Updated at: 20-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “nêu Cảm nhận của em khi đọc bài Bàn về đọc sách của học giả Chu Quang Tiềm, Trung Quốc” chuẩn nhất 07/2024.

Dàn ý Cảm nhận về tác phẩm Bàn về đọc sách- Mẫu 1

I. Mở bài:

– Giới thiệu nội dung văn bản

  • Sách ra đời từ lâu và đem lại nhiều lợi ích cho con người. Bài viết của Chu Quang Tiềm đem lại nhiều giá trị và suy ngẫm về sách
  • Khẳng định giá trị của việc đọc sách

II. Thân bài:

– Sách là gì?

  • Những ghi chép kiến thức của nhân loại được tích lũy
  • Theo đà phát triển của xã hội, chất liệt làm ra sách bắt đầu từ da thuộc, tre, giấy đến ngày nay là sách điện tử

– Học vấn?

  • Sự tiếp thu, học hỏi
  • Có nhiều cách học tập như học tập từ thầy cô, bạn bè, thực tế cuộc sống nhưng đọc sách luôn là con đường quan trọng của học vấn

– Cảm nhận về giá trị của văn bản:

  • Đưa ra những ý kiến về tầm quan trọng của sách, từ những nền tảng tri thức có sẵn trong sách, con người kế thừa và sáng tạo thêm tri thức mới góp phần nâng cao giá trị cuộc sống.
  • Những cách đọc sách sai lầm như đọc nhanh mà không hiểu sâu, đọc không có chọn lọc
  • Tác hại của việc không đọc sách khiến kiến thức không sâu rộng, mất đi một nguồn tích lũy kiến thức quan trọng
  • Đưa ra những biện pháp đọc sách hiệu quả

III. Kết bài:

  • Khẳng định một lần nữa giá trị của văn bản, tầm quan trọng của việc lựa chọn sách với mỗi người từ đó xây dựng một nền văn hóa đọc sách lành mạnh cho toàn xã hội

Dàn ý Cảm nhận về tác phẩm Bàn về đọc sách- Mẫu 2

1.1. Mở bài:

– Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm.

– Dẫn dắt vấn đề cần cảm nhận.

1.2. Thân bài:

Sách là gì?

– Sách là một phương tiện tiếp nhận kiến thức của nhân loại được tích lũy suốt hàng thiên niên kỷ. Từ khi loài người bắt đầu ghi chép lại tri thức của mình, sách đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Sách không chỉ giúp con người tiếp cận với những tri thức mới, mở rộng tầm hiểu biết, mà nó còn giúp con người tìm thấy sự đồng cảm, hiểu biết và kết nối với những người khác.

– Vật liệu để làm ra sách đã trải qua nhiều thay đổi, từ da thuộc, tre, giấy đến ngày nay là sách điện tử. Tuy nhiên, giá trị của sách vẫn không thay đổi, đó là một nguồn kiến thức không thể thiếu trong cuộc sống.

Học vấn là gì?

– Học vấn là sự tiếp thu, học hỏi kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Có nhiều cách học tập, từ học tập từ thầy cô, bạn bè, đến học hỏi từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, đọc sách luôn là một con đường quan trọng trong học vấn. Đọc sách giúp ta tiếp cận với những tri thức mới, mở rộng tầm hiểu biết, rèn luyện tư duy và giúp ta có thể đối mặt tốt hơn với những thách thức trong cuộc sống.

– Học vấn cũng bao gồm việc rèn luyện kỹ năng, phát triển bản thân để có thể áp dụng kiến thức của mình vào thực tế.

Cảm nhận về giá trị của văn bản:

– Văn bản là một nguồn kiến thức quan trọng, giúp con người tiếp cận với những tri thức và tầm nhìn mới. Những nền tảng tri thức có sẵn trong sách, cùng với sự sáng tạo và kế thừa của con người, đã góp phần nâng cao giá trị cuộc sống. Tuy nhiên, để đọc sách hiệu quả, chúng ta cần phải đọc cẩn thận và chọn lọc những thông tin quan trọng.

