Updated at: 16-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Cảm nhận về đoạn kết bài thơ Đồng chí của Chính Hữu” chuẩn nhất 04/2024.

Dàn ý 1

1. Mở bài:

– Giới thiệu đôi nét về tác giả Chính Hữu, bài thơ Đồng chí.

– Nêu vị trí đoạn trích: đoạn trích nằm ở phần kết của tác phẩm.

2. Thân bài:

– Đoạn cuối nói về biểu tượng của tình đồng chí

– Tình đồng đội trong bài “Đồng chí” được Chính Hữu thể hiện thật đẹp qua những câu thơ cuối bài.

– Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng cao cả về cuộc đời người chiến sĩ.

– Rừng hoang sương muối: gợi sự khốc liệt, khắc nghiệt của thiên nhiên, của chiến tranh.

– “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh rất thực và cũng rất lãng mạn:

“Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là cứng rắn và dịu êm – là gần và xa – là thực tại và mơ mộng – là chất chiến đấu và chất trữ tình – là chiến sĩ và thi sĩ.

+ Hiếm thấy một hình tượng nào vừa đẹp,vừa mang đầy đủ ý nghĩa như “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu.

+ Đây là một phát hiện, một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Hình tượng này góp phần nâng cao giá trị bài thơ và trở thành nhan đề cho cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”.

3. Kết bài:

– Khẳng định giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của đoạn thơ.

Cảm nhận về đoạn kết bài thơ Đồng chí của Chính Hữu- Mẫu 1

      Đồng chí! Ôi tiếng gọi nghe sao mà thân thiết nghĩa tình đến vậy! Là một nhà thơ – chiến sĩ, với ngòi bút vừa hiện thực vừa lãng mạn, Chính Hữu đã viết bài thơ Đồng chí với tất cả cảm xúc chân thành nhất của mình. Bài thơ hay khép lại bằng những hình ảnh thật đẹp và đầy ấn tượng:

                             Đêm nay rừng hoang sương muối

                             Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

                             Đầu súng trăng treo.

      Cả bài thơ thể hiện tình đồng chí keo sơn gắn bó của những người chiến sĩ trong những tháng ngày gian khổ của cuộc kháng chiến trường kì. Nhạc điệu bài thơ trầm lắng như lời tâm tình của hai người lính trong đêm trăng chờ phục kích công đồn. Tình cảm ấy đã được hình thành từ những thiếu thốn vật chất đến những thử thách ngoài chiến trường. Để rồi từ đó trở thành tình cảm thiêng liêng – tình đồng chí. Hai người lính đến với nhau từ hai phương trời xa lạ nhưng lại có nhiều nét tương đồng, những nét tưởng lạ mà quen. Đó là tình yêu quê hương, xứ sở. Và bây giờ sự gắn bó vẫn đang nảy nở và thắm thiết hơn trong đêm chờ giặc tới!

                             Đêm nay rừng hoang sương muối

      Khung cảnh thiên nhiên thật khắc nghiệt: rừng hoang sương muối. Chỉ có ai đã từng sống trong khói lửa chiến tranh, thiếu thốn như các anh với áo rách vai, chân không giày mới có thể hiểu được cái rét buốt lạnh cắt da thịt của đêm sương muối ở rừng. Trong cảnh rừng hoang vắng rậm rạp và lạnh lẽo ấy hiện lên hình tượng một con người kì vĩ đẹp lạ thường:

                             Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

      Câu thơ xua tan đi màn sương mờ ảo, sưởi ấm cả cánh rừng hoang vu. Dưới ánh trăng, người chiến sĩ thật đẹp, thật trong sáng. Từ đứng cạnh bên nhau đã tạo nên bức chân dung hoàn chỉnh về tư thế của các anh. Các anh tuy hai mà một, tuy ít mà nhiều. Các anh đã cùng chia sẻ bao khó khăn, vất vả cùng với những cảm xúc của một người lính trẻ để đi lúc này trong giây phút căng thẳng hồi hộp chờ giặc tới, các anh vẫn luôn ở bên nhau. Đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, giữa hoà bình độc lập và nô lệ, giữa thiên đường và địa ngục, các anh vẫn nhớ đến đồng đội trao cho nhau hơi ấm của tình người, tình đồng chí.

