Updated at: 07-05-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm” chuẩn nhất 01/2025.

Dàn ý Kể lại câu chuyện đáng nhớ

1. Mở bài

  • Giới thiệu một câu chuyện đáng nhớ: thời ấu thơ, ở quê ngoại đã có một kỉ niệm đáng nhớ với ông bà.
  • Ấn tượng về câu chuyện đó: đó là một bài học về sự trung thực, không thể quên.

2. Thân bài

a, Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện

– Nhân dịp nghỉ hè, bố mẹ cho em về quê ngoại thăm ông bà:

  • Quê ngoại rất đẹp: cánh đồng lúa, đàn cò trắng, trâu mẹ và nghé con.
  • Ông bà ngoại đã già, tóc bạc phơ nhưng vẫn rất nhanh nhẹn: chăm đàn gà, trồng luống rau, yêu thương cháu nhưng cũng rất nghiêm khắc.
  • Có đông anh chị em họ hàng và trẻ con trong làng chơi cùng: thả diều, bắt dế, chơi ô ăn quan.

⇒ Cảm nghĩ: về quê rất vui vì có nhiều trò chơi mới lạ, được nghe ông bà kể chuyện lịch sử, chuyện đồng áng, chăn nuôi.

b, Thuật lại câu chuyện đáng nhớ

  • Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: vào một buổi trưa
  • Diễn biến của câu chuyện
  • Câu chuyện kết thúc: ông bà tha lỗi, răn dạy về cái hại của việc nói dối, cần có sự trung thực trong cuộc sống.
  • Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân qua câu chuyện: cảm thấy hối hận, tự hứa sẽ luôn trung thực, không khiến người thân thất vọng.

3. Kết bài

  • Câu chuyện là một kỉ niệm thế nào: đáng nhớ, bản thân có một bài học quý.
  • Bản thân cảm thấy thêm kính trọng, yêu thương ông bà.

Bài mẫu 1:

Đêm đó, nằm ngủ trên giường bà, tôi thao thức mãi. Tám, chín năm về trước, bà vẫn ôm ấp và ru tôi ngủ trên chiếc giường này…

Đã lâu tôi chưa được về thăm quê. Bố đi công tác ở đảo xa. Ông bà nội đã mất.

Gần Tết mà bố tôi vẫn chưa về. Sáng 27 tháng Chạp, mẹ tôi nói với hai con: “Chiều nay ba mẹ con về quê, đi thăm mộ ông bà…”. Bé Lan reo lên, còn tôi thì nao nao, buồn vui khôn tả xiết. Tôi nhẩm tính: “Ông mất đã hơn tám năm, bà đã đi xa gần 6 năm…”. Hình ảnh ông nội mái tóc bạc phơ, chòm râu dài, gương mặt hồng hào phúc hậu ngồi uống trà với khách; hình ảnh bà nội ôm hai cháu vào lòng, kể cho các cháu nghe bao chuyện cổ tích,… tôi như thấy hiển hiện trước mắt mình. Tôi ứa nước mắt ra.

Đoạn đường dài hơn 30 cây số, xe máy mẹ đi chỉ hơn một tiếng đồng hồ là về quê. Làng Văn Xá quê nội trải rộng một màu xanh lúa chiêm xuân. Cò trắng ở đâu mà về sao nhiều thế? Cây đa cổ thụ xanh um, ngôi đình cổ mái ngói rêu phong, dòng sông Tam Thế lặng lờ trôi, trâu bò hiền lành gặm cỏ trên đê… Cảnh vật thân quen, đáng yêu lạ. Tôi càng ngắm nhìn càng bâng khuâng.

Ngôi nhà ngói năm gian của ông bà nội thương yêu vẫn còn đó. Tôi cảm thấy vắng vẻ. Chú, thím Lợi và ba em Nhân, Hoà, Thái vui vẻ, tíu tít đón ba mẹ con tôi. Nhân đã học lớp bốn. Hoà đã học lớp ba. Thái học lớp một. Cả ba đều học giỏi, rất vui mừng khi nhận quà và tiền mừng tuổi của bác Nga. Chỉ có một cái cặp sách, hai em liền nhường lại cho Nhân. Nghe bác nói: “Bác sẽ gửi túi sách về cho hai cháu để đi học…”, hai em Hoà và Thái reo lên !

Sau bữa cơm tối ở nhà chú thím, ba em nhỏ đưa hai chị ra thăm vườn. Qua cây cau, cây cam, cây bưởi, tôi đứng lặng. Qua bờ ao, luống rau, tôi đi chậm lại. Tôi tưởng nhớ ông bà đang nói khi nghe gió lao xao, thì thầm:. “Cây cỏ cũng có tình, có nghĩa đấy cháu ạ.”

Đêm đó, nằm ngủ trên giường bà, tôi thao thức mãi. Tám, chín năm về trước, bà vẫn ôm ấp và ru tôi ngủ trên chiếc giường này…

Sáng hôm sau, ba mẹ con tôi theo chú thím Lợi và ba em đi ra nghĩa trang thăm mộ ông bà. Mộ ông bà đã được xây vuông vắn, nhưng trên đỉnh mộ vẫn mọc nhiều cỏ xanh. Bố mẹ tôi và chú thím Lợi đã làm đúng lời căn dặn của ông bà trước lúc ông bà về lão: ” Xây đắp mộ ông bà cần giản dị, đừng có phô trương. Phải lo cho các cháu học giỏi và hiểu thảo. Được như vậy là ông bà ở thế giới bên kia sung sướng lắm rồi.”

