Updated at: 22-02-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách giải VBT ngữ văn 9 bài Chiếc lược ngà chuẩn nhất 12/2024.

Chi tiết cách giải VBT ngữ văn 9 bài Chiếc lược ngà mới và đầy đủ nhất

Câu 1

Câu 1 (trang 129 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Kể tóm tắt cốt truyện của văn bản đoạn trích. Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu?

Phương pháp giải:

Khi kể tóm tắt, chỉ nhắc lại những sự việc chính, tình tiết chính trong câu chuyện, theo trình tự diễn biến hợp lí; chú ý tới những tình huống bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu:

– Một là: khi Thu nhận cha thì ông Sáu phải ra đi.

– Hai là: ông Sáu dồn cả tình yêu thương và thương nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao cho con món quà ấy.

Lời giải chi tiết:

– Tóm tắt truyện:

      Ông Sáu đi kháng chiến. Mãi khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà. Bé Thu không nhận ra cha vì cái sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như với người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương cho đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn.

– Tình huống đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu:

+ Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi.

+ Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.

– Sức hấp dẫn của tình huống truyện: tạo ra những bất ngờ căng thẳng, tạo điều kiện thuận lợi để tác giả miêu tả tâm lí tình cảm của các nhân vật

Câu 2

Câu 2 (trang 130 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Phân tích diễn biến tâm lý và tình cảm của bé Thu trong lần đầu gặp cha cuối cùng, khi ông Sáu được về phép. Qua đó hãy nhận xét về tính cách của nhân vật bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả?

Phương pháp giải:

Đọc lại đoạn trích, chú ý các chi tiết thể hiện diễn biến tâm lý của bé Thu trước và sau khi nhận ông Sáu là cha. Qua đó, nhận xét về tính cách nhân vật bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả.

Lời giải chi tiết:

– Diễn biến tâm lí và hành động của bé Thu:

+ Trước khi nhận ra cha: ngơ ngác, sợ hãi khi mới gặp cha, tròn mắt, lạnh lùng nhìn như người xa lạ, tái mặt chạy đi kêu má, bướng bỉnh ương ngạnh khi ở nhà với cha.

+ Khi nhận ra cha: trằn trọc suy nghĩ khi nghe bà giải thích về vết sẹo. Lúc thấy cha chuẩn bị ra đi, khuôn mặt bé Thu nghĩ ngợi xa xăm, rồi chạy tới ôm cha thắm thiết.

– Tích cách nhân vật: tình cảm mạnh mẽ sâu sắc, rất dứt khoát, rạch ròi có nét cá tính cứng cỏi đến ương ngạnh nhưng vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả: miêu tả diễn biến tâm lí thành công, từ chỗ Thu ngạc nhiên hoảng sợ đến lạnh lùng, cuối cùng là sự bùng nổ yêu thương do bị dồn nén.

→ Tác giả rất am hiểu tâm lý trẻ em, yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.

Câu 3

Câu 3 (trang 131 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Phân tích tình cảm cha con sâu nặng ở ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào? Điều đó bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy.

Phương pháp giải:

Tình cảm của ông Sáu đối với con được thể hiện rõ nét nhất ở phần cuối của truyện. Em đọc lại đoạn “Tôi hãy còn nhớ… nhắm mắt đi xuôi”, tìm những chi tiết, sự việc thể hiện tình cảm của ông Sáu đối với con và nói rõ điều đó đã bộc lộ thêm vẻ đẹp tâm hồn của người cán bộ cách mạng như thế nào.

Lời giải chi tiết:

– Tình cảm sâu đậm của ông Sáu đối với con được thể hiện phần nào trong chuyến về phép thăm nhà: nôn nóng gặp mặt con, khao khát được nghe tiếng gọi “Ba ơi!”

– Nỗi day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày sau khi chia tay với gia đình là việc ông đã đánh con khi nóng giận. Rồi lời dặn của đứa con “Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba !” đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con.

→ Nét đẹp trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng: họ không chỉ là người thiết tha yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng hi sinh cho Tổ Quốc mà còn yêu thương gia đình con cái hết mực với tình yêu vô cùng đẹp đẽ và cao thượng.

Câu 4

Câu 4 (trang 132 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện?

Phương pháp giải:

Người kể chuyện là người bạn thân thiết của ông Sáu. Chọn nhân vật kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện đáng tin hơn, thuyết phục hơn.

Lời giải chi tiết:

– Truyện được trần thuật theo lời người bạn ông Sáu, người đã chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông.

– Tác dụng:

+ Câu chuyện trở nên đáng tin cậy.

+ Nhân vật được nhìn nhận, đánh giá khách quan.

+ Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe.

Luyện tập

Câu 1

Câu 1 (trang 133 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Thái độ và hành động của bé Thu đối với ba rất trái ngược, trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi, nhưng vẫn nhất quán trong tính cách của nhân vật.

Phương pháp giải:

Lúc đầu, bé Thu không tin được ông Sáu là ba nó vì trên mặt ông có thêm vết sẹo, khác với hình ba mà nó đã được biết. Về sau, bà ngoại đã giải thích cho bé Thu về vết sẹo ấy. Sự nghi ngờ bấy lâu của bé Thu đã được giải thỏa.

Lời giải chi tiết:

Khi chưa nhận ra cha, bé Thu lạnh lùng, xa lánh. Khi nhận ra cha thì tình cảm mãnh liệt cha con trào dâng. Điều đó thể hiện sự yêu ghét rạch ròi, tâm hồn ngây thơ của một đứa trẻ tám tuổi rất mực yêu người cha trong ảnh của mình.

Câu 2

Câu 2 (trang 133 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Viết lại đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật khác.

Phương pháp giải:

Đọc lại đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu, “Sáng hôm sau… từ từ tuột xuống”, sau đó chọn nhân vật người kể chuyện và hồi tưởng lại cuộc gặp gỡ ấy.

Lời giải chi tiết:

Theo lời hồi tưởng của bé Thu:

Vì cha tôi đi kháng chiến nên mãi đến khi tôi lên tám tuổi, tôi mới có dịp gặp lại cha. Vết thẹo trên mặt ba khiến tôi xa lánh, ương bướng. Đến lúc tôi nhận ra ba, thì cũng là lúc ba phải ra đi. Tại khu căn cứ, ba tôi dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương vào làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng tôi. Trong một trận đánh, ba tôi đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ba chỉ còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi cho tôi. Giá như không có chiến tranh thì tôi đã có nhiều giây phút hạnh phúc với ba rồi.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách giải VBT ngữ văn 9 bài Chiếc lược ngà nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!