– Đọc sách quá nhanh mà không hiểu sâu cũng là một sai lầm thường gặp. Nếu không đọc sách, kiến thức của chúng ta sẽ không được sâu rộng, mất đi một nguồn tích lũy kiến thức quan trọng. Chúng ta cần có những biện pháp đọc sách hiệu quả, để tận dụng tối đa giá trị của sách trong cuộc sống. Đồng thời, việc viết và sáng tác văn bản cũng là một cách để chúng ta tìm hiểu, xây dựng và truyền đạt kiến thức của mình đến người khác.

– Văn bản cũng có thể giúp chúng ta thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của mình, đó là một cách để chúng ta có thể kết nối và giao tiếp với những người khác.

1.3. Kết bài:

– Liên hệ cảm nhận của bản thân.

Cảm nhận của em khi đọc bài Bàn về đọc sách của học giả Chu Quang Tiềm, Trung Quốc- Mẫu 1

   Bài Bàn về  đọc sách của học giả Chu Quang Tiềm, văn bản này in trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về  niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.

Tác giả đã nêu lên 3 luận điểm cơ bản: mục đích của việc đọc sách, cái khó của việc đọc sách, phương pháp đọc sách.

Hai đoạn văn đầu nói về mục đích của việc đọc sách: “Học vấn không chỉ là chuyên đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn”. Học vấn là vốn kiến thức tích lũy được; người có học vấn là người giàu chữ nghĩa, học rộng, biết nhiều, cái vốn trí tuệ giàu có để làm ăn, để thi thố, để hiến dâng và phục vụ. Có nhiều cách để có học vấn, nhưng Chu Quang Tiềm đã khẳng định “đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn”.

Sách là gì? Sách là “kho tàng quý báu của di sản tinh thần nhân loại” đã được “ghi chép mà lưu truyền lại”. Sách là “những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật”. Ví dụ, từ thơ ca dân gian mà có thơ quốc âm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du, v.v..

Tại sao phải đọc sách? Để xây dựng nên một sự nghiệp lẫy lừng có thi sĩ đời Đường đã “độc thư phá vạn quyển”. Ức Trai phải trải nghiệm, nung nấu “thập tải độc thư bần đáo cốt” nhà bác học Lê Quý Đôn đã suốt đời “mắt không rời trang sách, tay không ngơi cuốn sách”,… Chu Quang Tiềm có một cách nói khá hay về mục đích của việc đọc sách. Đọc sách để “làm điểm xuất phát” để vươn lên, tiến lên từ văn hóa học thuật. Không biết đọc sách có nghĩa là “xóa bỏ hết” thành tựu văn hóa của quá khứ, chẳng khác nào “đi giật lùi, làm kẻ  lạc hậu”. Đọc sách là để kế thừa tri thức nhân loại. Đọc sách là để “trả món nợ chung”, là để “ôn  lại” những thành tựu, những kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại trong mấy nghìn năm. Đọc sách là để “thu nhận “và “hưởng thụ”những kiến thức, lời dạy của người xưa, để tự vũ trang cho mình một tầm cao trí tuệ, một bề dày học vấn, có thể “làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới”.

Cái khó của việc đọc sách là luận điểm thứ hai mà tác giả nói đến trong đoạn văn thứ 3 bài Bàn về đọc sách. Sách ngày một nhiều, đầy ắp trong các cửa hàng, chất cao trong các thư viện, vì thế người đọc sách thường đứng trước 2 cái khó (cái hại).

Một là sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. Ngày xưa có người đọc đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh (tứ thư, ngũ kinh), họ đã “miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn”. Chu Quang Tiềm châm biếm một “học giả trẻ” khoe đọc hàng vạn cuốn sách; cách đọc “liếc qua” tuy nhiều mà “lưu tâm” thì rất ít, “hư danh nông cạn” khác nào “ăn sống nuốt tươi”…

“Thứ hai, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng”. Trước hàng biển sách, hàng núi sách, nhiều người vì “tham nhiều mà không vụ thực chất”, không phân biệt được “những tác phẩm cơ bản đích thực” với những “cuốn sách vô thưởng vô phạt”, học vấn chẳng được nâng cao, tâm hồn chẳng được bồi đắp, trái lại chỉ ” lãng phí thời gian và sức lực”. Tác giả đưa ra một so sánh, với chuyện đọc sách, làm học vấn chỉ “ đá bên đông, đấm bên tây”, “tự tiêu hao lực lượng”, mà không biết “đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu”. Qua đó, ta càng thấy rõ, đọc sách để làm học vấn, đọc sách để tự học thật không dễ.