Khiêm tốn, giản dị, chất phác là nếp sống của ông bà nội. Cha mẹ tôi vẫn nhắc nhở chị em tôi thế.

Mẹ và chú thím Lợi bày hương hoa lên mộ ông bà, thắp hương và khấn vái. Mẹ khóc và chị em tôi cũng khóc. Cả ba đứa em cũng khóc theo. Chúng tôi ai cũng đều nhớ ông bà nội.

Nắng lên. Cảnh nghĩa trang trong làn khói hương u huyền càng trở nên vắng lặng. Tôi man mác buồn khi cắm nén hương lên mộ ông bà. “Bà ơi, ông ơi! Bố cháu đi công tác xa chưa về kịp. Ba mẹ con cháu về thăm ông bà, cháu chỉ mong ông bà vui…”- Tôi thầm khấn. Nước mắt cứ chảy dài trên má….

Tết năm nay sắp đến. Bóng chiều xuống trầm trầm. Nhìn bàn thờ ông bà, tôi lại nhớ lần về thăm quê thời còn học lớp Bảy.

Bài mẫu 2:

Trong cuộc đời của mỗi người sẽ có vô vàn kỉ niệm có thể là vui hoặc buồn, có thể là hạnh phúc hoặc đau khổ, cũng có cả ngàn vạn khuôn mặt chúng ta sẽ bắt gặp dù ấn tượng hay nhạt nhòa. Thế nhưng với tôi câu chuyện về người thầy người mẹ vĩ đại vẫn còn như đang sống trong trái tim mình. Và tôi tin rằng đó sẽ là những kỉ niệm đến suốt cuộc đời tôi vẫn không thể nào quên được.

Năm tôi học lớp 5 vì một biến cố gia đình mà tôi chuyển hẳn về quê sống với ngoại để mẹ đi làm ăn xa. Phải chuyển từ một môi trường vốn đã quen thầy quen bạn để đến với một nơi vừa xa lạ vừa lạ lẫm với tôi là một điều vô cùng khó khăn. Cộng với những xáo trộn trong gia đình khiến bản thân tôi trở nên khép kín lì lợm và đôi khi hiếu thắng.

Tôi về học trường tiểu học ở quê ngoại và đây cũng là khởi nguồn cho những kỉ niệm mang theo suốt cả cuộc đời. Tôi được phân vào lớp cô Lan, giáo viên dạy Ngữ văn. Cô Lan là một người phụ nữ cao gầy mảnh khảnh, tóc dài đến ngang lưng. Cái mái tóc mà chúng tôi đến giờ vẫn còn nhớ mái tóc huyền thoại đẹp đến lạ lùng.

Hôm ấy tôi được cô dẫn vào lớp giới thiệu với các bạn “ Cô xin giới thiệu thành viên mới bạn Nga mới chuyển từ thành phố về. Sau này bạn sẽ về đây học cùng mọi người. Cô hi vọng các em sẽ giúp đỡ bạn”. Nói rồi cô xếp tôi ngồi ở bàn thứ 3 từ trên xuống dãy trong cùng.

Vốn bản tính ngang ngạnh lại phải bắt đầu một môi trường mới tính tôi có đôi chút xa cách với bạn học. Tôi chẳng nói chuyện với ai cũng chẳng tiếp xúc với ai mỗi giờ ra chơi tôi chỉ biết cúi gằm mặt xuống bàn hoặc lẳng lặng ngắm các bạn chơi ngoài sân.

Mấy lần cô Lan để ý cô đều xuống hỏi han tôi xem có phải vì chưa thích ứng được hay có khúc mắc gì. Tôi chỉ đáp hờ “ KHông sao ạ! Em không thích chơi!”.

Cô xoa đầu tôi và bảo “Ngoan nào, chơi với các bạn con sẽ thấy đỡ buồn hơn”, hay “Có gì con cứ nói với cô nhé, cô sẽ giúp con giải tỏa”. Ở trong tâm trí đứa trẻ như tôi làm gì có nhiều tâm sự đến thế cũng chẳng hiểu phải chia sẻ thế nào. Tôi vẫn học tập vẫn đến trường bình thường. Tôi không có cảm xúc gì đặc biệt với cô chỉ nhớ rằng chữ cô rất đẹp và giọng cô cực kì ấm áp.

Rồi một hôm, cũng như bao buổi lên lớp khác cô đang giảng bài. Còn tôi thì mải miết với suy nghĩ của chính mình. Tôi nhớ đến kỉ niệm cái ngày gia đình tôi chưa đến mức như bây giờ bố mẹ tôi còn đưa tôi đi công viên, đi đu quay ăn những món đồ ăn đầy hấp dẫn. Tâm trí tôi đang phiêu lãng ở một nơi thật xa. Bỗng có tiếng bạn gọi mình “Nga cô gọi bạn trả lời kìa”. Tôi ấp úng đứng dậy mà chẳng hiểu cô đang hỏi mình điều gì. Tôi đứng im như trời trồng mặt cúi gắm xuống bàn. Cô Lan chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở “Nga từ giờ chú ý bài giảng nhé con!” Rồi cho tôi ngồi xuống. Sau buổi hôm ấy tôi bắt đầu thấy xấu hổ với bạn bè. Và cũng không còn lơ đãng nữa.

