Updated at: 21-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “chứng minh bài thơ Con cò của Chế Lan Viên để nêu rõ ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, luôn ở bên con đến hết cuộc đời” chuẩn nhất 03/2024.

Chứng minh bài thơ Con cò của Chế Lan Viên để nêu rõ ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, luôn ở bên con đến hết cuộc đời- Mẫu 1

Trong đoạn thơ cuối, hình ảnh con cò được nhấn mạnh để làm nổi bật ý nghĩa tượng trưng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cùng bên con suốt cuộc đời.

Đến đoạn ba, nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu thơ ngắn giống như lời dặn dò của mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời. Lời dặn của mẹ giản dị mộc mạc mà hàm nghĩa sâu xa.

Từ không gian có giới hạn ngày càng rộng dần thêm đến một không gian tâm tưởng vừa bao la vừa sâu thẳm như chính lời ru hát lên từ trái tim của mẹ.

Tiếng ru ấy theo ta đi suốt cuộc đời như một hành trang tinh thần của tình mẫu tử. Kết thúc bài thơ, lời thơ trở về với hình thức của tiếng ru: à ơi. Nhịp điệu của câu thơ dồn về với những vần ôi, ơi, ôi nối tiếp nhau trong khổ thơ làm cho câu thơ dù ngắn mà vẫn gợi cảm giác như là lời ru, ngân nga mãi trong lòng người đọc.

Chứng minh bài thơ Con cò của Chế Lan Viên để nêu rõ ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, luôn ở bên con đến hết cuộc đời- Mẫu 2

Từ xa xưa, hình ảnh của những người mẹ đã liên tục đi vào ca dao, tục ngữ của Việt Nam, theo những cách trực tiếp hay gián tiếp. Trong thơ ca Việt Nam hiện đại cũng như vậy, hình tượng người mẹ đã trở thành một đề tài quen thuộc và tạo được nhiều cảm hứng sáng tác cho các nhà văn, nhà thơ. Không nằm ngoài quan điểm ấy, Chế Lan Viên cũng đã đưa hình tượng người mẹ vào trong bài thơ Con cò của mình, thông qua những lời ru tha thiết, cùng với hình ảnh con cò xuyên suốt tác phẩm, tấm lòng người mẹ đã được thể hiện một cách sâu sắc và thiêng liêng biết mấy.

Trong bài thơ, ta không mấy nghe nhắc đến tấm lòng cao cả của người mẹ, mà tất cả đều được thể hiện qua hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng ấy là con cò. Thật vậy, ngay khi con còn thơ bé, “Con còn bế trên tay/ Con chưa biết con cò” thì trong lời ru của mẹ đã có “cánh cò đang bay”, tựa như những tình cảm yêu thương, ấp ôm mẹ dành cho con. Mẹ đã đưa vào tiềm thức của đứa con bé bỏng những bài học đầu tiên về cuộc đời thông qua cánh cò. Đó là việc để cho con nhận thức được những tình cảm yêu thương của mẹ, luôn chở che và theo con những ngày thơ bé, con vì có mẹ yêu thương nên “hết chơi rồi lại ngủ”, trái lại cánh cò ngoài kia phải cô đơn một mình, mò mẫm kiếm ăn, sợ đông, sợ tây, gặp biết bao nguy hiểm.

Cánh cò trong lời ru là ẩn dụ cho tấm lòng của người mẹ thương con, mẹ theo sát cuộc đời con bằng những cánh cò trắng tự do, cánh cò đó chở theo tấm lòng của mẹ đến bên con.

“Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi
Mai khôn lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”

Lời thơ tuy là cánh cò luôn theo sát con, nhưng thực tế chính mẹ là người ru con những giấc ngủ ngon, mẹ cũng là người đưa con những bước đầu tiên tới trường, lòng mẹ luôn theo con trong từng miếng ăn giấc ngủ, trong cả những sự kiện quan trọng nhất của cuộc đời. Mẹ ao ước con lớn nhanh, thật nhanh, rồi trở thành một thi sĩ an nhàn, hạnh phúc, được tự do sống cuộc sống mình thích, bay cao bay xa tựa “Cánh cò trắng bay hoài không nghỉ”. Đó chính là tấm lòng của người mẹ yêu con tha thiết, luôn mong muốn cho con những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời.

