Updated at: 09-05-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách giới thiệu về chợ nổi miền Tây Nam Bộ chuẩn nhất 04/2024.

Dàn ý

1. Mở bài

– Giới thiệu chợ nổi – một nét văn hóa độc đáo của miền Tây.

2. Thân bài

– Giải thích khái niệm chợ nổi. Giới thiệu bao quát về chợ nơi đây.

– Về địa điểm họp chợ.

– Khung cảnh lúc chợ họp.

– Những hàng hóa mua bán, trao đổi nơi đây.

– Cách bày bán, trang trí hàng hóa.

– Một số chợ nổi tiêu biểu của miền Tây.

3. Kết bài

Cảm nghĩ của em về chợ nổi miền Tây.

Giới thiệu về chợ nổi miền Tây Nam Bộ – Mẫu 1

       Đất nước Việt Nam nhỏ bé nhưng vô cùng đa dạng về địa hình và văn hóa. Xuôi về phía Nam sông nước, ta sẽ chiêm ngưỡng một miền Tây ôn hòa, chân chất, giàu tình người và những loại hình văn hóa đặc biệt. Đến với Miền Tây bạn không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon đặc sắc, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn được ghé thăm một khu chợ đặc biệt – chợ nổi.

       Gọi là chợ nổi vì chợ họp ở trên sông. Giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm chiếc ghe, xuồng của người quanh vùng về đây tụ tập mua bán.

       Chợ họp suốt cả ngày, nhưng nhộn nhịp nhất là vào buổi sáng. Thuyền, ghe tấp nập đi lại, luồn lách trên mặt nước. Tiếng chào mời mua bán, tiếng cười nói gọi nhau, tiếng ồn ã của động cơ… làm vang động cả một vùng, quang cảnh nhộn nhịp và sôi động. Trên thuyền chất đầy hàng hoá, nhiều nhất vẫn là trái cây, mùa nào thức nấy: chôm chôm, xoài, cam, quýt, bưởi, măng cụt, sầu riêng…, sản vật của vùng sông nước kênh rạch như cá, rùa, rắn, cua, tôm, chim đồng, bông súng, rau tươi… Chủ nhân của ghe, thuyền treo lủng lẳng một vài thứ trái cây, hàng hoá hay một bảng hiệu quảng cáo trên chiếc sào nơi thuyền của mình, cái cao cái thấp, cái thẳng cái nghiêng trông thật lạ mắt.                                                  

       Các loại dịch vụ ăn uống, hớt tóc, may vá… cũng diễn ra ngay trên ghe, xuồng, rất tiện dụng và đường như thỏa mãn mọi nhu cầu mua sắm sinh hoạt đời thường của người dân vùng này.

       Các chợ nổi lớn của miền Tây như Phụng Hiệp, Phong Điền, Cái Răng (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang)… Phần lớn nông sản hàng hoá ở đây được bán cho những thương nhân rồi từ đó được chuyển tới các nhà máy chế biến thực phẩm, hoa trái hay chở ra tận Hà Nội và các địa phương miền Bắc. Chợ nổi là nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của người dân vùng châu thổ sông Cửu Long.

       Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước miền Tây phóng khoáng và nghĩa tình. Nếu có đặt chân đến vùng đất Tây Nam Bộ, bạn hãy đừng quên ghé thăm và trải nghiệm nét độc đáo riêng nới đây để hòa vào nếp văn hóa đặc sắc nơi đây.

Giới thiệu về chợ nổi miền Tây Nam Bộ – Mẫu 2

Trên giải đất hình chữ S, nhắc đến chợ nổi hẳn ai cũng nghĩ đến một vùng đất miền Tây thân thương, trìu mến. Đó không chỉ là một không gian sinh họa mang nét đặc trưng của một vùng miền mà còn là nơi hội tụ những hoạt động diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Nổi bật trong những chợ nổi đó, phải nhắc đến chợ nổi cái Răng ở thành phố Cần Thơ. Một chở nổi đặc sắc có quy mô lớn nhất ở Cần Thơ nói riêng và miền Tây nói chung. Để hiểu nét văn hóa miền Tây đặc sắc như thế nào, xin mời các bạn tìm cùng tìm hiểu chợ nổi Cái Răng – nét đặc trưng vùng sông nước.

Được thành lập và phát triển hơn 100 năm nay từ đầu thế kỷ XX. Trải qua các thời từ Phong kiến, Pháp thuộc, Việt Nam Cộng Hòa… đến ngày nước nhà thống nhất.Chợ nổi Cái Răng đã trở thành nơi hội tụ của nhiều tàu thuyền cỡ lớn chuyên buôn về các mặt hàng nông sản tại Cần Thơ nói riêng và miền Tây nói chung. Nhờ vị trí nằm trên trục đường sông thuận lợi của quận Cái Răng thành phố Cần Thơ. Nên Cái Răng không khó gì để phát triển và hội tụ một nền văn hóa sông nước độc đáo. Với đặc điểm chuyên giao thương về các mặt hàng trái cây, nông sản của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chợ nổi Cái Răng là điểm giao dịch quan trọng của nhiều tàu bè của các tỉnh lân cận.

