Updated at: 10-05-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách giới thiệu về lăng Lê Thái Tổ (Vĩnh Lăng) chuẩn nhất 11/2024.

Bố cục và phong cách xây dựng ở Vĩnh Lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên mà trang nhã. Ban đầu mộ đắp bằng đất hình khối vuông, xung quanh xây chèn bằng gạch, lâu ngày bị sạt lở, nay được xây lại bằng đá, mỗi cạnh 4,4m, cao lm.

Dàn ý

1. Mở bài

– Giới thiệu về di tích lịch sử đã tìm hiểu, lựa chọn để thuyết minh: bia Vĩnh Lăng và lăng vua Lê Thái Tổ

– Đưa ra một vài nhận xét chung về di tích đó: là di tích lịch sử vinh danh công ơn của vị vua anh minh.

2. Thân bài

a. Vị trí, địa điểm di tích:

– Địa chỉ: lăng vua nằm ở Thọ Xuân – Thanh Hóa.

– Cách di chuyển: có thể đi bằng xe du lịch, xe bus; nếu ở gần thì đi xe đạp, xe máy.

– Giới thiệu về những nét đặc biệt của di tích:

+ Có lịch sử lâu đời: Văn bia cùng với công trình lăng tẩm được xây dựng từ thế kỉ XV

⇒ Qua nhiều năm, Văn Miếu – Quốc Tử Giám bị bom đạn tàn phá nhiều, cho tới nay được phục dựng lại, trở thành nơi lưu giữ truyền thống hiếu học của dân tộc, trở thành một địa điểm tham quan văn hóa lớn.

+ Cảnh quan: Bố cục và phong cách xây dựng ở Vĩnh Lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên mà trang nhã. Trước lăng có hai hàng tượng người và tượng các con vật bằng đá

b. Vai trò của khu di tích:

Văn bia là di tích lịch sử quan trọng của dân tộc ta mô thuật toàn bộ gia tộc, thân thế, sự nghiệp, công lao của vua Lê Thái Tổ và ca ngợi lòng khoan dung độ lượng của Người.

3. Kết bài

– Nêu cảm nghĩ: khu di tích là nơi tôn nghiêm, là một nét đẹp văn hóa, kiến trúc của dân tộc.

Giới thiệu về lăng Lê Thái Tổ (Vĩnh Lăng) ( Bài 2 ) – Mẫu 1

         Bác Hồ kính yêu đã từng dạy: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Lời dạy của Bác đã in sâu vào tâm khảm của mỗi người dân Việt về nhận thức đối với những trang sử hào hùng của nước nhà. Những di tích lịch sử được bảo tồn đến ngày hôm nay như là một minh chứng cho sự biết ơn công lao của cha ông ta thuở trước. Bia Vĩnh Lăng là một công trình lịch sử tiêu biểu ghi nhớ công ơn vị vua anh minh Lê Thái Tổ.

        Năm Thuận Thiên thứ 6 (Quý Sửu – 1443) tháng 8 nhuận, ngày 22, Lê Thái Tổ mất. Cùng năm ấy, ngày 23 tháng 10 an táng ở Vĩnh Lăng, Lam Sơn. Lăng được xây dựng trên vạt đất bằng phẳng ở phía nam chân núi Dầu, phía bắc điện Lam Kinh 50m, nằm trên trục bắc – nam giữa núi Dầu và núi Chúa, tạo thành thế hậu chẩm bắc sơn, tiền án nam sơn. Bên trái lăng có núi Ngũ Lâm và núi Hổ, bên phải có núi Hướng và núi Hàm Rồng tạo thành hai tay ngai với thế long chầu hổ phục. Phía trước lăng khoảng l000m là sông Chu uốn cong, ôm lấy mặt tiền, dòng chảy từ phải sang trái tạo thành thế tụ thủy.

        Bố cục và phong cách xây dựng ở Vĩnh Lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên mà trang nhã. Ban đầu mộ đắp bằng đất hình khối vuông, xung quanh xây chèn bằng gạch, lâu ngày bị sạt lở, nay được xây lại bằng đá, mỗi cạnh 4,4m, cao 1m.

        Trước lăng có hai hàng tượng người và tượng các con vật bằng đá. Đứng đầu hai hàng tượng, ở vị trí gần lăng là hai pho tượng quan văn và quan võ. Kích thước của tượng nhỏ, phong cách dân gian. Kế tiếp là tượng bốn cặp con vật đối nhau theo thứ tự hai sư tử cách điệu như hai con lợn rừng, hai ngựa (không có yên), hai tê giác (không có bành) và hai con hổ ngồi hiền từ. Trước lăng là hương án bằng đá đặt bát hương và lễ vật. Thần đạo giữa hai hàng tượng chầu.

        Văn bia là di tích lịch sử quan trọng của dân tộc ta mô thuật toàn bộ gia tộc, thân thế, sự nghiệp, công lao của vua Lê Thái Tổ và ca ngợi lòng khoan dung độ lượng của Người. Về thăm văn bia là để nhớ về nguồn cội, tổ tiên dân tộc, nhớ về bài học dựng nước và giữ nước. Là lời nhắc nhở thế hệ mai sau với thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn” đối với cha ông.

Giới thiệu về lăng Lê Thái Tổ (Vĩnh Lăng) ( Bài 2 ) – Mẫu 2

Năm Thuận Thiên thứ 6 (Quý Sửu – 1443) tháng 8 nhuận, ngày 22, Lê Thái Tô mất, cùng năm ấy, ngày 23 tháng 10 táng ở Vĩnh Lăng. Lam Sơn Lăng được xây dựng trên vạt đất bằng phẳng ở phía nam chân núi Dầu, phía bắc điện Lam Kinh 50m, nằm trên trục bắc – nam giữa núi Dầu và núi Chúa, tạo thành thế “hậu chẩm bắc sơn, tiền án nam sơn”. Bên trái lăng có núi Ngũ Lâm và núi Hổ, bên phải có núi Hướng và núi Hàm Rồng tạo thành hai tay ngai với thế “long chầu hổ phục”. Phía trước lăng khoảng 1000m là sông Chu uốn cong, ôm lấy mặt tiền, dòng chảy từ phải sang trái tạo thành thế “tụ thủy”.

Bố cục và phong cách xây dựng ở Vĩnh Lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên mà trang nhã. Ban đầu mộ đắp bằng đất hình khối vuông, xung quanh xây chèn bằng gạch, lâu ngày bị sạt lở, nay được xây lại bằng đá, mỗi cạnh 4,4m; cao 1m.

Trước lăng có hai hàng tượng người và tượng các con vật bằng đá. Đứng đầu hai hàng tượng, ở vị trí gần lăng là hai pho tượng quan văn và quan võ. Kích thước của tượng nhỏ, phong cách dân gian. Kế tiếp là tượng bốn cặp con vật đối nhau theo thứ tự hai sư tử cách điệu như hai con lợn rừng, hai ngựa (không có yên), hai tê giác (không có bành) và hai con hổ ngồi hiền từ. Trước lăng là hương án bằng đá đặt bát hương và lễ vật. Giữa hai hàng, tượng chầu là một lối đi rộng hơn hai mươi mét gọi là thần đạo.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách giới thiệu về lăng Lê Thái Tổ (Vĩnh Lăng) hay nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 11/2024!