      Đọc thơ Chính Hữu ta như cảm thấy hơi ấm đang toả ra khắp cơ thể, khắp không gian. Hơi ấm ấy phải chăng được bắt nguồn từ cảm xúc chân thành, mộc mạc, giản dị trong lời thơ Chính Hữu. Câu thơ cuối tuy đã khép lại tác phẩm nhưng với em nó mãi là dư âm không bao giờ cạn:

                             Đầu súng trăng treo

      Câu thơ vừa thực vừa ảo cho ta nhiều cảm xúc mới mẻ. Khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất, giữa con người và thiên nhiên đã được xích lại gần gũi hơn bởi một từ treo. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn vừa xa vừa gần. Phải chăng câu thơ là ước muốn, là hi vọng của Chính Hữu – người lính Cụ Hồ về một cuộc sống hoà bình, tươi đẹp? Sau đêm nay, sau giờ phút căng thẳng, lạnh buốt này sẽ là một sớm mai ấm áp với ánh bình minh sáng ngời Người chiến sĩ, với nhiệm vụ đã thành người thi sĩ với bao cảm hứng dạt dào. Hình ảnh cây súng trong bài thơ Đồng chí khiến ta chợt nhớ đến sông Mã, Tây Tiến trong câu thơ của Quang Dũng:

                             Heo hút cồn mây, súng ngửi trời                

      Đáng trọng và đáng quí làm sao khi trong thời máu lửa oai hùng đó vẫn có những vần thơ thật hay, thật đẹp và thú vị đến thế!

      Như lời kết nhẹ nhàng của bản nhạc du dương, Đồng chí của Chính Hữu đã cho thế hệ trẻ hôm nay phần nào hiểu được giá trị thiêng liêng, cao cả của tình đồng chí, đồng đội thời chiến. Những lời thơ trong Đồng chí đã gieo vào lòng bạn đọc bao cảm xúc và ấn tượng mới mẻ khép lại trang thơ mà hình ảnh Đầu súng trăng treo vẫn hiện ra trong ý nghĩ người đọc như một thứ hào quang soi rọi về một thời quá khứ oai hùng, hướng chúng ta đến những gì tốt đẹp ở tương lai.

Cảm nhận về đoạn kết bài thơ Đồng chí của Chính Hữu- Mẫu 2

Bài thơ Đồng chí của Chính hữu là khúc ca hào hùng về tình đồng chí thiêng liêng. Sau khi ngợi ca vẻ đẹp tình đồng chí keo sơn, thắm thiết, nhà thơ dành ba câu cuối cùng khép lại bài thơ. Ba câu thơ cuối của bài thơ là biểu tượng nhất, giàu chất thơ nhất tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng. Bài thơ khép lại với bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội, là biểu tượng cao đẹp về cuộc đời người chiến sĩ:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”.

Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả….Công việc thực sự của người lính, và tình đồng chí được tôi luyện trong thử thách gian lao, trong công việc đánh giặc thực sự là thử thách lớn nhất. Cũng chính ở cái nơi mà sự sống, cái chết chỉ kề nhau trong tích tắc ấy thì tình đồng chí mới thực sự thiêng liêng, cao đẹp. Ba câu thơ cuối như đã dựng lên bức tượng đài sừng sững về tình đồng chí. Trẽn cái nén hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên: Trong cảnh “rừng hoang sương muối” – rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời, nhưng những người lính vẫn đứng cạnh bên nhau, im lăng, phục kích chờ giặc tới. Từ “chờ” thể hiện tư thế chủ động. Hình ảnh của họ sát cánh bên nhau, đồng sinh cộng tử vững chãi làm mờ đi cái gian khổ ác liệt của cuộc chiến, tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Tình đồng chí khiến họ vẫn bình thản và lãng mạn ngay trong cuộc chiến đấu, thấy cuộc đời vẫn đẹp đẽ và thơ mộng ngay giữa nguy hiểm, giao lao.

