Updated at: 22-02-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách giải VBT ngữ văn 9 bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt kì II chuẩn nhất 04/2024.

Chi tiết cách giải VBT ngữ văn 9 bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt kì II chuẩn nhất

Cách giải 1:

Câu 1 (trang 64 VBT Ngữ văn 9, tập 2):

Tìm những từ địa phương trong các đoạn trích đã cho và chuyển thành từ toàn dân tương ứng.

Lời giải chi tiết:

Câu 2 (trang 64 VBT Ngữ văn 9, tập 2):

Đối chiếu các câu sau đây (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng), cho biết từ kêu ở câu nào là từ địa phương, từ kêu ở câu nào là từ toàn dân. Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó.

Lời giải chi tiết:

a) kêu: từ toàn dân, tương đương ở từ “nói to”.

b) kêu: từ địa phương; tương đương từ toàn dân gọi.

Câu 3 (trang 65 VBT Ngữ văn 9, tập 2):

Trong hai câu đố sau, từ nào là từ địa phương? Những từ đó tương đương với những từ nào trong ngôn ngữ toàn dân? (Các câu đố lấy trong Hợp tuyển Văn học dân gian các dân tộc ở Thanh Hóa, 1990.)

Lời giải chi tiết:

Các từ địa phương trong câu đố là:

–     trái: quả

–     chi: gì

–     kêu: gọi

–     trống hổng trống hảng: trống rỗng trống rễnh

Câu 4 (trang 65 VBT Ngữ văn 9, tập 2):

Hãy điền các từ địa phương tìm được ở các bài tập 1, 2, 3 và các từ toàn dân tương ứng vào bảng tổng hợp theo mẫu sau đây.

Lời giải chi tiết:

Câu 5 (trang 66 VBT Ngữ văn 9, tập 2):

Đọc lại các đoạn trích ở bài tập 1 và bình luận về cách dùng từ ngữ địa phương bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây:

a) Có nên để nhân vật Thu trong truyện Chiếc lược ngà dùng từ ngữ toàn dân không? Vì sao?

b) Tại sao trong lời kể chuyện của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương?

Lời giải chi tiết:

a. Không. Vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ra bên ngoài địa phương của mình.

b. Trong lời kể tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương dễ hiểu để nêu sắc thái của vùng đất nơi việc được kể diễn ra. Tuy nhiên tác giả có chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ địa phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc không phải là người địa phương đó.

Cách giải 2:

1. Bài tập 1, tr. 175, SGK

Trả lời:

a. Những từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng,.. không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân là:

– Móm: lá cọ non, phơi tái dùng để gói cơm nắm, thức ăn các loại.

– Nhút: Món ăn làm bằng xơ mít với một số thứ khác, được dùng phổ biến ở Nghệ An – Hà Tĩnh

– Đước: cây mọc ở vùng ngập mặn Tây Nam Bộ, có rễ chùm lớn, hạt nảy mầm ngay trên cây.

b. Những từ ngữ đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân

Phương ngữ BắcPhương ngữ TrungPhương ngữ Nam
BốBọBa
BátĐọiChén
NgãBổ
MẹMạ

c. Những từ đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân

Phương ngữ BắcPhương ngữ TrungPhương ngữ Nam
Hòm: chỉ một thứ đồ đựng, hình hộp, thường bằng gỗ hay kim loại mỏng, có nắp đậy kínHòm: chỉ áo quan (dùng để khâm liệm người chết)Hòm: chỉ áo quan (dùng để khâm liệm người chết)
Nón: thứ đồ dùng để đội đầu, che mưa nắng, thường bằng lá và có hình một vòm tròn nhỏ dần lên đỉnhNón: thứ đồ dùng để đội đầu, che mưa nắng, thường bằng lá và có hình một vòm tròn nhỏ dần lên đỉnhNón: nghĩa như nón mủ trong ngôn ngữ toàn dân,…
ốm: bị ốmốm: gầyốm: gầy

2. Bài tập 4, tr. 176, SGK

Trả lời:

– Các từ địa phương trong đoạn trích: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ

– Các từ địa phương trong đoạn trích thuộc phương ngữ Trung, chủ yếu sử dụng ở vùng miền Bắc Trung Bộ.

– Việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong đoạn trích có tác dụng khắc họa rõ nét những đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật trong văn học. Do đó làm cho hình ảnh mẹ Suốt càng chân thực, sinh động.

3. Thay các từ thuộc phương ngữ miền Trung (in nghiang đậm) trong các câu sau bằng ngôn ngữ toàn dân

a. Thôi thì thác cũng ra ma/ Ruộng choa, choa cứ hai mùa làm ăn (ca dao)

b. Trong nhà nỏ sợ cái chi/ Chỉ hiềm một nỗi mụ o nỏ mồm (ca dao)

c. Mần chàng ràng cả ngày không xong

Trả lời:

a. Từ choa có thể thay thế bằng từ: tôi, tao hoặc chúng tôi, chúng tao

b. Từ nỏ có thể thay thế bằng từ: không , chẳng

Từ chi có thể thay thế bằng từ: gì

Từ mụ o có thể thay thế bằng: bà ta

c. Từ mần có thể thay bằng từ: làm

Từ chàng ràng có thể thay thế bằng từ: chậm chạp

4. Kể các từ thuộc các phương ngữ khác nhau chỉ cha mẹ

Trả lời:

Những từ thuộc phương ngữ khác nhau chỉ

– Cha: bố, ba, thầy, cậu, bọ, tía,….

– Mẹ: má, u, bầm, mạ, ….

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách giải VBT ngữ văn 9 bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt kì II nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!