Ba đoạn văn cuối bài, tác giả nêu lên phương pháp đọc sách. “Đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Chỉ đọc “lướt qua” 10 quyển sách thì không bằng “đọc mười lần” mỗi quyển sách. Đọc 10 quyển sách “không quan trọng” thì chẳng bằng đọc 1 quyển sách “thật sự có giá trị”. Một câu thơ của cổ nhân được nhắc lại rất ý vị, thấm thía:

Sách cũ trăm lần xem chẳng chán,

Thuộc lòng, ngâm kĩ một mình hay.

Đọc nhiều chưa hẳn là “vinh dự” đọc ít cũng không phải là “xấu hổ”. Phải “đọc kĩ”, tập thành nếp “suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất”. Chu Quang Tiềm đưa ra so sánh “cưỡi ngựa đi qua chợ…”, “kẻ trọc phú khoe của ” để châm biếm những kẻ “đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu”, thể hiện “phẩm chất tầm thường, thấp kém”.

Sách đọc có thể chia thành mấy loại, một loại là thường thức, một loại đọc để làm học vấn chuyên sâu. Loại sách thường thức thì ai cũng phải biết. Các bài học ở trung học và năm đầu đại học, nếu người học chăm chỉ học tập thì cũng đủ dùng. Đọc thuộc giáo trình “chẳng có lợi gì”, mỗi môn cần phải “chọn kĩ từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ”. Nếu thiếu lựa chọn hoặc đọc qua loa thì người đọc sách sẽ ”không thu nhận được lợi ích thực sự”.

Sách thường thức “không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại” mà đối với các nhà học giả chuyên môn “cũng không thể thiếu được”. Phải chuyên sâu, uyên bác. Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận, vì thế trong quá trình học tâp, nghiên cứu “không thể tách rời”. Các bộ môn, các chuyên ngành như: văn, sử, triết, ngoại giao, quân sự, chính trị… đều có “quan hệ” đến nhau. Nếu không biết đến các học vấn liên quan thì “giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát”. Tác giả nêu lên phương châm trong học vấn: “không biết thông thì không thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn phải biết rộng rồi sau mới nắm chắc. Người có thành tựu lớn trong một lĩnh vực học vấn nào “đều phải có cơ sở sâu sắc của nhiều môn học vấn khác “. Đó là chuyên sâu và uyên bác trong học vấn.

Vấn đề Bàn về đọc sách không có gì là mới. Đã có nhiều nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ… nói về đọc sách và kinh nghiệm đọc sách. Nhưng cách viết nhẹ nhàng, lí lẽ xác đáng, cách lập luận chặt chẽ của Chu Quang Tiềm có sức thuyết phục sâu sắc. Biết cách đọc sách để xây dựng học vấn là những ý kiến gợi mở cách đọc sách, cách tự học, cách suy nghĩ cho mỗi chúng ta. Đó là bài học, là lời khuyên chí lí, chân thành. Một nét đặc sắc trong bài Bàn về đọc sách, tác giả đã sử dụng khá hóm hỉnh một số so sánh khi nói về phương pháp đọc sách, làm cho lí lẽ thêm phần gợi cảm, thấm thía.

Cảm nhận của em khi đọc bài Bàn về đọc sách của học giả Chu Quang Tiềm, Trung Quốc- Mẫu 2

Từ xưa đến nay, sách luôn được đánh giá là kho tàng tri thức vô giá của nhân loại. Đó là nơi lưu trữ lại những tinh hoa và trí tuệ của lớp người đi trước đến hậu thế. Tất cả các nhà khoa học, nhà văn nhà thơ, các tỷ phú đề nói về chuyện cần thiết của việc đọc sách. Thế nhưng bàn về đọc sách một cách nhẹ nhàng, xác đáng, lập luận chặt chẽ thì nhất định phải kể đến tác phẩm “Bàn về đọc sách” của tác giả Chu Quang Tiềm.

