Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng” chuẩn nhất 10/2024.
Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng- Mẫu 1
Khổ thơ tuy ngắn nhưng đã thay lời tác giả diễn tả cảm động tình yêu mến Bác chân thành, sự nghẹn ngào đau xót trước sự ra đi mãi mãi của Người.
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
Bác đã vĩnh viễn đi xa nhưng Viễn Phương vẫn viết “giấc ngủ bình yên” để làm dịu vợi đi nỗi đau mất Bác. Nhà thơ không dám nhìn vào và cũng không dám nhắc đến sự thật đau đớn ấy. Cụm từ “giấc ngủ bình yên” đồng thời thể hiện được vẻ đẹp yên bình, thánh thiện của hình hài Bác nằm trong lăng. Đó là cơ sở để nhà thơ tiếp tục thể hiện tấm lòng thương yêu của mình đối với Bác: “Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”. Hình ảnh thơ vừa thể hiện sự êm đềm, thanh thản trong “giấc ngủ” của Bác vừa khẳng định một chân lí: Bác thật gần chúng ta, như vầng trăng hiền hoà, dịu mát vậy. Cùng với việc ngầm so sánh Bác với hình ảnh mặt trời trong khổ thơ trước đó (trong câu thơ “Thấy môt măt trời trong lăng rất đỏ”) hai câu thơ trên còn khẳng định một điều Bác thật thiêng liêng: Bác vĩ đại như mặt trời nhưng cũng gần gũi và giản dị biết bao nhiêu, “Người là Cha, là Bác, là Anh” của lớp lớp các thế hệ người Việt. Nhưng hình ảnh Bác càng lớn lao, càng “dịu hiền” bao nhiêu, nhà thơ càng không nén nổi cảm xúc bấy nhiêu: “vẫn biết trời xanh là mãi mãi/ Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
Trời xanh và cũng là Bác Hồ vô vàn yêu kính. Vẫn biết Người bất tử cùng non nước nhưng có một sự thật là Bác đã mãi mãi đi xa, dân tộc Việt Nam không thể có Bác lần thứ hai trong đời… Khổ thơ tuy ngắn nhưng đã thay lời tác giả diễn tả cảm động tình yêu mến Bác chân thành, sự nghẹn ngào đau xót trước sự ra đi mãi mãi của Người.
Chú thích:
– Phép lặp: từ “Bác” được lặp lại ở nhiều câu.
– Câu có thành phần phụ chú: Cùng với việc ngầm so sánh Bác với hình ảnh mặt trời trong khổ thơ trước đó (trong câu thơ “Thấy môt măt trời trong lăng rất đỏ”)
Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng- Mẫu 2
Trong bài thơ Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương đã viết:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Câu thơ “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên” gợi ra một khung cảnh bình yên mà vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc đã đi sâu vào giấc ngủ vĩnh hằng cùng trời đất. Cách nói giảm nói tránh của tác giả giúp cho người đọc cảm nhận được sự bình yên và bất tử cùng trời đất của Bác thay vì cái chết. Bác– vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, đã mãi mãi đi vào giấc ngủ bình yên, đi vào trời đất và tư tưởng của Người vẫn luôn làm ngọn đèn soi đường chỉ lối cho phương hướng của dân tộc VN. Hình ảnh “giữa một vầng trăng sáng dịu hiền” có hai cách hiểu. Một là hình ảnh tả thực cho ánh sáng bên trong lăng, hai là tác giả muốn biểu thị sự vĩnh hằng của Bác khi Bác ra đi và vẫn luôn đồng hành cùng với trời đất, những hình tượng thiên nhiên bất diệt như “trăng”. Từ “dịu hiền” là một tính từ gợi khung cảnh bình yên trong lăng và tình cảm chân thành của nhà thơ khi chứng kiến khung cảnh trong lăng. Hình ảnh “trời xanh là mãi mãi” ở câu thơ thứ 3 gợi ra sự bất tử mãi mãi của Bác cùng với thiên nhiên, vũ trụ. Khi miêu tả Bác, nhà thơ sử dụng những hình ảnh thiên nhiên bất tử như “vầng trăng, trời xanh” để nói về Người cùng với tất cả sự kính yêu, thương nhớ. Tiếp theo, câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim!” như một lời cảm thán tiếc nuối, đau lòng của nhà thơ đối với sự ra đi của Bác. Dù nhà thơ đã tự nhủ rằng Bác vẫn luôn tồn tại cùng trời đất, cùng dân tộc nhưng sự ra đi của Bác vẫn là sự mất mát vô cùng lớn đối với người dân, giống như sự ra đi của một người cha vĩ đại trong gia đình dân tộc VN vậy. Tóm lại, khổ thơ thứ ba đã thể hiện được những cảm xúc kính yêu của nhà thơ đối với vị cha già kính yêu của dân tộc khi vào trong lăng.
*** Phép lặp “Bác”
*Thành phần phụ chú: -vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 10/2024!