Hôm nay đầu tuần như thường lệ chúng tôi sẽ có một tiết ngữ văn. Cô Lan vào lớp giảng bài về tình yêu thương gia đình. Cô giảng bài say sưa về thiên chức làm mẹ tuyệt vời thế nào. Cô đặt câu hỏi cho cả lớp hãy tìm một câu ca dao nói về thiên chức làm mẹ. Cái này đơn giản quá tôi đã từng nghe bà ngoại nói rồi. Tôi giơ tay thật nhanh và như ý mình cô Lan gọi tôi đứng dậy trả lời. KHông chút ngần ngại tôi đọc to rõ ràng : “Đàn bà mà chẳng có con/ Khác gì hoa nở trên non một mình”. Tôi thật đắc ý dưới con mắt trầm trồ của các bạn còn cô Lan tôi thấy cô có gì đó thoáng buồn. Nhưng chỉ là suy đoán mà thôi. Cô cho tôi ngồi xuống và khen tôi rất chịu khó sưu tầm ca dao tục ngữ.

Từ hôm ấy tôi như tìm lại được chính mình vui vẻ hơn, hòa đồng hơn. Nhưng cũng từ hôm ấy tôi thấy tiết ngữ văn của cô Lan đã được thay thế bằng cô giáo khác. Hóa ra cô Lan bị ốm nên phải nghỉ ngơi nên nhờ cô giáo khác đứng lớp.

Bẵng đi một tuần chúng tôi không còn thấy cô xuất hiện nữa bản tính tò mò khiến tôi muốn lên phòng họp giáo viên để hỏi về cô. Tôi đứng sau cánh cửa nghe câu chuyện của hai cô giáo bên trong mà thấy tội lỗi vô cùng : “Khổ thân cái Lan quá. Xinh đẹp là thế mà chẳng nổi một mụn con. Bao nhiêu năm lấy chồng vẫn đi đi về về mình. Chữa chạy bao nhiêu mà cũng vô ích”.

Chẳng hiểu sao giọt nước mắt trong hốc mắt bỗng nhiên rơi xuống bỏng rát. Hóa ra tôi đã vô cùng khoét sâu thêm nỗi đau của cô bằng sự ngây thơ vô tâm của mình. Tôi hứa với bản thân sẽ phải tìm cơ hội xin lỗi cô.

Một tuần sau cô Lan lại lên lớp như thường. Chỉ khác là giờ tôi nhìn cô luôn rụt rè và tràn đầy xấu hổ. Hôm đó cuối giờ tôi nấn ná không chịu về mà chờ cho các bạn về hết. Còn cô cũng đang thu dọn giáo án của mình. Cô nhìn xuống về hỏi: – Nga chưa về à con? – Dạ chưa ạ! Tôi đáp.

Nói rồi tôi đi thẳng lên và nói : “Cô ơi con xin lỗi cô!” – Cô Lan ngạc nhiên hỏi : “Con làm sao thế? Sao con lại xin lỗi cô?”. Tôi như vỡ òa mang câu chuyện mình nghe được kể ra cả sự vô tâm ngây thơ của tôi nữa. Cô Lan mỉm cười xoa tóc tôi “Ngốc ạ, không phải lỗi của con. Con là đứa trẻ vô cùng ngây thơ. Cô có nỗi niềm riêng mấy hôm cô nghỉ là do chồng cô bị ốm nên không đến lớp được…”. Thì ra chồng cô vốn là một chú bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Nên bao năm nay cô chú vẫn ấp ủ hi vọng có một mụn con nhưng không thành. Câu chuyện của cô khiến tôi day dứt không nguôi đến tận bây giờ khi tôi đã hiểu biết hơn cũng đã rời xa mái trường tiểu học xưa kia, còn cô cũng theo chồng chuyển công tác đến một nơi khác. Thế nhưng mỗi lần có việc đi ngang qua trường cũ tôi lại thấy như nhớ lại những ngày tháng ấy.

Câu chuyện không phải quá đặc sắc nhưng nó là bài học để tôi ghi nhớ một điều rằng dù có như thế nào thì cũng nên suy nghĩ trước khi phát ngôn. Và nên đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy ngẫm.

Bài mẫu 3:

Tôi có một người bạn đã chơi với nhau từ thời ấu thơ đó là Phương, chúng tôi lớn lên cùng nhau, chơi đùa, học tập với nhau và đã trải qua biết bao kỉ niệm vui buồn của tuổi thơ, có một kỉ niệm giữa tôi và Phương khiến tôi không bao giờ quên đó là kỉ niệm về một lần tôi bị ngã xe.

