Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Phân Cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều của Nguyễn Du” chuẩn nhất 01/2025.
Dàn ý cảm hứng nhân đạo trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều
I/ Mở bài
Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, nhắc đến Nguyễn Du, người đọc không khỏi cảm thấy tự hào, kính phục trước tài năng và tấm lòng nhân đạo cao cả của ông. “Truyện Kiều” của ông được coi là kiệt tác ngàn đời trong kho tàng văn chương dân tộc. Một trong những yếu tố làm nên giá trị của tác phẩm chính là giá trị nhân đạo. Ở vị trí mở đầu của tác phẩm đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân đạo của đại thi hào Nguyễn Du.
II/ Thân bài
1/ Khái quát: Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện qua sự ngưỡng mộ một vẻ đẹp của người con gái đầu lòng nhà họ Vương. Đặc biệt là sự trân trọng vẻ đẹp tinh thần, tài năng của Thúy Vân, Thúy Kiều. Tấm lòng nhân đạo ấy còn được thể hiện trong dự cảm với số phận nàng Kiều qua bức chân dung được khắc họa.
2. Phân tích
a/ Trước hết tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện ở sự ngợi ca vẻ đẹp tài năng của con người
Với bút pháp ước lệ tượng trưng tác giả đã gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao trong trắng của người thiếu nữ ở hai chị em Thúy Kiều: “ Mai cốt cách tuyết tinh thần”. Hai hình ảnh ước lệ “ Mai cốt cách” ( cốt cách của cây mai mảnh dẻ thanh cao), “ tuyết tinh thần” (tinh thần trắng và trong sạch như tuyết) đã gợi tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều. Hai chị em Thúy Kiều cốt cách duyên dáng, thanh cao như cây mai và tinh thần trong trắng như tuyết đó là vẻ đẹp hoàn hảo cả hình thức, lẫn tâm hồn. Hai chị em đều đẹp với vẻ đẹp “mười phân vẹn mười” xong mỗi người lại mang một nét đẹp riêng khác nhau “mỗi người một vẻ” đúng là cách nhìn đầy ngợi ca trân trọng của tác giả.
Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân tác giả viết:
“ Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
Chỉ hai chữ “trang trọng” đã gợi tả ở Thúy Vân một vẻ đẹp cao sang, quý phái vẻ đẹp ấy được so sánh với vẻ đẹp chuẩn mực của thiên nhiên như: “ trăng”, “ hoa”, “ mây”, “tuyết”, “ngọc”… dưới ngòi bút của thi nhân chân dung của Thúy Vân hiện ra từ khuôn mặt, nét ngài, làn da, mái tóc, đến nụ cười, giọng nói, khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm rằm, lông mày sắc nét như con ngài, Miệng cười tươi tắn như hoa, giọng nói trong trẻo thốt ra như hàm răng ngọc ngà là những lời đoan trang. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết. Vân đẹp hơn những gì mỹ lệ của thiên nhiên, một vẻ đẹp của sự hòa hợp êm đều xung quanh. Từ thông điệp nghệ thuật này, ắt hẳn Vân sẽ có một cuộc đời bình yên không sóng gió.
Gợi tả vẻ đẹp của của Thúy Kiều: Tác giả khái quát
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
so bề tài sắc lại là phần hơn”
Như vậy Nguyễn Du đã miêu tả Thuý Vân trước để làm nổi bật Thúy Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Tả kỹ, tả đẹp để Vân trở thành tuyệt thế giai nhân để rồi khẳng định Kiều còn hơn hẳn. Từ “càng” đứng trước hai từ láy liên tiếp “sắc sảo, mặn mà” làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều: sắc sảo của trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Vẫn là những hình tượng nghệ thuật ước lệ được nhà thơ sử dụng để ngợi ca nhan sắc của Thúy Kiều.
“ Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa”
Nguyễn Du không thiên về cụ thể như tả Thúy Vân, mà ở đây ông chỉ đặc tả đôi mắt theo lối “điểm nhãn” vẽ hồn của chân dung. Bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn thể hiện phần tinh anh của trí tuệ, của tâm hồn. Cái sắc sảo của trí tuệ, cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan đến đôi mắt.Hình ảnh ước lệ “Làn thu thủy” là làn nước của mùa thu gợn sóng gợi lên thật đẹp sinh động, vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng long lanh, linh hoạt, thăm thẳm. Còn “nét xuân sơn” – núi mùa xuân, gợi lên đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân, vẻ đẹp của Kiều khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn, nước phải nghiêng, thành phải đổ. Thi nhân không tả trực tiếp vẻ đẹp mà miêu tả sự đố kị ghen ghét với vẻ đẹp hay sự ngưỡng mộ, mê say trước vẻ đẹp ấy “nghiêng nước nghiêng thành” là cách nói sáng tạo, điển cố để cực tả giai nhân. Rõ ràng cái đẹp của Thúy Kiều có chiều sâu, có sức quyến rũ làm mê mẩn lòng người.
