Updated at: 30-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “nêu Cảm nghĩ của em sau khi đọc Con chó Bấc trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã của G.Lân-đơn” chuẩn nhất 10/2024.

Sơ đồ gợi ý

 

Cảm nghĩ về đoạn trích Con chó Bấc trong truyện ngắn Tiếng gọi nơi hoang dã

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu và cảm nhận chung sau khi đọc đoạn trích: “Con chó Bấc” là một trích đoạn nhiều cảm xúc để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc, thể hiện tình cảm của chú chó Bấc với chủ của mình.

B. Thân bài: Cảm xúc, suy nghĩ về các hình ảnh và cảm xúc của tác phẩm

  • Tình cảm của Thoóc-tơn với con chó Bấc là tình cảm yêu thương đặc biệt
    • Là ông chủ lí tưởng, đối xử với Bấc như bạn bè, người thân
      • Thoóc-tơn đã cứu sống Bấc và là một ông chủ lí tưởng.
      • Các ông chủ khác chăm sóc chó vì nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh
      • Thoóc-tơn đối xử với những con chó của anh “như thể chúng là con cái của anh vậy”.
      • Trong ý nghĩ, tình cảm và cách đối xử, Thoóc-tơn coi Bấc như một đồng loại, một người bạn.
      • Các biểu hiện tình cảm đặc biệt của Thoóc-tơn với Bấc
        • Chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ, trò chuyện tầm phào
        • Những cử chỉ thân mật, âu yếm như: Túm chặt lấy đầu Bấc dựa vào đầu mình rồi đẩy tới đẩy lui, những tiếng rủa của Thoóc-tơn là những lời nói nựng âu yếm.
      • Trước những cử chỉ của Bấc đáp lại tình cảm của ông chủ (miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời), Thoóc-tơn đã thốt lên đầy thán phục và yêu mến: “Trời đất! Đẳng ấy hầu như biết nói đấy”.
    • So sánh với những ông chủ khác: chăm sóc vì nghĩa vụ, lợi nhuận
  • Tình cảm của con Bấc đối với Thoóc-tơn là tình cảm tương ứng với những gì nó nhận được
    • Tình cảm phong phú, sâu sắc
      • Từ khi gặp Thoóc-tơn, ở Bấc nảy sinh những tình cảm mới mà trước kia nó chưa hề cảm thấy, đó là: “tình yêu thương sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt”.
    • Vừa thương yêu, vừa tôn thờ, biết ơn, thần phục tuyệt đối
      • Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn có những biểu hiện thật đặc biệt: Khác với Xơ-kít, Ních, “Bấc có cái tài biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó thường hay há miệng ra cắn lấy bàn tay Thoóc-tơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu”.
      • Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn là tình cảm mang tính chất tôn thờ, ngưỡng mộ: “Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc thay đổi trên nét mặt. Hoặc cũng có lúc nó nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng cử động của thân thể anh. Và thường thường, như mối giao cảm giữa họ với nhau, sức mạnh ánh mắt của Bấc làm cho Giôn Thoóc-tơn quay đầu sang và nhìn lại nó, không nói năng gì, đôi mắt anh toả rạng tình cảm tự đáy lòng, trong khi tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó”.
      • Tình cảm của Bấc với Thoóc-tơn ngoài sự tôn thờ còn là lòng biết ơn bởi Thoóc-tơn đã cứu sống nó, đã tái sinh nó. “Nó sợ Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó”, bởi thế, nó thường thức giấc đột ngột trong đêm, “trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ”.
  • Đánh giá
    • Nội dung: hình ảnh con chó Bấc đầy sinh động, hấp dẫn và tình yêu thương loài vật của tác giả
    • Nghệ thuật: nhân hóa, tài năng quan sát, vốn hiểu biết và tình cảm của tác giả với loài vật

c. Kết bài

  • Khẳng định lại ý nghĩa của đoạn trích
  • Cảm xúc chung về tác phẩm đoạn trích

Cảm nghĩ của em sau khi đọc Con chó Bấc trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã của G.Lân-đơn- Mẫu 1

    Đọc Tiếng gọi nơi hoang dã của Lân-đơn, ta như được đi theo đoàn người đi đào vàng lên vùng A-la-xca, bắc cực mênh mông tuyết trắng, với những cảnh, những con người với bao ấn tượng mạnh mẽ, dữ dội khôn cùng. Đặc biệt những trang viết về con chó Bấc, viết về mối quan hệ cảm động giữa Giôn Thoóc-tơn với con chó Bấc là hay nhất, cảm động nhất. Nhà văn không miêu tả ngoại hình, sinh hoạt bản năng của con chó Bấc mà đi sâu vào thế giới bên trong – thế giới tâm hồn – của con vật, hình như mang nặng tình người hiếm có, cảm động. Đoạn văn Con chó Bấc là một đoạn văn ngọt ngào chất thơ khi nói về một tình thương giao cảm thắm thiết giữa người với vật nuôi.

