Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Phân tích bài thơ Ánh trăng để làm sáng tỏ nhận định “Hình thức hay là hình thức sáng tạo, sinh động, phù hợp nhất nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất, gây được ấn tượng sâu sắc nhất”” chuẩn nhất 09/2024.
Phân tích bài thơ Ánh trăng để làm sáng tỏ nhận định “Hình thức hay là hình thức sáng tạo, sinh động, phù hợp nhất nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất, gây được ấn tượng sâu sắc nhất”
Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể của nội dung và hình thức. Hai yếu tố đó có mối quan hệ tương giao mật thiết và có những chuẩn mực đánh giá riêng. Nhận xét về yếu tố hình thức, sách Văn học 9 tập 2 có viết: “Hình thức hay là hình thức sáng tạo, sinh động, phù hợp nhất với nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất, gây được ấn tượng sâu sắc nhất”. Điều đó được thể hiện qua mỗi chỉnh thể tác phẩm văn học. Và với bài thơ sau cũng vậy:
Ánh Trăng
-Nguyễn Duy-
“Hồi nhỏ sống với đồng
…
Đủ cho ta giật mình”
Nội dung và hình thức là hai phương diện cơ bản thông nhất không thể tách rời của các tác phẩm văn học. Trong đó, nội dung tác phẩm là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Hình thức là phương thức tồn tại của nội dung. Đó là câu tạo gồm nhiều yếu tố phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào nội dung tác phẩm như kết cấu, thể loại, các phương tiện tu từ, biện pháp tu từ,… Song cần lưu ý rằng hình thức không phải là số cộng đơn giản của các thủ pháp và phương tiện nghệ thuật. Trong tính chỉnh thể, hình thức của văn bản nghệ thuật có nghĩa là hình thức cảm nhận đời sống, là cách tự bộc lộ của nội dung tác phẩm. Bởi vậy với tư cách là hình thức của một tác phẩm văn học, một hình thức hay là hình thức có sự tinh tế, độc đáo trong việc vận dụng các yếu tố nội tại (kết cấu, thể loại, phương tiện – biện pháp tu từ,…) đồng thời thể hiện thành công nhất nội dung tư tưởng tác phẩm: “Hình thức hay là hình thức sáng tạo, sinh động, phù hợp nhất với nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất, gây được ấn tượng sâu sắc nhất”.
Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có một hình thức biểu hiện hay và đẹp.
Bài thơ ra đời năm 1978, đất nước đã thống nhất được ba năm. Là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, Nguyễn Duy đã đi qua những năm tháng gian lao nhất của dân tộc, đã sống với nhiều cuộc đời, nhiều cảm xúc… Chiến tranh đi qua, ông không vui vẻ, bằng lòng với những gì có được mà luôn trăn trở suy ngẫm về cuộc đời.
Cũng như Tố Hữu trong “Việt Bắc”, ngày rời Thủ đô gió ngàn về với Thủ đô cờ và hoa từng đau đáu:
“Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng?
…
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng cuối rừng?”
Với Nguyễn Duy, những ân tình xưa cũ trong kháng chiến là những điều không dễ gì quên được. Tình đồng đội gắn bó, tình quân dân cả nước “bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” là những mảng kí ức thiêng liêng tưởng chẳng bao giờ quên được… Thế nhưng, hòa bình lập lại, về với đời thường, với những toan tính bon chen, những ấm cúng tiện nghi người ta dễ quên đi hôm qua gian khó. Cứ mải miết với vòng đời cuộn xoáy để chợt một ngày nhận ra, một ngày nhớ lại hôm qua ta khẽ rùng mình… Theo cảm xúc ấy, “Ánh trăng” ra đời như một lời nhắc nhờ chính mình, nhắc nhở người đọc hãy biết sống trọn vẹn nghĩa tình với những kí ức thiêng liêng sâu thẳm của đời mình.
Bài thơ mang tên “Ánh trăng” và ánh trăng cũng là hình ảnh thơ độc đáo xuyên suốt bài thơ. Đó trở thành biểu tượng của những kỉ niệm chân thật, hồn nhiên:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Trăng lẫn với “đồng” với “sông” với “bể” hòa mình vào thiên nhiên hiền lành, thân thiết trở thành người bạn của tuổi thơ. Rồi trong những năm tháng chiến tranh, trăng gắn bó với đời lính “vầng trăng thành tri kỉ”. Tri kỉ lắm chứ khi đêm đêm ngắm trăng mà nhớ đến quê hương, nhớ cha nhớ mẹ, nhớ người bạn gái… Ngắm vẩng trăng còn để sống với bao ước mơ tươi lai ngày chiến thắng. Những tình cảm ấy tất thảy đều chân thành, giản dị, tự nhiên “ngỡ không bao giờ quên” như vầng trăng đầy nghĩa tình thân thiết “cái vầng trăng tình nghĩa”. Thế nhưng:
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”.
