Updated at: 22-02-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách giải VBT ngữ văn 9 bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang chuẩn nhất 04/2024.

Hướng dẫn cách giải VBT ngữ văn 9 bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang chuẩn nhất

Cách giải 1:

Câu 1 (trang 82 VBT Ngữ văn 9, tập 2)

Xem xét nếu phải tách đoạn cuối cùng của văn bản thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ra chỗ nào. Tìm bố cục của văn bản và đặt tiêu đề cho từng phần.

Lời giải chi tiết:

Bài văn có thể chia làm 3 phần

– Phần 1 (Từ đầu đến tôi như dưới đây): Tự cảm nhận về chân dung.

– Phần 2 (Tiếp theo đến áo quần của tôi): Trang bị và trang phục của Chúa đảo.

– Phần 3 (Còn lại): Diện mạo của vị chúa đảo.

Câu 2 (trang 82 VBT Ngữ văn 9, tập 2)

Vị trí và độ dài phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo của chàng có gì đáng chú ý so với các phần khác? Thử giải thích vì sao lại như vậy nếu xem xét từ góc độ nhân vật xưng “tôi” tự kể chuyện mình.

Lời giải chi tiết:

Phần miêu tả diện mạo nằm ở cuối văn bản và khá ngắn gọn (hơn mười dòng). Vì từ góc độ nhân vật xưng “tôi” tự kể chuyện mình, “tôi” sẽ quan tâm kể những gì mình nhìn thấy được, từ trang phục, trang bị, cuối cùng mới là khuôn mặt (bộ ria mép). Như vậy, người đọc có thể hình dung đậm nét hơn về một bộ dạng kì khôi.

Câu 3 (trang 83 VBT Ngữ văn 9, tập 2)

Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vào thời gian này hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết của bức chân dung tự họa ấy ra sao?

Lời giải chi tiết:

– Thời tiết mưa nắng khắc nghiệt, chỉ cần nước mưa thấm vào da thịt cũng sẽ bị ốm một trận thập tử nhất sinh. Tuy nhiên nó cũng giúp cho cây cối rất phát triển.

– Trên đảo không có người, không có vải để may quần áo, Rô-bin-xơn liền lấy những tấm da dê may tạm làm quần áo cho mình.

– Thiếu thốn những vật dụng sinh hoạt hằng ngày

– Trên đảo không có sự nguy hiểm của người thổ dân hoặc thú dữ.

Câu 4 (trang 83 VBT Ngữ văn 9, tập 2)

Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn được thể hiện như thế nào qua bức chân dung tự họa và qua giọng kể của nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Chỉ qua trang phục thôi, chúng ta cũng đã thấy ý chí và nghị lực của nhân vật “tôi” lớn đến mức nào. Thay vì bị hoàn cảnh éo le khuất phục, Rô-bin-xơn đã không ngừng lao động, cải tạo nó để nó phục vụ cho cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, giọng kể còn mang tính hài hước, dí dỏm, thể hiện sự lạc quan, vượt lên trên hoàn cảnh.

Cách giải 2:

Câu 1: Văn bản trong SGK có thể coi là bức chân dung tự họa Rô-bin-xơn. Căn cứ vào trình tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của vưn bản và đặt tiêu đề cho từng phần

Trả lời:

– Phần 1 (từ đầu…như dưới đây): nhà văn tự ngẫm và giới thiệu bản thân

– Phần 2 (tiếp … khẩu súng của tôi): trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn

– Phần 3 (còn lại): diện mạo của Rô-bin-xơn

Câu 2, tr. 129, SGK

Trả lời:

– Trong bài văn, phần miêu tả diện mạo chỉ chiếm một dung lượng nhỏ, ít ỏi

– Nguyên nhân do ngôi kể chuyện là ngôi thứ nhất, Rô-bin- xơn tự miêu tả mình do đó chàng chỉ có thể miêu tả những gì mình thấy thôi, điển hình là bộ ria mép, trong khi đó các chi tiết về vũ khí trang phục được miêu tả kĩ

– Bằng cách kể từ ngôi thứ nhất, tác giả có thể miêu tả một bộ dạng kì khôi, thu hút sự chú ý của bạn đọc

Câu 3: Qua bức chân dung tự họa của nhân vật, em hình dung được gì về cuộc sống trên đảo hoang và những phẩm chất của Rô-bin-xơn?

Trả lời:

– Cuộc sống trên đảo hoang:

+ Thời tiết mưa nắng khắc nghiệt (cái mũ với mảnh da dê, cái dù trên đầu)

+ Trang phục tất cả đều bằng da dê, có lẽ trên đảo hoang có nhiều dê rừng

+ Hai cái quai bên thắt lưng để đeo kiếm và dao găm nhưng lại để đeo cưa và rìu chứng tỏ ở đảo không có kẻ thù chống chọi, khả năng ít có thú dữ

– Những phẩm chất của Rô-bin-xơn

+ Rô-bin-xơn không có lấy một lời than vãn nào, với trang phục kì dị kèm theo các đồ lề linh kỉnh cả rìu với cưa chúng ta ngỡ ông là một vị chúa đảo trị vì oai vệ trên đảo quốc của mình.

+ Giọng kể chuyện của Rô-bin-xơn đượm vẻ hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của ông

Câu 4: Ở lớp 6, em đã học một đoạn trích truyện Dế Mèn phiêu lưu kí, trong đó cũng có chân dung tự họa của Dế Mèn. Hãy so sánh với chân dung của Rô-bin-xơn để nhận ra những nét riêng biệt trong cách miêu tả của mỗi bức chân dung

Trả lời:

– Điểm giống nhau: đều là các bức chân dung tự họa

– Khác nhau:

+ một bên là bức tranh tự họa của loài vật, một bên là của con người

+ chân dung của Rô-bin- xơn theo lối tả tĩnh giống như một bức tranh còn chân dung Dế Mèn là theo lối tả động kết hợp tả hình dáng và hoạt động

Câu 5: Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, có truyện nào cũng kể về nhân vật phải sống ngoài đảo hoang? Giữa nhân vật đó và Rô-bin-xơn có điểm gì giống và khác nhau?

Trả lời:

– Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, có cũng có truyện kể về nhân vật phải sống ngoài đảo hoang đó là Sự tích dưa hấu

– Giống nhau giữa hai nhân vật:

+ cả hai đều phải sống một cuộc sống khó khăn trên đảo hoang nhưng ở họ vẫn sáng lên tinh thần lạc quan, nghị lực sống, tinh thần sáng tạo, sự thông minh và cần cù lao động

+ họ đều vượt qua được hoàn cảnh khó khăn, tổ chức được cuộc sống khá tươm tất trên đảo hoang và cuối cùng được trở về đất liền

– Khác nhau: về thời đại, lí do, dân tộc, hoàn cảnh phải sống trên đảo

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách giải VBT ngữ văn 9 bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!