Tác phẩm Bàn về đọc sách được in trong tập Danh nhân Trung Quốc bàn về việc đọc sách. Trong tác phẩm này, tác giả đã nêu ra lợi ích và tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách hiệu quả. Chu Quang Tiềm đưa vào tác phẩm những lí lẽ xác đáng, nhiều kinh nghiệm thực tế, trình bày bố cục, nêu luận điểm mạch lạc. Sau khi nói về chuyện học vấn, tác giả khẳng định ngay tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách. Sau đó là các khó khăn dễ gặp phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. Và cuối cùng là tác giả trình bày về các phương pháp đọc sách đúng đắn và hiệu quả. Bằng những phân tích ngắn gọn, ví dụ cụ thể, dễ hiểu, tác giả đã làm sáng tỏ ý nghĩa của sách với sự phát triển của nhân loại.

Ngay từ đầu đoạn trích, tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của việc đọc sách: Học vấn không chỉ có chuyên đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn”. Học vấn là vốn hiểu biết tích lũy được qua quá trình lâu dài, có rất nhiều con đường để có được học vấn, và Chu Quang Tiềm khẳng định một trong những con đường quan trọng đó không gì khác ngoài “đọc sách”.

Thế nhưng sách là gì? Sách được tác giả định nghĩa như “kho tàng quý báu của di sản tinh thần nhân loại” đã được “ghi chép mà lưu truyền lại” được tác giả so sánh như “cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật”. Có thể thấy, nhờ có sách mà con người ta có thể hiểu được con người, xã hội trước. Chẳng phải từ Truyện Kiều của Nguyễn Du mà ta hiểu và thêm yêu quý, trân trọng những số phận đau khổ của xã hội cũ hay sao? Những phát minh tiến hóa từ nhỏ đến vĩ đại của loài người ta đều có thể tìm đến được qua sách. Từ việc chế tạo chiếc bóng đèn đến đưa con người lên mặt trăng… sách đều có thể cung cấp cho ta tri thức. Đây đúng là “con đường quan trọng nhất” để nâng cao học vấn như tác giả đã khẳng định.

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, kho tàng sách vở được tích lũy ngày càng phong phú, trên thị trường càng ngày càng có nhiều loại sách, những điều này đã dẫn người đọc đến hai cái khó, mà sau đó tác giả đã chỉ ra rất cụ thể. Một là sách ngày một nhiều khiến người đọc không thể chuyên sâu. Tác giả có so sánh việc đọc sách ngày nay với việc đọc sách của các học giả Trung Hoa thờ cổ đại để thấy rõ việc đọc sách nên trọng về chất lượng chứ không trọng về số lượng. Chỉ cần một quyển sách mà có thể dùng cả đời cũng không hết. Để cho sâu sắc và dễ nhớ hơn, Chu Quang Tiềm còn so sánh việc đọc sách với việc “ăn uống” các thứ không có lợi càng tích nhiều càng dễ “sinh bệnh”. Bên cạnh đó ông còn châm biếm các học giả trẻ đọc sách một cách “liếc qua” tuy nhiều mà “lưu tâm” thì rất ít, “hư danh nông cạn”.

Khó khăn thứ hai được tác giả chỉ ra cho việc đọc sách ở thời điểm hiện tại là việc trước thư viện hàng biển sách, núi sách. Việc nhiều sách như vậy dễ làm người đọc hoang mang, mất thời gian và đọc một cách thiếu định hướng. Tác giả còn so sánh việc đọc sách giống như đánh trận để thấy được đây là một việc vô cùng khó khăn và phải có những quyết định, phương pháp đúng đắn. Chu Quang Tiềm khuyên độc giả phải “đánh vào thành trì kiên cố, chiếm cứ mặt trận xung yếu”. Tức là việc đọc sách cũng phải có mục tiêu, xác định được thứ mình muốn và những quyển sách thực sự cần, tránh “tự tiêu hao lực lượng”.

Từ hai khó khăn bên trên, tác giả có dẫn người đọc đến hai phương pháp đọc để đem lại nhiều hiệu quả nhất. Đó là việc “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, tức là “đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Có đọc lướt qua 10 lần 1 quyển cũng không bằng đọc kĩ một quyển sách 10 lần, đọc và ngẫm đi ngẫm lại giống như cách bậc hiền nhân đời trước: “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán / Thuộc lòng, ngâm kĩ một mình hay”. Đọc nhiều chưa hẳn đã vinh, đọc ít chưa hẳn đã xấu hổ. Tác giả còn đem so sánh việc đọc sách chỉ lấy nhiều, khoe mẽ với việc “cưỡi ngựa đi qua chợ…”, “kẻ trọc phú khoe của ” để châm biếm những kẻ đọc mà không ngẫm nghĩ, chỉ lấy thành tích và số lượng.