Tôi còn nhớ khi ấy chúng tôi mới là học sinh lớp 3, hai đứa học cùng lớp lại gần nhà nên thường rủ nhau đi học mỗi ngày, hôm ấy như mọi ngày Phương đến nhà và rủ tôi đi học, chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ. Đang đi trên đường bỗng có một chiếc xe máy đi rất ẩu vừa nhanh lại lạng lách đánh võng, tôi và Phương đã đi sát và lề đường để tránh xa thế nhưng chiếc xe vẫn va vào xe của tôi khiến tôi mất tay lái, loạng choạng rồi cả xe lẫn người nằm xoài trên đường. Ngay lúc đó chiếc xe lại lao nhanh chạy đi mà không thèm ngoảnh lại nhìn, tôi ngã quả đó vừa đau lại vừa tức, khi ấy Phương đã nhanh chóng tiến tới đỡ tôi vào lề đường ngồi rồi dựng xe lên giúp tôi. Phương tỏ ra rất lo lắng, phủi bụi quần áo cho tôi rồi cẩn thận nhìn ngó xem tôi có bị đau chỗ nào không, Phương thấy tôi bị đau liền đem xe gửi vào nhà bên đường rồi đèo tôi tới trường học, trên đường đi cậu ấy liên tục hỏi tôi “cậu có đau lắm không?”, rồi cứ bắt tôi vào phòng y tế. Sự quan tâm ân cần của Phương khiến tôi rất xúc động, cậu ấy rất biết quan tâm và an ủi người khác, lại biết hy sinh vì người bạn của mình, tôi cứ nhìn cậu ấy mà thầm cảm ơn vì mình có một người bạn tốt như vậy.

Mỗi lần nhớ về kỉ niệm đó tôi lại cảm thấy Phương là một người bạn thật hiếm có, kỉ niệm đó đã giúp tôi hiểu hơn về người bạn của mình để từ đó biết yêu quý, trân trọng người bạn đó và gìn giữ tình bạn đẹp của chúng tôi.

Bài mẫu 4:

Bạn Thắm có vóc dáng nhỏ nhắn, thân hình mảnh khảnh nhưng rất khỏe, mái tóc dài thường buông xõa lúc ở nhà và được cột gọn gàng khi đến trường. Với gương mặt sáng cùng chiếc mũi thanh tú, Thắm rất thông minh. Bạn là học sinh giỏi nhiều năm liền ở lớp. Vua siêng năng lại sáng dạ, học đâu hiểu đấy và nhớ bài lâu, Thắm được các bạn mến phục. Thắm tốt lắm, luôn giúp đỡ những bạn gặp khó khăn về học tập lẫn sức khỏe.

Em có một người bạn rất thân, hai đứa luôn khăng khít với nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Dù Thắm đã theo gia đình về quê sinh sống nhưng những tình bạn tốt đẹp ấy vẫn luôn sống trong em.

Em nhớ như in một sự việc đã khiến em cảm thấy hổ thẹn, sự việc ấy đã là một kỉ niệm đẹp, một bài học quý cho em về tình bạn.

Bạn Dung trong lớp nghỉ học đã hai ngày, không rõ lí do, cô giáo và các bạn rất lo. Được cô giáo phân công, Thắm tìm đến nhà Dung. Gia đình Dung rất khó khăn. Bố mất sớm, mẹ lấy chồng và sinh sống nơi khác. Nhà chỉ còn Dung với bà. Bà lại già và thường xuyên đau ốm nên những ngày qua, bà không ra chợ mua bán rau củ được. Theo em, sau khi rõ căn nguyên, Thắm chỉ cần báo lại cho cô là xong. Thế mà bạn ấy ngày hai buổi đến với bạn Dung. Có hôm tôi mịt mới về. Thú thật rằng khi ấy em giận Thắm lắm. Em cho rằng Thắm không còn thân thiết với em nữa. Em tỏ thái độ lạnh nhạt với bạn ấy; thậm chí, em cũng chẳng thèm đến nhà Dung, dù Thắm và các bạn cùng lớp nhiều lần khuyên nhủ.

Hôm Dung trở lại lớp, cô giáo tuyên bố với lớp rằng bạn ấy vẫn đủ sức dự thi học kì. Cô đã kiểm tra và nhận xét tốt về những kiến thức mà bạn Dung còn thiếu trong thời gian vắng mặt. Có được kết quả ấy, công của bạn Thắm rất lớn. Cô giáo rất hài lòng về Thắm. Thắm là một người bạn tốt, luôn quan tâm đến mọi người, giúp đỡ ai thì giúp tận tình. Bà của Dung cũng gửi lời cảm ơn đến Thắm.

Thật ngại ngùng khi nghe Thắm rủ vào thư viện xem truyện vào giờ ra chơi. Em lấy hết can đảm, hỏi Thắm có giận mình không. Câu trả lời của Thắm khiến em không thể nào quên: “Giận về điều gì? Tình cảm bạn bè rất đáng quý, đáng trân trọng nhất trong quãng đời học sinh. Không hài lòng vì ta chưa hiểu, khi hiểu thì ta sẽ quý nhau hơn.

Em rất nhớ Thắm, người bạn tốt nhất của em. Em cố gắng học thật tốt, thật giỏi để sánh với bạn ấy. Bạn Thắm là tấm gương để em noi theo.

Bài mẫu 5:

Chuyện là thế này các bạn ạ. Mình nhớ mãi tiết trả bài môn văn hôm ấy, có lẽ đó là giây phút bẽ bàng đau khổ nhất đối với tôi từ trước đến nay. Một điểm 3 to tướng trong bài làm văn của tôi. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về kỉ niệm đáng buồn mà cũng là đáng nhớ nhất của tôi.

