Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Phân tích Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về trong đoạn thơ Cảnh ngày xuân trích Truyện Kiều của Nguyễn Du” chuẩn nhất 11/2024.
Dàn ý 1:
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích, cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về: Trong lịch sử văn học Việt Nam, khi nhắc tới nhà văn – đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, người ta thường nhắc ngay đến Truyện Kiều, một tác phẩm kiệt tác “lừng danh muôn thuở”
2. Thân bài
Hình ảnh chiều tà và tâm trạng của chị em Thúy Kiều: Từ láy “tà tà” vừa gợi ra hình ảnh chiều tà lại vừa gợi ra nhịp vận động chậm rãi, từ từ như đang níu kéo khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân trước khi chìm vào trong bóng đêm
Hình ảnh hai chị em Kiều trên đường trở về: Hai chị em Kiều trơ về bước dọc theo dòng suối nhỏ bên đường, đó là bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi như nửa muốn đi nưa muốn dừng
Khung cảnh cảnh xuân tĩnh lặng và thơ mộng: Từ láy “nao nao” được tác giả sử dụng hằm gợi lên hình ảnh của một dòng chảy nhẹ nhàng, dòng nước uốn quanh bên đường tạo ra cái động trong bức tranh tĩnh, hay chính là một khung cảnh động nhưng vẫn tĩnh lặng
3. Kết bài
Nêu ý nghĩa của cảnh chị em Thúy Kiều đi du xuân trở về: Chiều tà, lễ hội kết thúc, mọi người ra về và bức tranh mùa xuân lại đẹp theo một cách khác. Đó là sự hấp dẫn trong vẻ tĩnh lặng, êm đềm, trầm lắng và nhẹ nhàng, thơ mộng của lễ hội mùa xuân khi sắp tàn
Dàn ý 2:
1. Mở bài
– Không chỉ có tài năng đặc biệt trong việc tả người, mà trong tả cảnh Nguyễn Du cũng thể hiện ông là một bậc kỳ tài.
– Điều đó thể hiện qua đoạn trích Cảnh ngày xuân, đặc biệt ở 6 câu thơ cuối, không chỉ tả cảnh mà Nguyễn Du còn mượn cảnh để diễn tả lòng người.
2. Thân bài
* Vị trí, chủ đề đoạn trích:
– Cảnh ngày xuân là đoạn trích nối tiếp ngay sau đoạn trích tả tài, sắc của chị em Thúy Kiều.
– Đoạn trích tả cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều trong tiết Thanh Minh, cũng trong đoạn trích này số phận của nàng Thúy Kiều cũng phần nào được dự đoán, đồng thời là tiền đề cho cuộc gặp gỡ của Thúy Kiều với mộ Đạm Tiên, với Kim Trọng, bắt đầu một mối tình đẹp nhưng ngang trái.
* Phân tích:
– Khi cảnh vui xuân đã hết, người người kéo nhau ra về, chị em Kiều mang trong lòng một nỗi buồn, nỗi hụt hẫng bởi ngày xuân chóng tàn, mặt trời nhanh xuống núi => cảnh sắc xung quanh cũng chẳng thể nào vui cho.
– Những hình ảnh “tiểu khê”, “dòng nước uốn quanh”, “dịp cầu nho nhỏ”, đều được Nguyễn Du thu nhỏ lại, mang một vẻ man mác, dịu dàng, thêm màu nắng nhàn nhạt chiều tà => cái thanh, cái trầm lắng của cảnh vật và hơn cả đó chính là nỗi buồn bã, trầm tư đọng trong lòng người, con người lại càng thấy mình trở nên nhỏ bé, lạc lõng và cô đơn hơn cả, đặc biệt là Kiều vốn là người đa sầu đa cảm thì nàng lại càng thêm thấm thía điều ấy.
– Các từ láy như “tà tà”, “thơ thẩn”, “thanh thanh”, “nao nao”, đó chính là sự xáo trộn, sự khuấy động âm ỉ trong lòng người, tuy lặng lẽ và im ắng nhưng lại để lại nhiều cảm xúc.
-“Chị em thơ thẩn dan tay ra về”, đó là sự kết nối tâm linh tương thông của hai chị em, cái “dang tay” ở đây có thể là cái nắm tay, cái dắt tay thân thiết, cùng chia sẻ tâm trạng, nỗi buồn với nhau mà không cần một từ ngữ nào cả.
=> Nhịp thơ chậm đều dàn trải, càng nhấn mạnh mỗi buồn man mác, gợi một không gian yên ắng cho nỗi buồn ấy được bao trùm khắp cả cảnh sắc, cả con người.