Ngoài ra, tác giả còn khuyên người đọc sách nên chia sách thành hai loại là sách để thường thức, một loại đọc để làm học vấn chuyên sâu. Loại sách để thưởng thức, theo tác giả là những sách gần gũi hàng ngày, ai cũng cần phải biết, đó là các bài học ở trung học và năm đầu đại học, ai cũng phải mỗi môn “chọn kĩ từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ”. Chu Quang Tiềm đặc biệt đề cao việc có những kiến thức thường thức. Ông cho rằng nó “không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại” mà đối với các nhà học giả chuyên môn “cũng không thể thiếu được”. Bởi theo ông, các bộ môn, cách ngành khoa học đều có quan hệ mật thiết với nhau và không thể tách rời. Nếu chỉ biết nghiên cứu cho môn khoa học của mình mà không có các kiến thức liên quan thì “giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát”. Tác giả nêu lên phương châm trong học vấn “phải biết rộng rồi sau mới nắm chắc”, khuyến khích người ta đọc rộng, tìm tòi và tăng thêm vốn hiểu biết đang dạng hơn cho mình.

Bàn về đọc sách không phải là một vấn đề mới, tuy nhiên dưới sự thể hiện của tác giả Chu Quang Tiềm thì lại đem đến cho người đọc những cảm xúc, cách nhìn nhận mới và độc đáo hơn. Bởi, trong tác phẩm, từ nội dung đến hình thức nghệ thuật đều được trình bày thấu lí đạt tình. Các nhận định, ý kiến của Chu Quang Tiềm đưa ra đều xác đáng, hợp lẽ. Giọng điệu sử dụng trong tác phẩm vừa như chuyện trò, tâm tình thân ái, kết hợp với việc so sánh, ví dụ một cách mạch lạc, dễ hiểu, dễ nhớ.

Bàn về đọc sách của tác giả Chu Quang Tiềm ra đời cách đây khá lâu, nhưng ta có thể thấy những lí lẽ và lời khuyên răn trong đó vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, khi mà việc đọc sách ngày càng trở nên cần thiết hơn.

Cảm nhận của em khi đọc bài Bàn về đọc sách của học giả Chu Quang Tiềm, Trung Quốc- Mẫu 3

Người đời thường nói: “Bộ lông làm đẹp con công,tri thức làm đẹp con người”. Trong đời sống xã hội hiện nay,nếu không có tri thức thì không tồn tại và phát triển. Chính vì thế việc tích lũy kiến thức là vô cùng quan trọng trong xã hội hiện nay. Một trong những cách dễ dàng nhất để tích lũy tri thức, trang bị kĩ năng cho bản thân mỗi chúng ta là đọc sách.Sách là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại, ghi lại và truyền đạt thông tin, tri thức từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Đọc sách là nghiên cứu, tiếp thu thông tin, kiến thức ghi lại trong sách và thưởng thức vẻ đẹp của kiến thức thông qua sự sáng tạo của tác giả. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người.Những người thích đọc sách có rất nhiều trong xã hội chúng ta hiện nay. Họ nhã nhặn, từ tốn và rất biết cách đối nhân xử thế. Họ sở hữu vốn kiến thức vững chắc và rất thành công trong công việc. Họ luôn có những biện pháp, biết cách khắc phục các khó khăn, chướng ngại trong cuộc sống. Điển hình là Bill Gates trước khi trở thành “gã khổng lồ về công nghệ Microsoft”, từng được biết đến như một “con mọt sách”. Hay gần gũi với chúng ta nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc ta cũng đọc rất nhiều sách nên Bác có một vốn kiến thức rất uyên thâm và sâu rộng.Vì thế việc đọc sách là nhu cầu không thể thiếu được trong xã hội hiện đại.