Tạo hóa không chỉ ban cho nàng vẻ đẹp tuyệt vời, mà còn phú cho nàng trí tuệ thông minh tuyệt đối:
“ Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghệ thi họa đủ mùi cá ngâm
Cung Thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương
Khúc nhà tay lửa lên trương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”
Tài năng của Thúy Kiều đã đạt tới mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến, đủ cả cầm, kỳ, thi, họa, đặc biệt tài đàn của nàng còn vượt trội hơn cả “lầu bậc ngũ âm”. Nàng đã soạn riêng một khúc “bạc mệnh” mà ai nghe cũng phải não lòng. Đây chính là biểu hiện của con người có trái tim đã sầu, đa cảm. Tả sắc, tài của Thúy Kiều là Nguyễn Du muốn ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự kết hợp sắc, tài, tình đều đạt tới mức tuyệt vời Thúy Vân và Thúy Kiều ở dưới ngòi bút của Nguyễn Du không chỉ có nhan sắc tuyệt vời mà còn có đức hạnh khuôn phép. Dù đã đến tuổi cài trâm búi tóc nhưng hai chị em vẫn:
“Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Ngợi ca vẻ đẹp của chi emThúy Kiều Nguyễn Du đã trân trọng, đề cao giá trị phẩm giá của con người như nhan sắc, tài hoa, phẩm hạnh. Sự ngưỡng mộ, ngợi ca của người phụ nữ trong xã hội “ trọng nam khinh nữ” chính là biểu hiện sâu sắc của cảm hứng nhân đạo.
b/ Tấm lòng nhân đạo ấy còn được thể hiện trong dự cảm về số phận nhân vật Kiều qua bức chân dung được khắc họa. Dưới ngòi bút của đại thi hào Nguyễn Du, chân dung Thúy Kiều là bức chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp “chim sa cá lặn” của nàng khiến cho tạo hóa phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác và đố kỵ. Tài năng, trí tuệ thiên bẩm và tâm hồn đa sầu, đa cảm khiến nàng khó tránh khỏi định mệnh nghiệt ngã. Thi nhân dự báo số phận của Thúy Kiều phải chịu nhiều đau khổ:
“Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thôi má hồng đánh ghen”
Nhất là cung đàn “bạc mệnh” đầy đau khổ, sầu não do Kiều soạn riêng cho mình, như dự báo cuộc đời hồng nhan bạc phận dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh, cũng là biểu hiện của tấm lòng thương cảm sâu sắc đối với con người, là biểu hiện của cảm hứng nhân đạo, nhân văn sâu sắc của Nguyễn Du dành cho nhân vật Thúy Kiều ngay từ những vần thơ mở đầu tác phẩm – đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
III. Kết bài
Nguyễn Du – nhà thơ thiên tài của dân tộc ta đã dành toàn bộ tâm huyết, sức lực tài năng để sáng tạo bức chân dung chị em Thúy Kiều. Với sự kết hợp tại tình giữa bút pháp ước lệ tượng trưng, sử dụng sáng tạo nghệ thuật so sánh, nhân hóa và ngôn ngữ tinh tế tả ít gợi nhiều. Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung toàn mĩ về “hai ả tố nga” bằng thơ sáng giá nhất cho nền văn học trung đại để biểu hiện sâu sắc cảm hứng nhân đạo của mình. Cảm hứng nhân đạo của “Chị em Thúy Kiều” đã góp phần đem đến những giá trị tư tưởng đặc sắc giá trị nhân bản của kiệt tác “Truyện Kiều”. Đọc đoạn trích, đọc tác phẩm chúng ta tự hào Nguyễn Du một trái tim chan chứa yêu thương, đồng cảm với số phận con người một tài năng về thi ca rực rỡ của văn học nước nhà.
Cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều của Nguyễn Du- Mẫu 1
Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp của con người thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm. Cốt lõi của cảm hứng nhân đạo là lòng thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người. Một tác phẩm mang cảm hứng nhân đạo khi nó ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người, không những thế phải đồng cảm xót thương những số phận bị chà đạp, lên án tố cáo những thế lực thù địch.
Nguyễn Du yêu thương con người đến tận cùng, vì vậy các tác phẩm của ông cũng nhân đạo đến tận cùng. Chỉ qua ba đoạn trích Truyện Kiều và bài thơ Độc Tiểu Thanh ký trong SGK, người đọc cũng hiểu được phần nào tấm lòng nhân đạo của thi hào Nguyễn Du.
Cảm thương cho những kiếp hồng nhan mà đa truân, tài tử mà đa cùng không phải là cảm hứng mới mẻ trong văn học, nhưng phải đến Nguyễn Du, người đọc mới thực sự đau lòng vì “những điều trông thấy” bởi Nguyễn Du viết về nỗi đau của người khác như nỗi đau của chính mình.
Sắc đẹp khuynh thành và tài năng hiếm có của Thúy Kiều đã được Nguyễn Du đặc tả trong hai câu thơ:
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”
(Truyện Kiều)
Còn Tiểu Thanh, một con người có thật sống cách Nguyễn Du 300 năm ở Trung Quốc cũng là một người con gái đẹp, có tài thơ, còn để lại tập di cảo Tiểu Thanh ký. Truyện kể lại rằng trước khi chết, Tiểu Thanh đã khóc vì nhìn bức chân dung của mình và nhận ra mình đẹp. Đau đớn biết bao nhiêu khi một người con gái còn rất trẻ khi sắp chết lại thấy mình đẹp. Thế nhưng chính Nguyễn Du lại thấm thía hơn ai hết rằng: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, rằng: “Có tài mà cậy chi tài – Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Cuộc đời Thúy Kiều và Tiểu Thanh chính là minh chứng và cũng là nạn nhân của những bất công, phi lý của cuộc đời.