Hôm nay cô Hường trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đến chỗ tôi đặt bài của tôi xuống bàn, nét mặt cô có vẻ không vui. Tôi cúi xuống nhìn bài kiểm tra. Trời ơi! một điểm 3 to tướng, tôi choáng váng, tim như ngừng đập, không thể tin nổi nữa. Tôi lắp bắp, không, không thể như vậy được! Tôi cố lấy bình tĩnh nhìn lại, con số 3 in rõ trong khung điểm màu đỏ rất rõ ràng như trêu ngươi, như giễu cợt tôi. Tô vội vàng gập bài vào, bần thần quay sang nhìn các bạn xung quanh như để tìm một người cùng cảnh với mình. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi buồn của tôi. Chắc các bạn nghĩ rằng tôi cũng như mọi lần thường được điểm 8 điểm 9 vì tôi là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ tôi thấy càng xấu hổ, tôi cúi gằm mặt xuống bàn nhìn bài mình một lần nữa. Dòng chữ cô Hường phê như hiện lên rõ ràng trước mắt tôi: Bài văn lạc đề!

Tôi đọc lại bài thật kĩ và nhận ra là mình đã sai đề thật. Đề bài cô Hường yêu cầu tả một dòng sông vậy mà tôi lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu của mình. Đề bài thì không khó, chỉ tại tôi quá chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ đến nỗi nhìn gà hóa cuốc và cuối cùng là nhầm đề. Tại sao tôi lại có thể nhầm lẫn một cách ngu ngốc như thế, tôi tự trách mình. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, tôi đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè, quên mất lời cô Hường nhắc nhở: “Các em hãy kiểm tra bài viết trước khi nộp”. Có lẽ quá ỷ vào sức học của mình, quá thỏa mãn trước lời khen của cô giáo và bè bạn nên tôi đã thành một cô bé hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết. Đáng đời cho tôi thật – Tôi tự nhủ.

Đúng lúc ấy, bạn Liên nói thầm bên tai em, giọng vui mừng:

Hương ơi! Hôm nay tớ được 8 điểm nhé! Tớ đã rất cố gắng từ lâu nay. Bây giờ mới thấy kết quả đó. Tớ vui quá. Chắc bố mẹ tớ cũng rất vui cho mà xem. Mà sao trông cậu buồn thế, cậu được mấy vậy?

Nghe Liên nói, tôi lại càng buồn bã và xấu hổ. Liên đang sung sướng với điểm 8 đầu tiên của môn Làm văn. Còn tôi, kẻ vẫn coi điểm 8 là xoàng xĩnh thì hôm nay lại bị điểm 3! Không thể hào diễn tả hết nỗi đau khổ của tôi lúc ấy. Tôi cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng về tôi cái cảm giác đó thật sự khó chịu được

Trên đường về, tôi chậm chạp kéo lê đôi chân rảo bước trên đường mà lòng nặng trĩu. Bố mẹ đặt niềm tin ở tôi nhiều lắm. Nếu biết tôi bị điểm 3 thì bố mẹ sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên tôi học cho giỏi và mong rằng sau này tôi cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ tôi học bài xong mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong con gái mẹ học giỏi ngoan ngoãn. Không thể để bố mẹ biết được, bố mẹ sẽ thất vọng và buồn lắm, tôi sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài quá kém… Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, tôi đã về đến nhà lúc nào không biết.

Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón tôi. Ánh mắt mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phờ mệt mỏi. Tôi đã ôm chầm lấy mẹ và khóc tức tưởi, nói cho mẹ biết tôi vừa bị điểm 3 môn Văn. Trái ngược với những dự đoán của tôi. Chắc bố mẹ sẽ mắng tôi một trận nên thân. Nhưng không, mẹ lại dịu dàng khuyên tôi bình tĩnh, rút kinh nghiệm để lần sau làm bài tốt hơn. Lời mẹ nói làm tôi càng thấy xấu hổ hơn.

Tối hôm ấy, tôi xem kĩ lại bài văn của mình. Điểm 3 như nhắc nhở tôi. Tôi tự nhủ nhất định chỉ có một điểm 3 này thôi. Mình sẽ tìm lại những điểm 9, điểm 10 cùng ánh mắt tin cậy của cha mẹ, thầy cô và bè bạn.

Đó là một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên mặc dù bây giờ cũng đã lâu rồi. Và từ đó tôi đã sửa được tính nhanh nhẩu đoảng của mình và điểm 3 không bao giờ xuất hiện trong vở của tôi nữa.

Bài mẫu 6:

Đã lâu tôi chưa được về thăm quê. Bố đi công tác ở đảo xa. Ông bà nội đã mất.

Gần Tết mà bố tôi vẫn chưa về. Sáng 27 tháng Chạp, mẹ nói với hai con “Chiều nay ba mẹ con mình về quê, đi thăm mộ ông bà…” Bé Lan reo lên còn tôi thì nao nao, buồn vui khôn tả xiết. Tôi nhẩm tính: “Ông mất đã hơn tám năm, bà thì đã đi xa gần sáu năm…” Hình ảnh ông nội mái tóc bạc phơ, chòm râu dài, gương mặt hồng hào phúc hậu ngồi uống trà với khách; hình ảnh bà nội ôm hai cháu vào lòng, kể cho các cháu nghe bao chuyện cổ tích….tôi như thấy hiển hiện trước mắt mình. Nước mắt tôi ứa ra.

