Updated at: 08-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Giới thiệu về văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” chuẩn nhất 03/2024.

Giới thiệu về văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em- Mẫu 1

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là văn bản trích phần đầu Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu Oóc ngày 30 – 9 – 1990. Tuyên bố gồm ba phần: Nhiệm vụ, Cam kết và Những bước tiếp theo.

Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em gồm 17 mục, ngoài phần tuyên bố về mục đích tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em và nhận thức về nhu cầu, quyền được chăm sóc, phát triển của trẻ em, văn bản được bố cục thành ba phần. Phần Sự thách thức phân tích thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới (trẻ em trước hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, trẻ em trong thảm hoạ đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, ma tuý…). Phần Cơ hội chỉ ra những điều kiện thuận lợi của bối cảnh quốc tế trong việc thúc đẩy việc chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em. Và phần Nhiệm vụ đã xác định những nhiệm vụ cần phải thực hiện của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Ba phần của văn bản này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hai phần trước là cơ sở, căn cứ để rút ra những nội dung ở phần sau.

Trong phần Sự thách thức, thực trạng cuộc sống trẻ em trên thế giới được khái quát theo nhiều nội dung. Tác giả đã chỉ ra rằng trẻ em đang trở thành nạn nhân của hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Trẻ em là nạn nhân của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Đặc biệt nguy hiểm là tình trạng trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, ma tuý. Chính thực trạng đó đã đạt ra những nhiệm vụ cấp bách cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế.

Bối cảnh quốc tế hiện nay có những điều kiện thuận lợi cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Những điều kiện thuận lợi này được chỉ ra trong phần Cơ hội, cụ thể, nhân loại đã có công ước về quyền trẻ em, đó là mối liên kết về phương tiện, kiến thức giữa các quốc gia. Đó còn là sự hợp tác và đoàn kết quốc tế mở ra khả năng giải quyết những vấn đề về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, ngăn chặn dịch bệnh, giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em.

Dựa trên tình hình thực tế, Tuyên bổ đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho từng quốc gia và cộng đồng quốc, tế vì sự sông còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Mỗi một mục tương ứng với một phương diện cần quan tâm: từ việc chăm sóc sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong, quan tâm đến trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bình đẳng trai – gái, xoá mù chữ, quan tâm đến sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, kế hoạch sinh nở đến việc chú ý tạo môi trường văn hoá xã hội lành mạnh, phát triền kinh tế… Những nội dung này thể hiện tính toàn diện trong việc định hướng hành động.

“Tuyên bố thế giới vể sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” cho chúng ta thấy được tầm quan trọng, tính cấp bách, toàn cầu của nhiệm vụ vì sự sống còn, quyền được bảo vệ, phát triển của trẻ em. Trên tinh thần vì tương lai của nhân loại, bản Tuyên bố đã đưa ra những nhiệm vụ cũng là chiến lược hành động một cách toàn diện cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế. Công việc này còn đòi hỏi sự quan tâm của từng gia đình, từng cá nhân trong mỗi cộng đồng.

Giới thiệu về văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em- Mẫu 2

A. Ngắn gọn những nội dung chính

  1. Giới thiệu chung
  • Văn bản: trích từ Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại Liên hợp quốc ngày 30-9-1990, in trong cuốn Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em.
  1. Phân tích văn bản
  2. Nội dung chính và bố cục của văn bản:

Nội dung chính:

  • Bảo vệ quyền lời, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu.
  • Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30/09/1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.

Bố cục: 

  • Khẳng định sự cấp thiết và cần thiết của hành động đảm bảo tương lại tốt đẹp cho tất cả trẻ em
  • Những thách thức phản ánh thực trạng của trẻ em trên thế giới:
  • Những thuận lợị  để cộng đồng quốc tế thực hiện lời tuyên bố vì trẻ em
  • Những đề xuất nhằm đảm bảo cho trẻ em được chăm sóc, bảo vệ, phát triển
  1. Khẳng định sự cấp thiết và cần thiết của hành động đảm bảo tương lại tốt đẹp cho tất cả trẻ em 
  • Bản tuyên bố mở đầu bằng lời kêu gọi khẩn thiết: “Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn” nhằm mục đích hãy đảm bảo cho trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”
  • Cách nhìn nhận trẻ em thông qua đặc điểm tâm sinh lí: Trẻ em trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc, hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng.

=> Khẳng định về Quyền trẻ em: được sống trong thanh bình, được chơi, được học, được phát triển.

  1. Những thách thức phản ánh thực trạng của trẻ em trên thế giới:

Thách thức:

  • Trẻ em có cuộc sống khổ cực không được hưởng những quyền lợi của mình
  • Nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, phân biệt chủng tộc, đói nghèo, dịch bệnh, chết vì suy dinh dưỡng.
  • Dẫn chứng cụ thể:
    • Mỗi ngày có 40.000 trẻ em bị chết
    • Hàng ngày có vô số trẻ  em..bất hạnh
    • Mỗi ngày có hàng triệu…đói nghèo

Phản ánh thực trạng của trẻ em trên thế giới:

  • Bị trở thành nạn nhân của của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
  • Chịu đựng những thảm hoạ đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.
  • Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
  1. Những thuận lợị  để cộng đồng quốc tế thực hiện lời tuyên bố vì trẻ em
  • Sự liên kết giữa các quốc gia.
  • Công ước về Quyền trẻ em.
  • Bầu không khí chính trị quốc tế được cải thiện.
  • Sự hợp tác đoàn kết quốc tế trên nhiều lĩnh vực.

