng vĩ xum xuê năm xưa không còn nữa. Tôi còn nhớ những ngày cuối năm lớp chín, đứa thì thơ thẩn nhặt hoa phượng rơi xếp thành bướm ép vào vở, có đứa còn đánh dấu lên thân cây làm “kỉ niệm”.

Dẫu biết rằng thời gian trôi đi là mãi mãi nhưng tôi vẫn mong một ngày mình được trở lại ngày xưa, làm cô học trò bé nhỏ, ngây thơ, vui khi được điểm mười, buồn khi bị điểm kém. Tôi muốn một lần nữa được học tập và vui chơi dưới mái trường yêu dấu. Áp bàn tay lên cửa kính, lên khoảng tường sơn trắng, một chút bâng khuâng nghẹn ngào dâng trào. Một cảm xúc mà ai cũng từng trải qua khi về thăm trường cũ. Tôi nghe rõ tiếng bạn bè của mình cười nói, tiếng thầy cô giảng bài âm vang, tiếng thước gõ, tiếng chuông reng,… Dẫu cho cảnh vật thay đổi nhưng tôi vẫn tìm thấy một chút gì đó thân quen, một bầu không khí dễ chịu, gần gũi. Tôi hít một hơi thật sâu và bước nhanh tới hội trường. “Tùng… tùng… tùng”, tiếng trống khai trường rền vang. Bé Trâm xếp hàng vào lớp, nó vẫy tay chào tôi. Tôi chợt nhận ra mình đã là người lớn và nơi đây chỉ còn là một kỉ niệm mà trong đó tôi là kỉ niệm của chính mình.

Kỉ niệm dù vui dù buồn cũng in dấu trong lòng mỗi chúng ta không phai. Dù không gặp lại thầy cô, bạn bè ngày hôm đó, dù có chút tiếc nuối nhưng tôi đã có khoảng không gian để ôn lại kỉ niệm tuổi học trò, những khoảnh khắc hồn nhiên, vui tươi nhất của đời người. Tôi chợt nhận ra rằng, tuổi học trò là kho báu quý giá nhất của mỗi chúng ta. Văng vẳng bên tai tôi câu hát: “Về lại trường xưa với bao kỉ niệm …”

Kể lại một giấc mơ hai mươi năm sau em về thăm trường cũ- Mẫu 5

Cuộc sống đầy biến động. Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau tại mái trường Thuận Thành yêu dấu này. Kể từ ngày đó một phần do bận việc cơ quan phần khác do công việc gia đình nên tôi chưa có dịp về thăm trường, thăm thầy, thăm cô. Hôm ấy nhân chuyến đi công tác tôi xin phép cơ quan nghỉ ba ngày để có dịp thăm lại trường xưa bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đồng nghiệp trong tòa soạn. Đó là chuyến đi đầy xúc động của tôi trong suốt những năm công tác ở Hà Nội. Bánh xe lăn đều và nhanh con đường quen thuộc. Chỉ còn khoảng năm phút nữa là chúng tôi tới trường.

Lòng tôi cứ bồn chồn rạo rực. Xe dừng lại ngay trước cổng trường. Cảnh trường khác xưa nhiều quá tôi gần như ko thể nhận ra. Thế là đã hai mươi năm kể từ khi chia tay, giờ tôi mới được trở lại đây nơi tôi đã từng có những kỉ niệm êm đẹp. Cổng tường này là này là nơi lũ học trò chung tôi vẫn đợi nhau. Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ 1 điều gì đó… Áp mặt vào những thanh sát của cánh cổng trường tôi nhìn xa xăm… Vẫn màu áo xanh hòa bình nhưng học sinh đang vui vẻ nô đua hồn nhiên trong sân trường làm tôi nhớ quá những lần đá cầu nhảy dây trốn tìm… cùng các bạn. Nước mắt tôi ứa ra, họng tôi tắc nghẹn như có cái gì chặn ngang. Tôi không thể kìm nổi xúc động này. Thầy cô ơi… tiếng gọi sao mà thân thương quá! Mong tìm lại những kỉ niệm ngày xưa, tôi bước vào, hàng phượng vĩ đã thay bằng hàng bằng lăng nhưng tôi vãn người thấy đâu đây mùi hương quen thuộc hè đến phượng nở đỏ rực cả một góc trời. Ve kêu râm ran… Tiếng ve gọi hè gọi cả những hồi ức ấu thơ đẹp đẽ. Tôi đi dạo một vòng quanh trường như dạo lại hững bài hát mà chúng tôi đã từng hát khi còn học dưới mái trường này. Tôi lẩm bẩm “hàng ghế đá, xanh hàng cây góc sân trường, bạn thân hỡi…” tôi dừng lại ko hát nữa nói đúng hơn là ko hát nổi… Xúc động!

Tôi ghé lại chỗ hàng liễu xanh rì, đó là nơi tôi và các thầy cô cùng các bạn chụp bức hình cuối cùng “bức ảnh” tôi nghĩ trong đầu và chạy lại về phía ô tô. Tôi bới tung vali tìm kiếm bức ảnh.