Đoạn đường dài hơn 30 cây số, xe máy mẹ đi chỉ hơn một tiếng đồng hồ là về tới quê. Làng Văn Xá quê nội trải rộng một màu xanh lúa chiêm xuân. Cò trắng ở đâu bay về sao nhiều thế? Cây đa cổ thụ xanh um, ngôi đình cổ mái ngói rêu phong, dòng sông Tam Thê lặng lờ trôi, trâu bò hiền lành gặm cỏ trên đê….Cảnh vật thân quen, đáng yêu lạ. Tôi càng ngắm nhìn càng bâng khuâng.

Ngôi nhà ngói năm gian của ông bà nội thương yêu vẫn còn đó. Tôi cảm thấy vắng vẻ. Chú, thím Lợi và ba em Nhân, Hòa, Thái vui vẻ, tíu tít đón ba mẹ con tôi. Nhân đã học lớp bốn. Hòa đã học lớp ba. Thái học lớp một. Cả ba đều học giỏi, rất vui mừng khi nhận quà và tiền mừng tuổi của bác Nga. Chỉ có một cái cặp sách, hai em đều nhường lại cho Nhân. Nghe bác nói: “Bác sẽ gửi túi xách về cho hai cháu để đi học….”. Hai em Hòa và Thái reo lên!.

Sau bữa cơm ở nhà chú thím, ba em nhỏ đưa hai chị ra thăm vườn. Qua cây cau, cây cam, cây bưởi, tôi đứng lặng. Qua bờ ao, luống rau, tôi đi chậm lại. Tôi tưởng như ông bà đang nói khi nghe gió lao xao, thì thầm: “Cây cỏ cũng có tình, có nghĩa đấy cháu ạ!”…

Đêm đó, nằm ngủ trên giường bà, tôi thao thức mãi. Tám, chín năm về trước, bà vẫn ôm ấp và ru tôi ngủ trên chiếc giường này….

Sáng hôm sau, ba mẹ con tôi theo chú thím và đợi ba em đi ra nghĩa trang thăm mộ ông bà. Mộ ông bà đã được xây vuông vắn, nhưng trên đỉnh mộ vẫn mọc nhiều cỏ xanh. Bố mẹ tôi và chú Lợi đã làm đúng lời căn dặn của ông bà trước lúc ông bà về lão: ” Xây đắp mộ ông bà cần giản dị, đừng có phô trương. Phải lo cho các cháu học giỏi và hiếu thảo. Được như vậy là ông bà ở thế giới bên kia sung sướng lắm rồi.!”

Khiêm tốn, giản dị, chất phác là nếp sống của ông bà nội. Cha mẹ tôi vẫn nhắc nhở chị em tôi thế.

Mẹ và chú Lợi bày hương hoa lên mộ ông bà, thắp hương và khấn vái. Mẹ khóc và chị em tôi cũng khóc. Cả ba đứa em cũng khóc theo.

Nắng lên. Cảnh nghĩa trang trong làn khói hương u huyền càng trở nên vắng lặng. Tôi man mác buồn khi cắm nén hương lên mộ ông bà. “Bà ơi, ông ơi! Bố cháu đi công tác xa chưa về kịp. Ba mẹ con cháu về thăm ông bà, cháu chỉ mong ông bà vui…” – Tôi thầm khấn. Nước mắt cứ chảy dài trên má…

Tết năm nay sắp đến. Bóng chiều xuống trầm trầm. Nhìn bàn thờ ông bà, tôi lại nhớ về lần về thăm quê thời còn học lớp Bảy.

Bài mẫu 7:

Ai cũng đầy ắp những kỉ niệm của một thời thơ ấu. Đặc biệt, những buổi đầu cắp sách đến trường, được gặp gỡ và làm quen với biết bao thầy cô, bạn bè sẽ luôn là những kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên.

Những ngày đầu đi học, tôi luôn được cô giáo khen viết chữ đẹp và đều. Em học rất khá môn tập viết tuy nhiên lại không giỏi môn toán. Đây là môn học mà em sợ nhất. Cô giáo mặc dù đã giảng dạy, hướng dẫn em làm bài rất cẩn thận và tỉ mỉ tuy nhiên do bản thân sợ môn học này nên những lời cô giảng dạy em không hiểu hết. Biết vậy, nên cô đã đổi chỗ cho em ngồi cạnh Hà – một trong những bạn học giỏi toán nhất lớp – để học tập cùng nhau. Cùng nhau làm bài tập nhóm đã giúp cho em tiến bộ hơn rất nhiều. Em đã học được phương pháp học toán của bạn. Thậm chí, trong những bài toán khó, bạn còn hướng dẫn em cách tiếp cận vấn đề và phương pháp giải phù hợp. Từ một học sinh yếu môn toán, em đã bắt đầu có niềm đam mê và yêu thích với môn học này.

Có một lần trong một bài kiểm tra toán, em không làm được bài. Em ngồi loay hoay gần như cả buổi để giải. Hà thấy vậy liền viết viết ra một tờ nháp. Sau đó, bạn vo vo lại rồi nhẹ nhàng đưa cho em. Em cảm thấy rất vui khi được bạn giúp đỡ nhưng đồng thời cũng thấy bứt rứt trong lòng. Rồi em cầm tờ giấy đã vo nhét vào học bàn. Em chợt nhớ lời cô giáo dạy: “Thất bại là mẹ thành công”. Em không muốn bản thân mình cứ mãi yếu kém môn toán. Hà cũng thúc giục em giở tờ giấy ra chép. Nhưng bản thân em kiên quyết từ chối và tiếp tục ngồi suy nghĩ cách làm. Khi chỉ còn khoảng năm phút thì hết giờ làm bài, tự dưng những lời cô giáo giảng như hiện về trong tâm trí em. Một hồi viết nháp các công thức đã học, em chợt phát hiện ra mình đã bỏ quên mất một phép tính. Em vội vàng sửa lại bài làm. Khi trống báo hiệu kết thúc giờ kiểm tra cũng là lúc em hoàn thành bài thi.