Hai câu thơ đối nhau thật chỉnh và gợi cảm giữa khung cảnh và toàn cảnh. Khung cảnh lạnh lẽo, buốt giá. Toàn cảnh và tình cảm ấm nồng của người lính với đồng đội của anh. Ý thơ ca ngợi sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người lính vượt lên tất cả sự khắc nghiệt của hoàn cảnh. Tình đồng đội đã sưởi ấm lòng các anh giữa rừng hoang mùa đông và sương muối buốt giá.Hình ảnh “đầu súng trăng treo”là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, là điểm nhấn của 3 phần, điểm sáng của toàn bài thơ. Hình ảnh thơ rất chân thực và cũng rất lãng mạn. Hình ảnh này là có thật trong cảnh giác, được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc. Trong những đêm phục kích giặc giữa rừng khuya, người lính còn có thêm một người bạn là trăng. Trăng là bạn, là tri kỉ, cùng người lính hành quân và chiến đấu. Trăng treo trên nền trời, nhìn lên trăng như treo trên đầu ngọn súng.

Nhịp thơ ở đây là nhịp 2/2 như gợi lên một cái gì chung chiêng lơ lửng trong bát ngát chứ không phải là cột chặt, vừa thực vừa gợi lên nhiều liên tưởng phong phú: súng là hình ảnh của chiến tranh khói lửa, là sự khốc liệt, tàn bạo và hủy diệt; trăng là hình ảnh của hòa bình, của thiên nhiên trong mát, của sự tái sinh và trường tồn. Sự hoà nhịp giữa súng và trăng vừa toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính và tình đồng chí của họ, vừa nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh yêu nước: người lính cầm súng là để bảo vệ cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do cho Tổ quốc. Súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ mộng.Tất cả đã hòa quyện, bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Câu thơ như nhãn tư của cả bài, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí thân thiết. Với hình tượng này, đoạn thơ xứng đáng là bức tranh tuyệt đẹp về tình đồng chí đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp đẽ giàu chất thơ về cuộc đời người chiến sĩ, của tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng, bất diệt của người lính cụ Hồ.Với lời thơ cô đọng hình ảnh chân thực, gợi tả, có sức khái quát cao nhằm diễn tả cụ thể quá trình phát triển của tình cảm cách mạng thiêng liêng của người lính, một tình cảm chân thực không phô trương mà lại vô cùng lãng mạn và thi vị. Giọng thơ sâu lắng, xúc động như một lời tâm tình, tha thiết.

Bài thơ “Đồng chí” đã đánh dấu một bước ngoặt mới cho khuynh hướng sáng tác của thơ ca kháng chiến. Đặc biệt là cách xây dựng hình tượng người chiến sĩ Cách mạng, anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Khổ cuối bài thơ khép lại bức tranh đời sống và chiến đấu vừa gian khổ, vừa hào hùng của người lính Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

Cảm nhận về đoạn kết bài thơ Đồng chí của Chính Hữu- Mẫu 3

Đồng chí! Ôi tiếng gọi nghe sao mà thân thiết nghĩa tình đến vậy! Là một nhà thơ – chiến sĩ, với ngòi bút vừa hiện thực vừa lãng mạn, Chính Hữu đã viết bài thơ Đồng chí với tất cả cảm xúc chân thành nhất của mình. Bài thơ hay khép lại bằng những hình ảnh thật đẹp và đầy ấn tượng:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Cả bài thơ thể hiện tình đồng chí keo sơn gắn bó của những người chiến sĩ trong những tháng ngày gian khổ của cuộc kháng chiến trường kỳ. Nhạc điệu bài thơ trầm lắng như lời tâm tình của hai người lính trong đêm trăng chờ phục kích công đồn. Tình cảm ấy đã được hình thành từ những thiếu thốn vật chất đến những thử thách ngoài chiến trường. Để rồi từ đó trở thành tình cảm thiêng liêng – tình đồng chí. Hai người lính đến với nhau từ hai phương trời xa lạ nhưng lại có nhiều nét tương đồng, những nét tưởng lạ mà quen. Đó là tình yêu quê hương, xứ sở. Và bây giờ sự gắn bó vẫn đang nảy nở và thắm thiết hơn trong đêm chờ giặc tới!