Thúy Kiều tài sắc như vậy nên người nàng yêu cũng phải là một văn nhân “vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”. Hai người đã thề nguyền “Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai” và có vầng trăng trên trời làm chứng. Nhưng rồi tai họa ập đến với gia đình khiến Thúy Kiều đành phải hy sinh chữ tình vì chữ hiếu. Việc Kiều bán mình chuộc cha không phải vì nàng hành động theo đạo lý tam cương của Nho gia mà đó là đạo hiếu của kẻ làm con: “Làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Nhưng chỉ Nguyễn Du mới hiểu đến tận cùng bi kịch của Thúy Kiều khi phải trao duyên cho em, nhờ em thay mình trả nghĩa chàng Kim. Nàng giờ sống mà như đã chết. Biết bao đau đớn khi Kiều nhận mình là kẻ phụ bạc:
“Ôi Kim Lang, hỡi Kim Lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
(Truyện Kiều)
Màn trao duyên ấy chính là bi kịch đầu tiên mở ra quãng đời 15 năm “oan khổ lưu ly” của Thúy Kiều. Cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che” ngày xưa giờ đã thay bằng cuộc sống “Dập dìu lá gió cành chim – Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Tràng Khanh”. Thúy Kiều không tìm thấy chút vui thú nào trong cuộc sống “bướm lả ong lơi” ấy, mà tâm trạng thực của nàng là vui gượng, là sầu, buồn, cuối cùng đọng lại ở nỗi đau, một nỗi đau luôn dày vò, không thể giải tỏa. Có nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng cái “giật mình mình lại thương mình xót xa” của cô Kiều mới đáng quý biết chừng nào. Nếu không có những phút “giật mình” ấy thì nàng Kiều cũng tầm thường như một cô gái làng chơi mất hết nhân phẩm. Cái “giật mình” ấy chứng tỏ Thúy Kiều đã đau đớn biết bao nhiêu khi nhân phẩm bị nhơ bẩn, “Mặt sao dày gió dạn sương – Thân sao bướm chán ong chường bấy thân”. Nàng phẫn uất, đay nghiến thực trạng phũ phàng, cuộc sống bị cầm tù trong một vòng tròn luẩn quẩn không lối thoát:
“Đã cho lấy chữ hồng nhan
Làm cho cho hại cho tàn cho cân
Đã đày vào kiếp phong trần
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi” (Truyện Kiều)
Người đọc dường như không phân biệt được đâu là lời của nhân vật, đâu là lời của nhà thơ vì Nguyễn Du đã nhập thân để hiểu tận cùng nỗi đau của Thúy Kiều và bất bình thay cho nàng.
Thúc Sinh xuất hiện trong cuộc đời Kiều không phải chỉ như một khách làng chơi mà còn như một người tình, một người chồng, một ân nhân. Chính Thúc Sinh đã chuộc nàng ra khỏi xanh và cưới nàng làm vợ lẽ. Nhưng mối duyên này ngắn ngủi. Thúc Sinh phải về quê báo tin “vườn cũ thêm hoa” với vợ cả là Hoạn Thư. Cảnh từ biệt của hai người không chỉ có buồn, có lưu luyến như các cuộc chia ly thong thường khác mà còn có dự cảm về một cuộc chia tay vĩnh viễn
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường” (Truyện Kiều)
Những nỗi đoạn trường cứ bám lấy cuộc đời Thúy Kiều như một định mệnh, không cho nàng được sống thanh thảnh, vui vẻ, dù là ngắn ngủi.
Tiểu Thanh cũng vậy. Nàng tài sắc là thế mà phải làm lẽ, sống trong sự dày vò của người vợ cả độc ác. Tiểu Thanh không giống Thúy Kiều, 16 tuổi đã phải dấn thân vào kiếp đoạn trường, nhưng cảnh sống bị cầm tù ở núi Cô Sơn, ngày ngày lo sợ bị người vợ cả hãm hại thì có khác gì cái chết. Một cái chết dần dần, mòn mỏi, và không kém phần đau đớn. Sau 300 chỉ có Nguyễn Du lặng lẽ viếng nàng bên khung của qua tập di cảo còn sót lại. Cảnh đẹp Tây Hồ cũng chịu số phận truân chuyên của giai nhân:
“Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn”
(Độc Tiểu Thanh ký)
Nguyễn Du xót thương cho số phận của “văn chương”, của “son phấn” cũng bị liên lụy vào nỗi đoạn trường bởi chúng mang cái mệnh của con người:
“Chi phấn hữu thần liên tử hận
Văn chương vô mệnh lụy phần dư”
(Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương) (Độc Tiểu Thanh ký)
Vẫn biết rằng “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” nhưng đó vẫn là “nỗi hờn kim cổ” mà Nguyễn Du muốn chất vấn trời cao, hay chất vấn cuộc đời, song rốt cuộc vẫn không có lời giải đáp. Chỉ biết rằng đó là “phong vận kì oan” (nỗi oan lạ lùng) của những kẻ mang nết phong nhã. Hồng nhan đa truân, tài tử đa cùng là cái án tiền định của những người như Thúy Kiều, Tiểu Thanh phải mang. Tiếng khóc của nàng Kiều trước mộ Đạm Tiên:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
(Truyện Kiều)
cũng chính là tiếng khóc của nàng cho chính mình mai sau và là tiếng khóc cho những phận đàn bà nói chung.
Rốt cuộc thì Đạm Tiên, Thúy Kiều hay Tiểu Thanh dù số phận có nhiều điểm khác nhau thì cũng là “cùng một lứa bên trời lân đận”. Nguyễn Du cũng tự coi mình là người cùng hội cùng thuyền với những người mắc nỗi oan lạ lùng vì vết phong nhã. Tố Như đau cho số phận của Tiểu Thanh cũng là tự thương cho chính những lận đận của mình, bởi vậy mới khao khát tri kỷ:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng)
(Độc Tiểu Thanh ký)
“Khấp” có nghĩa là khóc thầm, còn “khốc” là khóc lớn, khóc thành tiếng. Nguyễn Du cả đời khóc thương cho những bất hạnh của con người nhưng cuối cùng cũng chỉ mong được người đời sau khóc thầm. Đó là khao khát tri âm khiêm nhường của một con người rất hiểu đời.
