Updated at: 10-05-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách viết Cây bưởi quê em chuẩn nhất 04/2024.

Viết Cây bưởi quê em ( Bài 2 ) – Mẫu 1

Cây bưởi đúng là một loại cây không thể thiếu đối với cuộc sống của người dân Việt Nam. Nó là một phần của những ngày lễ, ngày hội quan trọng ở Việt Nam.

   Nhắc đến Việt Nam, người ta thường nhớ đến những cây tre, cây chuối dân dã mà ít ai biết đến cây bưởi – một loài cây cũng khá quen thuộc với người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Bưởi cho hoa thơm, quả ngọt, vỏ bưởi còn dùng để đun nước gội đầu cho các bà, các cô nữa. Đó là một loài cây có rất nhiều tác dụng.

   Bưởi là loại cây ăn quả, rễ cọc, thân cành xù xì. Khi lớn bưởi có thể cao đến ba mét hoặc bốn mét, có nhiều cành, xum xuê. Lá bưởi rất đặc biệt, lá nhỏ ở gần cuống hình trái tim, lá to nối tiếp lá nhỏ hình bầu dục (trông rất giống trâu lá đa mà trẻ con nông thôn thường làm để chơi). Bưởi ra hoa kết quả vào hai mùa: mùa thu và mùa xuân. Hoa bưởi trắng, năm cánh mịn uốn cong xuống dưới để lộ ra nhị vàng, hoa cũng rất thơm – một mùi thơm dịu, nhẹ nhàng, tinh tế. Bưởi có quả tròn, nhỏ, nhưng cũng có quả rất to, thường để bày trên mâm ngũ quả.

   Đề trồng được một cây bưởi thì có rất nhiều cách, nhưng người ta thường chiết bưởi để trồng. Cách đó rất nhanh và vô cùng hiệu quả. Khi chiết nên chọn những cành nhiều lá, không cần thiết là phải có quả, khi cành đó mọc rễ, ta có thể lấy đi, cắm xuống đất để trồng. Bưởi chiết khi mới trồng sẽ rụng hết lá để bắt đầu một cuộc sống mới, một năm sau bưởi đã ra lá mới và hai, ba năm sau nó đã to cao hơn trước rất nhiều, có khả năng ra hoa kết quả được. Có rất nhiều giống bưởi ngon như bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi…

   Cây bưởi gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Bưởi chua ra quả vào tháng 8 âm lịch – tức là mùa trung thu. Thật vậy! Trung thu phá cỗ mà không có bưởi là mất vui. Ngon nổi tiếng là bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh. Quả bưởi nhỏ, múi đều, ăn rất ngon. Vào đêm trung thu, các nhà thường bày mâm ngũ quả lên bàn thờ và bưởi là thứ quả không thể thiếu. Tết âm lịch là mùa ra quả của bưởi ngọt. Ngày Tết, nhà nhà đều mua bưởi về ăn để thưởng thức hết vị ngọt mát của bưởi, ăn nó như ăn cả mùa xuân vào lòng, vào dạ. Cây bưởi còn có rất nhiều tác dụng khác nữa: lá bưởi, vỏ bưởi đun với hương nhu, lá sả có thể làm nước gội đầu cho thiếu nữ, rất sạch và thơm. Đó là thứ nước gội đầu được ưa chuộng chỉ sau nước bồ kết mà thôi! Hạt bưởi còn có thể dùng để chữa rụng tóc. Vào một nhà dân mà vườn nhà đó trồng những cây bưởi sai trĩu trịt quả, thưởng thức mùi hoa thơm của bưởi ta mới thấy trong lòng nhẹ nhõm và cảm thấy bưởi tuyệt vời biết bao.

   Cây bưởi đúng là một loại cây không thể thiếu đối với cuộc sống của người dân Việt Nam. Nó là một phần của những ngày lễ, ngày hội quan trọng ở Việt Nam. Thật không thể tưởng tượng được thiếu bưởi, cuộc sống tinh thần của người dân Việt Nam sẽ vô vị đến mức nào và suy cho cùng thì bưởi quả đúng là một loài cây quen thuộc đối với người dân nước ta.