Đêm nay rừng hoang sương muối

Khung cảnh thiên nhiên thật khắc nghiệt: rừng hoang sương muối. Chỉ có ai đã từng sống trong khói lửa chiến tranh, thiếu thốn như các anh với áo rách vai, chân không giày mới có thể hiểu được cái rét buốt lạnh cắt da thịt của đêm sương muối ở rừng. Trong cảnh rừng hoang vắng rậm rạp và lạnh lẽo ấy hiện lên hình tượng một con người kỳ vĩ đẹp lạ thường:

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Câu thơ xua tan đi màn sương mờ ảo, sưởi ấm cả cánh rừng hoang vu. Dưới ánh trăng, người chiến sĩ thật đẹp, thật trong sáng. Từ đứng cạnh bên nhau đã tạo nên bức chân dung hoàn chỉnh về tư thế của các anh. Các anh tuy hai mà một, tuy ít mà nhiều. Các anh đã cùng chia sẻ bao khó khăn, vất vả cùng với những cảm xúc của một người lính trẻ để đi lúc này trong giây phút căng thẳng hồi hộp chờ giặc tới, các anh vẫn luôn ở bên nhau. Đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, giữa hòa bình độc lập và nô lệ, giữa thiên đường và địa ngục, các anh vẫn nhớ đến đồng đội trao cho nhau hơi ấm của tình người, tình đồng chí.Đọc thơ Chính Hữu ta như cảm thấy hơi ấm đang tỏa ra khắp cơ thể, khắp không gian. Hơi ấm ấy phải chăng được bắt nguồn từ cảm xúc chân thành, mộc mạc, giản dị trong lời thơ Chính Hữu. Câu thơ cuối tuy đã khép lại tác phẩm nhưng với em nó mãi là dư âm không bao giờ cạn:

Đầu súng trăng treo

Câu thơ vừa thực vừa ảo cho ta nhiều cảm xúc mới mẻ. Khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất, giữa con người và thiên nhiên đã được xích lại gần gũi hơn bởi một từ treo. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn vừa xa vừa gần. Phải chăng câu thơ là ước muốn, là hy vọng của Chính Hữu – người lính Cụ Hồ về một cuộc sống hoà bình, tươi đẹp? Sau đêm nay, sau giờ phút căng thẳng, lạnh buốt này sẽ là một sớm mai ấm áp với ánh bình minh sáng ngời Người chiến sĩ, với nhiệm vụ đã thành người thi sĩ với bao cảm hứng dạt dào. Hình ảnh cây súng trong bài thơ Đồng chí khiến ta chợt nhớ đến sông Mã, Tây Tiến trong câu thơ của Quang Dũng:

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Đáng trọng và đáng quý làm sao khi trong thời máu lửa oai hùng đó vẫn có những vần thơ thật hay, thật đẹp và thú vị đến thế!Như lời kết nhẹ nhàng của bản nhạc du dương, Đồng chí của Chính Hữu đã cho thế hệ trẻ hôm nay phần nào hiểu được giá trị thiêng liêng, cao cả của tình đồng chí, đồng đội thời chiến. Những lời thơ trong Đồng chí đã gieo vào lòng bạn đọc bao cảm xúc và ấn tượng mới mẻ khép lại trang thơ mà hình ảnh Đầu súng trăng treo vẫn hiện ra trong ý nghĩ người đọc như một thứ hào quang soi rọi về một thời quá khứ oai hùng, hướng chúng ta đến những gì tốt đẹp ở tương la

Cảm nhận về đoạn kết bài thơ Đồng chí của Chính Hữu- Mẫu 4

Không biết tự bao giờ ánh trăng đã đi vào văn học như một huyền thoại đẹp. ở truyền thuyết “Chú cuội cung trăng” hay Hằng Nga trộm thuốc trường sinh là những mảng đời sống tinh thần bình dị đậm đà màu sắc dân tộc của nhân dân ta. Hơn thế nữa, trăng đã đi vào cuộc chiến đấu, trăng bảo vệ xóm làng, trăng được Chính Hun kết tinh thành hình ảnh “đầu súng trăng treo” rất đẹp trong bài thơ Đồng chí của mình.Sau hơn mười năm làm thơ, Chính Hữu cho ra mắt tập “Đầu súng trăng treo”. Thế mới biết tác giả đắc ý như thế nào về hình ảnh thật đẹp, thơ mộng, rất thực nhưng không thiếu nét lãng mạn đó.