Cô giáo trả bài kiểm tra và em được điểm 8 – một kết quả xứng đáng với sự nỗ lực của bản thân, Hà cũng rất vui khi thấy em đã học khá hơn trước. Đến bây giờ mỗi khi nhắc lại, tôi lại thấy hân hoan trong lòng.

Bài mẫu 8:

Từng đợt gió thổi như quất vào người tôi. Kéo lại chiếc cổ áo, tôi co người lại. Đang bước vào nhà bỗng có tiếng “choang” từ nhà bên vọng sang. Tiếng đổ vỡ đó làm tôi thấy lạnh thêm. Nó gợi lại trong tôi một kỉ niệm đáng nhớ trong tuần qua.

Hôm đó là một ngày rét nhất trong tuần. Buổi sáng, bố mẹ đi làm chỉ còn mình tôi với con Cún ở nhà. Mẹ có dặn tôi phải rửa ấm chén cho sạch rồi dọn nhà cửa. Từ trên giường lăn xuống đất tôi rét run lên cầm cập. Cún từ trong buồng ngoe nguẩy đuôi chạy ra nhảy lên lòng tôi. Tôi âu yếm vuốt ve nó. Đó là một con chó rất đáng yêu. Mùa hè mỗi khi tôi đi học về muộn lại thấy chú đứng ở cổng vẻ rất “sốt ruột”. Ớ nhà bao giờ cũng chỉ có mình tôi và nó nhưng mà vui đáo để. Nó thường nô đùa VỚI tôi. Hiếm có một con chó nào thông minh như nó. Cún quấn lấy chân tôi, chạy theo tôi ra cửa. Chờ tôi đánh răng rửa mặt xong, nó lại theo tôi vào. Nó quấn quýt với tôi suốt cả ngày. Hôm đó, tôi lại lôi đồ hàng ra, nó ngoan ngoãn nằm xuống bên cạnh. Tôi bắt đầu lôi vải ra may cho nó một cái nơ. Loay hoay suốt cả buổi sáng tôi mới làm xong. Tôi cẩn thận buộc vào cổ cho nó, trông nó lúc này thật đáng yêu Nó vui mừng ra mặt. Tôi với nó nô đùa mãi cho tới khi mệt lử. Liếc nhìn đồng hồ tôi giật mình: đã 10 giờ rồi. Mẹ sắp về. Tôi vội vàng thu dọn nhà cửa. Lúc đó Cún nằm ngoan ngoãn cho tôi dọn. “Á! Còn rửa cốc chén”, tôi chợt nhớ. Vội vàng, tôi chạy xuồng múc nước lên. Con Cún tưởng tôi đùa, nó cũng chạy theo đùa giỡn. Tôi bực lắm, cố đuổi nó ra, nhưng tưởng tôi đùa nó lại tiếp tục nhảy lên. Đang rửa, tôi quay ra định vụt nó nhưng tay lại lôi chiếc khăn trải bàn. Thế là “choang” – một chiếc đĩa rơi xuống. Tôi sợ quá, cúi nhìn. Chiếc đĩa bằng pha lê rất quý do ông nội tôi để lại. Sợ quá tôi đã khóc. Con Cún trông thật tội nghiệp. Nó cụp tai xuống nằm im. Lúc đó tôi nhìn nó mà chỉ muốn đánh nó thật nhiều.

– Hoa ơi! Mở cửa cho mẹ với!

Tôi lo lắm, đầu rối bời lên. Tôi từ từ ra mở cửa cho mẹ. Trông thấy tôi giàn giụa nước mắt, mẹ hỏi:

– Con làm sao vậy?

– Dạ… dạ… cái đĩa pha lê bị… v… ỡ.

– Sao? Ai làm vỡ?

Giọng mẹ tôi nghiêm lại. Không kịp suy nghĩ, tôi trả lời:

– Con… Cún.

Dắt xe vào nhà, mẹ tôi lấy cán chổi đánh con Cún. Tôi thấy thương nó quá mà không làm gì được. Tại tôi cơ mà? Ánh mắt nó ngơ ngác như muốn hỏi tôi: “Tại sao mẹ lại đánh em? ”.

– Tôi nhốt nó ngoài sân.

– ơ mẹ… ơi… đừng…

– Đừng cái gì? Cho vào trong nhà để nổ phá à!

Tôi biết mẹ rất giận bởi vì cả bộ đĩa có năm cái. Trước khi mất, ông để lại cho mỗi gia đình một chiếc và dặn bố:

– Cố gắng giữ đủ nghe con!