Viết Cây bưởi quê em ( Bài 2 ) – Mẫu 2

Mỗi loài cây trong vườn đều có một đặc điểm và công dụng riêng. Cây khế cho hoa tím bên bờ giếng. Cây chanh tỏa hương thơm dịu nhẹ, cho cốc nước mát lành vào ngày hè oi bức. Cây chuối lại tặng cho con người những buồng quả chín vàng mùi thơm ngào ngạt. Bên cạnh những loài cây ấy, cây bưởi cũng đang góp phần làm cho vườn nhà thêm phong phú và nhiều màu sắc.

Mới ngày nào chỉ là một cây con nhỏ xíu, được bàn tay của con người chăm sóc, tưới tắm, giờ đây cây bưởi đã cao quá đầu người. Thân cây to bằng cổ tay và vô cùng chắc khỏe, từ thân ấy tủa ra vô số những cành nhỏ khác nhau. Rễ cây ăn sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Có những cây to và lâu năm, rễ cây trồi cả lên mặt đất trông như những con rắn. Lá cây to bằng bàn tay và thắt lại ở giữa.

Hoa bưởi nở thành từng chùm. Hoa bưởi có màu trắng tinh khôi, tuy không mang sắc đỏ rực rỡ như hoa hồng nhưng lại chẳng kém phần thu hút. Ở giữa năm cánh hoa là nhụy hoa vàng tươi. Những nụ hoa chúm chím xinh xinh như những chiếc cúc áo. Khi hoa bưởi nở, hương thơm dịu nhẹ và ngọt ngào lan tỏa khắp không gian. Hương hoa tạo cảm giác rất dễ chịu, dịu dàng mà thanh khiết. Quả bưởi tròn và nhẵn, lúc còn non thì có màu xanh. Cái nắng chói chang của mùa hạ nhuộm vàng cho vỏ bưởi, làm cho hoa thêm thơm, trái thêm ngọt.

Bưởi thường ra trái vào mùa thu. Quả bưởi trên cao chờ tay người hái về. Những múi bưởi thơm ngon căng mọng nước không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ. Vào những ngày rằm trung thu, làm sao thiếu được một quả bưởi trong mâm phá cỗ. Quả bưởi tròn trịa tượng trưng cho sự đầy đặn, vĩnh hằng của tạo hóa.

Bưởi còn là một loại quả quan trọng xuất hiện trong mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc, thể hiện mong muốn có một năm mới an khang thịnh vượng. Vỏ bưởi còn được sấy khô làm chè bưởi- đây là một món ăn quen thuộc mỗi khi hè tới. Các bà, các mẹ thì lấy lá bưởi, vỏ bưởi đun nước để gội đầu, mùi hương thoang thoảng theo gió bay xa. Ông ướp chè với hoa bưởi, hương bưởi hòa quyện với làn khói nghi ngút bốc lên từ ấm trà tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhõm lạ kì.

Hiện nay, người ta lai tạo được nhiều giống bưởi mới cho quả ngon và năng suất cao hơn như bưởi Diễn, bưởi Năm Roi, bưởi Đoan Hùng. Mỗi loại bưởi đã trở thành đặc sản và nét văn hóa riêng của mỗi vùng đất. Chẳng riêng gì bưởi, loài cây nào cũng vậy, con người phải có công chăm bón và tình yêu đối với nó thì cây mới ra hoa kết trái, tặng cho con người những món quà từ thiên nhiên.

Cây bưởi là loại cây bình dị, quen thuộc đối với bất kì một người Việt Nam nào. Cây bưởi đã trở thành một phần của làng quê Việt Nam, là kí ức tuổi thơ dịu ngọt của mỗi chúng ta.

