Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách thuyết minh một di tích văn hoá, lịch sử hay một danh lam thắng cảnh: Tam Cốc – Bích Động chuẩn nhất 09/2024.
Tam Cốc – Bích Động thuộc cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100km về phía Nam.
Dàn ý
1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh: Việt Nam ta luôn tự hào với muôn vàn danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, nổi tiếng, trong số đó, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động đã và đang thu hút được rất nhiều sự chú ý của khách du lịch trong và ngoài nước bởi những cảnh đẹp hùng vĩ, vừa hoang sơ, vừa thơ mộng, giản dị.
2.Thân bài:
a. Vị trí địa lý
– Tam Cốc – Bích Động có tổng diện tích lên đến 350.3 ha, nằm cách quốc lộ 1A 2 km, cách thành phố Ninh Bình 7 km, cách thành phố Tam Điệp 9 km.
– Tam Cốc – Bích Động nổi tiếng với hệ thống các hang động núi đá vôi tuyệt đẹp và các di tích lịch sử liên quan đến một triều đại lớn của nước ta – triều đại nhà Trần.
b. Kết cấu
– Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động gồm 2 phần chính: Tam Cốc và Bích Động
– Tam Cốc: có nghĩa là “ba hang” gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả 3 hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng chảy xuyên qua núi.
+ Hang Cả có chiều dài lên đến 127m, với cửa hàng rộng mở, hang đâm xuyên qua một quả núi lớn tạo sự kì thú, hấp dẫn du khách. Đặc biệt khí hậu trong hang khá mát và có nhiều nhũ đá rủ xuống với muôn hình vạn trạng khiến nơi đây như một bức họa của thiên nhiên tạo hóa.
+ Hang Hai nằm cách hang Cả gần 1 km, dài 60 m, trần hang cũng có nhiều nhũ đá rủ xuống rất kỳ lạ.
+ Hang Ba tuy nhỏ hơn hang cả và hang Hai, nhưng xấu tạo trần hang lại có hình vòm đá vô cùng kì lạ.
+ Bên cạnh đó còn có các công trình kiến trúc khác: Đền Thái Vi và Động Thiên Hng.
– Khu Bích Động – Xuyên Thủy Động: Bích Động nằm cách bến Tam Cốc 2 km, có nghĩa là “động xanh”, cái tên này do tể tướng Nguyễn Nghiễm, cha của đại thi hào Nguyễn Du đặt cho động năm 1773.
+ Bích Động gồm 1 hang động khô ngự trên lưng chừng núi. Trên đó có công trình kiến trúc nổi tiếng của phật giáo:chùa Bích Động. Bên cạnh đó là một hang động nước chảy xuyên qua lòng núi nên được gọi là Xuyên Thủy động.
+ Xuyên Thủy động là một công trình kiến trúc vô cùng đặc biệt của thiên nhiên tạo hóa. Kết cấu của Xuyên Thủy động như 1 đường ống hình bán nguyệt bằng đá và uốn lượn từ phía Đông sang phía Tây. Trần và vách động thường bằng phẳng, tạo hoá như xếp từng phiến đá lớn thành mái vòm cung, bán nguyệt với muôn hình vạn trạng, góp phần tăng thêm vẻ đẹp kì thú cho động.
c. Ý nghĩa của danh lam thắng cảnh
– Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động nằm trong quần thể danh thắng Tràng An, được Thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt và được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới.
– Tam Cốc – Bích Động có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách ở cảnh quan tuyệt đẹp và sự thanh bình, không khí trong lành, tươi mát, tràn đầy linh khí. Có thể nói, Tam Cốc – Bích Động vừa in đậm dấu ấn lịch sử nhà Trần, vừa có sức quyến rũ, hấp dẫn từ những hang động bí ẩn, những cảnh đẹp giản dị, thanh bình, lại vừa mang trong mình bầu linh khí của thế giới tâm linh – Phật giáo.
3. Kết bài
– Không thể phủ nhận, Tam Cốc – Bích Động chính là một niềm tự hào của người dân kinh đô Hoa Lư nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
– Chúng ta cần phải giữ gìn và phát triển những giá trị tự nhiên – truyền thống này của dân tộc.
Thuyết minh một di tích văn hoá, lịch sử hay một danh lam thắng cảnh: Tam Cốc – Bích Động- Mẫu 1
Trên dải đất cong cong hình chữ S này đã có biết bao thắng cảnh hội tụ để làm nên chất thơ cho một đất nước bé nhỏ mà giàu truyền thống. Ai về với mảnh đất Ninh Bình núi non trùng điệp sẽ biết đến một di tích tựa chốn bồng lai: Tam Cốc – Bích Động.
Di tích này là danh thắng được ngợi ca là “Nam thiền đệ nhị động”. Cảnh sắc ở đây không chi đượm mùi Thiền mà còn gợi nhớ, còn ghi những dấu tích lịch sử hơn nghìn năm về trước: nơi trú quân của Đinh Bộ Lĩnh trong những năm tháng đánh dẹp “nhị thập sứ quân”, nơi Thái hậu Dương Vân Nga du xuân cùng Thập đạo tướng quân Lê Hoàn.
Thiên nhiên Tam Cốc – Bích Động là điểm du lịch nổi tiếng cho những du khách muốn tẩy sạch “bụi trần”. Cái thú là đến với Tam Cốc bằng thuyền con. Tam Cốc gồm có ba hang: hang cả, hang Hai và hang Ba. Hang nào cũng lung linh huyền ảo sắc màu với hàng nghìn nhũ đá với bao huyền tích. Cảnh rồng cuộn hổ quỳ, cảnh tiên nga tắm mát, cảnh tiều phu gánh củi, cảnh ngư õng râu tóc bạc phơ ngồi trên thạch bàn câu cá, cảnh đàn công vũ hội, v.v… thấp thoáng, ẩn hiện trên vòm hang vách động, như dẫn hồn du khách vào thế giới Bồng Lai. Sóng vỗ nhẹ vào mạn thuyền. vào vách hang lúc nghe rì rào róc rách, lao xao rì rào hòa cùng tiếng gió thì thầm thì thào như tiếng thần Núi từ cõi linh thiêng từ ngàn xưa vọng về.
Hang Cả là hang đẹp nhất của Tam Cốc. Con thuyền nan nhè nhẹ luồn vào hang Cả dài 127 mét. nằm trong lòng một trái núi lớn; hai bên hai dãy núi tựa dãy trường thành che chắn dòng sông uốn khúc, nước xanh trong. Cửa hang rộng hơn 20 mét. vách hang uốn vòng cung vòm hang, về mùa hè, không khí trong hang mát lạnh, ai cũng cảm thấy khoan khoái, thư thái cả tâm hồn.
Qua hang cả, ta nhìn thấy một màu xanh bao la của đồng lúa. Xa xa bên sườn non, từng đàn dê hiền lành nhởn nhơ ăn lá cây. Vách núi cheo leo, lủng lẳng những nhành phong lan, hoặc đỏ hồng, hoặc tím biếc, hoặc trắng phau như đàn bướm sặc sỡ đang dập dờn bay.
Đi tiếp ta sẽ đến hang Hai, hang Ba, như lần bước vào cõi thâm u tĩnh lặng của thần Sông, thần Núi. Du khách bâng khuâng tự hỏi: “Có phải nơi đây Thái hậu Dương Vân Nga mừng đón Lê Đại Hành đại phá giặc Tống từ ải Bắc trở về..?” Suối Tiên chính là đây, cách hang Cà non 4km. Dòng suối trong vắt có thể nhìn thấu đến tận đáy. Từng đàn cá nhỏ và dài nối đuôi nhau bơi lượn, ẩn hiện giữa bao lớp rong rêu. Tắm nước suối Tiên, da thiếu nữ sẽ ánh lên màu ngà ngọc. Hoa súng tím hồng lơ thơ nhô lên làm cành Suối Tiên thêm hữu tình, thơ mộng.