Đọc “Truyện Kiều” và “Độc Tiểu Thanh ký”, Nguyễn Du luôn hỏi trời về những đau khổ của con người nhưng thực tế trong tác phẩm, Nguyễn Du lại cho thấy nguyên nhân nhưng đau khổ của con người là do những thế lực thù địch chà đạp lên cuộc sống và quyền sống chính đáng của con người. Nếu không có chế độ phong kiến với sự thống trị của đồng tìền thì Kiều đâu có 15 năm lênh đênh trong bể đoạn trường, nếu không có chế độ đa thê thì Tiểu Thanh chắc cũng không có số phận bi kịch như thế. Nguyễn Du đau nỗi đau của con người, hiểu thấu được nguyên nhân của những bi kịch ấy nhưng Nguyễn Du bất lực bởi chính ông cũng là nạn nhân của những bể dâu cuộc đời. Nỗi đau của Nguyễn Du, sự cô đơn của Nguyễn Du, tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đều xuất phát từ một trái tim nghệ sĩ lớn.
Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp của con người thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm.
Cốt lõi của cảm hứng nhân đạo là lòng thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người. Một tác phẩm mang cảm hứng nhân đạo khi nó ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người, không những thế phải đồng cảm xót thương những số phận bị chà đạp, lên án tố cáo những thế lực thù địch, đồng thời phải biết đồng tình với khát vọng và ước mơ chính đáng của con người.
Nguyễn Du yêu thương con người đến tận cùng, vì vậy các tác phẩm của ông cũng nhân đạo đến tận cùng. Chỉ qua ba đoạn trích Truyện Kiều và bài thơ Độc Tiểu Thanh ký trong SGK, người đọc cũng hiểu được phần nào tấm lòng nhân đạo của thi hào Nguyễn Du.
Cảm thương cho những kiếp hồng nhan mà đa truân, tài tử mà đa cùng không phải là cảm hứng mới mẻ trong văn học, nhưng phải đến Nguyễn Du, người đọc mới thực sự đau lòng vì “những điều trông thấy” bởi Nguyễn Du viết về nỗi đau của người khác như nỗi đau của chính mình.
Sắc đẹp khuynh thành và tài năng hiếm có của Thúy Kiều đã được Nguyễn Du đặc tả trong hai câu thơ:
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”
(Truyện Kiều)
Còn Tiểu Thanh, một con người có thật sống cách Nguyễn Du 300 năm ở Trung Quốc cũng là một người con gái đẹp, có tài thơ, còn để lại tập di cảo Tiểu Thanh ký. Truyện kể lại rằng trước khi chết, Tiểu Thanh đã khóc vì nhìn bức chân dung của mình và nhận ra mình đẹp. Đau đớn biết bao nhiêu khi một người con gái còn rất trẻ khi sắp chết lại thấy mình đẹp. Thế nhưng chính Nguyễn Du lại thấm thía hơn ai hết rằng: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, rằng: “Có tài mà cậy chi tài – Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Cuộc đời Thúy Kiều và Tiểu Thanh chính là minh chứng và cũng là nạn nhân của những bất công, phi lý của cuộc đời.
Thúy Kiều tài sắc như vậy nên người nàng yêu cũng phải là một văn nhân “vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”. Hai người đã thề nguyền “Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai” và có vầng trăng trên trời làm chứng. Nhưng rồi tai họa ập đến với gia đình khiến Thúy Kiều đành phải hy sinh chữ tình vì chữ hiếu. Việc Kiều bán mình chuộc cha không phải vì nàng hành động theo đạo lý tam cương của Nho gia mà đó là đạo hiếu của kẻ làm con: “Làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Nhưng chỉ Nguyễn Du mới hiểu đến tận cùng bi kịch của Thúy Kiều khi phải trao duyên cho em, nhờ em thay mình trả nghĩa chàng Kim. Nàng giờ sống mà như đã chết. Biết bao đau đớn khi Kiều nhận mình là kẻ phụ bạc:
“Ôi Kim Lang, hỡi Kim Lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
(Truyện Kiều)
Màn trao duyên ấy chính là bi kịch đầu tiên mở ra quãng đời 15 năm “oan khổ lưu ly” của Thúy Kiều. Cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che” ngày xưa giờ đã thay bằng cuộc sống “Dập dìu lá gió cành chim – Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Tràng Khanh”. Thúy Kiều không tìm thấy chút vui thú nào trong cuộc sống “bướm lả ong lơi” ấy, mà tâm trạng thực của nàng là vui gượng, là sầu, buồn, cuối cùng đọng lại ở nỗi đau, một nỗi đau luôn dày vò, không thể giải tỏa. Có nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng cái “giật mình mình lại thương mình xót xa” của cô Kiều mới đáng quý biết chừng nào. Nếu không có những phút “giật mình” ấy thì nàng Kiều cũng tầm thường như một cô gái làng chơi mất hết nhân phẩm. Cái “giật mình” ấy chứng tỏ Thúy Kiều đã đau đớn biết bao nhiêu khi nhân phẩm bị nhơ bẩn, “Mặt sao dày gió dạn sương – Thân sao bướm chán ong chường bấy thân”. Nàng phẫn uất, đay nghiến thực trạng phũ phàng, cuộc sống bị cầm tù trong một vòng tròn luẩn quẩn không lối thoát:
“Đã cho lấy chữ hồng nhan
Làm cho cho hại cho tàn cho cân
Đã đày vào kiếp phong trần
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi” (Truyện Kiều)
Người đọc dường như không phân biệt được đâu là lời của nhân vật, đâu là lời của nhà thơ vì Nguyễn Du đã nhập thân để hiểu tận cùng nỗi đau của Thúy Kiều và bất bình thay cho nàng.