Đầu súng trăng treo- đó là một hình ảnh tả thực một bức tranh tả thực và sinh động. Giữa núi rừng heo hút “rừng hoang sương muối” giữa đêm thanh vắng tĩnh mịch bỗng xuất hiện một ánh trăng treo lơ lửng giữa bầu trời. Và hình ảnh này cũng thật lạ làm sao, súng và trăng vốn tương phản với nhau, xa cách nhau vời vợi bỗng hòa quyện vào nhau thành một hình tượng gắn liền. Nhà thơ không phải tả mà chỉ gợi, chỉ đưa hình ảnh nhưng ta liên tưởng nhiều điều. Đêm thanh vắng người lính bên nhau chờ giặc tới, trăng chếch bóng soi sáng rừng hoang bao la rộng lớn, soi sáng tình cảm họ, soi sáng tâm hồn họ… Giờ đây, người chiến sĩ như không còn vướng bận về cảnh chiến đấu sắp diễn ra, anh thả hồn theo trăng, anh say sưa ngắm ánh trăng toả ngời trên đỉnh núi, tâm hồn người nông dân “nước mặn đồng chua” hay “đất cày trên sỏi đá” cằn cỗi ngày nào bỗng chốc trở thành người nghệ sĩ đang ngắm nhìn vẻ đẹp ánh trăng vốn có tự ngàn đời. Phải là một người có tâm hồn giàu lãng mạn và một phong thái ung dung bình tĩnh lạc quan thì anh mới có thể nhìn một hình ảnh nên thơ như thế. Chút nữa đây không biết ai sống chết, chút nữa đây cũng có thể là giây phút cuối cùng ta còn ở trên đời này nhưng ta vẫn “mặc kệ”, vẫn say sưa với ánh trăng. Ánh trăng như xua tan cái lạnh giá của đêm sương muối, trăng tỏa sáng làm ngời ngời lòng người, trăng như cùng tham gia, cùng chứng kiến cho tình đồng chí đồng đội thiêng liêng của những người lính. Trăng truyền thêm sức mạnh cho họ, tắm gội tâm hồn họ thanh cao hơn, trong sạch hơn, trăng cũng là bạn, là đồng chí của anh bộ đội Cụ Hồ.

Đầu súng trăng treo – hình ảnh thật đẹp và giàu sức khái quát. Súng và trăng kết hợp với nhau: súng tượng trưng cho chiến đấu – trăng là hình ảnh của thanh bình hạnh phúc. Súng là con người, trăng là đất nước quê hương của bốn nghìn năm văn hiến. Súng là hình ảnh người chiến sĩ gan dạ kiên cường – Trăng là hình ảnh người thi sĩ. Sự kết hợp hài hoà tạo nên nét lãng mạn bay bổng vừa gợi tả cụ thể đã nói lên lý tưởng, mục đích chiến đấu mà người lính ấy đang tham gia. Họ chiến đấu cho sự thanh bình, chiến đấu cho ánh trăng mãi nghiêng cười trên đỉnh núi. Ta hãy tưởng tượng xem: giữa đêm khuya rừng núi trập trùng bỗng hiện lên hình ảnh người lính đứng đó với súng khoác trên vai, nòng súng chếch lên trời và ánh trăng lơ lửng ngay nòng ngọn súng. Đó là biểu tượng Khát Vọng Hoà Bình, nó tượng trưng cho tư thế lạ quan bình tĩnh, lãng mạn của người bảo vệ Tổ quốc.

Cái thân của câu thơ “Đầu súng trăng treo” nằm ở từ “treo”, ta thử thay bằng từ mọc thì thật thà quá, làm sao còn nét lãng mạn? Và hãy thay một lần nữa bằng từ “lên” cũng không phù hợp, vì nó là hiện tượng tự nhiên: trăng tròn rồi khuyết, trăng lên trăng lặn sẽ không còn cái bất ngờ màu nhiệm nữa. Chỉ có trăng “treo”. Phải, chỉ có “Đầu súng trăng treo” mới diễn tả hết được cái hay, cái bồng bềnh thơ mộng của một đêm trăng “đứng chờ giặc tới”, chẳng thơ mộng chút nào. Ta nên hiểu bài thơ dường như được sáng tác ở thời điểm hiện tại “đêm nay” trong một không gian mà mặt đất là “rừng hoang sương muối” lạnh lẽo và lòng đầy phấp phỏng giặc sẽ tới có nghĩa là cái chết có thể đến từng giây từng phút. Thế nhưng người lính ấy vẫn đứng cạnh nhau để tâm hồn họ vút lên nở thành vầng trăng. Nếu miêu tả hiện thực thì vầng trăng ấy sẽ có hình khối của không gian ba chiều. ở đây, từ điểm nhìn xa, cả vầng trăng và súng đều tồn tại trên một mặt phẳng và trong hội hoạ nó mang tính biểu tượng cao. Tố Hữu cũng có một câu thơ kiểu này: “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” và Phạm Tiến Duật thì “Và vầng trăng vượt lên trên quầng lửa” hay Hoàng Hữu “Chỉ một nửa vầng trăng thôi một nửa. Ai bỏ quên ở phía chân trời…”. Nhưng có lẽ hay nhất vẫn là “Đầu súng trăng treo”.

