Updated at: 07-05-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Thuyết minh Cây chuối trong đời sống người Việt Nam” chuẩn nhất 07/2024.

Dàn ý thuyết minh về cây chuối – Bài mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu cây chuối: trực tiếp hoặc gián tiếp.

2. Thân bài

a. Khái quát chung về cây chuối

  • Cây chuối rất phổ biến ở Việt Nam, gắn bó với nhân dân ta từ bao đời nay.
  • Chuối có nhiều công dụng khác nhau và không bỏ phí bất cứ bộ phận nào.
  • Chuối được trồng nhiều ở những miền quê với nhiều giống loài khác nhau.

b. Thuyết minh chi tiết

  • Trung bình cây chuối có độ cao từ 150cm trở lên tùy giống, màu xanh là những bẹ chuối chụm chặt lại với nhau tạo thành, bên trong bẹ chuối có những ô vuông nhỏ rỗng xen kẽ nhau màu trắng ngà; mọc thành bụi, thân mềm, trơn, trên ngọn tỏa ra những tàu lá to.
  • Rễ chuối thuộc họ rễ chùm, không cắm quá sâu xuống lòng đất, bên trong chùm rễ là củ chuối có tác dụng chắt lọc chất dinh dưỡng và nâng đỡ thân chuối.
  • Lá chuối mọc ở phần ngọn, tàu lá khá dài (thường từ 1m trở lên), có màu xanh từ xanh nõn đến xanh đậm tùy vào độ non – già của lá, khá giòn. Những chiếc lá già héo chuyển thành màu vàng nâu rủ xuống phía dưới và dai hơn lá xanh.
  • Hoa chuối màu đỏ thẫm được mọc ra từ chính giữa ngọn cây bở chiếc cuống màu xanh cứng cáp và chúi đầu dần xuống một bên. Hoa chuối được tạo nên từ nhiều cánh chụm lại với nhau. Những cánh hoa đó bung nở dần ra từ ngoài vào trong, khi hoa nở để lộ ra những nải chuối non mơn mởn màu vàng. Những nải chuối đó lớn dần lên, nhiêu nải chuối tạo thành buồng chuối. Trung bình một buồng chuối ra từ 6 – 10 nải người ta sẽ tiến hành cắt bỏ hoa chuối để buồng chuối đó phát triển tốt nhất.
  • Quả chuối ban đầu rất nhỏ, sau đó lớn dần lên, khi còn xanh có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, có mùi thơm dễ chịu, đặc trưng. Khi buồng chuối điểm quả chín, người ta sẽ cắt buồng chuối đó mang về để dấm cho chuối chín đều, đẹp và thơm, ngọt.

c. Công dụng của chuối

Cây chuối có nhiều công dụng khác nhau vô cùng hữu ích:

  • Củ chuối có vị ngọt, mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
  • Thân chuối non cũng được chế biến thành món ăn, thân chuối già làm thức ăn cho gia cầm, gia súc.
  • Lá chuối dù non hay già cũng có công dụng dùng để gói bánh. Từ lâu, những món bánh truyền thống được gói từ lá chuối đã gắn bó với tuổi thơ nhiều người.
  • Hoa chuối được chế biến thành món nộm,…
  • Quả chuối non cũng được nấu thành nhiều món ăn khác nhau: chuối nấu ốc,… hoặc thái thành lát ăn kèm với các món ăn khác. Ngoài ra, một số loại chuối còn có công dụng chữa bệnh: chuối tiêu, chuối hạt. Quả chuối chín mang giá trị dinh dưỡng cao có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành: sữa chuối, các món ăn khác.

→ Không một bộ phận nào của cây chuối là bỏ đi. Tất cả đều có công dụng riêng biệt và hữu ích với con người.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của cây chuối đối với đời sống con người.

Dàn ý thuyết minh về cây chuối – Bài mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu chuối là cây trồng thân thuộc với người dân Việt Nam.

2. Thân bài

Hiện nay Việt Nam có các loại chuối như chuối tiêu, chuối ngự, chuối cau, chuối hột, chuối ba hương (chuối lùn).

Đặc điểm của chuối: sinh trưởng tốt ở những nơi ẩm ướt; rễ thuộc loại rễ chùm cho nên không ăn sâu vào mặt đất; chuối tự sinh trưởng trong môi trường tự nhiên.

Chuối thường mọc từng bụi từ, nhưng để chuối sinh trưởng tốt người dùng trồng mỗi bụi từ 1 – 3 cây. Những cây nhỏ, yếu sẽ được loại bỏ. Nếu bụi chuối quá nhiều cây, có thể đào chuối và trồng ở chỗ khác.