Viết Cây bưởi quê em ( Bài 2 ) – Mẫu 3

“Chợt giật mình đã thấy tới tháng ba
Mùa xuân về bưởi ra hoa trắng xoá
Tháng ba về như quen mà như lạ
Hương bưởi ngạt ngào nhớ quá đi thôi”

Mỗi khi nghe lời bài thơ “Lời thề hoa bưởi” của Nguyễn Đình Huân cất lên, trong tâm trí em lại hiện lên hình ảnh của cây bưởi- một loại cây đã rất quen thuộc với con người Việt Nam.

Nhà bà em có một trồng một cây bưởi. Thân của cây bưởi to, có màu nâu, thân hình hơi xù xì, bởi màu nâu của thân cây nên tạo nên những cành to và cũng có màu nâu, lá của nó to, có mùi thơm, hoa của nó có màu trắng, những nụ hoa bưởi khi gặp những cơn gió là nó nở ra những vị thơm mát và tràn đầy sức sống, khi cây bưởi lớn lên nó bắt đầu ra lộc và đâm hoa nảy lộc. Hằng năm cây cho ra những trái bưởi ngọt,mát lành và căng mọng.

Khi ăn xong vỏ bưởi còn dược giữu lại phơi khô có rất nhiều tác dụng ví dụ như: dùng để đun lấy nước gội đầu. Mùa đông rét buốt mà được tắm gội bằng nước nóng thoang thoảng hương bưởi thì thật lfa dễ chịu. Nó xua tan mọi cái khí lạnh của mùa đông giải tỏa những căng thẳng muộn phiền. Để có được một trái bưởi thơm ngon đến tay người dùng, công sức chăm bẵm của người trồng là không ít.

Bưởi có nhiều loại giống cây khác nhau. Có bưởi đào, bưởi ổi, bưởi năm roi, bưởi Diễn,… Mỗi loại có một cách trồng và chăm sóc khác nhau. Nhưng người trồng muốn có được mùa quả bội thu đều phải khéo léo, cẩn thận và chăm sóc cây bằng tất cả tình yêu dành cho nó. Mỗi sáng sớm thức dậy là bà em lại ra vườn chăm sóc cây bưởi. Bà tỉ mỉ chu đáo giống như chăm sóc một đứa trẻ vậy. Mỗi khi mưa gió đến bà thường lo lắng mất ăn mất ngủ vì sợ cây bưởi bị gió quật đổ thì bao công sức sẽ uổng phí.

Em rất yêu quý cây bưởi bà em trồng. Em mong cây sẽ phát triển khỏe mạnh để em có thể hưởng những trái bưởi thơm ngon từ chính bàn tay bà em săn sóc.

Viết Cây bưởi quê em ( Bài 2 ) – Mẫu 4

Ở vườn nhà ngoại trồng rất nhiều loại cây khác nhau. Cây xoài lúc nhiều quả chín. Cây hoa hồng toả hương thơm ngát. Cây nhãn nặng những chùm quả chín… Nhưng em thích nhất là cây bưởi.

Cây bưởi được ông trồng hơn 20 năm. Cây cao gần 2m. Thân cây không to lắm chỉ bằng bắp chân người lớn. Thân cây màu rêu xám, không sần sùi và nhiều u bướu như cây bàng. Rễ cây to, bám chắc vào đất, hút dinh dưỡng từ đất nuôi cây. Từ thân cây chia ra thành ba cành lớn chắc chắn như những cánh tay của lực sĩ cử tạ. Ba cành lớn ấy lại phân ra thành nhiều cành nhỏ khác nhau. Lá cây to bằng bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu.

Hoa bưởi nhỏ, màu trắng ngọc, mọc thành từng chùm. Mùa xuân hoa nở thơm ngát cả khu vườn. Khi hoa bưởi rụng đi, những quả bưởi sẽ thay thế. Quả bưởi tròn, da trơn nhẵn được nâng đỡ cẩn thận. Những quả bưởi ấy như những đứa con đầu tròn trọc lốc được cây mẹ chắt chiu dinh dưỡng nuôi nấng. Mùa thu là mùa bưởi chín. Khi ấy những quả bưởi chín vàng, ăn những múi bưởi sẽ thấy vị ngọt dịu mát đọng lại.