Có lẽ vì đã trải qua những tháng ngày kéo xe trượt tuyết nặng nhọc, gặp phải những ông chủ độc ác, con chó Bấc mới hiểu sâu sắc thế nào là tình người. Miếng ăn của nó kiếm được là roi vọt, là sự bố thí của những con người tàn nhẫn và đang khát vàng. Cho nên từ ngày con chó Bấc được Giôn Thoóc-tơn cứu sống, nó mới được sống trong “một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó”. Nó cũng đã một lần ít ỏi được hưởng hương vị của tình thương khi chưa bị bắt cóc lên bắc cực, đó là những ngày sống trong nhà ông Thẩm phán Mi-lơ giữa thung lũng Xan-ta Cla-ra mơn man ánh nắng. Con Bấc chẳng bao giờ quên những ngày tháng êm đẹp và ngắn ngủi ấy. Những lần đi săn, đi lang thang với mấy cậu con trai ông Thẩm phán “ tình cảm của Bấc cũng chỉ là thứ tình cảm làm ăn cùng hội cùng phường”. Với các cháu nhỏ ông Thẩm “đó là một thứ trách nhiệm hộ vệ trong niềm kiêu hãnh tự cao tự đại”. Còn với ông Thẩm phán “là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng”.

Lân-đơn đã có một cách nói rất đặc sắc về mối quan hệ của Bấc với những thành viên trong gia đình Thẩm phán Mi-lơ. Bấc chỉ là một con chó săn, một con chó giữ nhà, và là một con chó cảnh. Thế thôi!

Còn từ ngày nó được sống với Giôn Thoóc-tơn, nó được ông chủ, ông bạn mới “khơi dậy” lên trong lòng Bấc những tình thương yêu, những tình cảm chưa hề được hưởng, chưa hề có: “sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt…”.

Tình cảm vui, buồn, thương yêu, giận dữ cũng tựa như dòng nước có độ tràn, có hẹp và mênh mông, có sức chảy nhanh, chậm. Mọi dòng nước đều có nguồn cũng như mọi tình cảm đều có nguồn. Cái nguồn tình cảm sâu xa mà Bấc tìm thấy ở Giôn Thoóc-tơn là anh đã “cứu sống nó”, anh là “ông chủ lý tưởng”. Những người khác nuôi Bấc là xuất phát từ nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh để Bấc đi săn, giữ nhà, là vật nuôi làm cảnh… và để kéo xe trượt tuyết đi tìm vàng. Còn Giôn Thoóc-tơn đã coi Bấc là “con cái của anh” vậy. Cái nguồn gốc ấy mới sâu sắc và cao quý, vì nó đã vượt hẳn mối quan hệ con vật với con người, đi tới mối quan hệ của tình thương, tình người. Mối quan hệ tình cảm ấy, con Bấc đã cảm nhận được bằng trực giác, bằng cảm xúc, bằng sự tinh nhạy, khôn ngoan mà chỉ có những con chó như con Bấc mới có.

Giôn Thoóc-tơn “đã chăm sóc”, lúc là một lời chào “hớn hở”, lúc là một cử chỉ “thân ái”, lúc là anh ngồi xuống rất lâu “nói chuyện” với Bấc mà cả hai đều tương thân, đều đồng cảm, đều “thích thú”. Giôn Thoóc-tơn “có thói quen túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm”. Với con Bấc, đó là những giây phút thần tiên mà chỉ có Giôn Thoóc-tơn mới trao cho nó trong sự vuốt ve, yêu thương. Lúc đó, con Bấc cảm thấy “không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ”, “tiếng rủa rủ rỉ bên tai”. Sự vui sướng của Bấc đến cực độ, có lúc nó cảm thấy “quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực”.

Tình yêu thương giữa người và vật nuôi cũng có “cho” có “nhận” trong mối giao cảm, giao hòa, tương tác. Đây là một đoạn văn tuyệt bút nói về mối quan hệ sâu sắc, đẹp đẽ và hiếm có ấy:

“Khi được buông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thế đứng yên bất động; những lúc ấy, Giôn Thoóc-tơn lại như muốn kêu lên, trân trọng: “ Tròi đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”.

Bấc như một “đứa trẻ” giàu tình cảm, nó có một kiểu biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó hay cắn vào tay Giôn Thoóc-tơn “ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu’’. Và chỉ có anh mới cảm nhận một cách hạnh phúc rằng “cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve”. Lân-đơn với tình yêu thương loài vật, với cái tài quan sát và diễn tả đặc biệt ông đã phát hiện ra, đã “sống” với những rung động, với những biến thái tâm tình, ông đã “hiểu được” ngôn ngữ riêng của một vật nuôi đã được thuần dưỡng và gắn bó lâu đời với con người, một vật nuôi khôn nhất, trung thành nhất và giàu tình cảm nhất, để nói lên một cách xúc động về mối quan hệ “sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yêu đến mức cuồng nhiệt” giữa Giôn Thoóc-tơn và con Bấc.