Thế mà tôi đã làm vỡ. Cả ngày hôm đó tôi cứ thấy trong lòng day dứt, bồn chồn. Con Cún không nô đùa như mọi ngày nữa, nó nằm im, mắt buồn buồn. Nó nhìn tôi với ánh mắt rất lạ. Đêm hôm đó, trời rét như cắt da cắt thịt. Gió từng trận ào ào quật vào lá chuối. Tôi đã xin nhưng mẹ bảo:

– Con không biết mẹ buồn thế nào đâu?

Tôi lẳng lặng lên giường nằm. Tôi không thể nào nhắm mắt nổi. Tiếng con Cún sủa ầm ĩ, nó cào cửa đòi vào. Chắc nó rét lắm! Nhớ lại ánh mắt nó, tôi thấy mình có lỗi vô cùng. Tôi ôm lấy mẹ khóc:

– Mẹ ơi! Hãy tha lỗi cho con!

– Có chuyện gì vậy? – Mẹ từ tôn hỏi.

– Mẹ ơi, nếu con có lỗi mẹ có tha thứ cho con không?

– Sao lại không hả con?

Giọng mẹ vẫn dịu dàng làm tôi bối rối. Tôi kể hết cho mẹ nghe.

– Mẹ ơi, mẹ cứ đánh con đi nhưng mẹ đừng để Cún ở ngoài.

– Con ạ, chuyện gì đã xảy ra thì cứ để cho nó trôi qua. Mẹ không giận con đâu, con biết lỗi vậy là tốt, con ạ!

Mẹ đứng dậy ra mở cửa. Còn tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm hẳn. Bật đèn, tôi bước xuống giường. Con Cún đi vào, người nó run, lạnh cóng. Tôi ôm nó vào lòng ủ ấm.

– Cún ơi, hãy tha lỗi cho tao nhé!

Rồi tôi cùng mẹ đốt lò sưởi ấm cho nó. Trong ánh lửa tôi thấy ánh mắt nó sáng lên, cái đuôi ngoe nguẩy, đầu nó vào lòng tôi. Đưa tay tôi vuốt ve bộ lông mượt của nó. Đôi mắt nó lim dim mơ màng.

Bài mẫu 9:

“Đại dương lớn bởi dung nạp trăm sông, con người lớn bởi rộng lòng bao dung cả những điều lầm lỗi”. Đó là bài học đầu tiên tôi học được từ cô giáo của mình và cho đến tận bây giờ, những kỉ niệm yêu thương về cô giáo đầu tiên vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi!

Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1. Cô giáo của tôi cao, gầy, mái tóc không mướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc, cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp. Ấn tượng nhất ở cô là đôi mắt sáng, nghiêm nghị mà dịu dàng. Cái nhìn vừa yêu thương vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên…

Hôm ấy là ngày thứ 7. Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ “My pen” lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút, tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng, thầm ao ước được cầm nó trong tay…

Đến giờ ra chơi, tôi một mình coi lớp, không thể cưỡng lại ý thích của mình, tôi mở cặp của Mai, ngắm nghía cây bút, đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa. Tôi muốn được nhìn thấy nó hàng ngày, được tự mình sở hữu nó, được thấy nó trong cặp của chính mình…

Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp, Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay! Cả lớp xôn xao, bạn thì lục tung sách vở, bạn lục ngăn bàn, có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không…Đúng lúc đó, cô giáo của chúng tôi vào lớp !Sau khi nghe bạn lớp trưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút: nào là nó màu gì, có chữ gì, có điểm gì đặc biệt, ai cho, để ở đâu, mất vào lúc nào…Cô yên lặng ngồi xuống ghế. Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị:

-Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!

Cô hình như không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:

– Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?

Cả lớp nhìn tôi, vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi, những cái nhìn dò hỏi, nghi ngờ, tôi thấy tay mình run bắn, mặt nóng ran như có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trường, chỉ một cái gật đầu của cô lúc này, cái cặp bé nhỏ của tui sẽ được mở tung ra…Bạn bè sẽ thấy hết, sẽ chê cười, sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa…tôi sợ hãi, ân hận, xấu hổ, bẽ bàng…tui oà khóc, tui muốn được xin lỗi cô và các bạn…Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng,cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp, giờ học lặng lẽ trôi qua…

Sáng thứ hai, sau giờ chào cờ, cô bước vào lớp, gật đầu ra hiệu cho chúng tui ngồi xuống. Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:

-Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình, có phải là cây bút của em không?

Mai cầm cây bút, nó sung sướng nhận là của mình, cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn công cụ học tập cẩn thận, giờ học trôi qua êm ả, nhẹ nhàng… Ra chơi hôm ấy, các bạn lại ríu rít bên tui như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước. Chỉ riêng tui là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu…

Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi, cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều. Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm, cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường,coi rẻ…

Năm tháng qua đi, bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết. Nhưng hôm nay, nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình như là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.

Giờ đây tôi đã lớn, đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình, tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về một con người có tấm lòng cao cả.

Bài mẫu 10:

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Trong lòng tôi hết sức bồi hồi, lúc thì vui vui, lúc lại hơi buồn khi không có bố mẹ ở bên. Tới lúc vào lớp, khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm ”lận đận” với học sinh.

Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:”chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học”. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến, nỗi sợ hãi trong lòng không còn nữa, tôi an tâm phần nào.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mỹ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, mọi người vui như đi hội, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:” Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con”. Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:”thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo….” thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thấy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn: “Ngọc không mài không sáng, người không học không tài.”

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm hay nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 01/2025!