Thân chuối có hình tròn thẳng đứng và nhẵn thín như những chiếc cột nhà bóng loáng. Thân của chuối được cấu tạo từ những bẹ gộp vào nhau, bên trong bẹ chuối có những lỗ hình vuông nhỏ chạy song song với cây chuối. Bẹ càng ở phía ngoài thì màu sắc càng thẫm và bẹ nằm ở chính giữa thì có màu trắng. Thân chuối có những công dụng sau:

  • Sau khi lấy quả chuối, thân chuối được dùng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm bằng cách cắt mịn ra từng lớp.
  • Ngoài ra có thể dùng thân chuối để làm dây trói cua bằng cách tách từng bẹ chuối và phơi dưới nắng mặt trời. Khi khô bẹ chuối rất dẻo và dai nên có thể dùng làm dây buộc.

Lá chuối lúc mới ra: cuộn tròn như chiếc hoa loa kèn, lúc đã khôn lớn xanh mướt và rộng như một tấm phản. Mặt trên của lá chuối có màu xanh thẫm, mặt dưới của lá chuối có màu xanh nhạt và có phấn trắng. Công dụng của lá chuối:

  • Dùng để gói bánh.
  • Làm thức ăn cho gia cầm.
  • Lá chuối khô có thể được dùng làm nguyên liệu đốt.

Lá chuối khô: khi lá chuối đã già chúng rũ xuống bám chặt lấy thân cây chứ không rơi rụng và lìa xa như những lá cây khác. Ban đầu còn vàng tươi sau đó khô dần dần thành màu nâu nhạt. Để loại bỏ lá chuối khô, người ta dùng dao cắt đứt lá. Phần xương chạy theo lá chuối khô rất bền, có thể dùng nó để buộc rau ra chợ bán.

Nõn chuối mới ra giống như một bức thư thuở xưa được viết trên giấy hoa tiên còn phong kín.

Bắp chuối: có màu đỏ tươi, hình dáng giống như một búp sen khổng lồ treo ngược. Khi nải trong bắp đã nở hết, người dân cắt bắp chuối để xào hoặc làm nộm rất ngon.

Buồng chuối: để chuối to, đẹp và đều. Mỗi buồng tối đa người nông dân để lại khoảng 10 buồng.

Quả chuối: cong cong như một vầng trăng lưỡi liềm đầu tháng. Chuối xanh có thể xắt lát mỏng và dùng để cuốn ăn với thịt, bún…. Chuối chín thơm ngon và có nhiều dinh dưỡng. Có thể ăn ngay hoặc dùng chuối chín để làm bánh kẹo.

3. Kết bài

Chuối rất gần gũi với con người Việt Nam và món ăn bổ dưỡng trong đời sống hàng ngày.

Thuyết minh Cây chuối trong đời sống người Việt Nam- Mẫu 1

       Đi khắp các làng quê Việt Nam, đọng trong lòng chúng ta là hình ảnh những buồng chuối tươi mơn mởn, sai trĩu những quả thơm. Nói đến cây chuối, đã là người Việt Nam thì không ai là không biết. Cây chuối đã tồn tại cùng con người như một người bạn thân thiết. Có thể nói, cây chuối đã trở thành một thứ không thể thiếu trong đời sống người Việt Nam từ xưa tới nay.                                                             

       Chuối có tới năm bảy loại, nào là chuối hương, chuối ngự, chuối sứ, chuối mường, chuối tiêu… Mỗi loại chuối đều có hương vị thơm ngon riêng, tạo ra nét đặc biệt không thể lẫn với những loại khác. Thế nhưng các loại chuối đều mang vẻ bên ngoài giống nhau. Thân cây tròn, thấp, trơn bóng, to bằng cả cái cột đình. Lá cây xanh non, dài, to bản và các gân đối xứng nhau. Thế nhưng lá chuối khô lại có màu nâu, giòn và cứng. Bắp chuối có màu đỏ, thuôn dài, còn gọi là hoa chuối. Nõn chuối xanh non, mịn và mòng. Mỗi cây chuối trưởng thành đều có thể cho ta một buồng chuối. Tuỳ theo từng loại, có loại cho hàng trăm quả một buồng, có cả loại mỗi buồng cho cả nghìn quả. Nhiều cây còn trĩu trịt quả từ ngọn xuống gốc.