Nếu như phần đầu, nhà văn đã lấy mối quan hệ giữa con Bấc với gia đình Thẩm phán Mi-lơ để làm nổi bật mối tình yêu thương đặc biệt giữa con Bấc với Giôn Thoóc-tơn, thì ở phần giữa ông lại so sánh cách biểu hiện tình cảm của con Bấc và những con chó khác đối với chủ, mỗi con một vẻ. “Xơ-kit có thói quen thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thoóc-tơn rồi hích hích mãi cho đến khi được vỗ về.. Ních thì… tựa cái đầu to lớn của nó lên đầu gối của Thoóc-tơn”. Còn Bấc thì diễn đạt tình thương yêu bằng “sự tôn thờ”, sung sướng đến “cuồng lên” khi dược Thoóc-tơn “vuốt ve” hoặc “nói chuyện” với nó… Thế giới loài vật được Lân-đơn nhìn nhận và miêu tả như thế giới con người tràn ngập tình yêu thương và biết sống trong sự giao cảm đầy hạnh phúc! Con Bấc “thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú, xem xét, hết sức quan tâm, theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt”. Có lúc con Bấc ngắm nhìn chủ từ phía sau, và bằng linh cảm, giao cảm giữa người và chó, anh quay đầu nhìn lại, đôi mắt Thoóc-tơn “tỏa rạng tình cảm tự đáy lòng ”, còn “tình cảm của Bấc cũng ngời ánh lên qua đôi mắt nó”.

Cách ngồi, cái ngước nhìn, cái lắng nghe và theo dõi cặp mắt và ánh mắt… của con chó Bấc hiện lên trên trang văn như một linh hồn người, trong biểu cảm có chiều sâu lí trí, trong tâm hồn có cả chiều cao của tư duy. Con chó Bấc không chỉ có tình yêu thương mà còn có cả những suy nghĩ sống bên “ông chủ lí tưởmg”.

Con chó Bấc cũng có nỗi lo. Cuộc đời ba chìm bảy nổi đã qua, luôn luôn ám ảnh nó, “nó không muốn rời Thoóc-tơn một bước”. Nó luôn luôn sợ, Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời của nó như Pê-rôn và Phơ-răng-xoa và anh chàng người lai Ê-cốt đã đi qua rồi biến mất trước đây. Cả trong giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Đêm nào nó cũng tỉnh giấc giữa chừng, rồi trườn qua giá lạnh đến đứng ở mép lều “lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ”. Chi tiết ấy là một nét vẽ cảm động gợi lên trong lòng ta nhiều cảm thương xót xa. À ra thế đó, không chỉ riêng ở con người, mà cả những vật nuôi như con chó Bấc tinh khôn, tình cảm này cũng sợ ly biệt! Nhà văn Lân-đơn đã nói được điều đó và diễn đạt bằng những hình ảnh giàu giá trị nhân bản.

Tóm lại, Lân-đơn đã lấy tình thương để tả loài vật. Ông đã miêu tả sống động, hấp dẫn hình ảnh con chó mang tình người, sống tình nghĩa thủy chung như con người. Bằng nghệ thuật tinh tế, biểu cảm trong miêu tả loài vật, Giắc Lân-đơn đã cho chúng ta thấy tình cảm yêu thương sâu sắc của ông đối với loài vật.

Cảm nghĩ của em sau khi đọc Con chó Bấc trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã của G.Lân-đơn- Mẫu 2

Trong sáng tạo văn chương, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật là một bước tiến lớn trong lịch sử văn học. Khắc họa tâm lí của con người đã khó, ở đây, khắc họa tâm lí của một con vật có lẽ còn gian truân gấp bội lần. “Tiếng gọi nơi hoang dã” viết về đề tài động vật vốn đã không mấy xa lạ trong nền văn học thế giới. Tuy vậy, tác phẩm vẫn là một nét sáng tạo độc đáo của Jack London khi dựng lên hình ảnh chú chó Bấc thật sinh động, gần gũi với mọi biến cố và những tình cảm, cảm xúc giống như con người. Đoạn trích “Con chó Bấc” thuộc chương 6- “Tình yêu thương đối với con người”.

“Con chó Bấc” là một trong những đoạn văn thành công nhất tác phẩm mặc dù nó không có nhiều chi tiết, sự kiện hấp dẫn, gay cấn, chỉ tập trung miêu tả những tình cảm giữa người với chó và giữa chó với người.

— Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Trường Tiểu học Thủ Lệ để dowload tài liệu về máy —

Nếu như trong các tác phẩm viết về loài vật của La-phông-ten, Tô Hoài, nhà văn để nhân vật động vật nói tiếng người, xưng “tôi” thì trong “Tiếng gọi nơi hoang dã”, mà cụ thể ở đây là đoạn trích “Con chó Bấc”, qua nhân vật người kể chuyện, Bấc như có suy nghĩ, có tâm hồn, có cảm xúc giống một con người thực thụ. Đó cũng chính là một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của tác phẩm, để hình ảnh chú chó Bấc sống mãi trong lòng người đọc.