Từ suối Tiên ta đến thăm Bích Động. Nam thiên đệ nhị động là đây. Bích Động nghĩa đen là Động Xanh. Xanh trời, xanh ruộng, xanh suối, xanh núi, xanh hang, xanh động mênh mông
Bích Động có ba ngôi chùa được xây cất, tôn tạo trên sườn non vách núi: chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng. Qua Thạch Kiều uốn cong, du khách nhìn thấy một cây si xanh biếc bốn mùa mọc trên một mỏm đồi, được gọi là Bánh Dày. Theo truvền thuyết, ai đói khổ đến ôm gốc cây si này sẽ được ấm no.
Từ chùa Hạ leo qua khoảng 60 bậc đá thì đến chùa Trung, ngôi chùa bát mái. Chính diện nằm thụt vào vách núi, hang sâu. Tường chùa được xây toàn bằng đá. Một chiếc khánh đá rất to có từ xa xưa.
Vượt qua hơn 30 bậc đá nữa, ta sẽ tới chùa Thượng. Tể tướng Nguyễn Nghiêm thân phụ của thi hào Nguyễn Du, từng lưu lại văn thơ: “Núi đá, vườn cây tới đình chùa”.
Các chùa ở Bích Động có nhiều mộ tháp bằng đá nhấp nhô trong vuờn chùa. Có rất nhiều tượng Phật rất cổ kính quý giá. Vườn chùa xanh um, cây ăn trái, hàng trăm loài hoa đẹp đua sắc khoe hương quanh năm. Bích Động có 5 ngọn núi bao quanh, chầu về gọi là Ngũ Nhạc Sơn. Chỉ một tiếng chuông chùa ngân lên tức thì có năm tiếng chuông từ vách núi Ngũ Nhạc Sơn vọng lại.
Du khách nào may mắn đến vãn cảnh Bích Động hái được vài đóa Sơn Kim Cúc bé xíu như chiếc cúc vàng; đem về nhà ướp vào trà, pha nước suối Tiên, chỉ một chén nhỏ mắt sẽ sáng lên. Món quà Trời cho ấy đâu dễ có?
Thuyết minh một di tích văn hoá, lịch sử hay một danh lam thắng cảnh: Tam Cốc – Bích Động- Mẫu 2
Ninh Bình là tỉnh ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng làm say lòng du khách thập phương. Trong đó, không thể không nhắc đến khu “Tam Cốc – Bích Động”. Đây là danh thắng được ngợi ca là “Nam thiên đệ nhị động” (tức Động đẹp thứ nhì trời Nam).
Tam Cốc – Bích Động thuộc xã Ninh Hải, cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây cách quốc lộ 1A 2km, cách thủ đô Hà Nội 100km về phía Nam, cách thành phố Ninh Bình 7km về phía Nam. Nơi đây có diện tích 350,3 ha. Thiên nhiên Tam Cốc-Bích Động được ví như “Vịnh Hạ Long trên cạn” là điểm du lịch nổi tiếng cho những du khách muốn tẩy sạch bụi trần. Cái thú là ta đến với Tam Cốc bằng thuyền con. Tam cốc gồm 3 hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả 3 hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. Hang nào cũng lung linh huyền ảo sắc màu với hàng nghìn nhũ đá và bao huyền tích.
Cảnh rồng cuộn hổ quỳ, cảnh tiên nga tắm mát, cảnh tiều phu gánh củi, cảnh ngư ông râu tóc bạc phơ ngồi ở trên thạch bàn câu cá, cảnh đàn công vũ hội,… thấp thoáng ẩn hiện trên vòm hang vách động, như dẫn hồn du khách vào chốn Bồng Lai. Sóng vỗ nhẹ vào mạn thuyền, vào vách hang lúc nghe rì rào, róc rách, lao xao hòa cùng tiếng gió thì thầm thì thào như tiếng thần Núi từ cõi linh thiêng ngàn xưa vọng về.
Hang Cả là hang đẹp nhất của Tam Cốc, còn được gọi là hang Ngoài, do có vòm hang cao nên vào mùa lũ nước hầu như không lên tới trần hang ít có sự bào mòn các nhũ đá. Bởi vậy, trong hang có nhiều nhũ đá hơn hẳn so với hai hang còn lại. Về mùa hè không khí trong hang mát lạnh, ai cũng cảm thấy khoan khoái, thư thái tâm hồn.
Hang Hai còn được gọi là hang Giữa, hang Trung dài khoảng 90m. Miệng hang phía ngoài rộng khoảng 30m, phía trong hơn 30m, phần giữa của hang hơi thắt lại. Trần hang cao khoảng 3,5m có nhiều nhũ đá rất đẹp. Hang Ba còn được gọi là hang Bé có chiều dài hơn 80m. Miệng hang phía ngoài rộng khoảng 20m phía trong hơi loe ra rộng khoảng hơn 30m. Độ cao của trần hang dưới 3m. Hang thường xuyên bị ngập nước khi mưa nhiều dẫn đến các nhũ đá bị bào mòn, nhiều chỗ thành vệt nhẵn. Từ hang Ba trở vào là cảnh sông, suối, rừng, núi.
Bích Động nằm cách bến Tam Cốc 2km có nghĩa là “động xanh”. Xanh trời, xanh ruộng, xanh suối, xanh núi, xanh hang, xanh động mênh mông. Đây là tên do tể tướng Nguyễn Nghiễm, cha của Nguyễn du đặt cho động năm 1773, chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ gắn với núi đá mang đậm phong cách Á Đông. Chùa được xây dựng đầu đời nhà Hậu Lê. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh chùa và động Bích Động là sự kết hợp hài hòa giữa cảnh đẹp kì thú của hang động, núi non với sự tài hoa khéo léo của con người…
Các kiến trúc ở đây chủ yếu dựa vào vách đá tạo thành một khối thống nhất vững chắc. Toàn cảnh chùa được bố cục theo kiểu “tam tòa” phía dưới là chùa Hạ, tiếp đến là chùa Trung, trên cùng là chùa Thượng. Bên cạnh đó người xưa đã lợi dụng hang tối để đặt tượng phật và những vách đá để dựng những ngọn tháp khiến vẻ linh thiêng cổ kính của ngôi chùa được tăng thêm nhiều phần.
Các chùa ở Bích Động có nhiều mộ tháp bàn đá nhấp nhô trong vườn chùa, có nhiều tượng phất rất cổ kính quý giá. Vườn chùa xanh um cây ăn trái, hàng trăm loài hoa đẹp đua sắc khoe hương quanh năm. Bích Động có năm ngọn núi bao quanh, chầu về gọi là Ngũ Nhạc Sơn. Chỉ một tiếng chuông chùa ngân lên tức thì có năm tiếng chuông từ vách núi Ngũ Nhạc Sơn vọng lại nghe thật êm ái, du dương.
Thuyết minh một di tích văn hoá, lịch sử hay một danh lam thắng cảnh: Tam Cốc – Bích Động- Mẫu 3
Nằm trên địa phận xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 6km về phía Tây nam, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động là 1 trong 21 khu du lịch trọng điểm quốc gia, có diện tích 350,3ha. Đây là một quần thể di tích và danh thắng vẫn giữ được những nét nguyên sơ thiên tạo với nhiều hang động đẹp và các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: Tam Cốc, đền Thái Vi, chùa Bích Động, hang Múa, động Tiên,…
Tam Cốc nghĩa là Ba hang (xuyên thuỷ) gồm: Hang Cả dài 127m, Hang Hai dài 70m, Hang Ba dài 45m, nằm dọc theo dòng sông Ngô Đồng, dưới các dãy núi bốn mùa cỏ cây hoa lá xanh tươi. Xa xưa vùng này là biển cả, sóng vỗ qua nhiều thế kỷ, bào mòn vào vách đá tạo nên những hình thù kỳ lạ.