=> Những thuận lợi lớn nhằm cải thiện tình hình, bảo đảm quyền trẻ em.

  1. Những đề xuất nhằm đảm bảo cho trẻ em được chăm sóc, bảo vệ, phát triển
  • Tăng cường sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng.
  • Quan tâm trẻ em tàn tật,  hoàn cảnh khó khăn.
  • Tăng cường vai trò phụ nữ, bình đẳng giới.
  • Xoá nạn mù chữ ở trẻ em.
  • Quan tâm đến bà mẹ khi mang thai và sinh đẻ.
  • Tạo cơ hội tìm biết nguồn gốc lai lịch của mình.
  • Khuyến khích trẻ tham gia một số hđộng văn hoá, xã hội.
  • Khôi phục sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

  1. Khẳng định sự cấp thiết và cần thiết của hành động đảm bảo tương lại tốt đẹp cho tất cả trẻ em 
  • Giới thiệu hoàn cảnh của lời kêu gọi: khi tham gia Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em:
    • Mở đầu Bản tuyên bố là lời kêu gọi “khẩn thiết” hướng tới “toàn thể nhân loại” vì mục đích “hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn” (điều 1).
    • Điều 2 nói rõ vì ai, vì đối tượng nào, đối tượng ấy ra sao mà ra lời kêu gọi. Đó là tất cả trẻ em trên thế giới, một lớp người “đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc”. Lớp người nhỏ tuổi ấy cần “phải được sống trong vui thú, thanh bình, được chơi, được học và phát triển”. Hòa hình, ấm no, hạnh phúc là điều kiện, là nhu cầu sống của trẻ em. Tính cộng đồng (rộng lớn), tính nhân đạo được thể hiện rất rõ và vô cùng sâu sắc.
  • Khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của tất cả các trẻ em trên toàn thế giới: “phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển…”
  1. Những thách thức phản ánh thực trạng của trẻ em trên thế giới ( Sự thách thức) 
  • Trẻ em không được sống trong hạnh phúc mà còn trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược. Hằng ngày, có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó.
  • Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác- thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Có những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương do bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ. Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn nhẫn và bóc lột. Ở những nước kém phát triển, trẻ em phải chịu đựng thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp:
  • Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là những nước kém phát triển nhất, trẻ em đang phải chịu tác động nặng nề của nợ nước ngoài, của tình hình kinh tế không giữ được mức độ tăng trưởng đều đặn hoặc không có khả năng tăng trưởng.
  • Điều đau lòng là hàng ngàn trẻ em chết mỗi ngày do suy sinh dưỡng và bệnh tật, mà nhiều nhất là ở châu Phi mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, kể cả hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), hoặc do thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh và do tác động của vấn đề ma túy.
  1. Những thuận lợi  để cộng đồng quốc tế thực hiện lời tuyên bố vì trẻ em ( Cơ hội) 
  • Từ những thách thức đặt ra, tác giả nêu lên những điều kiện thuận lợi để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
  • Có sự liên kết của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này sẽ tạo ra một cơ hội mới. Qua sự liên kết, trao đổi, các nước sẽ có đủ các phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mệnh của trẻ em, loại trừ được một phần rất lớn những nỗi khổ đau của các em, thúc đẩy sự phát triển đầy đủ tiềm năng con người ở trẻ em và làm cho các em nhận thức được nhu cầu, các quyền của mình củng như nắm được các cơ hội phục vụ được lợi ích của mình.
  • Công ước về quyền của trẻ em tạo ra một cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi trẻ em được thực sự tôn trọng ở khắp nơi trên thế giới.
  • Bên cạnh đó, sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực cũng là cơ sở để thực hiện nội dung công ước về quyền của trẻ em. Nguồn kinh phí cực kì to lớn dành cho cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc sẽ được dùng để cải thiện đời sống cho hàng tỉ trẻ em nghèo trên khắp thế giới. Đói rét, ốm đau, mù chữ… sẽ dần dần bị đẩy lùi vào quá khứ.
  1. Những đề xuất nhiệm vụ nhằm đảm bảo cho trẻ em được chăm sóc, bảo vệ, phát triển ( Nhiệm vụ) 
  • Trong phần Nhiệm vụ, bản Tuyên bố đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Những nội dung này thể hiện tính toàn diện trong việc định hướng hành động. Mỗi một mục tương ứng với một phương diện cần quan tâm: từ việc chăm sóc sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong, quan tâm đến trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bình đẳng trai – gái, xoá mù chữ, quan tâm đến sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, kế hoạch sinh nở đến việc chú ý tạo môi trường văn hoá xã hội lành mạnh, phát triển kinh tế…
  1. Tổng kết:
  • Nội dung: Bảo vệ quyền lợi, chăm lo  đến sự phát triển của trẻ em là 1 trong những vấn đề quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu.
  • Nghệ thuật:
    • Trình bày rõ ràng hợp lí.
    • Mối liên kết lô-gíc giữa các phần làm cho văn bản có kết cấu chặt chẽ.
    • Sử dụng phương pháp pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.
  • Ý nghĩa: Văn bản nêu nên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Giới thiệu về văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 03/2024!