Thế rồi, mai sau con khôn lớn, con nuôi mộng phiêu bạt khắp chân trời, con rời xa khỏi vòng tay mẹ.

“Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”

Nhưng đối với mẹ, dù con đi xa hay gần, lên rừng hay xuống biển, thì cò sẽ thay mẹ, thay cho tấm lòng của mẹ đi tìm con, bởi mẹ mãi yêu con, dù con có bao nhiêu tuổi đi chăng nữa thì con vẫn mãi là con của mẹ, vẫn là đứa trẻ còn thơ bé trên vòng tay của mẹ, nghe mẹ ru hời mà ngủ ngon cùng với giấc mơ cánh cò. Tấm lòng ấy của người mẹ thật sâu nặng và tha thiết biết bao. Ôi, thiêng liêng nhất tình mẫu tử tuyệt vời!

Tôi vẫn thường nghe bài hát rất nổi tiếng mang tên Lòng mẹ, có câu mở đầu thật ấn tượng về tình mẹ: “Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, tình Mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào”, ta mới thấm thía cái tình cảm sâu nặng mà mẹ dành cho con bao la, vĩ đại biết mấy. Mẹ chưa từng giữ lại gì cho mình, cả đời mẹ hi sinh cho con, mẹ cho con cả tuổi xuân, sắc đẹp, và quan trọng nhất đó là tình yêu thương vô bờ bến. Cùng với đó là nỗi lòng được theo bóng con đi suốt cuộc đời, bởi suy cho cùng vì quá thương yêu, nên không yên tâm để con một mình bơ vơ giữa cuộc đời, trong mắt mẹ con mãi còn bé bỏng, còn cần sự chở che của vòng tay mẹ. Bởi vậy nên, xin hãy nhớ cho: Những ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc.

Chứng minh bài thơ Con cò của Chế Lan Viên để nêu rõ ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, luôn ở bên con đến hết cuộc đời- Mẫu 3

Mỗi tác phẩm đều chứa đựng một thông điệp ý nghĩa về nhân sinh, đều gửi gắm một thông điệp trong cuộc sống và về con người mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm. văn chương thực hiện chức năng ấy qua việc xây dựng những hình tượng. nhưng nếu hình tượng là sự khám phá xuyên suốt toàn tác phẩm nghệ thuật thì ngay từ nhan đề đã gây ấn tượng với bạn đọc. Với nhan đề “Con cò”, bạn có suy nghĩ gì chăng?

Có câu: cái để làm quen là nhan sắc, cái để sống lâu dài là đức hạnh. Chính bởi lẽ ấy, cái nhan sắc – hình thức nghệ thuật của một tác phẩm cũng rất quan trọng chăng. Đó là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất để cái tâm có thể được tỏa sáng. Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức, một khám phá về nội dung. Và có ai đó đã từng nói, một tác phẩm nghệ thuật thì cách mở đầu và kết thúc cũng rất đáng để công phu, sáng tạo. Làm thế nào để ngay từ đầu có thể lôi cuốn, hớp hồn người đọc đó không phải là điều dễ dàng. Vả chăng, nếu coi khâu mở đầu là quan trọng thì cái đầu tiên, trước nhất của mở đầu là nhan đề cũng chứa đựng rất nhiều công phu, dụng ý của người nghệ sĩ đó ư. Nhan đề là nơi chứa đựng những thông điệp và giá trị nhận thức về đời sống, nhân sinh, về các vấn đề xã hội mà nhà văn muốn gửi gắm đến độc giả một cách trực tiếp và ấn tượng nhất. Nhan đề không phải luôn dùng những từ ngữ mỹ miều để phỉnh nịnh, đánh lừa các giác quan của người đọc, mà làm sao nó khách quan, khoa học và mang ý nghĩa, giá trị nhất. như vậy nhan đề là một trong những phương tiện đặc biệt để người nghệ sĩ đối thoại với người đọc.