Du khách đi thăm Tam Cốc chỉ có một con đường thuỷ duy nhất vào ra mất khoảng 2 giờ đồng hồ. Những chiếc thuyền đưa du khách lướt nhẹ trên dòng sông Ngô Đồng. Trong không gian tĩnh lặng, du khách có thể cảm nhận rõ cái trong trẻo của không gian nơi đây, không tiếng còi xe, tiếng máy nổ, chỉ có tiếng mái chèo nhè nhẹ, ràn rạt, tiếng gió vi vu vuốt qua những cung đàn đá, tiếng chim lảnh lót buông từng nốt nhạc trong không gian và tiếng những giọt nước tong tong nhỏ như cách giữ nhịp thời gian của đá núi.
Toạ lạc trên sườn núi Bích Động, thuộc thôn Đam Khê Trong, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, cách thành phố Ninh Bình 9km về phía Tây Nam, cách bến thuyền Tam Cốc 3km, chùa Bích Động được xây dựng theo kiểu chữ “Tam”- Hán tự, ba toà không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành 3 ngôi chùa riêng biệt: Hạ, Trung và Thượng.
Điều độc đáo của chùa Bích Động là núi, động và chùa bổ sung cho nhau, lại ẩn hiện giữa những cây đại thụ xanh biếc, làm cho chùa hoà nhập với cảnh trí thiên nhiên ngoạn mục. Toàn cảnh như một bức tranh núi rừng hùng tráng, dát lên một phù điêu gồm 3 ngôi chùa cổ kính, mái ngói rêu phong, có đủ 8 cảnh đẹp mà người xưa đã gọi là ”Bích sơn bát cảnh”. Bích động là một ngôi chùa độc nhất vô nhị ở Việt Nam, không nơi nào có thế đất, thế núi như vậy. Đây là một danh thắng nổi tiếng đã được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị Động”.
Tam Cốc-Bích Động được ví như “Hạ Long trên cạn” tại Ninh Bình. Đây là điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
Thuyết minh một di tích văn hoá, lịch sử hay một danh lam thắng cảnh: Tam Cốc – Bích Động- Mẫu 4
Nét đặc biệt của Tam Cốc đó là vẻ đẹp tự nhiên của ba hang thủy xuyên qua núi. Mỗi hang lại có thung lũng ngập nước lớn in bóng cảnh núi non hùng vĩ. Nằm cách Hà Nội khoảng 120 km, về phía Nam, danh thắng Tam Cốc – Bích Động là một phần trong quần thể núi đá vôi Hoa Lư. Trải qua hàng trăm năm, nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Khu danh thắng Tam Cốc gồm hai điểm đến là Tam Cốc và Bích Động, thuộc địa phận thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đây là khu du lịch trọng điểm quốc gia. Tam Cốc còn được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn bởi hệ thống hang động, núi đá vôi nổi trên mặt nước và đặc biệt Tam Cốc còn có các di tích lịch sử liên quan đến triều đại nhà Trần (thế kỷ 13 – 14).
Từ bến thuyền Tam Cốc, chiếc thuyền nhỏ sẽ đưa du khách theo dòng Ngô Giang uốn lượn, len qua những vách núi đá sừng sừng, tiến vào khu vực hang động. Chậm rãi khua mái chèo, chị Đỗ Thị Nụ, lái đò tại đây, giải thích: “Theo tiếng Hán, “Tam” là ba, “Cốc” là hang, nên gọi là Tam Cốc. Còn dân địa phương ở đây gọi là Ba Hang, gồm: Hang Cả, hang Hai, Hang Ba. Cả đi cả về đi hết 3 hang hết 2 tiếng”.
Đến Tam Cốc, cảnh vật mỗi mùa mỗi vẻ và mùa nào cũng có nét thú vị riêng. Vào mùa xuân, hai bên sông là cánh đồng lúa xanh biếc, đến tháng Tư âm lịch, ruộng lúa lại ngả màu vàng óng. Còn vào mùa hè, du khách được thưởng thức hương sen thơm ngát giữa vùng nước non. Du ngoạn trên dòng Ngô Giang, du khách còn được nghe người dân địa phương kể những câu chuyện lịch sử, những sự tích gắn với tên gọi của từng mỏm núi, vách đá. Nhiều cái tên độc đáo được đặt cho các ngọn núi dựa theo hình dáng của chúng như mỏm Kim Quy (hình con rùa), núi Hàm Rồng (hình dáng đầu rồng).
Lênh đênh trên thuyền, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những dãy núi đá muôn hình kỳ thú mà còn được quan sát những loài thủy sinh sinh động dưới làn nước. Nước trong nhìn rất rõ những cây tóc tiên và rong nước như san hô. Nhưng có lẽ điều hấp dẫn với du khách nhất vẫn là hang động.
Động thứ nhất có tên gọi là Hang Cả, có chiều dài 127m, lòng hang rộng 20m. Khi đi vào trong hang, ngay ngoài cửa hang có rất nhiều các nhũ đá, có những nhũ đá giống như hình mây bay và có những nhũ đá suốt ngày đêm có nước nhỏ xuống thánh thót, được ví như bầu sữa mẹ. Điểm đặc biệt ở hang này đó là từ ngoài nhìn vào hang rất tối, nhưng càng đi sâu vào bên trong lại càng sáng, vẫn thấy đường đi.
Hang thứ hai cách Hang Cả chừng 10 phút đi thuyền. Điều đặc biệt ở hang động tại Tam Cốc là càng đi vào các hang bên trong, độ dài hang càng ngắn, lòng hang càng hẹp lại. Hang Hai có chiều dài 60m, trần hang chủ yếu là những phiến đá phẳng.
Hang Hai cách Hang Ba khoảng hơn 100m. Hang Ba là hang ngắn nhất, chỉ dài 50m. Dọc đường vào các hang ở Tam Cốc, là những dãy núi đá vôi trùng điệp. Điểm đặc biệt là dấu ấn địa chất hai bên chân núi với những dấu tích của biển từ hàng nghìn năm trước kia. Dưới chân núi đều có những vết lõm hình vòm và ngang đều nhau như có vết kẻ. Xa xưa, nơi đây là biển cả mênh mông, sóng biển vỗ không ngừng hàng nghìn hàng triệu năm bào mòn khuyết sâu vào núi đá nên đã tạo thành những kiệt tác thiên nhiên như ngày nay.
Sau 2 giờ du ngọan giữa một vùng sông nước, núi non hùng vĩ, thuyền đưa du khách trở lại bến thuyền Tam Cốc. Từ đây di chuyển 2km nữa là tới Bích Động, nơi được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động” (động đẹp thứ nhì trời Nam). Chùa Bích Động được xây dựng năm 1428 dưới vương triều Lê Thái Tổ, được xem là danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng nhất của tỉnh Ninh Bình. Chiếc cầu đá nhỏ bắc qua hồ sen dẫn lối vào không gian chùa tĩnh lặng, linh thiêng giữa một vùng núi non trùng điệp.
Sau khi lễ phật ở chùa Bích Động, du khách bước lên 21 bậc đá là đến Động Tối. Trong Động Tối có những khối nhũ đá thiên nhiên tạo hình ông tiên, cô tiên, tiểu đồng, rồng lượn, rùa bơi, voi chầu, hổ phục. Để lên chùa Thượng, du khách cũng phải bước tới gần 40 bậc đá theo sườn núi. Đây là ngôi chùa nằm ở vị trí cao nhất, gần đỉnh núi Bích Động, là nơi thờ phật bà Quan Âm. Sân chùa Thượng là nơi lý tưởng nhất để ngắm khung cảnh xung quanh Bích Động. Phía xa xa, xen giữa những dãy núi là những nhánh sông nhỏ uốn lượn mềm mại tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình.