Lân-đơn đã lấy tình thương để tả loài vật. Ông đã miêu tả sống động, hấp dẫn con chó mang tình người. Nó đã sống tình nghĩa thủy chung như con người. Chúng ta học tập ở Lơn-đơn nghệ thuật tinh tế, biểu cảm trong miêu tả loài vật. Con chó Bấc nhân hậu, tình nghĩa đã làm cho thế giới tâm hồn chúng ta trở nên phong phú đối với những vật nuôi trong gia đình. Biết sống trong tình người, trong tình thương là cách sống đẹp nhất.

Cảm nghĩ của em sau khi đọc Con chó Bấc trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã của G.Lân-đơn- Mẫu 3

Mỗi chúng ta đều không khỏi xúc động trước sự gắn bó của chàng trai Santiago và bầy cừu của mình. Một lần nữa, tình cảm giữa người và loài vật còn được nhà văn Jack London khắc họa đậm nét qua đoạn trích “ Con chó Bấc” trích trong tiểu thuyết “ The call of the wild”( “ Tiếng gọi nơi hoang dã”). Ta cũng không khỏi ngỡ ngàng trước sự thông minh của chú chó.

Cuộc gặp gỡ giữa Bấc và Giôn Thooc-ton là một điều may mắn với nó, bởi đó là “ một ông chủ lý tưởng”. Khi nhìn lại những bước ngoặt cuộc đời mình, nó chưa thấy người chủ nào yêu thương mình thực sự như Thooc-ton. Với ông Thẩm, “ đó là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng”, còn với những đứa nhỏ của ông “ là trách nhiệm”, cho tới Pe-ron, Pho-rang-xoa, E-cot vì “ nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh”… Họ chỉ lướt qua số mệnh của nó như một cơn gió mà chẳng để lại những lưu luyến. Thooc-ton không chỉ là ân nhân của Bấc khi cưu mang nó mà còn dành tình thương yêu cho chó như là con cái của anh.

Cách anh đối xử với đàn chó thật thân thiết: lời chào hỏi, nói chuyện thân mật… Những lúc trò chuyện “ tầm phào” ấy cũng giúp ta cảm nhận được, tình cảm chân thành, giản dị của  người chủ tới mỗi con vật cưng. Bằng một loạt động từ, nhà văn tái hiện một cách chi tiết tình cảm nồng nàn của Thooc-ton với Bấc: “ túm chặt lấy đầu, dựa đầu anh vào đầu nó, đẩy tới đẩy lui, khẽ thốt lên những tiếng rủa”. Tình thương yêu được bộc lộ qua hành động cụ thể, không chút vụ lợi mà xuất phát từ trái tim nhân hậu. Ông chủ ấy trân trọng, muốn chở che, đùm bọc những chú chó. Có lẽ Thooc-ton lắng nghe tiếng nói của Bấc khi anh muốn kêu lên: “ Đằng ấy hầu như biết nói đấy”. Tấm lòng của anh là giai điệu của tình yêu níu giữ bản chất lương thiện nó, là sợi dây cương vững vàng để con vật không nghe theo tiếng gọi của bản năng.

Nhà văn Jack Lon-don có biệt tài đi sâu vào khắc họa thế giới của loài vật. Đó không chỉ cuộc sống hoang dã của bầy sói ở Bắc cực trong tiểu thuyết “ Nanh trắng” mà đoạn trích này, tác giả còn xây dựng hình ảnh Bấc là con chó tinh khôn. Nó thực sự được thuần hóa khi sống trong vòng tay của Thooc-ton. Cách nó đáp trả tình cảm của chủ những lần vui đùa thật độc đáo. “ Há miệng ra cắn lấy bàn tay, ép răng xuống thật mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu”.Cách đùa giỡn đó được Thoo-ton bằng lòng coi như cử chỉ vuốt ve. Giữa họ có một mối giao cảm mạnh mẽ để hiểu tình cảm của đối phương, cái nhìn của chú chó có sức mạnh kì diệu khi hai đôi mắt gặp nhau đều ngời lên tình cảm tự đáy lòng.

Tâm trạng của Bấc khi đón nhận sự chăm sóc của ông chủ cũng cho thấy nó là con vật nhanh nhẹn, đáng yêu. “ Vùng dậy trên hai chân,miệng cười, mắt long lanh”, nó hiểu được tình cảm tuyệt vời của chủ, một dòng cảm xúc mãnh liệt trào dâng trong lòng nó: “ không có gì vui sướng, tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì ngây ngất”. Khoảnh khắc ấy là giây phút nó thực được sống. Ngòi bút tinh tế của tác giả đi sâu vào thế giới nội tâm của chú chó như lí giải sự khôn ngoan của nó. Biện pháp nhân hóa được sử dụng khéo léo giúp ta cảm nhận được âm vang tâm hồn sâu thẳm của Bấc. Bao đêm nó đắm chìm trong suy nghĩ miên man, “ việc thay đổi chủ xoành xoạch…làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ là không người chủ nào có thể gắn bó lâu dài”, “ sợ Thooc-ton cũng biến khỏi cuộc đời nó”. Suy ngẫm của con vật cho thấy nó đã “ từng trải” và dù mạnh mẽ thế nào trong kéo xe trượt tuyết, Bấc cũng mong muốn nhận được sự săn sóc của người chủ thương yêu nó thật lòng. Không chỉ con người mới có những sợi dây tình cảm phức tạp mà loài vật cũng tiếng nói cảm xúc riêng, Jack Lon-don thấu hiểu điều đó.