– Câu thơ kết đoạn “Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”, dường như có một nhịp ngắt, cái “bắc ngang” ấy là dự đoán một tương lai đầy trái ngang, ắt gặp những trắc trở khó khăn của Thúy Kiều.
3. Kết bài
– Đoạn trích Cảnh ngày xuân là một đoạn trích hay, thể hiện tài năng kiệt xuất của đại thi hào Nguyễn Du, ông không chỉ có tài năng miêu tả người với bút pháp ước lệ mà với cảnh vật tài năng của ông ở phương diện này cũng chẳng hề thua kém, từng vần thơ như được thổi thêm hồn, dần trở nên sống động, tươi đẹp như một bức tranh phong cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ.
– Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc trưng thường xuất hiện trong thơ Nguyễn Du cũng được đưa vào càng làm nổi bật tâm trạng con người, không cần một lời nói một dáng điệu cử chỉ nào của nhân vật, ta cũng cảm nhận được lòng nhân vật ấy đang chất chứa những nỗi buồn sâu thẳm.
Phân tích Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về trong đoạn thơ Cảnh ngày xuân trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
Trong lịch sử văn học Việt Nam, khi nhắc tới nhà văn – đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, người ta thường nhắc ngay đến Truyện Kiều, một tác phẩm kiệt tác “lừng danh muôn thuở”. Tác phẩm đã khắc họa rõ nét về một nhà văn kiệt xuất, tài năng thiên phú của Nguyễn Du, đặc biệt trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã cho thấy tài tả cảnh tuyệt vời của ông cũng như bút pháp tả cảnh ngụ tình tài ba.
Sau một ngày cùng nhau đi du xuân, gặp gỡ những người tâm đầu ý hợp với mình, thời điểm kết thúc lễ hội cũng chính là lúc chị em Thúy Kiều phải ra về, giống như một cuộc vui nào rồi cũng sẽ đến lúc tàn. Không khí buổi sáng lễ hội náo nức, đông vui và nhộn nhịp bao nhiêu thì lúc chiều tà lễ hội lại càng ảm đạm và lắng đọng bấy nhiêu.
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về”
Sáu câu thơ cuối bài của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã miêu tả cảnh vật và tâm trạng của chị em Thúy Kiều khi đi du xuân trở về. Trước tiên là không khí của lễ hội, khi hội đã tàn, kéo theo cái không khí rộn ràng náo nức cũng không còn, mọi thứ lắng đọng và mờ nhạt dần. Từ láy “tà tà” vừa gợi ra hình ảnh chiều tà lại vừa gợi ra nhịp vận động chậm rãi, từ từ như đang níu kéo khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân trước khi chìm vào trong bóng đêm. Hình ảnh chiều tà cũng đồng điệu với chính tâm trạng của chị em Thúy Kiều khi đi du xuân trở về. Từ “thơ thẩn” đã biểu lộ rõ trạng thái vô thức, nuối tiếc, luyến lưu của hai chị em sau lễ hội. Dang tay nhưng không phải vì vui sướng mà là sự sẻ chia nỗi buồn không thể nói hết được của tâm trạng con người.
“Bước dần theo ngọn tiểu kê
Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”
Hai chị em Kiều trơ về bước dọc theo dòng suối nhỏ bên đường, đó là bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi như nửa muốn đi nưa muốn dừng. Không gian náo nhiệt đã không còn, thay vào đó là không gian rộng vắng, thơ mộng của cảnh vật, cảnh vật đẹp ngay cả trong cái tĩnh lặng, trầm lắng.
“Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc qua”
Từ láy “nao nao” được tác giả sử dụng hằm gợi lên hình ảnh của một dòng chảy nhẹ nhàng, dòng nước uốn quanh bên đường tạo ra cái động trong bức tranh tĩnh, hay chính là một khung cảnh động nhưng vẫn tĩnh lặng. Nhịp cầu nhỏ bắc qua là một hình ảnh vừa quen thuộc, vừa gần gũi và giản dị, không hề mới lạ nhưng lại mang những cảm xúc mới mẻ cho hai chị em Thúy Kiều, cũng như cho chính người đọc.
Có thể thấy, bức tranh chị em Thúy Kiều đi du xuân trở về trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã đối lập hoàn toàn với sự náo nhiệt, nhộn nhịp và đông vui của buổi sáng. Chiều tà, lễ hội kết thúc, mọi người ra về và bức tranh mùa xuân lại đẹp theo một cách khác. Đó là sự hấp dẫn trong vẻ tĩnh lặng, êm đềm, trầm lắng và nhẹ nhàng, thơ mộng của lễ hội mùa xuân khi sắp tàn.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Phân tích Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về trong đoạn thơ Cảnh ngày xuân trích Truyện Kiều của Nguyễn Du” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 11/2024!