Không ít du khách nước ngoài khi đến tham Tam Cốc – Bích Động đã bất ngờ với vẻ đẹp nơi đây. Giữa sông nước mênh mông, núi non hùng vĩ ở Tam Cốc – Bích Động, con người như bé nhỏ lại. Tới đây, mỗi du khách như được hoà mình vào thiên nhiên, tận hưởngkhông khí trong lành, tâm hồn được thư thái. Không chỉ là một danh thắng, Tam Cốc – Bích Động còn là một điểm du lịch tâm linh độc đáo ở Ninh Bình.
Thuyết minh một di tích văn hoá, lịch sử hay một danh lam thắng cảnh: Tam Cốc – Bích Động- Mẫu 5
Có thể nói Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh chùa và động Tam Cốc – Bích Động là sự kết hợp hài hòa giữa cảnh đẹp kỳ thú của hang động, núi non với sự tài hoa, khéo léo của con người. Thắng cảnh Tam Cốc được ví như “Vịnh Hạ Long trên cạn” được ngợi ca là “Nam thiền đệ nhị động”.
Tam Cốc – Bích Động thuộc cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100km về phía Nam. Cảnh sắc ở đây không chi đượm mùi Thiền mà còn gợi nhớ, còn ghi những dấu tích lịch sử hơn nghìn năm về trước: nơi trú quân của Đinh Bộ Lĩnh trong những năm tháng đánh dẹp “nhị thập sứ quân”, nơi Thái hậu Dương Vân Nga du xuân cùng Thập đạo tướng quân Lê Hoàn.
Hang Cả là hang đẹp nhất của Tam Cốc. Con thuyền nan nhè nhẹ luồn vào hang Cả dài 127 mét. nằm trong lòng một trái núi lớn; hai bên hai dãy núi tựa dãy trường thành che chắn dòng sông uốn khúc, nước xanh trong. Cửa hang rộng hơn 20 mét. Vách hang uốn vòng cung vòm hang. Qua hang cả, ta nhìn thấy một màu xanh bao la của đồng lúa. Xa xa bên sườn non, từng đàn dê hiền lành nhởn nhơ ăn lá cây. Vách núi cheo leo, lủng lẳng những nhành phong lan, hoặc đỏ hồng, hoặc tím biếc, hoặc trắng phau như đàn bướm sặc sỡ đang dập dờn bay.
Đi tiếp ta sẽ đến hang Hai, hang Ba, như lần bước vào cõi thâm u tĩnh lặng của thần Sông, thần Núi. Du khách bâng khuâng tự hỏi: “Có phải nơi đây Thái hậu Dương Vân Nga mừng đón Lê Đại Hành đại phá giặc Tống từ ải Bắc trở về..?” Suối Tiên chính là đây, cách hang Cà non 4km. Dòng suối trong vắt có thể nhìn thấu đến tận đáy. Từng đàn cá nhỏ và dài nối đuôi nhau bơi lượn, ẩn hiện giữa bao lớp rong rêu. Tắm nước suối Tiên, da thiếu nữ sẽ ánh lên màu ngà ngọc. Hoa súng tím hồng lơ thơ nhô lên làm cành Suối Tiên thêm hữu tình, thơ mộng.
Từ suối Tiên ta đến thăm Bích Động. Nam thiên đệ nhị động là đây. Bích Động nghĩa đen là Động Xanh. Xanh trời, xanh ruộng, xanh suối, xanh núi, xanh hang, xanh động mênh mông. Bích Động có ba ngôi chùa được xây cất, tôn tạo trên sườn non vách núi: chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng. Qua Thạch Kiều uốn cong, du khách nhìn thấy một cây si xanh biếc bốn mùa mọc trên một mỏm đồi, được gọi là Bánh Dày. Theo truvền thuyết, ai đói khổ đến ôm gốc cây si này sẽ được ấm no.
Từ chùa Hạ leo qua khoảng 60 bậc đá thì đến chùa Trung, ngôi chùa bán mái. Chính diện nằm thụt vào vách núi, hang sâu. Tường chùa được xây toàn bằng lá. Một chiếc khánh đá rất to có từ xa xưa. Vượt qua hơn 30 bậc đá nữa, ta sẽ tới chùa Thượng. Tể tướng Nguyễn Nghiêm thân phụ của thi hào Nguyễn Du, từng lưu lại văn thơ: “Núi đá, vườn cây tới đình chùa”.
Bích Động có 5 ngọn núi bao quanh, chầu về gọi là Ngũ Nhạc Sơn. Chỉ một tiếng chuông chùa ngân lên tức thì có năm tiếng chuông từ vách núi Ngũ Nhạc Sơn vọng lại. Du khách nào may mắn đến vãn cảnh Bích Động hái được vài đóa Sơn Kim Cúc bé xíu như chiếc cúc vàng; đem về nhà ướp vào trà, pha nước suối Tiên, theo mẹo dân gian chỉ cần uống một chén nhỏ mắt sẽ sáng lên.
Và cảm xúc sẽ trở nên tròn đầy nếu du khách tinh ý lựa chọn ghé thăm nơi đây giữa mùa lúa chín- khi những hạt vàng cong mình trĩu xuống dòng sông. Đứng trên độ cao hơn trăm mét, phóng mắt ngắm nhìn dòng sông Ngô Đồng và những bóng thuyền đang chở “vàng” đi xuôi ngược, chắc chắn nét hương lúa, hồn người hòa quyện vào thiên nhiên ấy sẽ để lại ấn tượng không bao giờ quên trong lòng du khách.
Thuyết minh một di tích văn hoá, lịch sử hay một danh lam thắng cảnh: Tam Cốc – Bích Động- Mẫu 6
Tam Cốc – Bích Động có diện tích tự nhiên khoảng 350,3 ha (thuộc địa bàn xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) và được biết đến với cái tên “Hạ Long trên cạn”, là một khu du lịch trọng điểm của Việt Nam nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An đã được tổ chức UNESCO xếp hạng là di sản thế giới.
Tam Cốc nghĩa là ba hang (xuyên thủy) gồm: hang Cả dài 127m, hang hai dài 70m, hang Ba dài 45m, nằm dọc theo sông Ngô Đồng. Du khách đi tham Tam Cốc chỉ có một con đường thuỷ duy nhất, vào ra mất khoảng trên dưới 2 giờ đồng hồ. Đến đình Các ở thôn Văn Lâm, ra bến sông Ngô Đồng – con đường thủy dẫn vào Tam Cốc. Lúc thuyền luồn vào ba hang, du khách sẽ cảm nhận được làn không khí trong lành, mát lạnh của hương đồng gió nội. Thạch nhũ từ trần hang rủ xuống lô nhô óng ánh như những khối châu ngọc kỳ ảo.
Chùa Bích Động tọa lạc trên sườn núi Bích Động, thuộc thôn Đam Khê, xã Ninh Hải cách bến Tam Cốc 2 km. Khoảng năm Giáp Ngọ (1774), Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1767-1782) đã đến thăm chùa và đặt tên cho chùa là Bích Động, Bích Động có nghĩa là Động Xanh.
Chùa Bích Động là một công trình kiến trúc cổ nên cũng như những ngôi chùa khác được xây dựng bằng gỗ lim, mái lợp bằng ngói ta không có mấu, mũi lượn tròn, các góc của mái đều có đầu đao cong vút lên như hình lưỡi đao hoặc như hình cái đuôi con chim phượng, làm cho mái uốn lượn, uyển chuyển như sóng nước thuỷ triều, nhìn bán diện như hình ảnh một chiếc thuyền Rồng ngoạn mục trôi trên nước hoặc như hai cánh chim đang dang rộng bay lên.
Chùa Bích Động được xây dựng theo kiểu chữ “Tam” Hán tự, ba toà không liền nhau, Tam cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành ba ngôi chùa riêng biệt: Hạ, Trung, và Thượng. Đây là một danh thắng nổi tiếng đã được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động”.