       Để có đươc vai trò quan trọng như hiện nay trong đời sống của người Việt Nam, chuối đã “cống hiến” cho đời sống vật chất không biết bao nhiêu. Thân cây thái nhỏ ra có thể làm thức ăn cho lợn rất tốt. Còn lá cây thì giúp ta trong các việc như là để gói xôi, gói bánh rất tiện lợi và dễ kiếm. Lá chuôi khô có thể dùng làm chất đốt, để quấn bánh gai hoặc ở nông thôn, ta còn thấy lá chuối khô còn quấn nhỏ làm nút chai rượu. Không chỉ thế, hoa chuối còn dùng để làm nộm (nộm hoa chuối). Món nộm hoa chuối đươc rất nhiều người ưa thích, đặc biệt là sinh viên vì nó vừa ngon lại vừa rẻ. Chỉ cần nhìn thấy thôi cũng đủ khiến cho ta cảm thấy thèm thuồng. Thái một ít nõn chuối ra cho vào đĩa rau muống xanh mướt là ta đã có một đĩa rau vừa ngon miệng vừa đẹp mắt. Quả chuối có lẽ là nhiều công dụng nhất. Các chị, các cô, các bà hay ăn chuối vì trong chuối có chứa nhiều chất vitamin rất tốt cho một làn da mịn màng. Và chủ yếu chuối thường dùng để ăn nhiều hơn vì nó rất ngon. Người ta còn thường dùng chuối thắp hương như một lễ vật dâng cho thần linh để thể hiện lòng tôn kính. Chính vì vậy, chuối là một loại trái cây rất được ưa thích tại Việt Nam và cả một vài nước khác.

       Cây chuối trong đời sống vật chất của người Việt Nam cũng khá quan trọng, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều eo hẹp. Ở nông thôn, mỗi khi chuối chín, người ta hay cắt ra thành từng nải để đem bán, những nải chuối đó đều rất rẻ nên nhiều người mua. Còn trong đời sống văn hoá của người Việt, cây chuối cũng như bưởi hay hồng, nó cũng là một trong năm loại quả dâng lên tổ tiên, nhất là các dịp lễ Tết. Trong tâm thức của mỗi người, cây chuối là một loài cây tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê, nhất là thời thơ ấu.

       Cây chuối từ lâu đã chiếm một phần to lớn trong cuộc sống của người Việt Nam. Đối với mỗi người, cây chuối đã trở thành một loài cây vô cùng gần gũi, thân thiết.

Thuyết minh Cây chuối trong đời sống người Việt Nam- Mẫu 2

Nói đến cây chuối, đã là người Việt Nam thì không ai là không biết. Cây chuối đã tồn tại cùng con người như một người bạn thân thiết.Có thể nói, cây chuối đã trở thành một thứ không thể thiếu trong đời sống người Việt Nam xưa và nay.

Chuối có tới năm bảy loại, nào là hương chuối, chuối ngự, chuối mường, chuối tiêu… Mỗi loại chuối đều có hương vị thơm ngon riêng, tạo ra nét đặc biệt không thể lẫn với những loại khác. Thế nhưng các loại chuối lại mang một vẻ bề ngoài giống nhau.

Thân cây tròn, thấp, trơn bóng, và có cây còn to bằng cả cái cột đình. Lá cây xanh non, to, dài và các gân đối xứng nhau. Thế nhưng lá chuối khô lại có màu nâu, giòn là cứng. Bắp chuối có màu đỏ, thuôn dài, còn gọi là hoa chuối. Nõn chuối xanh non, mịn và mỏng. Mỗi cây chuối trưởng thành đều có thể cho ta một buồn chuối. Tùy theo từng loại, có loại cho ta hàng trăm quả một buồng, có cả loại mỗi buồng cho ta hàng nghìn quả. Nhiều cây còn trĩu trịt quả từ ngọn xuống gốc.

Để có được vai trò quan trọng như hiện nay trong đời sống con người Việt Nam, chuối đã “cống hiến” cho đời sống vật chất không biết bao nhiêu. Thân cây thái nhỏ ra có thể làm thức ăn cho lợn hoặc hươu nhà, trâu bò rất tốt. Còn lá cây thì giúp ta trong các việc như là để gói xôi, gói bành rất tiện lợi và dễ kiếm. Lá chuối khô có thể làm chất đốt, để quấn bánh gai hoặc ở nông thôn ta còn thấy là chuối khô còn có thể quấn làm nút chai rượu.