Thúc Sinh xuất hiện trong cuộc đời Kiều không phải chỉ như một khách làng chơi mà còn như một người tình, một người chồng, một ân nhân. Chính Thúc Sinh đã chuộc nàng ra khỏi xanh và cưới nàng làm vợ lẽ. Nhưng mối duyên này ngắn ngủi. Thúc Sinh phải về quê báo tin “vườn cũ thêm hoa” với vợ cả là Hoạn Thư. Cảnh từ biệt của hai người không chỉ có buồn, có lưu luyến như các cuộc chia ly thong thường khác mà còn có dự cảm về một cuộc chia tay vĩnh viễn
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường” (Truyện Kiều)
Những nỗi đoạn trường cứ bám lấy cuộc đời Thúy Kiều như một định mệnh, không cho nàng được sống thanh thảnh, vui vẻ, dù là ngắn ngủi.
Tiểu Thanh cũng vậy. Nàng tài sắc là thế mà phải làm lẽ, sống trong sự dày vò của người vợ cả độc ác. Tiểu Thanh không giống Thúy Kiều, 16 tuổi đã phải dấn thân vào kiếp đoạn trường, nhưng cảnh sống bị cầm tù ở núi Cô Sơn, ngày ngày lo sợ bị người vợ cả hãm hại thì có khác gì cái chết. Một cái chết dần dần, mòn mỏi, và không kém phần đau đớn. Sau 300 chỉ có Nguyễn Du lặng lẽ viếng nàng bên khung của qua tập di cảo còn sót lại. Cảnh đẹp Tây Hồ cũng chịu số phận truân chuyên của giai nhân:
“Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn”
(Độc Tiểu Thanh ký)
Nguyễn Du xót thương cho số phận của “văn chương”, của “son phấn” cũng bị liên lụy vào nỗi đoạn trường bởi chúng mang cái mệnh của con người:
“Chi phấn hữu thần liên tử hận
Văn chương vô mệnh lụy phần dư”
(Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương) (Độc Tiểu Thanh ký)
Vẫn biết rằng “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” nhưng đó vẫn là “nỗi hờn kim cổ” mà Nguyễn Du muốn chất vấn trời cao, hay chất vấn cuộc đời, song rốt cuộc vẫn không có lời giải đáp. Chỉ biết rằng đó là “phong vận kì oan” (nỗi oan lạ lùng) của những kẻ mang nết phong nhã. Hồng nhan đa truân, tài tử đa cùng là cái án tiền định của những người như Thúy Kiều, Tiểu Thanh phải mang. Tiếng khóc của nàng Kiều trước mộ Đạm Tiên:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
(Truyện Kiều)
cũng chính là tiếng khóc của nàng cho chính mình mai sau và là tiếng khóc cho những phận đàn bà nói chung.
Rốt cuộc thì Đạm Tiên, Thúy Kiều hay Tiểu Thanh dù số phận có nhiều điểm khác nhau thì cũng là “cùng một lứa bên trời lân đận”. Nguyễn Du cũng tự coi mình là người cùng hội cùng thuyền với những người mắc nỗi oan lạ lùng vì vết phong nhã. Tố Như đau cho số phận của Tiểu Thanh cũng là tự thương cho chính những lận đận của mình, bởi vậy mới khao khát tri kỷ:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng)
(Độc Tiểu Thanh ký)
“Khấp” có nghĩa là khóc thầm, còn “khốc” là khóc lớn, khóc thành tiếng. Nguyễn Du cả đời khóc thương cho những bất hạnh của con người nhưng cuối cùng cũng chỉ mong được người đời sau khóc thầm. Đó là khao khát tri âm khiêm nhường của một con người rất hiểu đời.
Đọc “Truyện Kiều” và “Độc Tiểu Thanh ký”, Nguyễn Du luôn hỏi trời về những đau khổ của con người nhưng thực tế trong tác phẩm, Nguyễn Du lại cho thấy nguyên nhân nhưng đau khổ của con người là do những thế lực thù địch chà đạp lên cuộc sống và quyền sống chính đáng của con người. Nếu không có chế độ phong kiến với sự thống trị của đồng tìền thì Kiều đâu có 15 năm lênh đênh trong bể đoạn trường, nếu không có chế độ đa thê thì Tiểu Thanh chắc cũng không có số phận bi kịch như thế. Nguyễn Du đau nỗi đau của con người, hiểu thấu được nguyên nhân của những bi kịch ấy nhưng Nguyễn Du bất lực bởi chính ông cũng là nạn nhân của những bể dâu cuộc đời. Nỗi đau của Nguyễn Du, sự cô đơn của Nguyễn Du, tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đều xuất phát từ một trái tim nghệ sĩ lớn.
Cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều của Nguyễn Du- Mẫu 2
Một tác phẩm văn học trường tồn cùng thời gian không chỉ bởi tài hoa của người nghệ sĩ mà còn vì cảm hứng nhân đạo đã làm cho tác phẩm có sức lay động lòng người và được truyền tụng từ đời này sang đời khác. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một tác phẩm như vậy.
Cảm hứng nhân đạo xuất phát từ tình yêu thương con người với con người. Một tác phẩm mang cảm hứng nhân đạo khi nó ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người, đồng tình với khát vọng chính đáng của họ đồng thời là sự đồng cảm xót thương những số phận kém may mắn, bị chà đạp, cưỡng bức. Tác phẩm mang cảm hứng hứng nhân đạo còn phải là một bản án tố cáo những thế lực thù địch, xã hội bất công giày xéo nhân phẩm con người.