Quần thể danh thắng Tràng An trong đó có khu du lịch Tam Cốc – Bích Động đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt và đã được UNESCO xếp hạng di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới năm 2014.
Thuyết minh một di tích văn hoá, lịch sử hay một danh lam thắng cảnh: Tam Cốc – Bích Động- Mẫu 7
Bài văn thuyết minh về tam Cốc Đạt điểm cao sẽ giúp các em học sinh nắm được phương pháp làm bài và hoàn thành tốt bài viết của mình.
Danh lam thắng cảnh Tràng An – Tam Cốc – Bích Động được hợp bởi quần thể hang động Tràng An và khu cảnh quan chùa – động Bích Động, thuộc địa phận huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan và thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Quần thể hang động Tràng An bao gồm 50 hang khô và 50 hang ngập nước, rất đa dạng về hình thái và chủng loại (hang động xuyên thủng, hang động thông và hang ngầm). Mỗi hang đều có một sắc thái riêng. Và, một điểm đáng chú ý là, các hang động ở đây thường tập trung thành từng cụm, có liên hệ mật thiết với nhau. Trong mỗi hang, do hiện tượng hòa tan và lắng đọng của đá vôi, đã tạo nên hệ thạch nhũ muôn màu, muôn vẻ… Dấu vết của các thời kỳ biển tiến, biển thoái còn hằn rõ qua những mực xâm thực cơ sở và qua hình thức các hang động liên thông với nhau.
Ngay trong mỗi động cũng có nhiều ngách, nhiều tầng, với vẻ đẹp riêng. Hệ thống hang động ở Tam Cốc – Bích Động là hệ thống “hang sông” ngập nước thường xuyên, ngay cả trong mùa khô. Hang Địa Linh tại đây có ngã ba dẫn đi ba ngả khác nhau. Độ sâu của hang khoảng 2 – 2,5m, vòm hang cao khoảng 3m, có nơi vòm rất rộng và cao tới 7 – 8m, với nhiều hình khối khác nhau, khi được chiếu ánh sáng sẽ tạo nên những màu sắc kỳ ảo.
Hang Tối gọi là hang Tối vì hang nhỏ, hẹp nên rất tối. Hang Tối dài 320m, độ sâu khoảng 1,4m, vòm hang cao từ 1 – 6m. Vòm hang nhiều chỗ có mặt cắt hình tam giác, chỉ đủ một chiếc thuyền nan nhỏ đi vừa. Bên trong hang có hai khoảng trống rộng, vòm trần có những nhũ đá như hình một chiếc màn lớn, nên thường gọi là khu “Màn vóc”. Lại có chỗ có một ngách cụt nhỏ, trước kia nhân dân đi qua không có đèn, dễ bị lạc vào ngách này nên gọi là ngách Lầm. Hang Sáng dài 120m, độ sâu khoảng 1,5m, vòm hang cao từ 1 – 2m. Trong hang khá thoáng, mát, ánh sáng vừa đủ để du khách có thể ngắm nhìn các nhũ đá trên trần và các vách hang.
Hang Nấu Rượu gọi là hang Nấu Rượu vì trước đây, khi đi làm ruộng, nhân dân trong vùng thấy nhiều chum, vò sành và nậm rượu trong hang. Tương truyền, xưa kia vua Đinh thường chưng cất rượu ở hang này. Độ dài của hang khoảng 250m, độ sâu khoảng 1,5 – 2m, vòm hang cao từ 3 – 5m. Đây là hang có vòm cao nhất, không khí thoáng và mát mẻ nhất, đi lại bằng thuyền nan cũng thuận tiện nhất và dòng nước cũng trong lành nhất. Hang Ba Giọt có độ dài 156m, độ sâu khoảng 1,5 – 2m, vòm hang cao từ 1,5 – 2,5m. Chắn phía trước hang là một khối đá chìm (chỉ nhô lên một phần), có hình dáng một con rùa đang nổi lên.
Khu vực quần thể hang động này cũng là địa bàn có sự hiện diện của nhiều di tích lịch sử văn hóa, như phủ Đột (còn gọi là đền Trình, thờ hai vị tướng của triều Đinh là Nhị vị Thánh Tiền, tức Tả Thanh Trù và Hữu Thanh Trù); đền Trần (còn có tên khác là đền Nội Lâm hay đền Vụng Thắm, thờ Quý Minh đại vương); phủ Khống, thờ vị quan triều Đinh có hiệu vị là Đinh Công Tiết chế; các di chỉ khảo cổ gồm: di chỉ hang Bói, di chỉ hang Trống, di chỉ mái đá Chợ, di chỉ mái đá Ông Hay…
Khu Tam Cốc – Bích Động nằm trong quần thể núi đá vôi Hoa Lư. Trong khu vực này, những cảnh quan thiên nhiên như dòng sông Ngô Đồng, hang Cả, hang Hai, Hang Ba… kết hợp hài hòa với các công trình kiến trúc như đền Thái Vi (thờ các vị vua Trần) và chùa Bích Động…, tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp, được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động”.
Hang Cả, còn được gọi là hang Ngoài, hang Lớn, có chiều dài khoảng 180m, chiều rộng ước chừng 30m, trần hang cao hơn 5m. Đây là hang có nhiều nhũ đá đẹp đẹp rủ xuống. Hang Hai, còn được gọi là hang Giữa, hang Trung, dài khoảng 90m. Miệng hang phía ngoài rộng khoảng 30m, phía trong hơn 30m, phần giữa của hang hơi thắt lại. Trần hang cao chừng 3,5m, có nhiều hình nhũ đá rất đẹp.
Hang Ba, còn được gọi là hang Bé, có chiều dài hơn 80m. Miệng hang phía ngoài rộng khoảng 20m, phía trong hơi loe ra, rộng khoảng hơn 30m. Độ cao của trần hang dưới 3m. Hang thường xuyên bị ngập nước khi mưa nhiều, dẫn đến các nhũ đá bị bào mòn, nhiều chỗ thành vệt nhẵn. Từ hang Ba trở vào là cảnh sông, suối, rừng, núi… Cuối lộ trình này là đền Nội Lâm, thờ Cao Sơn đại vương.
Theo văn bia ở chùa, sử sách và truyền thuyết dân gian, trước đây chùa và động cùng có tên gọi là Bích Sơn. Chùa được khởi dựng từ thời Lê Trung Hưng, gắn liền với tên tuổi của các vị sư trụ trì là Trí Kiên và Trí Thể. Năm Giáp Ngọ (1774), khi tuần hành qua đây, chúa Trịnh Sâm đã giao cho Nguyễn Nghiễm giám sát phường thợ làm ròng rã trong 8 tháng để khắc lên vách đá 2 chữ “Bích Động” – viết theo lối đại tự, chân phương, khuôn chữ dài 1,5m, rất sắc nét. Từ đó, tên chùa cũng được gọi theo là Bích Động.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Bích Động từng là một khu căn cứ quan trọng. Tại đây, Công binh xưởng Phan Đình Phùng đã được thành lập, để sản xuất vũ khí. Chùa và động còn là nơi chứa lương thực, in tài liệu tuyên truyền, đồng thời là địa điểm huấn luyện chiến đấu của bộ đội, du kích địa phương. Quần thể hang động Tràng An và khu vực Tam Cốc – Bích Động cách Cố đô Hoa Lư không xa, nên cũng nằm trong không gian văn hóa của lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư – Lễ hội được diễn ra từ mồng 6 tháng Ba đến mồng 8 tháng Ba (Âm lịch) hằng năm.