Theo một số người chia sẻ, tên gọi Cái Răng có nguồn gốc từ câu chuyện của những đầu thời khẩn hoang. Truyền thuyết nói về con cá sấu với thân hình rất lớn dạt vào đây, răng của nó cắm vào miệng đất này. Tuy nhiên, trong cuốn “Tự vị” tiếng nói miền Nam của Vương Hồng Sển cho biết: Cái Răng có nguồn gốc từ chữ Khmer theo từ “karan” nghĩa là “cà ràng” (ông táo). Người Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn) làm rất nhiều karan đi bán khắp nơi để phục vụ trong việc chế biến món ăn. Lâu dần, mọi người phát âm karan thành Cái Răng theo ngôn ngữ sinh hoạt của người Kinh tại đồng bằng.

Cà ràng là gì? Đây là một kiểu bếp lò của người Nam Bộ. Trong “Tự vị tiếng nói miền Nam”, học giả Vương Hồng Sển miêu tả: “Cà ràng hình thù như con số 8 để nằm, một đầu là ba ông Táo lú đầu lên cao để đội nồi ơ siêu trách, còn một đầu kia nắn cái bụng chang bang dài dài vừa vặn với cây củi chụm, bụng này chứa được tro nhiều không rơi rớt ra ngoài, lại ấm cúng che kín gió, mau chín mau sôi.” Đây là hình dạng cơ bản chứ cà ràng mỗi vùng tuỳ theo tình hình gió nước mà cà ràng khác nhau chút đỉnh, mục đích là để tránh gió tránh nước

Không giống như bao ngôi chợ khác trên đất liền. Hầu hết, các chợ nổi ở miền Tây đều bắt đầu tụ tập khi trời mờ sáng. Chợ nổi Cái Răng cũng vậy, chỉ tầm khoảng 3h sáng là đã hiện ra một không cảnh nhộn nhịp trong màn sương đêm. Từ mọi nơi, những chiếc tàu, thuyền, xuồng đã chở đầy ắp những mặt hàng trái cây đổ về đây. Tiếng máy ghe nổ ầm ì, tiếng nói cười hối hả của những thương lái… càng về sáng càng làm tăng thêm độ không khí nhộn nhịp.

Trên những phương tiện di chuyển của tàu thuyền, xuồng và các bè nổi trên sông Cái Răng. Đâu đâu cũng là sự hội tụ, trao đổi giữa người dân và các thương lai về các mặt hàng nông sản của mình. Sự náo nhiệt này có thể làm bất kỳ ai khi lần đầu đến với chợ nổi mà không thể hình thành một lý do để giải thích. Theo không gian, dù quay đầu đến khung cảnh nào hay hướng mắt quan sát về mọi phía. Chợ luôn mang đến sự nhộn nhịp kỳ lạ của những hàng quán ăn uống trên những chiếc thuyền cỡ nhỏ luôn di động trên sông. Đó là yếu tố khác lạ so với những chợ nổi trên bờ và là sự khách biệt rất khó nhầm lẫn với những khu chợ tại các vùng miền khác.

Có một điều đặc biệt rất thú vị trên khu chợ nổi này mà ai cũng tò mò. Đó là sự hiện diện của những cây bẹo. Mục đích xuất hiện của những cây bẹo này vừa vui nhưng cũng hết sức ý nghĩa. Điều này, đã trở thành một yếu tố quan trọng hình thành nên nét văn hóa đặc trưng của vùng sông nước. Nét đặc trưng này thể hiện rất đơn giản, đó là trên cây bẹo treo cái gì thì bán cái đó. Có cây cũng treo nhưng không bán hay treo cái này mà bán cái kia. Tại sao lại nói như vậy? Bởi lẽ, trên sông nước, thuyền bè lúc nào cũng bị bấp bênh theo dòng chảy của con sông. Cho nên, những vật treo lên cây bẹo như: bưởi, xoài, chôm chôm, nhãn… là những mặt hàng được treo để rao bán. Còn như những đồ ăn thức uống như: cơm, hủ tiếu, bún… thì không treo được, vì nếu treo lên thì nó sẽ đổ. Đây là lý do tại sao nói: treo cái này mà bán cái kia. Tuy nhiên, cũng từ các cây bẹo này, có những thứ treo lên mà người ta không bán, đó chính là quần áo. Điều này dễ hiểu hơn, vì quần áo được treo lên sau khi giặt dũ. Điểm đặc biệt hơn, có những cây bẹo treo những toàn lá dừa thì đố các bạn bán cái gì? Đó chính là bán ghe, tàu, hay thuyền. Tại sao lại như thế?

Theo văn hóa truyền thống của người miền Tây thì thế này. Lá dừa là một vật liệu lợp mái làm nhà, mà nhà là nơi an cư của con người. Chính vì vậy, khi treo lá dừa lên cây bẹo, đồng nghĩa là rao bán tổ ấm của mình đang sinh sống. Đây cũng là lý do để mọi người đều hiểu: Chợ nổi Cái Răng – nét đặc trưng vùng sông nước.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách giới thiệu về chợ nổi miền Tây Nam Bộ hay nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!