Con cò là một từ khóa quen thuộc trong văn học, ta đã từng nghe trong những câu ca dao:

“Cái cò lặn lội qua sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”.

Hay

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi vào

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”.

Như vậy, con cò đã trở thành biểu tượng trong ca dao. Đó là biểu tượng cho người nông dân, một nắng hai sương dầm mưa dãi nắng để mong có được hạt gạo trắng ngần, dẻo thơm ngon ngọt. là biểu tượng cho người phụ nữ trong ca dao với số phận long đong lận đận, với bi kịch tảo hôn. Nhìn chung con cò là hình ảnh cho cuộc sống lầm than cơ cực trăm bề của người nông dân trong xã hội cũ. Như thế, đặt nhan đề của mình là con cò, một lần nữa Chế đã đánh thức một miền ký ức cổ xưa trong dân gian, đồng thời khơi dậy những hứng thú cho người đọc. Con cò trong thơ Chế Lan Viên hình ảnh cho người mẹ dịu dàng, nhân hậu luôn muốn sát cánh cùng con, luôn ủng hộ và dõi theo con với mọi ước mơ, mong muốn mà con cần. Cánh cò chính là đôi cánh ước mơ của con, là đôi cánh tâm hồn mẹ muôn dang rộng để che chở và bảo vệ con.

Như vậy, với việc đặt nhan đề, Chế Lan Viên đã phần nào cho thấy sức hút và sự mới mẻ trong cách tìm hiểu và tiếp cận của mình. Đồng thời, thức dậy một miền ký ức hồn nhiên mà cũng đầy ám ảnh về hình tượng con cò. con cò như vậy đã được nối liền từ ca dao, dân ca đến thơ trung đại và nay bắt vào văn mạch văn học hiện đại lại càng thêm thăng hoa và mở ra những trường liên tưởng mới. nhà thơ Chế Lan Viên bằng những triết lý và chiêm nghiệm sâu sắc của mình qua nhan đề đã gây ấn tượng và làm gợi dậy một miền ký ức thân quen trong tâm hồn người đọc.

Chứng minh bài thơ Con cò của Chế Lan Viên để nêu rõ ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, luôn ở bên con đến hết cuộc đời- Mẫu 4

Tình mẫu tử là một đề tài quen thuộc của văn chương nhưng lại chẳng bao giờ là cũ. Có nhiều bài thơ hay nói về tình mẫu tử và một trong số đó là bài thơ Con cò của nhà thơ Chế Lan Viên. Vì sao tác giả lại lấy nhan đề là con cò chứ không lấy một nhan đề cụ thể hơn như tình mẹ chẳng hạn? Tìm hiểu về bài thơ này có lẽ sẽ cho chúng ta được câu trả lời.

Top 3 bài Ý nghĩa tượng trưng qua hình ảnh con cò trong bài thơ Con cò 2022 hay nhất (ảnh 3)

Bài thơ Con cò được tác giả sáng tác vào năm 1962 và được in trong tập thơ “Hoa ngày thường, chim báo bão”. Mặc dù mang âm hưởng dân ca với lời ru ngọt ngào của người mẹ nhưng nội dung bài thơ vẫn thể hiện rõ nét tính triết học. Con cò là hình ảnh gần gũi nhưng khi đọc bài thơ, người đọc vẫn phải suy ngẫm. Đây cũng là điều mà tác giả muốn gửi gắm ngay từ nhan đề của bài thơ. Các tác giả văn học thường lấy hình tượng xuyên suốt tác phẩm của mình làm nhan đề. Đối với tác phẩm này cũng vậy, hình ảnh con cò xuyên suốt bài thơ. Mặc dù hình ảnh con cò gắn liền với những câu ca dao, câu hát ru nhưng trong bài thơ này hình ảnh con cò lại mang tính biểu tượng và có những phát triển mới mẻ hơn. Tác giả cũng đã mượn hình ảnh con cò trong câu ca dao để mào đầu cho ý tưởng bài thơ của mình. Điều này khiến cho người đọc cảm thấy bài thơ có gì đó thân quen, dễ dàng tiếp nhận. Vần thơ cũng mang đến những nét thật bình yên giống như trong câu ca dao:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng

Sau đó, hình ảnh “Cò một mình, Cò phải đi kiếm ăn” lại khiến người đọc nhớ đến câu ca dao quen thuộc:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Hình ảnh con còn lặn lội kiếm ăn thật giống với hình ảnh người mẹ tần tảo suốt đêm ngày nuôi con khôn lớn. Người mẹ dù có phải trải qua trăm ngàn gian khổ nhưng vẫn luôn nỗ lực vì con, trở thành tấm gương về sự trung thực, ngay thẳng để con noi theo. Hình ảnh con cò còn khiến người đọc liên tưởng đến câu ca dao:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Chẳng những tần tảo nuôi con, con cò còn gắn liền với hình ảnh người vợ thủy chung một lòng chăm sóc cho chồng. Hình ảnh con cò đi vào trong tâm hồn những đứa trẻ một cách vô thức bởi dường như người mẹ nào cũng hát ru bằng những câu hát về con cò. Mỗi một chặng đường đời, hình ảnh con cò lại mang đến những ý nghĩa khác nhau. Lúc con còn nhỏ, chưa hiểu gì về ý nghĩa của con cò thì con cò đã trở thành người bạn đồng hành cùng con rồi:

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi

Mai khôn lớn con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân

Nếu con cò là người bạn đồng hành cùng với con thì người mẹ cũng vậy. Mẹ luôn ở bên con, dìu dắt con từng bước đi đầu tiên, chở che con trên mỗi bước đường đời. Cuối bài thơ, tác giả nhấn mạnh một lần nữa hình ảnh con cò cũng là nhấn mạnh tấm lòng người mẹ. Dù những lời ru về con cò đã có từ rất lâu nhưng người mẹ nào cũng dùng để hát ru con mình. Bởi vì người mẹ nào cũng vậy, luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con. Tác giả đã đưa ra chiêm nghiệm qua những câu thơ cuối bài:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con

Đúng như vậy, con lớn lên thì mẹ cũng già đi. Vì vậy trong mắt người mẹ con lúc nào cũng bé bỏng. Cho dù con có trưởng thành, con cũng vẫn là con của mẹ. Mẹ cũng vẫn mãi lo lắng cho con. Dù cho con ở đâu đi chăng nữa, mẹ cũng vẫn luôn đồng hành cùng con. Nếu như con đi xe, con cò sẽ thay mẹ đến bên con, chở che cho con, nuôi dưỡng con.

Như vậy nhan đề con cò đã thể hiện đúng tư tưởng và cảm xúc của tác phẩm. Đó là tình yêu bất diệt của mẹ dành cho con. Không những vậy, hình ảnh con cò còn thể hiện được suy tưởng của tác giả và tạo cho tác giả một phong cách riêng. Hình ảnh con cò vừa mang ý nghĩa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Nội dung bài thơ mang đến cho người đọc một bài học lớn về tình mẫu tử, dạy người con phải biết ơn công lao của mẹ.

Mặc dù con cò chưa phải là bài thơ xuất sắc nhất của nhà thơ Chế Lan Viên nhưng bài thơ này lại thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của tác giả. Bài thơ đã góp thêm một tiếng nói, một cách nhìn, một cách nghĩ về tình mẫu tử. Hình ảnh con cò sẽ còn khắc mãi trong tim mỗi người Việt Nam chúng ta.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “chứng minh bài thơ Con cò của Chế Lan Viên để nêu rõ ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, luôn ở bên con đến hết cuộc đời” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 03/2024!