Nguyễn Du coi trọng tài sắc của Thúy Kiều
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”
Nên khi Kiều bán mình chuộc cha, phải trao duyên cho em, nhờ em thay mình trả nghĩa chàng Kim, Nguyễn Du càng thấu tỏ bi kịch cuộc đời nàng. Mười lăm năm tha hương là mười lăm năm đoạn trường đầy gian truân của Thúy Kiều. Càng thương Kiều, Nguyễn Du càng yêu quý phẩm chất thanh cao, trong sạch của nàng. Ông đau xót cho một con người hồng nhan bạc mệnh:
“Đã cho lấy chữ hồng nhan
Làm cho cho hại cho tàn cho cân
Đã đày vào kiếp phong trần
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi”
Dường như chính Nguyễn Du đã nhập thân để hiểu tận cùng nỗi đau của Thúy Kiều và bất bình thay cho nàng. Nguyễn Du cũng coi mình như nàng Thúy Kiều, cùng mang những nỗi oan sai nghiệt ngã do xã hội đọa đày, cùng khao khát có một người tri âm tri kỷ để dốc bầu tâm sự:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng)
(Độc Tiểu Thanh ký)
Trong suốt thiên “Truyện Kiều”, Nguyễn Du luôn đặt câu hỏi tìm đâu là nguyên nhân của những đau khổ tột cùng của con người. Nhưng thực tế, bản thân ông biết, xã hội bất công, ma lực đồng tiền đã đẩy những con người tài sắc như Kiều vào chốn bùn nhơ, cuộc sống bi kịch. Hiểu thấu được nguyên nhân, nhưng chính ông cũng không thể xoay chuyển thế sự. Bởi chính ông cũng đang bị thời thế rối ren, lũng đoạn đày ải.
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Tấm lòng nhân đạo của ông xuất phát từ chính trái tim của người nghệ sĩ. Tiếng lòng của ông là nỗi lòng chung của nhiều số phận đang bị áp bức trong xã hội đương thời.
Cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều của Nguyễn Du- Mẫu 3
Nếu như cảm hứng hiện thực trong Truyện Kiều của Nguyễn Du khiến người đọc nhận ra được xã hội phong kiến suy tàn, thối nát, con người bị chà đạp cả thể xác và tinh thần thì cảm hứng nhân đạo gieo vào lòng người đọc niềm xót thương vô hạn. Cảm hứng nhân đạo của Truyện Kiều là cảm hứng xuyên suốt từng nhân vật, từng câu chữ, ngấm vào tim của tác giả và của người đọc.
Có thể nói chính cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những người yêu truyện Kiều và thương cho số phận hồng nhan tài hoa bạc mệnh. Trước hết chúng ta có thể thấy được cảm hứng nhân đạo mà Nguyễn Du gửi gắm qua tác phẩm xuất phát từ hiện thực nhiều cay nghiệt, oan trái trong xã hội phong kiến bấy giờ.
Là một người tràn đầy tình yêu và lòng trắc ẩn đối với những phận người tài hoa nhưng nổi trôi trong xã hội như Thúy Kiều; Nguyễn Du bằng trái tim, bằng nước mắt khắc họa thành công nhân vật Thúy Kiều. Kỳ thực Thúy Kiều không phải được dựng lên bằng ngôn ngữ tài hoa bậc thầy của Nguyễn Du mà được tạo nên từ chính tình cảm yêu thương mãnh liệt của ông.
Tinh thần nhân đạo chạy dọc suốt hơn 3000 câu thơ, từ nhân phẩm, tính cách của nhân vật đến những cơ cực mà họ mang đến khát khao vươn tới hạnh phúc. Đó đều là những giá trị đáng trân trọng của một con người. Thúy Kiều vì gia đình sa cơ lỡ bước mà cuộc đời cô phải trải qua 15 năm lưu lạc. Hẳn người đọc còn nhớ đến gia cảnh của Nguyễn Du, ông cũng đã từng trải qua 15 năm lưu lạc ở quê vợ với cuộc sống cùng cực. Có thể nói cảm hứng của truyện Kiều chính là từ cuộc đời của Nguyễn Du. Thấu hiểu được nỗi khổ của cảnh sống trôi nổi Nguyễn Du đã thổi hồn, thổi chữ tâm vào nhân vật Thúy Kiều.
Thúy Kiều đã trải qua bao nhiêu sóng gió, qua tay bao nhiêu kẻ, chịu nhiều nỗi nhục nhã, ê chề nhưng nàng vẫn kiên cường, mạnh mẽ chống chọi tất cả. Hơn hết Thúy Kiều vượt lên số phận, luôn khát khao yêu thương, khát khao hạnh phúc, khát khao được đoàn tụ. Đây đều là những khát vọng bình dị nhưng lại vô cùng lớn lao đối với số kiếp tài hoa bạc mệnh như Thúy Kiều.
Nỗi cay đắng, cùng cực mà Thúy Kiều mang nặng suốt 15 năm chính là số mệnh mà cô phải hứng chịu. Người con gái ấy mạnh mẽ bao nhiêu thì càng bị vùi dập bấy nhiêu. Thực sự người đọc rơi nước mắt trước cảnh một người con gái tuyệt sắc giai nhân nhưng bị chà đạp cả thể xác và nhân phẩm.
Thúy Kiều rơi vào cảnh này cũng xuất phát từ tấm lòng hiếu thảo với mẹ cha, nàng lựa chọn chữ “hiếu” thay vì chữ “tình”. Bởi hai chữ đó có bao giờ được vẹn nguyên, sự lựa chọn nghiệt ngã, đầy nước mắt ấy chính là con đường gian khổ mà Thúy Kiều phải chịu dày vò.
Qua việc xây dựng hình tượng Thúy Kiều đẹp đẽ, đầy sức sống, đầy khát khao và tình yêu Nguyễn Du đã gửi gắm đến người đọc thông điệp về khát vọng sống, khát vọng vươn tới hạnh phúc. Khi tình yêu lớn hơn sự khắc nghiệt của hiện tại thì nó sẽ chiến thắng.
