Updated at: 09-05-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách giới thiệu về di tích Lam Kinh chuẩn nhất 04/2024.

Giới thiệu về di tích Lam Kinh- Mẫu 1

Di tích Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 50km khi về phía tây bắc, năm 1962 được Bộ Văn hoá xếp hạng.

Sau khi Lê Thái Tổ lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long), ông đã cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một thành lớn thứ hai, thường được gọi là thành Lam Kinh, còn có tên khác là Tây Kinh.

Phía bắc thành Lam Kinh dựa vào núi Dầu (Du Sơn), phía nam nhìn ra sông Chu, qua sông khoảng 900m là núi Chúa (Chủ Sơn) làm tiền án; là núi Hướng và núi Hàm Rồng. Các công trình trong điện xây dựng theo trục nam – bắc, trên khu đồi gò có hình chữ vương. Thành có chiều dài 341m, ngang 254m. Mặt thành phía bắc xây hình cánh cung, tường dày hơn 1m.

Mặt trước thành khoảng 100m còn dấu vết của cổng vào và móng tường kéo đến sát bờ sông Ngọc, móng tường dày 1,8m. Qua tường khoảng 10m là con sông đào có tên là sông Ngọc rộng khoảng 20m. Bắc qua sông là cây cầu cong Tiên Loan, trên cầu có lầu (thượng gia hạ kiểu), qua cầu khoảng 50m thì đến một giếng cổ hình chữ nhật. Tiếp theo là một sân rộng dẫn đến Ngọ Môn. Giữa sân hai bên lối vào là hai con vật bằng đá tựa hai con nghê, đứng trên bệ hình chữ nhật, trên thân trang trí khá cầu kỳ, đầu vươn về phía trước trong tư thế canh phòng.

Tuy di vật còn lại không nhiều nhưng chúng ta vẫn có thế nhận ra đây là một công trình rất lớn của vua Lê Lợi.

Giới thiệu về di tích Lam Kinh- Mẫu 2

Lịch sử dân tộc ghi dấu nhiều chiến công vĩ đại trong quá trình chống ngoại xâm của dân tộc. Trong rất nhiều chiến công ấy phải kề đến chiến thắng giặc Minh của nghĩa quân Lê Lợi gắn với căn cứ khởi nghĩa ở vùng Thọ Xuân – Thanh Hoá nay trở thành một di tích lịch sử cấp quốc gia còn được gọi là Lam Kinh.

Lam Kinh, nơi bắt đầu của thời kì hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với bản anh hùng ca đánh đuổi giặc Minh, thu giang sơn về một mối. Lam Kinh nằm trên đất huyện Thọ Xuân, một huyện đã sinh cho dân tộc Việt Nam hai đời Lê (Tiền Lê, Hậu Lê). Vùng đất mà cách đây gần một ngàn năm cụ tổ của Thái Tố Cao Hoàng đế Lê Lợi thấy chim bay về đậu quây quần thành bầy, quyết định san đất dựng nhà. Lam Kinh (có tên khác là Tây Kinh) thuộc địa bàn xã Xuân Lam huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hoá 52km về phía Tây Bắc. Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng khoảng 30ha, gồm những lăng phần, đền miếu và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về bái yết tổ tiên.

Thành điện Lam Kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu (Du Sơn), phía Nam nhìn ra sông Chu, xa xa là núi Chúa, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải là núi Hương. Khu hoàng thành, cung điện và Thái miếu được bố trí xây dựng theo trục nam bắc, trên một khoảng đất đồi gò có hình dáng giống chữ Vương trong chữ Hán. Bèn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, thành phía Bắc xây phình ra thành hình cánh cung với bán kính 164m, thành dầy trên 1m. Mặt trước ngoài hoàng thành khoảng 100m còn lại dấu vết của cổng vào rộng trên 6m, hai bên có xây hai bức tường thành hình cánh cung kéo dài đến sát bờ sông Ngọc, móng tường thành còn lại dầy 1,08171, qua cổng thành có một con sông đào tên là sông Ngọc. Sông này bắt nguồn từ Tây Hồ, chạy vòng qua trước thành và điện Lam Kinh. Theo sách “Hoàng việt dư địa chí” xưa kia, nước sông trong veo, đáy sông có nhiều sỏi tròn đẹp, trông rất đáng yêu, không ai dám lấy. Trên sông có bắc một cây cầu tên là Tiên Loan Kiều hình cánh cung, còn có tên gọi là cầu Bạch, qua cầu khoảng 50m thì đến một giếng cổ. Trước kia dưới giếng còn thả sen để giữ cho nước mát trong những ngày hè nóng nực. Bờ giếng phía Bắc có lát bậc đá lên xuống, gọi là bến nước Ngọ môn.

Trước Ngọ môn có hai con nghê đá đứng canh. Nền Ngọ môn rộng 11m dài 14,10m, có 3 cửa ra vào. Ngọ môn có ba gian. Căn cứ vào chiều rộng của nền Ngọ môn và xét về tỷ lệ quy mô các công trình kiến trúc toàn khu cung điện, các nhà nghiên cứu về kiến trúc cồ đã đi đến đoán định, Ngọ môn thành điện Lam Kinh là một công trình kiến trúc hoành tráng. Qua Ngọ môn vào đến sân rồng (cỏn có tên gọi là sân chầu). Sân trải rộng khắp bề ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu.