Lễ hội chính tại khu danh lam thắng cảnh này được tổ chức tại đền Trần (ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) vào ngày 18 tháng Ba (Âm lịch) hằng năm, để tưởng nhớ Đức Thánh Quý Minh đại vương. Điều độc đáo là, lễ hội này diễn ra trên dòng Sào Khê – dòng sông nằm bên đại lộ Tràng An, gắn với hành trình du xuân trên các hang động Tràng An, rồi kết thúc bằng việc neo lúi, dâng hương tế lễ tại đền Trần. Trong quần thể hang động Tràng An và khu vực Tam Cốc – Bích Động hiện còn lưu giữ được khá nhiều di vật, cổ vật, bằng các chất liệu, như đá, đồng, gỗ…, có niên đại chủ yếu từ thời Nguyễn…
Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ đặc biệt của khu danh lam thắng cảnh, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Danh lam thắng cảnh Tràng An – Tam Cốc – Bích Động (huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan và thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) là Di tích quốc gia đặc biệt.
Thuyết minh một di tích văn hoá, lịch sử hay một danh lam thắng cảnh: Tam Cốc – Bích Động- Mẫu 8
Đón đọc bài văn mẫu thuyết minh về Tam Cốc Bích Động đặc sắc sẽ giúp các em học sinh có thêm những ý văn phong phú và sinh động.
Nắng nhẹ trải dài trên những thửa ruộng vàng óng khiến cả vùng núi Tam Cốc sáng bừng lên một vẻ thơ mộng, khiến con người ta không chỉ ‘no mắt’ mà còn cảm thấy khoan khoái tất thảy các giác quan. Tại đây, những cánh đồng lúa sẽ chín rộ vào dịp cuối tháng 5, đầu tháng 6 trong khoảng thời gian hai tuần. Đó là thời điểm du khách sẽ được ngắm ‘sắc vàng mê hồn’ nhất trong năm ở cánh đồng lúa đẹp nhất Việt Nam.
Chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm những thửa ruộng bậc thang chín vàng giữa trời Tây Bắc hay ngắm nhìn núi non trùng điệp ở nhiều nơi trên mảnh đất hình chữ S. Nhưng để kiếm tìm một nơi có núi, có sông và những thửa ruộng trải dài hai bên bờ thơ mộng thì chỉ có một nơi đặc biệt như Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình).
Với du khách, mùa hè cũng là thời điểm tuyệt nhất để đến Tam Cốc, vừa để tránh cái nóng oi bức, vừa để thư giãn, hòa mình cùng thiên nhiên chốn đồng quê yên tĩnh. Đi Tam Cốc mùa này, dù ngồi thuyền hay đi dạo trên bộ, bạn sẽ như lạc vào những thảm sắc màu khi nhìn qua những cánh đồng lúa xanh xen lẫn lúa chín vàng. Ruộng thì chỗ đang gặt, chỗ chờ gặt, tạo nên những mảng màu thiên nhiên thơm mát, nhẹ nhàng và tuyệt đẹp.
Tam Cốc nằm trong quần thể danh thắng Tràng An nổi tiếng. Được ví như là “Hạ Long trên cạn”, Tam Cốc – Bích Động mang vẻ đẹp hùng vĩ của những ngọn núi trùng điệp, nằm yên bình giữa dòng sông quê hương yên bình miền Bắc Bộ, lẫn chút mùi bùn của 2 dải ruộng khiến cho nơi đây trở lên rất đỗi thân quen nhưng lại cảm giác vô cùng mới lạ, đặc biệt.
Từ bến thuyền Văn Lâm, du khách ngao du phong cảnh quanh Tam Cốc, ngắm nhìn các ngôi nhà nhỏ nằm dọc theo tuyến sông và hang động. Cái tên Tam Cốc có nghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả ba hang đều được tạo thành bởi dòng chảy của sông bào mòn vì núi đá vùng này là núi đá vôi. Đặc biệt, hang Cả dài 127m, xuyên qua một phần núi lớn, cửa hang rộng trên 20m. Trong hang khí hậu mát ẩm và có nhiều nhũ đá rủ xuống với rất nhiều hình dạng.
Tham quan Tam Cốc chỉ có một con đường duy nhất là đi bằng thuyền, đường bộ chỉ có thể đi được khoảng 1/4 đường và chỉ đi loanh quanh bên ngoài. Sau khi đi qua hang thứ nhất là không còn đường bộ nào nữa. Xuôi theo mái chèo, trên dòng Ngô Đồng, hai bên là đồng lúa chín, bao quanh đan xen những ngọn núi xanh biếc tại Tam Cốc – Bích Động khiến cho người ta có cảm giác như đang lạc vào trốn bồng lai thơ mộng.
Sẽ thật đáng tiếc cho những ai ưa thích thưởng ngoạn, du lịch mà bỏ qua Tam Cốc mùa lúa chín. Chẳng tự yên mà người ta nói nơi đây đẹp nhất vào mùa vàng, bởi cái phong cảnh vốn đã lên thơ, hữu tình của sông núi Ninh Bình được điểm tô màu vàng óng của những thửa ruộng lúa chín khiến con người ta không khỏi nao lòng.
Cảnh sắc nơi đây vào vụ lúa chín mang đến một cảm giác thư thái nhẹ nhàng, bạn sẽ cảm tưởng có thể tạm buông bỏ hết bộn bề cuộc sống, hít thở khí trời tươi mới. Tất cả sự kết hợp hoàn mỹ của tạo hóa khiến cho Tam Cốc như khoác lên mình một màu vàng kiêu hãnh, làm nổi bật bên mảnh xanh tươi giữa núi non trùng điệp, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Năm 2015, Tam Cốc đã từng lọt top 15 địa danh “tuyệt đẹp nhưng ít người biết đến” do tờ Telegraph (Anh) bình chọn. Hình ảnh dòng sông Ngô Đồng như dải lụa mềm mại, nhẹ nhàng vắt lên thảm lúa vàng óng, uốn lượn quanh những ngọn núi ở Tam Cốc đã xuất hiện trên tạp chí Business Insider khi đứng đầu danh sách 50 điểm đến hấp dẫn nhất năm 2018. Vì thế điểm du lịch này mỗi năm đón hàng triệu lượt du khách quốc tế đến tham quan.
Thuyết minh một di tích văn hoá, lịch sử hay một danh lam thắng cảnh: Tam Cốc – Bích Động- Mẫu 9
Bài văn thuyết minh về Tam Cốc Bích Động chọn lọc sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học sinh nắm vững cách làm bài văn giới thiệu về một danh lam thắng cảnh cụ thể.
Tam Cốc-Bích Động là điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước nhờ những cảnh đẹp như dãy núi đá vôi cùng với hệ thống hang động, các di tích lịch sử liên quan đến hành cung Vũ Lâm của triều đại nhà Trần…
Tam Cốc-Bích Động thuộc xã Ninh Hải (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), cách Hà Nội khoảng 100 km về phía nam. Du khách về đây sẽ được thưởng ngoạn cảnh quan non nước hữu tình, với sông nước, núi đá, hang động và những cánh đồng lúa chín vàng đẹp uốn lượn trên dòng sông Ngô Đồng như một bức tranh thủy mặc.
Tam Cốc, có nghĩa là “ba hang”, gồm có hang Cả, hang Hai và hang Ba. Trong hang khí hậu khá mát và có nhiều nhũ đá rủ xuống với muôn hình vạn trạng. Hang Hai, cách hang Cả gần 1 km, dài 60 m, trần hang có nhiều nhũ đá rủ xuống rất kỳ lạ. Hang Ba, gần hang Hai, dài 50 m, trần hang như một vòm đá, thấp hơn so với hai hang kia
Bích Động nằm cách bến Tam Cốc 2 km, có nghĩa là “động xanh”, là tên do tể tướng Nguyễn Nghiễm, cha của đại thi hào Nguyễn Du đặt cho động năm 1773. Bích Động gồm một động khô nằm trên lưng chừng núi (làm chùa Bích Động) và một hang động nước đâm xuyên qua lòng núi (gọi là Xuyên Thủy Động).