Người đọc không khỏi xúc động, nghẹn ngào thương cho cuộc đời của Thúy Kiều, thương cho những người con gái bạc mệnh trong xã hội phong kiến. Qua đó bộc lộ thái độ căm phẫn đến tột độ xã hội thối nát đẩy con người đến bước đường cùng.
Như vậy “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thực sự là một tác phẩm mang nặng cảm hứng nhân đạo và tình yêu thương con người sâu sắc. Đây là điều mà Nguyễn Du muốn hướng tới, muốn gửi gắm đến mọi người.
Cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều của Nguyễn Du- Mẫu 4
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc ta. Tác phẩm Truyện Kiều của ông đã để lại nhiều tiếng vang lớn, thể hiện sự cảm thông của tác giả Nguyễn Du với những thân phận, những người phụ nữ tài sắc, hiền hậu, thủy chung nhưng bị xã hội vùi dập, chà đạp.
Qua tác phẩm người đọc có thể cảm nhận được tinh thần nhân văn, nhân đạo sâu sắc của tác giả Nguyễn Du với những số phận con người trong xã hội phong kiến tồi tàn, thối nát, suy đồi về đạo đức và nhân cách.
Chính nguồn cảm hứng nhân đạo thấm đẫm giá trị nhân văn của tác phẩm Truyện Kiều đã có sức ảnh hưởng lớn lao tới những con người trong xã hội. Những con người có lương tri, có học thức cảm thấy thương cảm cho người con gái hồng nhan, đa tài mà phải chịu kiếp ba chìm bảy nổi, không có được hạnh phúc cho riêng mình, sống cuộc sống lưu vong nhiều sóng gió.
Qua tác phẩm Truyện Kiều người ta cảm nhận thấy tâm hồn tràn đầy tình yêu và lòng trắc ẩn của tác giả Nguyễn Du với nhân vật của mình là cô gái Thúy Kiều. Nguyễn Du với tình cảm của mình đã vẽ lên một nhân vật Thúy Kiều vô cùng hoàn mỹ, vẹn toàn về tài lẫn sắc, về hình thức lẫn tâm hồn.
Thúy Kiều là người con gái có nhiều ưu điểm sống thủy chung tình nghĩa, biết thương yêu cha mẹ lo lắng cho các em, thủy chung với vị hôn thê. Một người con gái tốt đẹp như vậy xưa nay hiếm. Nhưng với tình yêu của mình tác giả Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Kiều không còn lời nào có thể tuyệt vời hơn.
Tinh thần nhân đạo của tác giả thể hiện xuyên suốt bài thơ từ đầu tới cuối truyện, từ phẩm chất, nhân cách, ngoại hình, tài năng… Tác giả khát khao muốn mang tới cho người đọc một giá trị về sự hoàn mỹ. Tác giả đã thấu hiểu nỗi khốn khổ hoàn cảnh trôi nổi của một cô gái hồng nhan, thổi một chữ tình vào nhân vật Thúy Kiều của chúng ta.
Thúy Kiều đã phải trải qua nhiều cay đắng, nhiều ê chề, tủi hổ trong cuộc sống lang bạt của mình. Nàng đã năm lần bảy lượt bị bán vào lầu xanh, nhưng nàng vẫn kiên cường, trong cảnh khó khăn như thế nào thì Thúy Kiều vẫn xót thương cho cha mẹ già yếu, xót xa cho người yêu của mình khi giờ đây đang cô đơn lẻ bóng. Nàng mơ có một cuộc sống bình dị, được làm vợ hiền con thảo sống bình thường như bao nhiêu người khác. Một mơ ước giản dị vô cùng nhưng đối với Thúy Kiều mơ ước đó thật viển vông, xa vời.
Sự cay đắng tủi nhục mà nhân vật Thúy Kiều của chúng ta đã trải qua trong suốt 15 năm lưu lạc chính là những lời xót xa, những giọt nước mắt cảm thông mà tác giả Nguyễn Du đã dành cho nàng.
Việc tác giả Nguyễn Du xây dựng hình tượng Thúy Kiều vừa đẹp đẽ, nhân hậu, hiếu nghĩa vừa chung thủy, trọn tình vẹn nghĩa, thể hiện tình yêu của tác giả Nguyễn Du dành cho nhân vật của mình. Đồng thời qua nhân vật Thúy Kiều tác giả cũng muốn tố cáo tội ác của xã hội cũ, một xã hội mất hết lương tri, mất hết đạo đức đẩy một người con gái ngoan hiền tới đường nhơ nhuốc.
Trong từng trích đoạn xuyên suốt tác phẩm Truyện Kiều đã nhiều lần người đọc phải rưng rưng dòng lệ cảm thương cho thân phận nàng Thúy Kiều trước những éo le, oan tình mà nàng đã vướng phải. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo vô cùng sâu sắc của tác giả hướng tới những người phụ nữ trong chế độ phong kiến.
Cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều của Nguyễn Du- Mẫu 5
răm năm trong cõi người ta, chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Ngay từ hai câu thơ đề từ cho tập Truyện Kiều, Nguyễn Du đã gửi gắm quan điểm của mình về nhân sinh quan với xã hội. Thông qua tác phẩm, nhà thơ đã giúp cho người đọc nhận ra được xã hội phong kiến thối nát, đã chà đạp con người cả thể xác và tinh thần. Cảm hứng nhân đạo đã được thể hiện xuyên suốt từng nhân vật, từng câu chữ, ngấm vào tim của tác giả cũng như của người đọc.
Cảm hứng nhân đạo chính là đề tài xuyên suốt trong Truyện Kiều. Tác giả Nguyễn Du đã cảm thương cho số phận hồng nhan tài hoa bạc mệnh. Từ hiện thực nhiều cay nghiệt, oan trái trong xã hội phong kiến bấy giờ đã vùi dập số phận con người nổi trôi.