Không chỉ thế, hoa chuối còn dùng để làm rau. Món nộm hoa chuối được rất nhiều người ưa thích, đặc biệt sinh viên vì nó vừa ngon lại vừa rẻ. Thái một ít nõn chuối ra cho vào đĩa rau muống xanh mướt là ta đã cso được một đãi rau vừa ngon vừa đẹp mắt. Quả chuối có lẽ là nhiều công dụng nhất. Các chị, các cô, các bà hay ăn chuối vì chủ yếu chuối thường chứa rất nhiều vitamin rất tốt cho một làn da mịn màng. Và chủ yếu chuối thường dùng để ăn nhiều hơn vì nó rất ngon. Người ta còn dùng chuối thắp hương như một lễ vật dâng cho thần linh để thể hiện lòng tôn kính.

Chính vì vậy, chuối là một loại cây khá quan trọng, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều eo hẹp. Ở nông thôn, mỗi khi chuối chín, người ta thường cắt thành từng nải đem đi bán, những nải chuối đó đều rất rẻ nên nhiều người mua. Còn trong đời sống văn hóa của người Việt, cây chuối cũng như bưởi hay hồng, nóc ũng là một trong năm loại quả dâng lên tổ tiên, nhất là các dịp lễ Tết. Trong tâm thức mỗi người, cây chuối là một loại cây tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê, nhất là thời thơ ấu.

Cây chuối từ lâu đã chiếm một phần to lớn trong cộc sống của người Vệt Nam. Đối với mỗi người, cây chuối đã trở thành một loại cây vô cùng gần gũi, thân thiết.

Thuyết minh Cây chuối trong đời sống người Việt Nam- Mẫu 3

Chuối là loài cây rất quen thuộc và không thể thiếu trong đời sống của con người. Bởi cây chuối có rất  nhiều công dụng, quả chuối là món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, các bộ phận khác từ cây chuối được dùng làm rất nhiều việc khác nhau. Đi dọc một vòng từ bắc vào nam chúng ta sẽ thấy cây chuối được trồng ở mọi nơi trên khắp đất nước Việt.

Cây chuối được trồng ở khắp mọi nơi ở bờ ao, trong vườn nhà, ở ruông, hay những vùng đất bãi phù sa. Thân cây mọc thẳng đứng và tròn, được tạo thành bởi lớp bẹ xếp khít vào nhau, bên trong hơi xốp, bề mặt ngoài của thân rất bóng và nhẵn. Lá chuối được mọc ra từ ngọn. Ban đầu những chiếc nõn chuối màu xanh non, sau đó lá xòa dần mọc chìa ra các phía và có màu đậm hơn. Mỗi chiếc là chuối có 1 đường gân lá nằm ở giữa, 2 bên có hai dải mềm mại rủ xuống. Khi lá già thì các là sẽ tự khô đi để nhường chỗ cho những lá non đang chuẩn bị chồi ra ngoài. Khi cây chuối đủ tuổi để trưởng thành, chúng bắt đầu trổ buồng. Mỗi cây chuỗi đều cho 1 buồng, mỗi buồng lại có nhiều nải, mỗi nải lại có nhiều quả. Có giống cho hàng trăm quả 1 buồng. Buồng chuối được mọc thành từ những chiếc hoa mọc từ thân ra. Hoa chuối giống như ngọn lửa màu hồng,sau đó những chiếc bẹ nở dần ra rụng xuống là lúc những nải chuối non xuất hiện. Quả chuối lớn rất nhanh, chúng càng phát triển quả chuối càng cong hình lưỡi liềm, khi xanh có có màu xanh, khi chín có màu vàng.

Chuối cũng có rất nhiều loại và được đặt tên với những cai tên rất hấp dẫn như chuối hương, chuối ngự, chuối hột…Mỗi loại chuối đều có đặc điểm, mùi hương thơm ngon riêng. Trong đó chuối ngự được trồng ở vùng Nam Định được coi là loại chuối thơm ngon nhất.

Trong ẩm thực, quả chuối xanh có thể ăn với thịt dê, ăn gỏi, kho cá hay nấu với ốc, ếch đều rất ngon. Với những quả chuối già, chúng sẽ chín cây hoặc đem rấm đi cho chín. Chuối chín có rất nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe, người giả và người trẻ đều có thể sử dụng loại chuối này. Xưa kia chuối được coi là loại quả quí thường để tiến vua, ngay nay chuối được coi là món ăn dân giã, quen thuộc. Trồng chuối rất nhanh cho thu hoạch, mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân và con phục vụ xuất khẩu. Đây là 1 trong những loại quả được sử dụng nhiều nhất ở châu Âu vì nó là loại quả không chỉ ngon mà còn sạch.