Tam Cốc-Bích Động được ví như một “Hạ Long trên cạn”, du khách tham quan di chuyển bằng thuyền. Sau khi mua vé, du khách xuống bến thuyền. Thuyền đưa du khách tham quan cánh đồng lúa trên sông, len lỏi qua các vách núi, hang nước. Thời gian di chuyển (đi và về) khoảng 2 giờ đồng hồ. Tùy theo từng mùa mà phong cảnh đồng lúa ven sông sẽ có màu xanh ngắt của lúa non hay chín vàng.
Trên đường chèo thuyền, du khách sẽ ghé khu vực đền Thái Vi, nơi thờ các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, các tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải và hoàng hậu Trần Thị Dung. Xưa vùng núi Tam Cốc là nơi nhà Trần về đây dựng hành cung Vũ Lâm trong kháng chiến chống Nguyên Mông. Được biết, thời tiết ở Tam Cốc-Bích Động mỗi mùa một vẻ đẹp riêng. Nếu du khách muốn chiêm ngưỡng toàn bộ những cánh đồng lúa xanh mơn mởn, thì sau Tết độ tháng 2, tháng 3…thời gian thích hợp để gia đình, bạn bè…về tham quan.
Đến với Tam Cốc-Bích Động, du khách không chỉ được hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành của một vùng sông nước yên bình, mà qua những trải nghiệm thú vị trên sông, phần nào làm cho du khách cảm thấy thú vị khi đến với vùng đất và con người Ninh Bình.
Thuyết minh một di tích văn hoá, lịch sử hay một danh lam thắng cảnh: Tam Cốc – Bích Động- Mẫu 10
Tham khảo bài văn thuyết minh về Tam Cốc Bích Động học sinh giỏi để trau chuốt cho mình một văn phong hay và cách viết khéo léo, thu hút độc giả.
Tam Cốc – Bích Động là quần thể hang động ở vùng đất xã Ninh Hải huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.
Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động hiện có diện tích tự nhiên là 350,3 ha, nằm cách quốc lộ 1A 2 km, cách thành phố Ninh Bình 7 km, cách thành phố Tam Điệp 9 km. Chủ yếu khu vực nằm trên xã Ninh Hải (Hoa Lư). Muốn thăm Tam Cốc, du khách xuống thuyền từ bến trung tâm. Thuyền đưa du khách trên dòng sông Ngô Đồng uốn lượn qua các vách núi, hang xuyên thuỷ, cánh đồng lúa. Thời gian đi và trở lại khoảng 2 giờ. Phong cảnh Tam Cốc, nhất là 2 bên dòng sông Ngô Đồng có thể thay đổi theo mùa lúa (lúa xanh, lúa vàng hoặc màu bạc của nước trên cánh đồng).
Đền Thái Vi là nơi thờ các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, các tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải và hoàng hậu Trần Thị Dung. Xưa vùng núi Tam Cốc là nơi nhà Trần về đây dựng hành cung Vũ Lâm trong kháng chiến chống Nguyên Mông. Có thể đi bộ đến đền Thái Vi từ hành trình Tam Cốc hoặc theo đường bộ cách bến thuyền Tam Cốc 2 km.
Động Thiên Hương nằm trên đường từ sông Ngô Đồng vào đền Thái Vi, là một động khô và sáng nằm ở lưng chừng núi có độ cao so với mặt đất khoảng 15 m. Động có chiều cao khoảng 60 m, sâu 40 m, rộng 20 m. Đỉnh động rỗng nên động còn có tên là Động Trời. Nằm gọn trong động là miếu thờ bà Trần Thị Dung, vợ vua Lý Huệ Tông. Là một người đã truyền cho nhân dân xã Ninh Hải nghề thêu ren.
Xuyên Thủy động là một động tối và ngập nước nằm dọc theo chiều dài khối núi Bích Động. Xuyên Thủy động như 1 đường ống hình bán nguyệt bằng đá dài khoảng 350 m uốn lượn từ phía Đông sang phía Tây. Bình quân bề rộng của Xuyên Thủy động là 6m, chỗ rộng nhất là 15 m. Trần và vách động thường bằng phẳng, tạo hoá như xếp từng phiến đá lớn thành mái vòm cung, bán nguyệt với muôn hình vạn trạng. Lối vào Xuyên thủy động ở phía sau núi, đối diện với đường vào chùa Bích Động. Tại điểm kết thúc hành trình xuyên thủy động, du khách có thể leo núi để tới động và chùa Bích Động.
Động Tiên là động khô đẹp của khu du lịch Tam Cốc – Bích Động. Động nằm cách chùa Bích Động gần 1 km. Phạm vi động gồm có ba hang lớn, rộng và cao. Trần động có nhiều vân đá, nhũ đá rủ xuống lấp lánh nhiều màu sắc trông như những rễ cây lớn. Trên trần có nhiều dơi và chim cư trú. Đứng từ bên ngoài nhìn động như một lâu đài tráng lệ.
Các biến đổi của tự nhiên tạo nên những hình dáng kỳ thú của nhũ đá trong động với hình thù là cây tiền, cây thóc, ông tiên, cô tiên, con voi, con sư tử, con hổ, con kỳ đà, con rồng, con đại bàng, và cả những đám mây bay lượn nhiều màu sắc. Những khối đá trong động khi gõ vào sẽ tạo ra nhiều loại âm thanh rất lạ.
Chùa Linh Cốc nằm trong núi chùa Móc. Chùa quay hướng tây, phía trước là một cánh đồng nước. Theo văn bia đặt ở chùa, Linh Cốc có từ triều vua Trần Thánh Tông. Sân chùa rộng ở ngay chân núi, hai bên sân có nhà thờ tổ. 3 gian quay hướng tây bắc, đặt tượng thờ thánh tăng là đức A Nam Đà và đức tổ tây, mũi cao, tóc quăn, râu quai nón là người Ấn Độ.
Nhà trai 5 gian, quay hướng đông nam.Điện Mẫu quay lưng vào sườn núi, hướng tây nam, xây dựng theo kiểu chữ ” Tam”. Hậu cung là một gian thờ Tam Toà Thánh Mẫu gồm: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Liễu Hạnh. Thiêu hương gồm 3 gian thờ Công Đồng Thánh Mẫu, Tiền Đường 5 gian, gian cuối bên tay trái có treo quả chuông.
Không biết ai “đẽo đá” làm nên Tam Cốc- Bích Động để người xưa mệnh danh động Bích ở đây là “Nam Thiên đệ nhị động”. Để trong tâm khảm sâu lắng của khách du khách thập phương, Tam Cốc- Bích Động là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất.
Thuyết minh một di tích văn hoá, lịch sử hay một danh lam thắng cảnh: Tam Cốc – Bích Động- Mẫu 11
Để viết bài văn thuyết minh về Tam Cốc Bích Động sinh động, các em học sinh cần vận dụng nhiều phương thức biểu đạt và lựa chọn từ ngữ giàu ý nghĩa.
Vốn được ví là “Vịnh Hạ Long trên cạn” hay còn gọi là “Nam Thiên đệ nhị động” – có nghĩa là động đẹp thứ nhì ở trời Nam, danh thắng Tam Cốc – Bích Động là địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình, nằm cách thành phố khoảng 7km về phía Nam, thuộc dãy Ngũ Nhạc Sơn, địa phận xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Là một trong 4 khu du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Bình, Tam Cốc – Bích Động nằm trong rặng núi đá vôi Trường Yên, gần khu di tích Hoa Lư. Cả khu vực bao gồm hệ thống núi đá vôi và các di tích lịch sử từ thời nhà Trần.