Như đã nói ở trên, không phải ngẫu nhiên mà Chính Hữu lấy hình ảnh “Đầu súng trăng treo” làm tựa đề cho tập thơ của mình. Nó là biểu tượng, là khát vọng và cũng là biểu hiện tuyệt vời chất lãng mạn trong bài thơ cách mạng. Lãng mạn nhưng không thoát ly, không quên được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Lãng mạn vì con người cần có những phút sống cho riêng mình. Trước cái đẹp mà con người trở nên thờ ơ lãnh đạm thì cuộc sống vô cùng tẻ nhạt. Âm hưởng của câu thơ đã đi đúng với xu thế lịch sử của dân tộc. Hình ảnh trăng và súng đã có nhiều trong thơ Việt Nam nhưng chưa có sự kết hợp kỳ diệu nào bằng hình ảnh Đầu súng trăng treo của Chính Hữu.Nếu như Elsa Triolet – nữ văn sĩ Pháp có nói “Nhà văn là người cho máu” thì tôi hãnh diện nói với văn sỹ rằng: Chính Hữu đã cho máu để tạo nên câu thơ tuyệt vời để cống hiến cho cuộc kháng chiến của chúng ta. Và bạn ơi! Bạn hãy thả cùng tôi những chú chim trắng trên bầu trời, hãy hát vang lên ca khúc hoà Bình vì hình ảnh đầu súng trăng treo mà nhà thơ đã gửi vào đó bao nhiêu khát vọng nay đã thành hiện thực.

Cảm nhận về đoạn kết bài thơ Đồng chí của Chính Hữu- Mẫu 5

Trong vô số những bài thơ, tác phẩm viết về hình ảnh và cuộc sống của những người lính cách mạng thì bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu được xem là một trong những áng thơ tiêu biểu nhất viết về người nông dân mặc áo lính, cầm súng chiến đấu chống lại thực dân Pháp xâm lược. Trải qua biết bao năm tháng, thế hệ, thế nhưng bài thơ trên vẫn luôn được độc giả dành một tình cảm lớn lao, trân trọng.

Bài thơ được tác giả sáng tác nhằm ca ngợi tình đồng đội luôn sát cánh bên nhau trong những giờ khắc vào sinh ra tử. Tuy cuộc sống có muôn vàn khó khăn, bên tai ngày đêm là tiếng đạn bom nhưng cũng chẳng thể nào làm lu mờ đi chất thơ trong mỗi người lính cùng với những thứ tình cảm hết mực thiêng liêng và cao quý.

Với hai mươi dòng thơ và được khép lại bởi ba câu thơ:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Đã khắc họa nên phần nào cuộc sống khắc nghiệt của người lính, thế nhưng, ở giữa những người lính vẫn luôn tồn tại những tình cảm, tình thân gắn bó, ấm áp. Trong những màn đêm lạnh giá, tay cầm súng sẵn sàng chiến đấu, họ đứng cạnh nhau để tiếp thêm sức mạnh cho anh em đồng đội.

Mỗi chặng đường hành quân là tràn ngập những gian lao, vất vả, những người lính phải sống trong cảnh “rừng hoang sương muối”, lạnh đến thấu da cắt thịt trong những đêm đông giá lạnh. Trong khung cảnh thiên nhiên khắc nghiệt ấy, họ vẫn phải luôn giữ vững tinh thần, tỉnh táo “chờ giặc tới”. Chỉ ba từ ấy của Chính Hữu đã càng làm tôn thêm phong thái oai hùng của những người lính. Họ chẳng hề tỏ vẻ sợ sệt, yếu đuối trước giặc pháp hùng mạnh. Từ “chờ” thể hiện sự chủ động, mạnh mẽ của những anh lính cụ Hồ, một tinh thần bất diệt, không quản ngại khó khăn gian khổ luôn được các anh thể hiện dù trong bất cứ một khoảng không gian và hòa cảnh nào.