Đây rồi! Mắt tôi sáng lên vui vẻ, tay tôi lướt trên bướt ảnh, lướt trên từng khuôn mặt nụ cười của thầy cô và các bạn. Nước mắt trao dâng, cảnh vật xung quanh nhòa đi trước mắt tôi. Tôi chạy vào văn phòng, chẳng có ai ngoài bác bảo vệ mà học sinh chúng tôi ngày xưa rất kính trọng và tin tưởng. Bác quý học sinh như con của mình. Bác đã già nhưng vẫn vui tính và nhanh nhẹn như ngày xưa. Hồi đó bố mẹ gửi tôi lên học và nhờ bác lo cơm nước cho tôi. Hằng ngày tôi nhổ tóc sâu cho bác, hai bác cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ. Trong 2 năm học ở trường bác đã cho tôi ko ít những lời khuyên bổ ích và đúng đắn.

Tôi tiến gần chỗ bác:

– Bác… bác Hiền ơi..! – Tôi nghẹn ngào

Bác quay sang phía tôi, chăm chú nhìn, đôi mắt ánh lên sự vui mừng.

– Trang … hả?

Giọng bác run run, mắt bác sáng ngời và mặt bác vui vẻ. Bác trách tôi:

– Sao lâu rồi mày chẳng về đây với bác bác có bao nhiêu chuyện mà chẳng biết kể với ai, bác cứ ngóng mày mãi! – Thế hôm nay có việc gì mà lại về đây

– Cháu về thăm bác ạ! – Tôi cười tươi rói.

– Thăm bác? Lại xạo rồi! – Bác cười hiền hậu .

– Sao bác biết ạ? Tôi cười sung sướng – Cháu đùa thôi ạ. Hôm nay cơ quan phân tụi cháu về trường mình làm bài phóng sự về phong trào thi đua và học tập của trường ạ!

– À! Ra thế! Bác cười nồng hậu.

Sau đó chúng tôi và bác ôn lại quãng thời gian ngày xưa bé rất vui vẻ. Đến giờ tan lớp, bác đứng dậy và bảo với chúng tôi:

– Thôi mấy đứa ngồi nói chuyện bác phải lên đánh trống đây.

Bọn tôi vâng ạ, rồi ngồi tiếp nhìn bác đi ra gõ trống trường và ngồi nói chuyện một cách vui vẻ, nhác thấy xa xa có người quen quen tôi tìm lại kí ức “cô Huyền” tôi nghĩ. Vẫn dáng người nhỏ nhắn tay hay đưa lên đầu và cả cách ôm cặp nữa. ĐÚNG RỒI! tôi đứng bật dậy chạy lại phía cô ôm! Cô nhận ra tôi tức thì và hỏi han tôi rất nhiều.

Thấy cô thật chặt trông cô có vẻ xanh xao mệt mỏi, tôi chạy lại hỏi:

– Cô không khỏe ạ! – Tôi thắc mắc.

– À…ừ …! mấy hôm nay thời tiết oi bức cô hơi mệt!

Tôi lúng túng hỏi:

– Thế cô uống thuốc chưa ạ? Cô đừng quá sức cô à!

Cô nhìn tôi với con mắt trìu mến và chúng tôi nói chuyện với nhau rất nhiều.

Đó là 1 chuyến công tác và là 1 chuyến thăm trường đầy xúc động của tôi. Tôi ra về, tới chào mọi người nhưng tôi hứa với bác Hiền và cô sẽ trở lại vào 1 ngày ko xa. chuyến đi này đã giúp tô đậm thêm những kỉ niệm về mọi người, về thầy cô và các bạn. Ngay ngày sau đó bài phóng sự về trường Thuận Thanh đã đc in ngay trên tờ báo nơi tôi làm việc.

Kể lại một giấc mơ hai mươi năm sau em về thăm trường cũ- Mẫu 6

Kể từ cái ngày nhận giấy tốt nghiệp cấp hai thấm thoát đã qua 20 năm, qua bao tháng ngày xa quê hương thương nhớ. Rồi một ngày, khi thấy mình đã trưởng thành qua quãng dương học tập đầy gian khó, tôi đã đử tự tin dê về thăm lại ngôi trường cấp hai xưa – nơi ươm mầm cho tôi bao ước mơ, nơi tôi đã lớn lên từng ngày trong sự dìu dắt của các thầy cô.