Với những nỗi niềm suy tư khiến Bấc có những cử chỉ khác biệt so với những chú chó khác. Nó luôn bị nỗi lo sợ xa cách ám ảnh nên có khi sực tỉnh “ vội vùng dậy không ngủ nữa, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ…”. Ý nghĩ đó chi phối tình thương yêu của nó trở thành lòng “ tôn thờ”, nó không săn đón những cử chỉ của Thooc-ton mà dè chừng. Một chuỗi động từ tái hiện chính xác sự lanh lợi, khôn khéo của Bấc: “ nằm phục, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua…”. Trí tưởng tượng táo bạo của nhà văn giúp hình ảnh Bấc hiện lên sinh động qua trang viết. Đó quả là chú chó lanh lợi, trung thành.

Ta từng ấn tượng sâu sắc với tác phẩm “ Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài được chứng kiến cuộc hành trình thú vị của chú dế Mèn với những quan sát tinh tế. Giờ đây, tâm trí ta cũng không khỏi xúc động trước tình yêu thương loài vật của nhà văn Mĩ Jack Lon-don trong đoạn trích “ Con chó Bấc” khi tác giả lách ngòi bút đậm tô một cách sáng tạo “ tâm tư tình cảm” của chú chó Bấc.

Cảm nghĩ của em sau khi đọc Con chó Bấc trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã của G.Lân-đơn- Mẫu 4

Trong văn học nghệ thuật, mỗi nhà văn lại tìm cho mình một hướng đi riêng. Ngay cả khi khai thác cùng một đề tài, họ cũng sẽ tìm cho mình một lối viết khác biệt để tạo nên cái tôi riêng. Phần lớn các sáng tác mà chúng ta đã đọc, các nhà văn đều tập trung vào miêu tả tâm lí nhân vật. Để khai thác tâm lí nhân vật không dễ một chút nào. Còn việc khắc họa tâm lí loài vật thì sao? Chắc chắn là khó hơn rất nhiều. Tác giả Jack London không ngại khó, ông đã viết về loài chó, một loài động vật vốn rất gần gũi với con người và khai thác cảm xúc của chúng như chúng ta thấy trong tác phẩm Tiếng gọi nơi hoang dã. Con chó Bấc là một đoạn trích thuộc chương 6. Đoạn trích này cho chúng ta hiểu một cách rõ nét nhất về con vật này.

Không đi sâu vào việc tạo kịch tích cũng không đưa ra quá nhiều chi tiết nhưng Jack London lại tập trung khai thác khía cạnh tình cảm giữa con người và loài chó. Đây có lẽ chính là điểm hấp dẫn tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Nói về tình cảm của con người dành cho loài chó, chúng ta không thể không nhắc đến tình cảm của Thooc-tơn dành cho con chó Bấc. Có lẽ đối với bất kì loài vật nào Thooc-tơn cũng là một ông chủ lí tưởng. Từ sau khi mua lại Bấc, Thooc-tơn đã đối xử với nó một cách chân thành như đối với một người bạn nhỏ. Anh chăm sóc cho con Bấc tới khi nó trút hơi thở cuối cùng. Đối với những con chó kéo xe khác của anh, anh cũng đối xử với chúng như thể chúng là con cái của anh vậy. Với nhiều người, chó là một loài vật trung thành, thông minh và luôn nghe lời chủ nhưng trong mắt của Jack London thì không như vậy.

Chó không chỉ là loài vật giúp đỡ anh trong công việc mà còn là người bạn tri kỉ, người thân cùng anh làm việc và cùng anh vượt qua biết bao nhiêu gian khổ. Đặt Thooc-tơn bên cạnh những ông chủ cũ của Bấc, ta càng thấy hình ảnh của anh đẹp hơn, nổi bật hơn. Nếu như thẩm phán Mi-lơ chăm sóc Bấc xuất phát từ nghĩa vụ và trách nhiệm, những người tìm vàng xem Bấc là công cụ để họ kiếm lời thì Thooc-tơn chăm sóc Bấc như người cha chăm sóc con. Tình cảm anh dành cho Bấc xuất phát từ sự chân thành, có bình dị nhưng lại làm nên sức hấp dẫn.