Những người chiến sỹ ấy luôn đồng hành cùng nhau, nhưng tuyệt thay, họ còn luôn có ánh trăng làm bạn. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” làm khung cảnh trở nên có chút mộng mơ, thực ảo. Ngọn súng hướng về phía quân thù, ánh trăng lại như muốn hòa cùng không khí nơi đây. Trăng luôn lặng lẽ, yên tĩnh để ủng hộ các anh. Ánh trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp thanh bình, khi màn đêm yên tĩnh, không có khói lửa đạn bom, không có hình ảnh của những người lính phải ngã xuống hi sinh vì đất nước, ánh trăng càng trở nên êm đềm xiết bao. Tương phản với trăng, là ngọn súng, là cuộc sống chiến đấu gian khổ. Qủa thực, “đầu súng trăng treo” là hình ảnh, chi tiết đắt giá nhất trong toàn bộ bài thơ của nhà thơ Chính Hữu. Đối với người lính, tuy khó khăn gian khổ là vậy nhưng tâm hồn của các anh vẫn rất lạc quan, yêu đời. Họ san sẻ hơi ấm, niềm tin về một tương lai đất nước được thống nhất, hòa bình. Họ quên đi những nỗi sợ về bệnh tật, cái chết, trong màn đêm nơi đây, cùng với ánh trăng soi tỏ lòng người lính về những ước muốn đẹp tươi.

Một lời kết nhẹ nhàng, đẹp đẽ chẳng lời nào có thể miêu tả hết được giá trị của những vầng thơ ấy. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu đã làm sống lại tinh thần của những người lính cụ Hồ, không chỉ thế, những thế hệ trẻ ngày hôm nay còn được hiểu hơn về những hi sinh cao cả của thế hệ đi trước, cùng với tình cảm đồng chí, tương thân tương ái của cả dân tộc Việt.

Cảm nhận về đoạn kết bài thơ Đồng chí của Chính Hữu- Mẫu 6

Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ đầy gian khổ, đau thương nhưng không kém phần hào hùng. Và một câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao một đất nước nhỏ bé, lạc hậu như Việt Nam lại có thể đương đầu và giành chiến thắng vẻ vang trước hai cường quốc sừng sỏ, hùng mạnh như Pháp và Mĩ. Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng tinh thần kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam thì chẳng thể nói hết được bằng lời. Đặc biệt, để tạo được sức mạnh lớn như vậy trong chiến đấu là vì con người Việt Nam biết đoàn kết, biết hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong chiến tranh. Bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu đã thể hiện được tương quan đoàn kết đầy đặc biệt giữa những người lính – cơ sở sức mạnh của kháng chiến.

Bài thơ Đồng chí được sáng tác năm 1948 – đây là thời điểm mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta bước vào giai đoạn khốc liệt, căng thẳng. Những người lính đã trải qua những ngày tháng chiến đấu vô cùng gian khổ, nhưng cũng chính trong hoàn cảnh này, tình đồng chí, đồng đội đã xua đi được cái khốc liệt của khói lửa của chiến tranh,làm sáng lên tình người giữa con người với con người.

Những người lính đến từ khắp nơi của đất nước, họ là những con người xa lạ, không hề có sự quen biết từ trước nhưng giữa họ có những đặc điểm chung. Trước hết, họ là những người con nghèo sinh ra từ những vùng quê nghèo khó, những người nông dân lam lũ ấy bị ngọn lửa của chiến tranh, ngọn lửa của lòng căm thù đốt lên lí tưởng mãnh liệt, đó chính là giành lại độc lập, bảo vệ cuộc sống của những người mà họ thương yêu. Từ đó mà họ trở thành những người lính, những người đồng đội:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Tôi với anh đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Những người lính ra trận mang theo những khát vọng đẹp, đó là mang hòa bình về cho đất nước, mang tự do về cho dân tộc, họ ra đi và nguyện dâng hiến hết mình cho đất nước.Trong những ngày tháng chiến đấu, bên cạnh sự hiểm nguy luôn rình rập thì họ còn trải qua cuộc sống sinh hoạt vô cùng khắc liệt nhưng họ đều cùng nhau đương đầu và vượt qua tất cả.