Không chỉ trồng chuối để ăn quả, khi thu hoạch chuối xong, người ta sẽ dùng thân cây chuối thái ra có thể làm thức ăn cho lợn, trâu bò rất tốt. Thân chuối non có thể dùng gói xôi, bánh nem rất tiện lợi, lá chuối non có thể gói bánh, gói giò…lá chuối khô có thể dùng lầm chất đốt. Dây chuối khô có thể dùng để làm dây buộc các vật dụng, rất dai và bền. Người ta có thể dùng hoa chuối đã nở hết buồng để làm nộm hoặc để luộc. Củ chuối cũng có thể làm nộm hoặc nấu lươn, ốc, ếch rất ngon.  Chuối là loại quả để thắp hương trong ngày rằm, mồng 1, là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày tết. Chuối còn tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê

Chuối rất dễ sống và nhanh lớn, nhưng vòng đời của chúng rất ngắn, chỉ khoảng 1 năm. Mỗi cây chuối lớn lên trưởng thành và chỉ ra bông 1 lần rồi chết. Vào mua gió bão, nếu chuối có buồng cần phải chống để cây khỏi đổ. Khi thu hoạch cần phải nhẹ nhàng tránh rơi gẫy.

Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.

Thuyết minh Cây chuối trong đời sống người Việt Nam- Mẫu 4

Khi nhắc đến quê hương Việt Nam, người ta nghĩ ngay đến cây tre, cây lúa, đó là những biểu tượng mang tính truyền thống của đất nước ta. Có một loại cây không mang tính đặc thù của riêng người Việt, nhưng cũng rất gắn bó, quen thuộc trong đời sống chúng ta đó là cây chuối. Hình ảnh cấy chuối, quả chuối, hoa chuối, lá chuối hay buồng chuối… thậm chí còn đi vào thơ ca Việt Nam như là hình tượng điển hình.

Hình dáng và đặc điểm của các loại chuối hầu như không có gì quá khác biệt, mặc dù chuối rất đa dạng về chủng loại, có thể kể tên các loại chuối như: chuối hương, chuối ngự chuối cau, chuối mường, chuối tiêu, chuối hột, chuối sáp…Hương vị của các trái chuối khác nhau thì không giống nhau, các loại chuối khi ăn đều mang lại sự ngọt ngào, thơm ngon riêng không lẫn lộn với chuối khác được.

Cây chuối về cơ bản đều có cac đặc điểm như: thân cây tròn, thấp, trơn bóng, vòng thân lớn có khi bằng cả cái cột đình. Lá chuối có màu xanh non, to, dài và có các đường gân đối xứng, lá chuối trở về già thì chuyển sang màu xanh thẫm. Trong khi đó lá chuối khô lại mang màu nâu, lá giòn cứng rất dễ gãy. Bắp chuối hay còn gọi là hoa chuối có màu đỏ tươi hoặc đỏ thâm, hình dáng thon dài. Nõn chuối xanh non, cuộn tròn, rất mịn và mỏng. Bất kỳ cây chuối nào khi sinh trưởng đến độ đều có thể cho ta một buồng chuối. Tùy từng loại chuối mà cho ta số lượng trái chuối nhiều ít khác nhau, có những buồng chuối hàng trăm, cũng có những buồng chuối hàng nghìn quả, lại có những giống chuối mà buồng chuối trĩu trịt quả từ ngọn chuối đến gốc chuối.

Toàn bộ cây chuối từ thân chuối, lá chuối, hoa chuối, trái chuối…đều mang lại những lợi ích vô cùng lớn trong đời sống của con người. Thân cây chuối khi để nguyên cây hay thái nhỏ chế biến với các loại thức ăn khác đều là thức ăn rất tốt cho cả gia xúc và gia cầm, đặc biệt các loài vật nuôi như lợn, hươu, trâu, bò. Lá chuối thường được dùng để gói xôi và phần lớn được sử dụng để gói các loại bánh như bánh chưng, bánh giò, bánh nếp…Lá chuối khô lại là nguyên liệu đốt rất hữu ích, ngay cả khi đã khô lá chuối vẫn được tận dụng để gọi bánh gai hay làm nút chai rượu nấu ở vùng nông thôn Việt Nam nữa.