Cuộc sống kinh tế thị trường với những tiện nghi .”ánh điện, cửa gương” chói lòa đã làm lu mờ ánh sáng êm dịu của vầng trăng, vầng trăng “tri kỉ” “tình nghĩa” của quá khứ giờ đây đối lập với vầng trăng “người dưng qua đường” của hiện tại. Sự đối lập này diễn tả những đổi thay trong tình cảm của con người, vầng trăng của hiện tại cũng mang ý nghĩa biểu tượng. Trăng thành người dưng” cũng có nghĩa những ân tình xưa cũ đã trở thành nhạt nhòa, hư ảo. Nó đang dần bị những danh lợi phù hoa của đời thường che khuất mất.
Nhưng cuộc sống hiện đại luôn tồn tại những điều bất trắc. Và trong chính khoảnh khắc này, nó đã bộc lộ cái yếu và cái thiếu của mình:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ của toàn bài, là sự chuyển biến có ý nghĩa bước ngoặt của mạch cảm xúc, bộc lộ rõ chủ đề tư tưởng của bài thơ. Đèn điện vụt tắt, không gian tối tăm ngột ngạt. Chính đó là lúc người ta nghĩ đến thiên nhiên như một lối thoát. “Vội bật tung cửa sổ” để mong được chút khi trời trong lành nhưng con người đã nhận được những điều hơn cả mong ước. Vầng trăng vẫn đứng đó thay thế đúng lúc cho những thứ ánh sáng bất thường. Sự bình dị của vầng trăng mang đến cho con người những cảm xúc mạnh mẽ. Các từ “bật tung”, “đột ngột” diễn tả trạng thái cảm xúc mạnh mẽ, bất ngờ. Có cái gì như thảng thốt, lo âu trong hình ảnh “vội bật tung cửa sổ”. vầng trăng tròn đâu phải khi “đèn điện tắt” mới có? Cũng như những tháng năm quá khứ, Vẻ đẹp của đồng, sông, bể, rừng không hề mất đi. Chỉ có điều con người có nhận ra hay không mà thôi. Và thế là trong cái khoảnh khắc “thình lình” đối diện với trăng ấy, ân tình xưa “rưng rưng” sống dậy, thổn thức lòng người:
Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng. Đối diện với trăng là đối diện với chính mình, với con người hiện tại và cả với con người trong quá khứ. vầng trăng mang ý nghĩa biểu tượng. Mặt trăng đối diện với mặt người, mặt trăng cũng là mặt người, là quá khứ đang sáng trong thực tại, trăng là tri kỉ, ân tình xưa,…
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
Câu thơ gợi đến về đầy đặn, tròn trịa của vầng trăng và cũng là vẻ sáng tươi hiền dịu của thứ ánh sáng trong lành nhất vũ trụ. Nhưng vẻ “tròn vành vạnh” của vầng trăng còn gợi đến một suy tưởng khác: vầng trăng còn tròn đầy “vành vạnh” nghĩa là trăng vẫn còn trọn vẹn những ân nghĩa xưa với những người lính năm nào. Và điều đáng quý, đáng nghĩ là trăng vẫn tròn ngay cả khi người đã “vô tình”: “Trăng cứ tròn vành vạnh / Kể chi ngượi vô tình”.
Ta càng thấy day dứt, băn khoăn hơn bởi khoảng lặng mênh mang của vầng trăng tròn cao thượng: “Ánh trăng im phăng phắc / Đủ cho ta giật mình” “Ánh trăng im phăng phắc” để ngân mãi những dòng ánh sáng của bao dung, hiền từ và độ lượng. Cái đáng sợ là cái im lặng của kí ức. Ta đã qiên đi quá khứ, ta đã có lỗi với người xưa để sống một cuộc đời ồn ào, náo nhiệt nhưng tất cả vẫn im lặng. Yếu tố tự sự và trữ tình tạo nên giọng điệu tâm tình sâu lắng. Nhịp thơ nhịp nhàng theo lời kể tự nhiên của nhân vật trữ tình, nhưng cũng có khi ngân nga, tha thiết hay có khi trầm lắng, suy tư. Kết cấu và giọng điệu đó đã làm nổi bật lên nộị dung cảm xúc và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
“Ánh trăng” là sự kết hợp hài hòa giữa hình thức và nghệ thuật. Đặc biệt, hình thức bài thơ với hình ảnh thơ đặc sắc giàu ý nghĩa biểu tượng “ánh trăng” cùng câu từ, giọng điệu… đã thể hiện trọn vẹn nội dung tư tưởng giàu giá trị nhân văn của tác phẩm. Từ đây, hình ảnh vầng trăng trong thơ ca còn mang thêm một ý nghĩa nữa: những tình xưa nghĩa cũ, những kí ức thiêng liêng đẹp đẽ của con người. Và đây là một sự “sáng tạo, sinh động” trong hình thức nó “phù hợp nhất với nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất và “gây được ấn tượng sâu sắc nhất” trong lòng người.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Phân tích bài thơ Ánh trăng để làm sáng tỏ nhận định “Hình thức hay là hình thức sáng tạo, sinh động, phù hợp nhất nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất, gây được ấn tượng sâu sắc nhất”” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 09/2024!