Không chỉ là những người có tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, có tinh thần đoàn kết, yêu thương đáng ngưỡng mộ mà những người lính còn là những người luôn lạc quan và hi vọng về một ngày mai tươi sáng.Khổ thơ cuối được coi là những câu thơ hay nhất của bài thơ:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu sung trăng treo”

Câu thơ vừa gợi ra được cái khắc liệt của hoàn cảnh sống, hoàn cảnh chiến đấu mà còn sáng lên tinh thần lạc quan, niềm hi vọng mãnh liệt vào một tương lai tươi sáng. “đêm nay rừng hoang sương muối” gợi ra khoảnh khắc đêm khuya khi những làn sương bao phủ lên núi rừng. Sương muối trong rừng không chỉ lạnh cắt da cắt thịt mà nó còn bao phủ tầm nhìn của những người lính. Trong hoàn cảnh chiến đấu ấy nếu không có sự kiên cường, quyết tâm thì khó có thể vượt qua.

Trong không gian đầy đặc biệt ấy, những người lính vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình, đứng canh gác và chờ giặc tới. Có thể thấy những người lính trong kháng chiến không có một phút nào lơ là, mất cảnh giác mà luôn trong tư thế chiến đấu với tinh thần quyết tâm cao độ. Họ đã bên nhau cùng chờ giặc tới, trong cái lạnh giá của sương muối, trong sự hiểm nguy rình rập vẫn sáng lên hơi ấm của tình người, đó là tình đồng đội, tình đồng chí.

Câu thơ cuối được đánh giá là hàm súc nhất và mang nhiều ý nghĩa “Đầu súng trăng treo”, về ý nghĩa tả thực, nó gợi ra hình ảnh những mũi sung của người lính luôn trong tư thế chiến đấu, không gian đêm khuya xuất hiện ánh trăng tròn, do đó nhìn từ xa ta có thể thất được ánh trăng đang treo ở trên đầu súng. Về ý nghĩa biểu tượng nó tượng trưng cho khát vọng hòa bình của những người lính.

Cảm nhận về đoạn kết bài thơ Đồng chí của Chính Hữu- Mẫu 7

Chính Hữu nhà thơ để lại bài thơ Đồng chí với hình ảnh những người lính thân thương gắn bó chiến đấu chống giặc Pháp. Xuyên suốt bài thơ Đồng chí hình ảnh đồng chí hiện ra thân thương và gắn bó keo sơn, kết thúc bài thơ:

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”

Người lính đứng giữa rừng hoang sương muối chống chọi lại thiên nhiên khắc nghiệt và núi rừng Việt Bắc lạnh giá, sương trắng xóa. Khí hậu khắc nghiệt, quân ta thời kì đó thiếu thốn đủ thứ, giá rét, thiếu ăn,,, đều là những thứ thách những người lính, vượt qua đó tình cảm của họ thêm gắn bó, tình đồng đội của họ càng ấm áp hơn. Họ đứng bên nhau như truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, giữa khung cảnh khắc nghiệt của núi rừng.

bai van ngan cam nhan ve bai tho dong chi

Bài văn Cảm nhận và nêu suy nghĩ của em về đoạn kết bài thơ Đồng chí siêu ngắn

Hình ảnh người lính trong đêm đông cùng với khẩu súng và đồng đội với tư thế chờ giặc đến. Lúc này tình đồng đội sưởi ấm cho nhau và mang đến cho họ sức mạnh vượt qua gian khổ. Những người lính dường như không đơn đọc mà còn có một người bạn tri kỉ “trăng treo” – hình ảnh đậm chất lãng mạng từ sự quan sát của người lính.

Trăng và súng hai hình ảnh được tác giả chọn kết thúc bài thơ là cách làm giảm bớt những khó khăn vất vả của người lính trong chiến tranh, phai mờ đi sự gian khó của nghiệt cảnh và để làm sáng lên tình Đồng chí cao đẹp của những người lính bất chấp khó khăn nguy hiểm họ vẫn sẵn sàng chiến đấu mang đến hòa bình cho đất nước, dân tộc.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Cảm nhận về đoạn kết bài thơ Đồng chí của Chính Hữu” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!