Từ nông thôn lên thành thị, món nộm hoa chuối rất ở ưa thích, hoa chuối được sử dụng như một loại rau ăn kèm như các loại rau ăn sống. Là bởi vì hoa chuối khi thái nhỏ có thể kết hợp với rất nhiều loại rau như rau muống, giá đỗ, rau xà lách… để ăn. Quả chuối xuất hiện khắp nơi, trong mọi hoàn cảnh và trong nhiều mục đích để phục vụ đời sống người Việt chúng ta. Quả chuối khi dùng để ăn mang lại rất nhiều lợi ích to lớn đối với sức khỏe của con người, quả chuối cũng được dùng làm thực phẩm ngay cả khi còn xanh để chế biến các món ăn đậm chất Việt. Và tất nhiên khi đã chín, quả chuối không chỉ để ăn trực tiếp mà chúng ta dễ dàng tìm thấy chuối trong các món chè, món bánh… Hơn thế nữa, quả chuối chín ngày nay còn được phát hiện là nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ cho chị em phụ nữ trong việc chăm sóc sắc đẹp. Chuối kết hợp với các nguyên liệu khác như mật ong, chanh, trứng gà… là loại mặt nạ vô cùng lý tưởng cho phái đẹp. Quả chuối để nguyên nải còn là thứ trái cây không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên mỗi gia đình Việt, quả chuối là trái cây con người nghĩ ngay đến khi chọn hoa trái thờ cúng, thắp hương.

Vì những lợi ích thiết yếu mà cây chuối mang lại cho đời sống con người Việt, cây chuối ngày nay cũng là một trong những loài cây nông nghiệp mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân. Khi khoa học hiện đại ngày càng phát triển, có nhiều phát hiện mới mẻ từ quả chuối, thì việc trồng, thu hoạch và tiêu thụ chuối đã trở thành chiến lược trong chiến lươc kinh tế của nước nhà.

Cây chuối cùng với cây tre, cấy lúa, cây đa, giếng nước, đình làng… đi vào tiềm thức của rất nhiều người con đất Việt. Quả chuối để lại trong lòng những người yêu mến ẩm thực Việt những dư vị dịu ngọt, thiết tha. Chuối ở trong đời sống người Việt cực kỳ hữu ích, chuối ỏ trong lòng người Việt vô cùng đơn sơ mà gần gũi. Yêu cây chuối biết bao.

Thuyết minh Cây chuối trong đời sống người Việt Nam- Mẫu 5

Ở các vùng nông thôn trên lãnh thổ Việt Nam không chỉ coi hoạt động sản xuất nông nghiệp mà điển hình là cây lúa nước là hoạt động chủ đạo, mà các vùng nông thôn còn là nơi cung cấp các loại hoa quả sạch cho tiêu dùng của người dân cả nước. Trong số các loại hoa quả thường thấy trên thị trường, chuối là một loại quả phổ biến, dễ trồng và hợp khẩu vị của rất nhiều người.

Cây chuối là một loại cây trồng phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam. Đây là một loại cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc và cho ra những trái quả ngọt và bùi, đáp ứng được nhu cầu ăn uống của rất nhiều người. Cây chuối thường được trồng trên những mảnh đất ở vườn, ở các bãi sông và đặc biệt phát triển tươi tốt trên đất phù sa, phù hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều của Việt Nam. Nên chuối là loại hoa quả mang tính chất dân giã song cũng rất độc đáo, mang hương vị tươi ngon, thu hút được khẩu vị của rất nhiều người.

Cây chuối là một loại thực vật thân thẳng, một cây chuối trưởng thành có thể cao từ hai đến ba mét. Rất khác với các loại cây trồng khác, cây chuối không có cành, lá cũng không mọc ra từ thân cây mà lá chuối được mọc ra từ ngọn của cây chuối. Những chiếc lá mọc đối xứng với nhau và tỏa ra các hướng của cây. Cây chuối là một loại cây thân mềm nên rất dễ bị đốn ngã, hoặc có gió, bão thì cây chuối cũng rất dễ bị quật đổ. Lá của cây cũng có nét khác biệt với lá của các loại cây khác, nó không mọc từ các tán cây, cành cây mà nó được mọc trực tiếp từ ngọn cây chuối. Những chiếc lá này có hình trứng, tán lá rộng, to và rất dài. Lá chuối có màu xanh đậm nhạt tùy vào độ trưởng thành của những chiếc lá, bề mặt của lá rất bóng, gồm những lằn vân song song tạo cho hình dáng của chiếc lá một vẻ đẹp rất bắt mắt.