Cây bưởi có rất nhiều ích lợi khác nhau. Hoa bưởi thơm ngát thường được dung để ướp chè. Ông ngoại em hay ướp chè với hoa bưởi ủ trong lá sen. Nước chè được ướp bằng hoa bưởi uống vừa thơm vừa ngọt. Vào những ngày Rằm Tháng Tám, quả bưởi được mang đi thắp hương cúng lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên. Hay những dịp Tết thì quả bưởi không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc. Các bà các mẹ lấy vỏ bưởi phơi khô để gội đầu. Tóc sau khi được gội bằng vỏ bưởi vừa óng mượt, chắc khoẻ lại vừa thơm thoang thoảng mùi bưởi.

Mỗi mùa hoa nở em lại có dịp cùng ông ngoại đi hái hoa về ướp chè, được cảm nhận mùi hương thơm ngát của hoa bưởi. Em rất thích cảm giác ấy và thấy yêu cây bưởi vô cùng.

Viết Cây bưởi quê em ( Bài 2 ) – Mẫu 5

Cơn gió thổi làm lay động cây bưởi trước nhà. Những quả to tròn đu đưa theo gió, những giọi sượng đọng lại trên lá rơi xuống đất nghe lộp độp. Sáng nay nhìn cây bưởi,tôi bỗng thương nhớ ông ngoại vô cùng. Ngày xưa, cũng dưới cây bưởi này, tôi cùng ông ngoại đã sống bên nhau.

Cây bưởi này đã gắn bó đời ông ngoại và vả đời tôi. Bà mất sớm, ông thui thủi ở nhà. Ông tìm thú vui với con cháu, với việc trồng cây… và ông trồng cây bưởi này với mong muốn rằng ”cho vui làm quà cho con cháu”. Tôi là đứa cháu út nên được ông dành tình thương hơn. Ông hay kể cho tôi nghe và đọc câu này như răn dạy tôi điều gì ! ” Uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây” . Lúc đó tôi hãy còn nhỏ câu nói của ông làm tôi thuộc làu làu nhưng mơ hồ không hiểu gì cả. Tôi chỉ biết rằng ông rất thương và cưng chiều tôi.

Năm tháng trôi qua, cây bưởi cũng như tôi lớn dần, lớn dần. Thân cây bây giờ trông to khỏe và rắn chắc lắm. Vỏ cây không còn xanh và mướt như lúc nhỏ và đã chuyển sang màu xam xám có vẻ rất phong trần.Vỏ cây loang lổ những đốm mốc trắng làm lớp áo bên ngoài xù xì hẳn lên. Thân cây thẳng đuột như cái cột nhà và lên trên chia thành nhiều cành lớn, nhỏ, rồi nhỏ nữa làm tán cây rộng lớn che nắng cả một khoảng đất trống.

Lá bưởi không giống như những cây khác. Lá bưởi tương đối dày. ở khoảng giữa lá thắt lại tạo hình quả tim. Bề mặt lá có màu xanh đậm, bề dưới có màu xám trắng. Lá bưởi có mùi thơm rất dễ chịu. Ông ngoại vẫn thường nấu lá bưởi với lá sả để xông mỗi khi tôi bị cảm.

Vào mùa ra hoa, cây bưởi rụng hết lá già và thay và thay vào đó những chùm lá xanh non mơn mởn. Những chùm bông trắng muốt đua nhau đâm tua tủa, giữa bông hoa có nhụy vàng nhỏ xíu trông tinh khiết làm sao. Hoa bưởi tỏa hương thơm ngào ngạt, một mùi thơm mang vị đồng quê. Ông tôi thích hương vị của hoa bưởi, ông phơi khô rồi ướp với trà uống vào buổi sáng. Ông nói nó không thua gì hoa lài đâu. Hoa bưởi có sức quyễn rũ kỳ lạ, lôi cuốn những chú bướm, chú ong đến hút mật.