Sự thông minh của Bấc giúp nó hiểu tất cả những cử chỉ âu yếm và tình yêu thương của Thooc-tơn dành cho nó. Chính vì vậy nó cũng dành cho anh thứ tình cảm vô cùng cuồng nhiệt. Con chó Bấc cũng biết phân biệt và nó đối xử với mỗi người chủ theo một cách khác nhau. Chẳng hạn như với gia đình thẩm phán Mi-lơ, nó đối xử theo một cách trịnh trọng và đường hoàng. Còn với Thooc-tơn thì khác. Nó yêu Thooc-tơn bằng một tình yêu nồng cháy, cuồng nhiệt và tôn thờ. Chưa bao giờ nó dành tình cảm như thế với ai. Cái cách mà Bấc thể hiện tình yêu của mình cũng thật đặc biệt, nó ép 2 hàm răng vào tay chủ.

Nếu những con chó khác luôn vồ vập và săn đón chủ thì Bấc chỉ lặng lẽ quan sát và tôn thờ chủ theo cái cách riêng của nó. Nhìn vào trong đôi mắt của Bấc, ta biết nó dành tất cả tinh yêu thương, sự tôn trọng, biết ơn và một sự thuần phục tuyệt đối đối với chủ của mình. Cũng chính tình yêu dành cho chủ đã khiến nó sợ phải xa chủ của mình. Nỗi sợ hãi bị mất Thooc-tơn cứ ám ảnh nó. Điều này thể hiện rõ trong chi tiết nó trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ. Có thể khẳng định một điều, tâm hồn của Bấc khác hoàn toàn so với những con chó khác. Và có lẽ cũng chỉ có Thooc-tơn mới có thể khơi gợi được tâm hồn ấy.

Jack London với tất cả tình cảm của mình dành cho loài vật nhỏ bé này, kết hợp thêm tài năng văn chương, ông đã xây dựng lên một hình ảnh con chó Bấc đầy chân thực, sinh động và hấp dẫn. Tình yêu của Thooc-tơn dành cho Bấc có lẽ cũng chính là tình yêu Jack London dành cho những chú chó, những người bạn thân thiết của con người. Hình ảnh con cho Bấc có lẽ sẽ còn sống mãi trong lòng độc giả.

Cảm nghĩ của em sau khi đọc Con chó Bấc trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã của G.Lân-đơn- Mẫu 5

Lân-đơn sử dụng tình yêu thương để miêu tả loài vật trong Tiếng gọi nơi hoang dã. Ông mô tả con chó Bấc với những hình ảnh sống động, hấp dẫn và mang tính nhân văn, đặc biệt là trong mối quan hệ cảm động giữa Giôn Thoóc-tơn và con chó Bấc. Thay vì miêu tả ngoại hình hay hành vi bản năng, tác giả đi sâu vào thế giới tâm hồn của con vật, tạo ra một đoạn văn ngọt ngào và chất thơ, tôn vinh một tình thương giao cảm giữa người và vật nuôi. Từ đó, ta cảm nhận được tình yêu thương sâu sắc của tác giả đối với loài vật thông qua nghệ thuật tinh tế và biểu cảm trong miêu tả. Chính những cảnh và những con người được miêu tả một cách mạnh mẽ, dữ dội cùng với đoạn văn Con chó Bấc đã tạo nên một tác phẩm đầy cảm xúc và ấn tượng.

Con chó Bấc đã trải qua nhiều khó khăn và đau khổ khi kéo xe trượt tuyết và phải đối mặt với sự độc ác của những ông chủ. Nhưng từ khi được Giôn Thoóc-tơn cứu sống, Bấc mới hiểu được ý nghĩa thực sự của tình người. Đó là lần đầu tiên nó được trải nghiệm một tình yêu thương chân thật và mãnh liệt. Trước đó, Bấc chỉ được sống trong những ngày tháng êm đẹp tại thung lũng Xan-ta Cla-ra với ông Thẩm phán Mi-lơ và các cháu nhỏ của ông. Tuy nhiên, tình cảm của Bấc chỉ là thứ tình cảm đồng bọn khi đi săn hoặc đi lang thang cùng các con trai ông Thẩm phán. Với ông Thẩm phán, Bấc là một người bạn trung thành và đáng trân trọng, trong khi với các cháu nhỏ, Bấc chỉ là một trách nhiệm cần phải bảo vệ. Lân-đơn đã miêu tả rất đặc sắc mối quan hệ giữa Bấc và gia đình Thẩm phán Mi-lơ, mặc dù Bấc chỉ là một con chó đơn giản, với vai trò là một con chó săn, chó giữ nhà và chó cảnh.

Kể từ khi sống cùng Giôn Thoóc-tơn, Bấc đã trải nghiệm những tình cảm mới mẻ, chưa từng có trước đây như tình yêu, sự sôi nổi, nồng cháy và cuồng nhiệt. Tình cảm có thể như dòng nước, tràn đầy hay chảy chậm, có nguồn gốc sâu xa. Với Bấc, nguồn gốc tình cảm đó nằm ở Giôn Thoóc-tơn, người đã cứu sống và coi Bấc như con của mình. Trong khi đó, những người khác nuôi Bấc chỉ vì lợi ích và nhiệm vụ kinh doanh như đi săn, giữ nhà, kéo xe trượt tuyết… Giôn Thoóc-tơn không chỉ là ông chủ lý tưởng của Bấc, mà còn là nguồn gốc của tình cảm sâu sắc và cao quý. Đó là mối quan hệ tình thương, tình người vượt qua mối quan hệ giữa con vật và con người. Bấc đã cảm nhận được mối quan hệ này bằng trực giác, cảm xúc và sự tinh tế, khôn ngoan của một con chó.