Cây chuối là một trong những loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc nhất. Đôi khi chỉ cần để một mảnh củ chuối nhỏ trên vườn thôi thì mảnh củ này sẽ nhanh chóng phát triển thành một thân cây non, và như vậy cũng không cần chăm sóc gì thì cây cũng sẽ phát triển nhanh chóng thành một cây chuối trưởng thành, đơm hoa kết trái và cuối cùng sản phẩm độc đáo nhất đó chính là những trái chuối thơm ngon, bổ dưỡng. Nếu những cây chuối được người dân trồng có chủ đích, có sự chăm sóc thì những trái chuối khi trưởng thành sẽ rất lớn, kích thước các nải chuối trong một buồng cũng đều nhau hơn.

Quá trình để cây chuối cho ra những quả chuối thơm ngon là một quá trình, từ đơm hoa, hoa rụng rồi mới kết được ra những trái chuối. Khi cây chuối ra hoa, một cây chỉ có một bông hoa duy nhất màu đỏ sậm, hình dáng như hình của một giọt nước dốc ngược lại. Khi hoa đã nở thì râu hoa sẽ rụng hết, trong mỗi cánh hoa sẽ phát triển thành một nải chuối, sau đó thì cánh hoa rụng dần, để lại không gian để quả phát triển. Quả chuối cũng không phải là một hay hai trái mà chuối ra quả theo buồng. Một buồng có khoảng từ bảy đến tám nải chuối. Mỗi nải lại có từ mười đến mười năm quả. Sự liên kết của cây chuối với quả là thông qua một chiếc cuống to khoảng bằng cổ tay của trẻ em. Đôi khi, buồng chuối quá lớn mà thân cây không đủ vững chắc thì người ta thường dựng cọc để nâng đỡ buồng chuối, gánh bớt sức nặng của buồng lên thân cây.

Những trái chuối có thể ra quanh năm, không giống các loại hoa quả khác là ra theo mùa. Vì chuối ra rất nhiều quả, lại ra nhiều lần trong năm nên chuối là một loại quả dân giã của Việt Nam. Tuy nhiên, về đặc tính sinh học của cây chuối cũng vô cùng đặc biệt so với các loại cây ăn quả khác. Nếu các loại cây ăn quả khác có thể kết trái cho mùa này, đến mùa sau vẫn cây ấy lại tiếp tục cho ra những trái khác. Nhưng, cây chuối không vậy.

Chuối là loại cây ăn quả chỉ cho ra quả một lần. Nghĩa là một cây chuối chỉ có thể cho ra quả một lần, sau đó cây chuối có thể vẫn phát triển tươi tốt nhưng lại không thể kết trái được nữa. Cũng vì vậy mà sau khi cây chuối cho ra buồng chuối có thể thu hoạch thì người trồng thường chặt thân của cây ấy đi. Từ gốc của thân cây bị chặt sẽ lại mọc ra cây mới và có thể kết quả nên người trồng cũng không phải mất công trồng lại nữa. Chuối là loại cây có sức sinh trưởng vô cùng mạnh mẽ, dù thời tiết khắc nghiệt, cho dù có đốn mất thân cây thì cũng không hề ảnh hưởng gì đến sức phát triển của nó. Cũng có lẽ vì sức sinh trưởng thần kì này mà người xưa mệnh danh cây chuối là “vua của các loại cây”.

Sản phẩm của cây chuối là những trái chuối thơm ngon. Những quả chuối sau khi thu hoạch không chỉ phục vụ cho nhu cầu của đông đảo người dân trong nước mà còn được xuất khẩu sang nước ngoài, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. Không chỉ có quả chuối là vật mang lại công dụng có thể phục vụ nhu cầu của con người mà các bộ phận khác của cây chuối cũng được sử dụng.

Trước hết là lá chuối, vì tán lá to, dài lại có màu xanh mướt nên những chiếc lá này còn được sử dụng để gói bánh chưng, gói giò mỡ, gói bánh gai…., khi chiếc lá chuối khô còn có thể dùng như một loại vật liệu trong đun nấu, lá chuối khô bắt lửa nhanh và dễ cháy nên dùng để nấu chín thức ăn, đặc biệt là ở những vùng nông thôn. Thân của cây chuối còn có thể dùng để ăn sống, nếu là thân của cây chuối tây. Ngoài ra thân cây chuối còn được thái để làm thức ăn cho lợn, gà…. Phần củ chuối tưởng chừng như không có ích gì cho con người nhưng ngược lại, phần củ chuối còn được dùng làm nguyên liệu trong y học, khi xưa ông cha ta còn dùng củ chuối để nấu canh, kho cá..