Trái bưởi lúc còn non có lớp lông măng trắng bao bọc bên ngoài. Khi chín, lớp măng không còn nữa, vỏ bưởi chuyển sang màu vàng ươm và căng tròn lên. Trên vỏ có mụt trăng trắng, xanh xanh xen kẽ. Múi bưởi chín mọng nước ngọt lịm có vị thanh thanh.

Đã từ lâu rồi từ ngày ông ngoại ra đi, tôi không còn được ngồi bên ngoại, nghe ngoại kể chuyện. Không còn được ông gỡ từng múi bưởi cho tôi ăn nữa.

Thương ông tôi càng thương cây bưởi ông trồng. Ông ơi! ông hãy yên tâm, bưởi ông trồng vẫn chăm sóc kỹ. Trái mùa này sai và to lắm. Hàng ngày con vẫn chăm sóc đều đặn cho nên bưởi ngọt hơn nhiều, con vẫn xem cây như người bạn hiền từ, con sé làm cho cây bưởi sai trái sai hoa. Hương hoa bưởi sẽ bay khắp nhà, tỏa ra đường cái, làm cho tóc các chi gái mượt mà thơm mát như suối chảy qua những cánh rừng bung nở những loài hoa trắng muốt. Bưởi che trùm bóng mát, sé cho những mùa quả ngọt thơm hương. Bưởi sẽ làm cho nhà con thêm đẹp.

Ông ơi ! tối nay ông hãy về ăn bưởi với con. Con sẽ hái biếu ông trái bưởi đầu mùa to nhất. Con sẽ ướp cho ông li trà thơm mùi hoa thơm. ông sẽ uống và giảng lại cho con những câu tục ngữ:

”Uống nước nhớ nguồn
Ăn trái nhớ kẻ trồng cây”
 là thế nào ông nhé !

Viết Cây bưởi quê em ( Bài 2 ) – Mẫu 6

Trong khu vườn nhà em không rộng lắm nhưng lại được trồng rất nhiều cây, từ rau cho đến cây ăn quả. Và trong số các loại cây đó thì em thích nhất là cây bưởi.

Cây bưởi nhà em cũng rất cao, nó cao ngang cửa sổ tầng hai trường em, tán lá xoè rộng. Thế rồi ngay cả các gốc cây to bằng bắp chân xù xì, màu nâu xám. Thân cây bưởi lại to, lên cao khoảng ngay đầu gối, khi nhìn lên cao một chút thì thân cây chia thành nhiều nhánh. Những chiếc lá bưởi dường như lại được mọc thành chùm, lá bưởi nhìn thật độc đáo, nó như cứ hơi thắt lại ở giữa như hình trái tim. Thế rồi ngay ở mặt trên xanh đậm, bóng, mặt dưới cũng màu xanh nhạt mờ.

Ấn tượng nhất với em có lẽ chính là hoa bưởi mọc thành chùm. Hoa bưởi có màu trắng, có năm cánh, nhị vàng, hương thơm dịu toả khắp vườn mỗi khi nở. Cho đến cuối xuân, hoa tàn, quả bắt đầu nhú ra nhìn thật đáng yêu biết bao nhiêu. Thế rồi ta như thấy được chính lúc đấu quả bé sau lớn dần. Thế rồi ta như thấy được cây bưởi lại có cành quả mọc thành chùm như bông hoa. Qủa đã to, chín tròn da căng mịn, và nó lại có được màu vàng óng hương thơm dịu.