Khu Chính điện Lam Kinh điện gồm ba toà điện lớn xây trên nền đất rộng, cao. Mặt bằng của điện bố trí hình chữ công I (chữ Hán). Ngày 21 tháng 2 năm Bính Tý (1456), vua Lê Nhân Tôn đích thân đem các quan về bái yết sơn lăng ở Lam Kinh, nhà vua đã lệnh cho các đại thần đặt tên các điện. Theo đó, điện phía trước gọi là điện Quang Đức, điện dọc ở giữa gọi là điện Sùng Hiếu, điện phía sau gọi là điện Diên Khánh (theo Đại Việt sử kí toàn thư). Hai điện Quang Đức và Diên Khánh đều chín gian, gian giữa rộng nhất, hai gian hai đầu hồi hẹp hơn tạo thành hành lang bao quanh cả ba điện. Đây là công trình kiến trúc gỗ có quy mô lớn. Kiến trúc ba Toà chính điện Lam Kinh có giá trị đặc biệt quan trọng về nghệ thuật kiến trúc thời Lê Sơ. Từ sân rồng lên chính điện là thềm rộng lớn, với ba lối lên. Hai bên lối giữa trang trí hình rồng.tạc tròn. Theo sự đánh giá “Nghệ thuật tạc rồng ở đây rõ ràng nổi hơn hẳn hình rồng ra đời muộn hơn thường chạm trong các đền chùa Việt Nam”.

Khu thái miếu triều Lê Sơ cửa giữa sau điện Diên Khánh cỏ hai lan can đá mỗi lan can tạc một con rồng có thân và đuôi hình con sóc. Từ trên điện đi xuống thềm là khu sân Thái miếu. Sau sân gồm chín toà Thái miếu thò’ Thái hoàng Thái phi.

Sau khu Thái miếu là tường thành phía Bắc, xây theo hình vòng cung, ôm bao bọc toàn khu cung điện và Thái miếu mặt Bắc.

Ngoài các công trình quan trọng như chính điện, Thái miếu, trong khu hoàng thành còn nhiều công trình khác. Hai bên sân rồng có hai nhà tả vu và hữu vu chạy dài suốt cả chiều sâu sân rồng. Phía Tây khu chính điện còn có hai điện thờ lớn gọi là Lam Kinh Tây giáp thất điện, thờ bô đẻ của Vua Thái Tô và thờ Chiêu Hiếu đại vương Lê Thạch con của Chiêu Hiếu đại vương Lê Học. Điện Hoằng Hựu thờ Hoằng Hựu đại vương Lê Trừ, anh thứ hai của Thái Tổ. Phía Đông khu chính điện là khu cư xá của các quan và quân lính trông coi khu kinh thành. Trong khu vực phía Đông còn một khu bếp núc.

Lăng mộ các vua và hoàng hậu ở Lam Kinh: Trong khu Sơn Lăng của triều Lê Sơ ở Lam Kinh gồm có lăng của các vua vả hoàng hậu, trong đó lăng của Lê Thái Tổ (Vĩnh Lăng) mai táng ở điểm huyệt quan trọng và thần diệu nhất. Vĩnh Lăng được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng ở chân núi Dâu phía Nam, bên trái có núi Phú Lâm và núi Hồ; bên phải có núi Hướng và núi Hàm Rồng tạo thành hai cánh tay ngai với thế long chầu hổ phục; phía chính diện của Vĩnh Lăng, là dòng sông Chu uốn cong hình vành khuyên, ôm lấy mặt tiên Vĩnh Lăng, theo cách nhìn tính tế của nhiều người am hiểu phong thuỷ xưa và nay thì Vĩnh Lăng được chọn đặt ở một thế đất đẹp, có vượng khí tốt tươi, núi sông kì tú, là điểm huyệt quan trọng trong khu sơn lăng Lam Sơn. Lăng của các vua kế nghiệp và hoàng hậu mai táng ở hai phía Đông và Tây.

Hàng năm vào dịp tháng 8 âm lịch, lễ hội Lam Kinh lại bắt đầu. Ngày giỗ của Lê Lợi (22/8/1433) được cử hành trọng thể. Tiếng cồng chiêng âm vang rừng núi. Các điệu múa dân gian: múa Xéc bùa, múa đèn Đông Anh, múa rồng uyển chuyển bay lượn. Các trò chơi: ném còn, dựng cây nêu, hát trò Xuân Phả náo nức lòng người. Người anh hùng Lê Lợi còn găn với truyền thuyết Hồ Gươm và rùa vàng nhận gươm báu. Lam Kinh còn mãi trong lịch sử dân tộc như một niềm tự hào về quá khứ vẻ vang của dân tộc.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách giới thiệu về di tích Lam Kinh hay nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!