Như vậy, cây chuối là một loài cây tiêu biểu, được trồng phổ biến ở khắp các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là các vùng nông thôn. Đây là loại cây có giá trị sử dụng cao, có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của con người mà cách trồng, cách chăm sóc lại vô cùng dễ dàng, cho năng suất quả cao.

Thuyết minh Cây chuối trong đời sống người Việt Nam- Mẫu 6

Trong cuộc sống làng quê Việt Nam, có rất nhiều hình ảnh bình dị, gần gũi, quen thuộc gắn bó với con người. Một trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến hình ảnh cây chuối – một loại cây vô cùng gần gũi thân thuộc, gắn bó với người dân ta.

Chuối được trồng rất nhiều ở những vùng quê nông thôn và là một loài cây ưa nước. Người ta có thể trống chuối ở bờ ao, trong vườn nhà, ở ruộng, hay những vùng đất bãi phù sa. Hiện nay Việt Nam có rất nhiều loại chuối như chuối tiêu, chuối ngự, chuối cau, chuối hột, chuối ba hương (chuối lùn).

Cây chuối có những đặc trưng riêng biệt không thể nhầm lẫn đó là thích nghi, sinh trưởng tốt ở những nơi ẩm ướt. Rễ chuối thuộc loại rễ chùm to nên không ăn sâu vào mặt đất. Chúng thường mọc từng bụi nhưng để sinh trưởng tốt người trồng mỗi bụi ít hơn bốn cây bằng cách loại bỏ đi những cây nhỏ, yếu hoặc có thể đào chuối và trồng ở chỗ khác. Thân chuối có hình tròn thẳng đứng và nhẵn thín như những chiếc cột nhà bóng loáng. Thân của chuối được cấu tạo từ những bẹ gộp vào nhau, bên trong bẹ chuối có những lỗ hình vuông nhỏ rỗng chạy song song với cây chuối. Bẹ càng ở phía ngoài thì màu sắc càng thẫm và bẹ nằm ở chính giữa thì có màu trắng. Lá chuối lúc mới ra cuộn tròn như chiếc hoa loa kèn, lúc đã khôn lớn xanh mướt và rộng như một tấm phản. Mặt trên của lá chuối có màu xanh thẫm, mặt dưới của lá chuối có màu xanh nhạt và có phấn trắng. Bắp chuối hay còn gọi là hoa chuối có màu đỏ tươi, hình dáng giống như một búp sen khổng lồ treo ngược. Khi nải trong bắp đã nở hết, người dân cắp bắp chuối để xào hoặc làm nộm. Sau khi hoa chuối trổ bông sẽ tạo thành buồng chuối. Một buồng chuối có nhiều nải, mỗi nải chuối có nhiều quả mọc trên đó. Trung bình người nông dân để tám đến mười nải chuối một buồng để quả chuối được phát triển đều nhất, to nhất. Quả chuối cong cong như một vầng trăng lưỡi liềm đầu tháng. Quả chuối khi còn xanh sẽ có nhiều nhựa trắng, có vị chát, sau khi lớn lên, căng tròn và chín thì chuối chuyển sang màu vàng óng và có mùi thơm.

Không một bộ phận nào trên cây chuối là không có tác dụng. Sau khi lấy quả chuối, thân chuối được dùng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm bằng cách xắt mịn ra từng lớp. Ngoài ra có thể dùng thân chuối để làm dây trói cua bằng cách tách từng bẻ chuối và phơi dưới nắng mặt trời. Khi khô bẹ chuối rất dẻo và dai nên có thể dùng làm đây buộc. Lá chuối được dùng để gói bánh, làm thức ăn cho gia cầm; lá chuối khô có thể được dùng làm nguyên liệu đốt. Quả chuối xanh có thể xắt lát mỏng và dùng để quấn ăn với thịt, bún…. Chuối chín thơm ngon và có nhiều dinh dưỡng. Có thể ăn ngay hoặc dùng chuối chín để làm bánh kẹo.

Cây chuối từ bao đời nay đã gắn bó với người dân Việt Nam ta. Nó không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho con người mà còn đi vào thơ văn, trở thành giá trị tinh thần không thể thiếu. Dù cho đất nước có đang phát triển theo chiều hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cây chuối vẫn sẽ mãi giữ một vai trò, vị trí quan trọng trong lòng người Việt Nam ta.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Thuyết minh Cây chuối trong đời sống người Việt Nam” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 07/2024!