Khi quan sát bên ngoài thì bên vỏ ngoài màu xanh có quả màu vàng, còn ở bên trong là lớp cùi trắng, có nhiều múi cong. Thật thích thú biết bao nhiêu khi ta bóc lớp vỏ vàng kia ra thì ta như thấy được có nhiều tép bưởi.Bưởi nhà em ăn có vị ngọt đậm, ăn rất mát và bổ. Em nghe mẹ nói bưởi có chứa nhiều vitamin C rất tốt cho conn người. Đồng thời những chất trong quả bưởi lại có thể chữa nhiều bệnh và cùi bưởi còn có thể làm chè, vỏ bưởi gội đầu rất mát nữa

Em dường như cũng rất thích cây bưởi ở vườn và em thường ra đó ngắm nhìn trong giờ nghỉ. Em luôn cùng bố chăm sóc cho cây bưởi mỗi ngày.

Viết Cây bưởi quê em ( Bài 2 ) – Mẫu 7

Mùa thu – mùa bưởi đào đơm quả. Trong khoảnh vườn nhỏ của ông em, cây bưởi đã trĩu trịt những quả tròn trông thật thích mắt.

Mới ngày nào cây còn bé tí mà nay đã cao gần năm mét. Rễ cọc ăn sâu vào lòng đất nên cây chông vững chãi. Gốc cây to, thân cây nghiêng nghiêng và tỏa nhiều cành. Bao bọc lấy thân cành là lớp vỏ mỏng, da xù xì. Bên trong lớp vỏ ấy là dòng nhựa trong suốt, luôn vận chuyển chất màu để nuôi cây. Nhờ vậy, cây mỗi ngày một lớn, tán lá xum xuê. Lá non mỏng manh, màu xanh tươi như mạ non, hơi nhọn ở hai đầu. Lá lớn dần có màu đậm hơn, dày hơn, hình bầu dục. Lá bưởi có mùi thơm như lá chanh, lá quýt.

Đến mùa, bưởi đơm hoa. Hoa bưởi màu trắng tinh như hoa huệ. Cánh hoa mịn màng, năm cánh hoa cuốn quanh cái nhụy vàng tươi. Hoa bưởi thơm lừng lẫn khuất trong vòm lá. Đúng như lời thơ của Trần Đăng Khoa đã nhận định:

“Hoa rơi trắng mảnh sân con
Ôi hoa đã rụng vẫn còn ngát hương”.

Hoa bưởi rụng để nhường chỗ cho quả non chào đời. Quả bưởi mới nhú chỉ bằng ngón tay út, rồi bằng hòn bi ve, bằng quả mù u. Một dạo, không để ý những quả bưởi như cái gáo dừa lẳng trên cành. Quả lớn, quả bé trĩu trịt từng chùm. Quả bưởi tròn lông lốc. Lớp vỏ ngoài màu xanh, lớp vỏ trong màu hồng nhạt. Chúng luôn ôm ấp trong lòng những múi bưởi mọng nước, mát lành. Múi bưởi cong cong như vầng trăng khuyết, vừa đẹp vừa ngon ai cũng thích.

Cây bưởi đã đem lại lợi ích cho gia đình em. Em mong bưởi có mặt khắp nơi để cải thiện đời sống cho người dân quê em.

Viết Cây bưởi quê em ( Bài 2 ) – Mẫu 8

Quê tôi ở tỉnh Hà tây, nay thuộc thành phố Hà nội nhưng vẫn là một vùng đậm chất thuần nông với ao cá, vườn cây, ruộng vườn, những cánh đồng lúa bát ngát mênh mông. Đất rộng nên nhà nào cũng trồng nhiều loại cây ăn quả sai trĩu cành, đặc biệt là cây bưởi. Đó cũng chính là đặc sản cuả quê tôi mà trong dân gian thường có câu: cam Canh, bưởi Diễn.

Ở nhà bà tôi, có trồng một cây bưởi. Bà kể lại rằng từ trước khi qua đời, ông tôi đã trồng cây bưởi này, đúng dịp mẹ sinh tôi. Đến bây giờ cây đã cao to bằng ngôi nhà hai tầng. Dầm mưa dãi nắng nhiều năm, thân cây trở nên bạc phếch, đã thế còn mọc những u tròn, sần sùi, to bằng cái nắm tay.