Giôn Thoóc-tơn thể hiện tình yêu của mình với Bấc, con vật cưng của mình, bằng nhiều cách khác nhau – đôi khi bằng một lời chào vui vẻ, đôi khi bằng một cử chỉ trìu mến, và đôi khi bằng cách ngồi xuống và nói chuyện với Bấc một lúc lâu, cả hai đều đồng cảm và thích thú với nhau. công ty của người khác. Giôn Thoóc-tơn có thói quen ôm chặt lấy đầu Bấc và gối đầu lên đầu Bấc, hay lắc và đẩy Bấc trong khi thì thầm những điều ngọt ngào mà Bấc thấy thật kỳ diệu và yêu thương. Bấc cảm thấy vui nhất khi Giôn Thoóc-tơn ôm nó thật chặt và thì thầm vào tai nó những lời yêu thương, đến mức tim nó như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực.

Đoạn văn này mô tả một cách tuyệt vời mối quan hệ sâu sắc, hiếm có và đẹp đẽ giữa con người và thú cưng của họ, nơi có cả cho và nhận trong giao tiếp, hòa hợp và tương tác của họ. Khi được thả ra, Bấc đứng bằng hai chân, mỉm cười với đôi mắt long lanh và giọng nói run run không thể diễn tả được độ sâu của cảm xúc. Những lúc như thế, Giôn Thoóc-tơn cảm thấy phải thốt lên thán phục, “Trời đất! Nó gần như nói được!”

Bấc, như một “đứa trẻ” đầy tình cảm, có một cách biểu hiện tình yêu đầy thú vị. Nó thường cắn vào tay Giôn Thoóc-tơn với sức mạnh đủ để làm vết răng cắn sâu vào da thịt, nhưng chỉ có anh mới hiểu rằng đó là cách nó vuốt ve và diễn tả tình yêu. Với tài quan sát và mô tả đặc biệt của mình, Lân-đơn đã sống và “hiểu được” ngôn ngữ riêng của loài vật nuôi trung thành và giàu tình cảm nhất – một vật nuôi đã được gắn bó với con người trong nhiều năm. Ông đã phát hiện ra một mối quan hệ “sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yêu đến mức cuồng nhiệt” giữa Giôn Thoóc-tơn và con Bấc, và điều đó đã làm ông cảm động.

Trong phần thứ hai của tác phẩm, tác giả so sánh cách mà con Bấc và những chú chó khác biểu hiện tình cảm đối với chủ của mình. Xơ-kit thường thò mũi dưới tay của Thoóc-tơn và chào đón sự vỗ về từ anh ta, trong khi Ních lại đặt đầu lên đầu gối của Thoóc-tơn. Tuy nhiên, Bấc lại biểu lộ tình thương yêu bằng cách tôn thờ và sung sướng đến mức cuồng nhiệt khi được Thoóc-tơn “vuốt ve” hoặc trò chuyện với nó. Tác giả Lân-đơn miêu tả thế giới động vật như một thế giới của tình yêu thương và sự giao cảm đầy hạnh phúc. Con Bấc thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn và quan tâm chăm chú đến từng biểu hiện của anh ta. Có lúc Bấc nhìn chủ từ phía sau và giao cảm giữa người và chó được thể hiện qua đôi mắt của cả hai.

Cách chú chó Bắc ngồi, nhìn, lắng nghe và nhìn theo bằng ánh mắt và nét mặt như được miêu tả trong văn bản bộc lộ một tâm hồn nhân văn, có chiều sâu trí tuệ và tầm cao tư tưởng. Bác không chỉ có tình thương mà còn có những suy nghĩ sống bên cạnh “người chủ lý tưởng” của mình.

Tuy nhiên, Bác cũng có những lo lắng. Những kinh nghiệm trôi nổi giữa tốt và xấu trong quá khứ đã ám ảnh anh, và anh không muốn rời Thoóc-tơn. Anh luôn lo sợ Thoóc-tơn sẽ biến mất khỏi cuộc đời mình như Pê-rôn, Phơ-răng-xoa và con lai Ê-cốt đã đến rồi đi trước đây. Ngay cả trong những giấc mơ của mình, anh ấy cũng bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi này. Hằng đêm, anh thức dậy lúc nửa đêm, len lỏi qua giá lạnh để đến đứng bên lều chủ “nghe tiếng thở đều đều của chủ”. Chi tiết này gợi lên trong ta niềm cảm thương về tình cảm gắn bó mà ngay cả loài vật thông minh như Bác cũng sợ hãi sự chia ly. Lân-đơn qua hình ảnh phong phú đã diễn tả tình cảm ấy thật đẹp.

