Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Giới thiệu một vài nét về Phạm Đình Hổ và tác phẩm: Vũ trung tuỳ bút” chuẩn nhất 12/2024.
Giới thiệu một vài nét về Phạm Đình Hổ và tác phẩm: Vũ trung tuỳ bút- Mẫu 1
Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) tự là Tùng Niên, hiệu là Đan Sơn, quê ở làng Đan Loan, phủ Thượng Hồng, nay thuộc tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong một gia đình quan lại cuối thời Lê – Trịnh.
Ông sinh ra và lớn lên lại Kinh thành Thăng Long, rất hào hoa và nuôi mộng văn chương từ thời thơ ấu. Khi bà bảo mẫu hỏi về chí hướng mai sau, ông đã nói: “ Chí trai thì phải lập thân hành đạo, đó là phận sự, không phải nói chi nữa. Nến sau này trưởng thành mà lấy được lấy thơ văn nổi tiếng ở đời cho người ta biết con cháu nhà ấy, nhà nọ, chí tôi chỉ muốn như thế mà thôi (Tự thuật)
Từ 11-20 tuổi, ông liên tiếp gánh chịu cái tang (cha, 2 anh, mẹ), cảnh gia đình ngày thêm sa sút, khó khăn, may được bạn bè an ủi giúp đỡ. Tuy chỉ đỗ sinh đồ, nhưng ông rất tài giỏi. Năm 1821, vua Minh Mệnh mời ông ra làm quan, chi trong một thời gian ngắn được thăng đến chức Tế tửu Quốc Tử giám (Giám đốc Trường Quốc tử giám).
Ông để lại nhiều văn thơ viết bằng chữ Hán có giá trị lịch sử, xã hội và văn học. Tiêu biểu nhất là hai tác phẩm: “Vũ trung tùy bút” và “Tang thương ngẫu lục” (cuốn sau viết chung với Nguyễn Án). Phạm Đình Hổ là một cây bút văn xuôi chữ Hán thời trung đại có tác phẩm được giảng dạy trong trường phổ thông.
Giới thiệu một vài nét về Phạm Đình Hổ và tác phẩm: Vũ trung tuỳ bút- Mẫu 2
1. Giới thiệu một vài nét về Phạm Đình Hổ: Phạm Đình Hổ tự là Tùng Niên, hiệu là Đông Dã Tiều, còn gọi là Chiêu Hổ, người làng Đan Loan, huyện Đường An, nay thuộc xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia đình khoa bảng, thi đỗ tú tài, từng dạy học nhiều nơi. Xã hội đương thời loạn lạc đã khiến ông không còn quan tâm đến con đường quan lộ chỉ mong muốn sống ẩn cư. Đến đời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn mời ông ra làm quan, giao chức Tế tửu Quốc tử giám, từ chối nhiều lần không được vẫn bị triệu ra làm quan. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: văn học, sử học, triết học… đều viết bằng chữ Hán.
2. Đôi nét về tác phẩm “Vũ Trung tùy bút” (Tùy bút viết trong những ngày mưa): Đây là một trong những tác phẩm có giá trị của Phạm Đình Hổ được viết vào đầu thế kỷ XIX, gồm 88 mẩu chuyện, theo thể tùy bút, ghi chép về các lễ nghi, phong tục tập quán…ghi chép về các sự việc xảy ra trong xã hội đương thời với một số nhân vật, di tích lịch sử khảo cứu về địa dư, chủ yếu là vùng Hải Dương quê hương ông. Qua ghi chép, khảo cứu của mình, nhà văn luôn kín đáo thể hiện nỗi niềm thời thế… Tác phẩm vừa có giá trị về văn chương vừa cung cấp tài liệu quý giá về các lĩnh vực xã hội khác.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Giới thiệu một vài nét về Phạm Đình Hổ và tác phẩm: Vũ trung tuỳ bút” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!