Cành cây vươn xa, tán lá rộng tỏa bóng mát cho chúng tôi ngày còn thơ ấu. Lá cây màu xanh sẫm, trông như những nậm rượu nhỏ, đu đưa trong gió. Hoa bưởi nhỏ xinh, trắng muốt tỏa hương thơm dìu dịu, thu hút nhiều loại ong bướm ve vãn. Hương bưởi đã từng đi vào rất nhiều bài thơ hay, nổi tiếng.

Vào tháng giêng, tháng hai Âm lịch, khi mưa xuân phơi phới đầy đường làng, những cánh hoa trăng trắng nhỏ xinh cuộn tròn theo gió, đuổi nhau trên những con đường gạch. Nhớ những ngày còn bé, lũ trẻ chúng tôi thường rủ nhau vào vườn nhặt những cành hoa kết thành vòng đeo đầy cổ, đầy tay. Có vài cậu nhóc nghịch ngợm, leo trèo làm cho những cánh hoa đang cựa mình tung ra, rơi lả tả xuống sân. Lũ con gái nhìn lên, xuýt xoa, tiếc nuối.

Lại những buổi trưa hè, tôi hay trốn mẹ ra ngồi gốc bưởi vừa thưởng thức mùi hương ngọt ngào, quyến rũ mà đến tận bây giờ vẫn không thể quên được. Mùng một đầu tháng hay ngày rằm, mẹ tôi thường ra vườn từ sớm, hái những cành hoa bưởi còn đọng sương mai trân trọng đặt lên bàn thờ thắp hương. Nhìn bóng mẹ lặng lẽ đứng bên bàn thờ, tôi càng thêm nhớ tới ông hơn.

Ngày còn bé, hai chị em tôi rất điệu, chỉ thích để tóc dài rồi tết thành hai bím. Qua cả mùa đông hanh hao, ẩm ướt mà tóc cuả chúng tôi vẫn mượt mà, óng ả. Bởi mẹ tôi thường hái lá bưởi cùng một số các lá khác trong vườn đun nước gội đầu cho chúng tôi, mẹ bảo như thế tóc mới đẹp. Mùi hương nhẹ nhàng thoang thoảng cùng cái mượt mà, tinh khiết của dầu bưởi đan vào từng sợi tóc.

Cuối tháng ba, cây bưởi bắt đầu ra hoa kết trái. Ban đầu, nó chỉ bé bằng quả bóng bàn nhỏ. Thế rồi quả bưởi to dần theo năm tháng. Nó to bằng quả cam rồi đến bằng miệng bát ô tô. Vào tháng tám, những trái bưởi to, tròn trịa, mọng nước sai lúc lỉu trên cây. Quả bưởi chuyển từ màu xanh sẫm sang rám vàng trông rất bắt mắt. Mỗi lần về quê, bà thường ra vườn chọn những quả bưởi to tròn và ngọt nhất bổ ra cho cả nhà cùng nếm thử. Đưa múi bưởi chạm vào đầu lưỡi, mùi vị ngọt lịm, thơm thơm như tan trong miệng mà không ở nơi nào có được.

Giờ tôi đã khôn lớn, đã bước chân vào trường cấp hai, được đi đến nhiều nơi nhưng kí ức quê hương vời mùi hương hoa bưởi vẫn luôn đánh thức tôi nhớ về tuổi thơ yêu dấu.

Quê tôi giờ đã đổi mới, không còn những vườn bưởi trắng hoa mỗi độ xuân về nữa, thay vào đó mọc lên nhiều nhà cao tầng, nhà máy san sát. Nhà nào cũng chỉ trồng vài gốc bưởi để làm cảnh. Nhưng cây bưởi vẫn mãi mãi là người bạn tuổi thơ của tôi, là một phần trong những kỉ niệm không bao giờ phôi pha…

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách viết Cây bưởi quê em hay nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!