Hàng năm, nơi đây thu hút lượng lớn khách du lịch từ trong và ngoài nước tới tham quan. Là địa điểm du lịch lý tưởng được du khách lựa chọn vào những ngày nghỉ cuối tuần vì đường đi rất thuận lợi, thời gian tham quan chỉ vẻn vẹn trong vài tiếng đồng hồ mà được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc tuyệt vời. Từ ngồi thuyền ngắm mây trời non nước, những cánh đồng lúa nước xanh rì, đầm sen thơm ngát, chui vào hang núi thỏa sức ngắm và chạm tay vào những khối thạch nhũ đá lóng lánh, mát lạnh rủ từ trên xuống, rồi có thể leo lên lưng chừng núi thăm các chùa cổ.
Tham quan Tam Cốc – Bích Động, nếu du khách không đi theo hình thức tour tuyến của các công ty lữ hành thì cũng có thể không phải thuê hướng dẫn viên du lịch riêng. Vì những người lái đò ở đây cũng kiêm luôn cả hướng dẫn viên, rất nhiệt tình, vui tính. Tam Cốc có nghĩa là ba hang (hang Cả, hang Hai và hang Ba). Muốn trải nghiệm và khám phá vẻ đẹp tuyệt vời của Tam Cốc, du khách sẽ ngồi thuyền khoảng 3 giờ đồng hồ dọc theo dòng sông Ngô Đồng ngắm cảnh sắc hai bên bờ sông.
Mỗi mùa đều có một nét đẹp riêng, lôi cuốn du khách. Thuyền lênh đênh trôi nhè nhẹ lướt qua những làng, thấp thoáng ẩn hiện ven bờ những ngôi chùa cổ, rồi đến những cánh đồng lúa rập rờn xen kẽ những đồng sen thơm ngát lay lay bên sóng nước và những ngọn núi đá vôi hùng vĩ. Khi thuyền đi vào lòng hang có cảm giác mát lạnh, trần hang thấp gần sát mặt nước, có đoạn dường như du khách phải rạp người xuống rồi len lỏi giữa các khối nhũ đá rủ xuống những hình thù kỳ lạ.
Nhìn từ cửa hang có cảm giác hun hút rất tối, song càng vào sâu bên trong lại càng sáng dần, người chèo thuyền vẫn thấy đường đi, còn du khách vẫn thỏa sức ngắm lòng hang. Ra khỏi hang, phóng tầm mắt ra xung quanh là quang cảnh thoáng đãng bao la của sông nước, rồi núi non trùng điệp, không khí trong lành, tâm hồn như được thư thái. Trong quần thể du lịch này còn có địa danh “Suối Tiên”, dòng nước ở đây trong vắt nhìn rõ từng đàn cá tung tăng bơi lội dưới những phiến đá xanh to phẳng lì phủ đầy rong rêu.
Bích Động cách bến Tam Cốc không xa, chỉ khoảng 2km là động tối dài trên 300m. Muốn thăm Bích Động du khách cũng ngồi thuyền lượn qua những mái đá, rủ nhũ. Có thăm nơi đây mới phần nào thấy thêm sự diệu kỳ của thiên nhiên. Thuyền sẽ đưa du khách thăm quan hang núi quanh co, huyền ảo. Ngay phía trước là nhánh sông Hoàng Long uốn lượn mềm mại quanh sườn núi. Có nơi trần và vách động khá bằng phẳng với nhiều phiến đá lớn xếp ngay ngắn thành hình bán nguyệt. Nhìn xa xa, xen kẽ giữa các dãy núi đá là từng nhánh sông nhỏ tỏa ra, uốn lượn, tạo nên bức tranh sơn thủy mê đắm lòng người.
Kết thúc chuyến tham quan, ta sẽ lên núi thăm Chùa Bích Động. Bích Động nghĩa là động xanh. Chùa nằm trên núi Ngũ Nhạc Sơn, dựa vào sườn núi, gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng trải theo ba tầng núi. Núi, động và chùa đan quyện hài hòa giữa những tán cây cổ thụ khiến cảnh sắc càng thêm huyền hoặc. Ngôi chùa này được xây dựng từ đầu đời nhà Hậu Lê. Đặc biệt, trong chùa có quả chuông đúc từ thời vua Lê Thái Tổ và mộ tháp một số hòa thượng có công xây dựng chùa. Không gian thanh tao, tĩnh mịch tạo cảm giác linh thiêng giữa cả vùng núi non trùng điệp.
Tam Cốc – Bích Động được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt và đã được tổ chức Unesco công nhận là Di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên của thế giới. Được thiên nhiên ưu đãi, con người hiền hòa, thân thiện, phong cảnh nên thơ hữu tình.
Thuyết minh một di tích văn hoá, lịch sử hay một danh lam thắng cảnh: Tam Cốc – Bích Động- Mẫu 12
Thuyết minh về Tam Cốc Bích Động văn mẫu hay sẽ là một trong những tư liệu tham khảo không thể bỏ qua dành cho các em học sinh.
Tam Cốc – Bích Động, còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như “vịnh Hạ Long trên cạn” hay “Nam thiên đệ nhị động” là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Toàn khu vực bao gồm hệ thống các hang động núi đá vôi và các di tích lịch sử liên quan đến triều đại nhà Trần nằm chủ yếu ở xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình. Quần thể danh thắng Tràng An – Tam Cốc được thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt và đã được UNESCO xếp hạng di sản thế giới.
Các trung tâm đón khách tại khu du lịch Tam Cốc – Bích Động phân bố ở các điểm: Tam Cốc, Cố Viên Lầu, thung Nắng, thung Nham, chùa Bích Động, hang Múa. Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động gồm nhiều tuyến tham quan du thuyền, đi xe đạp và đi bộ nối khoảng gần 20 điểm du lịch.
Tam Cốc, có nghĩa là “ba hang”, gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả ba hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. Tam Cốc là tuyến du thuyền được khai thác đầu tiên ở khu du lịch Tam Cốc – Bích Động. Hang Cả dài 127 m, xuyên qua một quả núi lớn, cửa hang rộng trên 20 m. Hang Hai, cách hang Cả gần 1 km, dài 60 m, trần hang có nhiều nhũ đá rủ xuống rất kỳ lạ. Hang Ba, gần hang Hai, dài 50 m, trần hang như một vòm đá, thấp hơn so với hai hang kia
Bích Động nằm cách bến Tam Cốc 2 km, có nghĩa là “động xanh”, là tên do tể tướng Nguyễn Nghiễm, thân phụ của đại thi hào Nguyễn Du đặt cho động năm 1773. Đây là một trong những thắng cảnh nằm trong nhóm được người xưa gọi là “Nam thiên đệ nhất động”, cụ thể Bích Động được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động” tức động đẹp thứ nhì trời Nam [đứng sau động Hương Tích (Nam thiên đệ nhất động) ở Hương Sơn và đứng trước động Địch Lộng (Nam thiên đệ tam động) ở Kẽm Trống]. Phía trước động là một nhánh sông Ngô Đồng uốn lượn bên sườn núi, bên kia sông là cánh đồng lúa.
Chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ gắn với núi đá mang đậm phong cách Á Đông. Chùa được dựng từ đầu đời nhà Hậu Lê. Trong chùa có quả chuông lớn đúc từ thời vua Lê Thái Tổ, mộ tháp các vị hòa thượng có công xây dựng chùa. Thời Lê Hiển Tông (1740-1786) chùa được trùng tu mở rộng thêm, bao gồm Chùa Hạ, Chùa Trung, Chùa Thượng, trải ra trên ba tầng núi.
Ninh Bình là điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước nhờ những cảnh quan đẹp cộng với nhiều địa điểm du lịch văn hóa, tâm linh nổi tiếng. Trong số những điểm du lịch của địa phương phải kể đến quần thể danh thắng Tam Cốc – Bích Động.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách thuyết minh một di tích văn hoá, lịch sử hay một danh lam thắng cảnh: Tam Cốc – Bích Động hay nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 09/2024!