Việc đọc sách còn là phương tiện cần thiết nhất, hiệu quả nhất để đào tạo cho ta có một cơ sở học vấn vững vàng. Đọc sách giúp ta mở mang tầm hiểu biết, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, giúp ta tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Ngoài ra, đọc sách còn giúp ta hoàn thiện bản thân, nuôi dưỡng tâm hồn, gieo những ước mơ tốt đẹp khơi gợi tinh thần lạc quan của mỗi chúng ta. Đồng thời việc xem sách còn giúp ta có đủ bản lĩnh để chinh phục những đỉnh cao của vinh quang và giúp ta biết cách cư xử, giao tiếp trong xã hội bởi sách chính là kho tàng tri thức nhân loại. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đọc sách, cần phải có phương pháp và kỹ năng đọc. Đối với mỗi chúng ta, để đạt được hiệu quả tốt,cần phải có những quyển sách hay, phù hợp với lứa tuổi cần chú trọng nhiều nhất đó chính là cách đọc sách . Như Chu Quang Tiềm đã viết “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.” , khi đọc sách cần phải nghiên cứu

Nếu như một ngày, kho tàng sách bị mất đi, con người không thể đọc sách thì đêm đen của sự ngu dốt sẽ bao trùm lên tất cả. Con người khi ấy sẽ mất đi khả năng tư duy, trở về với thời nguyên thủy. Thế nhưng ngày nay có rất nhiều người lười đọc sách vì có quá nhiều hình thức tiếp nhận thông tin tiện lợi và hiện đại. Đồng thời trong biển sách bao la có nhiều loại sách không lành mạnh. Điều này dẫn đến việc nhiều người coi thường vai trò của việc đọc sách và lựa chọn sách không phù hợp. Đối với tất cả mọi người, vai trò của việc đọc sách là vô cùng to lớn và không thể thay thế được. Nhờ đọc sách con người mới có thể mở mang kiến thức, tiếp thu tinh hoa của nhân loại. Chính vì thế, mỗi con người chúng ta hãy rèn luyện thói quen đọc sách có phương pháp mỗi ngày và lựa chọn những quyển sách thật phù hợp cho chính bản thân mình.

Cảm nhận của em khi đọc bài Bàn về đọc sách của học giả Chu Quang Tiềm, Trung Quốc- Mẫu 4

Chu Quang Tiềm đã thể hiện quan điểm của mình về tầm quan trọng của sách và việc đọc sách như là một phẩm chất văn hóa tốt đẹp của con người trong bài viết “Bàn về đọc sách”. Ông đã khẳng định vai trò quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách thông qua các luận điểm rõ ràng. Đoạn đầu của trích dẫn là một phát biểu triết lý: “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng việc đọc sách vẫn là một phần quan trọng của học vấn.” Chu Quang Tiềm sử dụng các luận điểm chân thực như: “Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của cả nhân loại”; “Mỗi loại học vấn đến thời điểm hiện tại đều là thành quả của nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm”; “Những thành quả đó không bị chôn vùi đi, mà được ghi chép lại trong sách, lưu truyền”,… Điều đó là đúng vì học vấn là những kiến thức mà con người tiếp thu và tích lũy được trong quá trình học tập. Để thu thập được những kiến thức bổ ích, có rất nhiều cách khác nhau như tìm hiểu qua các kênh thông tin đại chúng, thực hành và áp dụng vào thực tế, không nhất thiết chỉ là “đọc sách”.

Đọc sách không phải là cách duy nhất để con người thu thập kiến thức, nhưng đó là một cách quan trọng. Sách là nơi ghi chép và truyền tải những kiến thức quý giá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó được coi là một cột mốc trên con đường tiến hóa của kiến thức khoa học của con người vì tất cả các tinh hoa đều được ghi chép lại trong sách để mọi người có thể tìm hiểu. Một trong những kho tàng quý báu của con người là sách. Nhờ sách mà con người có thể mở rộng hiểu biết về thế giới bên ngoài, về những thành tựu mà con người đã đạt được trong quá khứ. Đọc sách giúp con người kế thừa các thành tựu vì nếu chúng bị xóa bỏ, “chúng ta không biết ta đã lùi lại đến đâu, thậm chí cả hàng trăm hoặc hàng nghìn năm trước đó”, “dù ta tiến lên cũng chỉ là kẻ đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu”. Kiến thức thu được từ sách sẽ là sự chuẩn bị cẩn thận cho con người để “có thể đi được hàng ngàn dặm trên con đường học vấn, để khám phá một thế giới mới”, để khám phá những điều mới lạ, thú vị và hữu ích đối với cuộc sống của con người. Hình ảnh so sánh ngầm “hàng ngàn dặm trên con đường học vấn” đã làm cho chúng ta nhận ra rõ hơn tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc đọc sách. Đọc sách giúp con người có một tâm lý tích cực để cố gắng và kiên trì trên con đường chinh phục kiến thức.