Hôm ấy là một ngày rất đẹp. Tiết trời dần chuyển thu, bầu không khí hè không còn quá oi bức, nóng bỏng mà đã trở nên dễ chịu hơn nhiều. Từng cơn gió nhẹ khua tán cây bên đường xào xạc. Tôi vẫn đi trên lối cũ, mải mê bước theo làn nắng vàng rực rỡ trong niềm vui sướng thôi thúc lẫn với chút cảm giác khó tả. Chính cảm giác, chính bầu không khí ấy 20 năm trước tôi cũng như nhiều đứa bạn khác trong làng đang náo nức mong chờ đếm từng ngày từng giờ để được đến trường gặp lại bạn bè thầy cô. Ngay khi đứng trước cổng ngôi trường xưa, cảm xúc nao nao hạnh phúc ấy lại ùa về chiếm lấy trái tim tôi rất tự nhiên, không thể nào ngăn được. Nghe tiếng tim mình thúc giục, tôi bước vào sân trường – những bước chân đầu tiên trở lại ngôi trường xưa yêu dấu sau ngần ấy năm xa cách. Tôi nhìn khắp xung quanh va thầm nghĩ trường nay đã thay đổi quá nhiều.

Nhưng dù trường có thay đổi nhiều thế nào thì hình ảnh ngoài có vẻ lạ lẫm ấy vẫn không thể nào lấn át được cảm giác vô cùng thân thương gần gũi in sâu trong tâm thức tôi.

Còn nhớ lúc trước trường chỉ có 6, 7 phòng học, khuôn viên cũng khá nhỏ đi một qua mạch là hết. Còn giờ đây trường trông khang trang và rộng thoáng hơn rất nhiều. Các dãy phòng đều được xây thêm mấy tầng cao ngất. Còn sân trường cũng được mở rộng hơn tráng bê tông sạch sẽ và trồng thêm nhiều cây xanh. Tôi đang dạo bước dưới hàng cây thẳng tắp, cố hít thật đầy phổi không khí trong lành mát mẻ rồi dừng chân ngồi xuống bên một gốc cây to. Rồi không biết là nhờ đâu, một linh cảm, hay một sự trùng hợp, tôi phát hiện dòng chữ khắc đậm nét ” 9/2 SIU WẬY” trên thân cây. Tôi thật sự rất bất ngờ, tôi không nghĩ cái cây con xưa do cả lớp trồng giờ lại còn nơi đây và trở thành cái cây già to sừng sững. Nhìn dòng chữ tôi không nén nổi niềm vui mà bật cười, biết bao kỷ niệm vui buồn đẹp đẽ năm cuối cấp như hiện về trước mặt. Ngày ấy đã là anh chị của cả trường rồi mà xem ra chúng tôi vẫn còn ngây thơ nông nỗi lắm. Kể ra lớp tôi ngày ấy đoàn kết thật: Đoàn kết học, Đoàn kết chơi. Nói về học, một khi cả lớp đã quyết tâm học lập thành tích thì thật không lớp nào vượt qua nổi. Với khẩu hiệu ” ĐOÀN KẾT MỘT LÒNG”, mỗi thành viên trong lớp với tinh thần thi đua năng nổ tràn đầy sức sống đều cố gắng ra sức học hết mình, không chỉ vì bản thân mà là vì cả tập thể. Về mặt phong trào cũng vậy. Cũng nhờ tinh thần đoàn kết trên, lớp luôn đạt nhà trường khen thưởng và đạt nhiều danh hiệu đáng tự hào. Học thì tốt thật đấy, nhưng đã là ” 9/2 SIU WẬY” thì hẳn cũng có những lúc nghịch không ai chịu được. Thầy cô từng dạy lớp khen thì có khen nhưng lúc nào cũng không quên thêm vài câu đùa về cái lớp lắm chiêu nhiều trò. Nhưng những chiêu trò độc đáo ấy cũng rất hồn nhiên rất dễ thương.

Tôi nhớ nhất buổi liên hoan cuối năm của lớp, thật cảm động lắm. Cả lớp bày nhau dùng nghề ” thủ công” độc nhất, cả lớp ngồi lại với nhau viết những lời tâm sự, lời chúc, bày tỏ tình cảm ban bè, tình thầy trò vào những mảng giấy nhỏ trao tay nhau, bỏ vào một cái hộp lớn tặng cô. Mỗi người một cách viết, một cảm xúc, một suy nghĩ riêng, tất cả đều xuất phát từ trái tim trong sáng tuổi mới lớn, biết cảm, biết yêu thương. Có đứa chẳng biết nói thế nào rồi viết có mỗi câu ” Em yêu cô” gần trăm lần như chép bài phạt đem tặng cho cô. Trước tấm lòng của đám trò nhỏ, cô không cảm động sao được, chúng ta cũng vậy, ngồi xem từng mẫu giấy mà vừa cười vừa khóc.

Tôi ngồi dưới gốc cây nhớ về từng kỷ niệm vui buồn bên nhau. Càng nhớ lại càng thấy luyến tiếc, tiếc sao thời học sinh sao trôi qua quá nhanh. Từng lúc vui, lúc buồn tôi vẫn còn nhớ rất rõ ràng như chỉ mới xảy xa hôm trước dậy mà hôm nay khi nhìn lại mới thấy mình đã đi một quãng đường quá xa. Không biết bạn bè ngày trước giờ có còn nhớ về nhau, nhớ về mái trường này không. Tôi ngồi nghĩ ngợi quên cả thời gian.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách cách kể lại một giấc mơ hai mươi năm sau em về thăm trường cũ hay nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!