Tóm lại, Lân-đơn đã dùng tình để tả một con vật. Ông đã khắc họa một cách sinh động hình ảnh chú chó với những tình cảm giống con người, sống trung thành như con người. Bằng nghệ thuật miêu tả loài vật tinh tế, Lân-đơn cho ta thấy tình cảm sâu sắc của mình đối với chúng.

Cảm nghĩ của em sau khi đọc Con chó Bấc trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã của G.Lân-đơn- Mẫu 6

Như khi đi cùng đoàn người đến vùng A-lax-ca đầy tuyết trắng của Bắc Cực, tôi được chứng kiến những cảnh tuyệt đẹp và gặp gỡ những con người đầy ấn tượng, mạnh mẽ. Tuy nhiên, những đoạn viết về con chó Bấc của nhà văn Giắc Lân-đơn thật sự là tuyệt vời, rất cảm động. Ông không chỉ miêu tả ngoại hình và hành vi tự nhiên của con chó, mà còn khám phá thế giới tâm hồn sâu thẳm bên trong của nó. Những tình cảm và suy nghĩ của con chó Bấc được tác giả tả rất đặc sắc, mang đậm tình người, rất cảm động. Đoạn văn về con chó Bấc là một tác phẩm thơ ngọt ngào, khiến ta cảm nhận được mối quan hệ giao cảm thắm thiết giữa con người và động vật.

Có lẽ con chó Bấc hiểu rõ tình người sau những ngày kéo xe trượt tuyết vất vả và gặp những ông chủ độc ác. Miếng ăn của nó chỉ là những roi vọt, bố thí của những con người tàn nhẫn và tham lam. Từ khi được Giôn Thoóc-tơn cứu, con chó Bấc mới trải qua một tình yêu thực sự và đắm say lần đầu trong cuộc đời. Trước đó, khi sống với ông Thẩm phán Mi-lơ trong thung lũng Xan-ta Cla-ra, nó chỉ ít lần được thưởng thức tình thương. Các lần đi săn, lang thang với các con trai ông Thẩm chỉ là cách để nó thể hiện sự trách nhiệm và kiêu hãnh của mình. Với ông Thẩm, Bấc là một người bạn trung thành và đáng trân trọng. Lân-đơn đã mô tả mối quan hệ này một cách tuyệt vời, đầy cảm xúc. Bấc chỉ là một con chó giữ nhà, săn bắn và trông coi, nhưng nó có một tình cảm đáng kính trong lòng người.

Kể từ khi Bấc bắt đầu chung sống với Giôn Thoóc-tơn, Giôn Thoóc-tơn đã đánh thức trong Bấc những cảm xúc yêu thương mà anh chưa từng trải qua trước đây – những cảm giác nồng nàn, mãnh liệt và thậm chí là tôn thờ.

Những cảm xúc vui, buồn, thương, giận cũng giống như một dòng sông với các mức độ chảy, hẹp, rộng và nhanh khác nhau. Dòng sông nào cũng có nguồn, tình cảm nào cũng có nguồn. Nguồn cảm xúc sâu xa mà Bấc tìm thấy ở Giôn Thoóc-tơn là thứ đã “giải cứu” anh, khiến anh trở thành “người thầy lý tưởng”. Những người khác nuôi Bấc vì nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh để bắt nó đi săn, canh giữ nhà, làm thú cưng hoặc kéo xe trượt tuyết để tìm vàng. Giôn Thoóc-tơn thì ngược lại, coi Bấc như “con ruột”. Nguồn tình cảm ấy thật sâu sắc và cao quý bởi nó đã vượt lên trên mối quan hệ đơn thuần của con vật với con người mà phát triển thành mối quan hệ của tình yêu thương và tình người. Bấc cảm nhận được mối liên hệ tình cảm này thông qua trực giác, cảm giác, sự nhạy cảm, và sự khôn ngoan mà chỉ những con chó như nó được chăm sóc bởi những người như Giôn Thoóc-tơn mới có thể trải nghiệm được. Dù là một câu chào hỏi vui vẻ, một cử chỉ yêu thương hay một cuộc trò chuyện dài cả hai cùng đồng cảm và vui vẻ cho nhau, Bấc đều cảm nhận được hết. Giôn Thoóc-tơn có thói quen ôm chặt đầu Bấc và dụi vào đầu mình, hoặc lắc qua lắc lại trong khi nhẹ nhàng lẩm bẩm những lời chửi rủa mà đối với Bấc, nghe như những điều chẳng ngọt ngào gì.

Đối với con Bấc, những khoảnh khắc đó là những giây phút kỳ diệu mà chỉ Giôn Thoóc-tơn mới có thể mang lại cho nó bằng sự vuốt ve và yêu thương. Khi được ôm chặt và nghe tiếng rủa rủ rỉ bên tai, con Bấc cảm thấy không có gì vui sướng hơn. Niềm vui sướng của nó càng tăng lên đến mức nó có thể cảm nhận trái tim mình nhảy lên khỏi lồng ngực.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” nêu Cảm nghĩ của em sau khi đọc Con chó Bấc trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã của G.Lân-đơn” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 10/2024!