Ngoài ra, đọc sách còn có thể có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần của một người. Nó có thể giúp giảm stress và lo âu bằng cách tạo ra cảm giác thoải mái, tránh xa áp lực của cuộc sống hàng ngày. Việc đọc sách cũng có thể cải thiện chức năng nhận thức và khả năng ghi nhớ, cũng như tăng cường sự sáng tạo và tưởng tượng của một người. Hơn nữa, đọc sách có thể mở rộng tầm nhìn và hiểu biết của một người đối với các văn hóa và lối sống khác nhau, dẫn đến sự đồng cảm và thông cảm lớn hơn đối với người khác. Như vậy, đọc sách không chỉ có lợi cho cá nhân mà còn đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Do đó, việc thúc đẩy thói quen đọc sách là rất cần thiết để liên tục mở rộng kiến thức và làm giàu cuộc sống của chúng ta.

Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, việc đọc sách đang dần bị lãng quên. Nhiều người thích chọn những phương tiện giải trí khác như xem phim, chơi game, lướt web,… thay vì đọc sách. Điều này là vô cùng đáng tiếc và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của một người. Việc đọc sách không chỉ giúp ta mở rộng kiến thức mà còn giúp ta có những trải nghiệm đầy thú vị, tìm hiểu thêm những câu chuyện hay, những ý tưởng mới lạ, đóng góp vào sự phát triển của bản thân và xã hội.

Vì vậy, chúng ta cần thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy thói quen đọc sách, đặc biệt là đối với giới trẻ. Có thể tạo ra các hoạt động đọc sách trong cộng đồng, tạo ra các chương trình đọc sách trực tuyến, tạo ra các sự kiện tại các cửa hàng sách hoặc thư viện, tạo ra các club đọc sách, đặt sách trong các điểm dừng chân và các khu vực công cộng, đẩy mạnh việc giáo dục đọc sách cho học sinh từ sớm, … Điều quan trọng là chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng, giá trị to lớn của việc đọc sách và biết cách tạo ra sự hứng thú đối với sách để có thể thấy được những lợi ích mà nó mang lại cho chính bản thân mình.

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc đọc sách trong việc mở rộng kiến thức và nâng cao hiểu biết về thế giới. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ hiện nay, văn hóa đọc dần bị mai một và bị lãng quên. Đặc biệt, thế hệ trẻ hiện nay dành nhiều thời gian cho các trò chơi điện tử, mạng xã hội và truyện ngôn tình, thay vì tập trung vào việc đọc sách để tự trau dồi kiến thức. Vì vậy, cần có phương pháp chọn sách và đọc sách hiệu quả nhất để giúp con người chinh phục kho tàng tri thức của nhân loại một cách dễ dàng hơn.

Trên thực tế, việc đọc sách không chỉ giúp con người mở rộng kiến thức mà còn có thể giúp tăng cường khả năng tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề. Hơn nữa, đọc sách cũng là một cách để giải trí và thư giãn, giúp giảm stress trong cuộc sống.

Để đọc sách hiệu quả hơn, có thể cân nhắc các phương pháp như chọn sách phù hợp với sở thích và trình độ, tạo thói quen đọc sách hàng ngày, sử dụng các công cụ hỗ trợ đọc sách như đèn đọc sách hoặc ứng dụng đọc sách trên điện thoại.

Tóm lại, việc đọc sách là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cá nhân. Đó là cách để mở rộng kiến thức, tăng cường khả năng tư duy và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Bằng cách biến đọc sách thành một thói quen hàng ngày, mọi người có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của mình và góp phần vào sự phát triển của xã hội trong toàn cầu.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “nêu Cảm nhận của em khi đọc bài Bàn về đọc sách của học giả Chu Quang Tiềm, Trung Quốc” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 07/2024!