Nguyễn Du một con người tràn đầy tình yêu và lòng trắc ẩn đối với những thân phận người nổi trội trong xã hội. Ông đã xây dựng nhân vật bằng chính trái tim, bằng nước mắt, bằng những rung cảm để khắc họa thành công nhân vật Thúy Kiều. Kỳ thực Thúy Kiều được tác giả xây dựng lên bằng ngôn ngữ trau chuốt và sắc nét nhất:
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Nàng Kiều được khắc họa với vẻ ngoài đẹp đến mức mây cũng phải thua nước tóc, tuyết còn phải nhường màu da. Một người đẹp có một không hai về nhan sắc, tài năng cầm – kỳ – thi – họa đều thuần thục. Tuy nhiên, cuộc đời của người con gái đẹp đó đáng ra phải được hưởng sung sướng hạnh phúc trong nhung gấm thì lại phải trải qua bao nhiêu sóng gió, chịu nhiều nỗi nhục nhã, ê chề tưởng chừng như không sống được. Nhưng nàng vẫn kiên cường, mạnh mẽ chống chọi tất cả. Hơn hết Thúy Kiều đã vượt lên số phận, luôn khát khao yêu thương, khát khao hạnh phúc. Đây là một mơ ước hết sức bình dị với mọi người nhưng lại vô cùng lớn lao đối với số kiếp tài hoa bạc mệnh như Thúy Kiều.
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh.
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Nỗi cay đắng, cùng cực mà cô mang suốt 15 năm qua chính là số mệnh mà cô phải hứng chịu. Người con gái ấy càng mạnh mẽ bao nhiêu thì càng bị vùi dập bấy nhiêu. Thực sự người đọc phải rớt nước mắt trước cảnh một người con gái tuyệt sắc giai nhân như vậy lại bị chà đạp cả thể xác và nhân phẩm.
Qua việc xây dựng hình tượng Thúy Kiều mạnh mẽ, đầy sức sống, đầy khát khao vươn lên. Nguyễn Du đã gửi gắm đến người đọc thông điệp về khát vọng sống, khát vọng vươn tới hạnh phúc. Khi tình yêu lớn hơn sự khắc nghiệt của thực tại xã hội thì nó sẽ chiến thắng. Người đọc không chỉ cảm thương cho số phận của nàng Kiều. Mà còn hiểu rõ thêm về hiện thực xã hội phong kiến thối nát đã chà đạp con người ta, dồn họ vào bước đường cùng. Cho đến nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du thực sự được xem là một tác phẩm văn học thành công nhất trong kho tàng văn học của Việt Nam.
Cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều của Nguyễn Du- Mẫu 6
J. w. Goethe – nhà đại tư tưởng người Đức từng phát biểu một câu nói rất sâu sắc: “Chỉ những công cuộc nào vì cảnh ngộ mà làm nên mới lâu bền được”. Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du quả thật là một tác phẩm làm nên từ cảnh ngộ. Sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, chứng kiến nhiều oan khuất của những người phụ nữ, Nguyễn Du đã viết nên kiệt tác bằng tất cả lòng ngưỡng mộ và cảm thương sâu sắc cho những bóng hồng tài sắc vẹn toàn mà bạc mệnh.
Nguyễn Du sinh ra trong thời kì loạn lạc, đất nước xảy ra nội chiến giữa hai miền Nam – Bắc, nhà Thanh kéo quân xâm lược nước ta. Sinh thời, ông chứng kiến nhiều nỗi bất hạnh, oan khuất của nhân dân và cảm thương sâu sắc cho số phận của họ, đặc biệt đối với những người phụ nữ. Hoàn cảnh sống và tâm hồn đa cảm của Nguyễn Du đã cho ra đời danh tác Truyện Kiều lưu truyền muôn đời. Truyện Kiều kể về cuộc đời đầy trắc trở, nỗi đau đớn đoạn trường của nàng Kiều tài sắc, từ đó lên án hiện thực đau lòng của xã hội phong kiến đương thời. Tác phẩm đặc biệt thành công trong nghệ thuật miêu tả nhân vật, tiêu biểu là đoạn trích Chị em Thuý Kiều với bút pháp ước lệ – lấy cảnh tả người đặc sắc. Đoạn trích không những thành công khắc hoạ chân dung Thuý Vân, Thuý Kiều mà còn đưa ra dự cảm về số phận chìm nổi của nhân vật chính.
Hai câu thơ đầu đoạn trích đã giới thiệu sơ lược hai nhân vật được miêu tả: “Đầu lòng hai ả tố nga”. Tự ngàn xưa trăng đã xuất hiện nhiều trong thơ ca. Trăng mang một vẻ đẹp dịu dàng, thanh cao mà tràn đầy quyến rũ. “Tố nga” là từ Hán Việt có nghĩa đen là vầng trăng đẹp, trong Truyện Kiểu lại được dùng để giới thiệu hai tiểu thư xinh đẹp, thật là tinh tế! Ngay từ câu đầu tiên, Nguyễn Du đã giúp người đọc hình dung được Thuý Vân và Thuý Kiều có vẻ đẹp thanh cao của con nhà quyền quý. Nhắc đến “mai” và “tuyết”, ta liền nhớ đến dáng vẻ thanh thoát, uyển chuyển của cây mai và màu trắng tinh khiết, trong sạch của những bông hoa tuyết. Bút pháp ước lệ trong câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” đã bộc lộ phẩm chất tốt đẹp của chị em Thuý Kiều: cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng.
Câu thơ kế tiếp lại khẳng định Vân và Kiều mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng và đều là vẻ đẹp hoàn mĩ “mười phân vẹn mười”, vẻ đẹp của nàng Vân là vẻ đẹp phúc hậu từ khuôn mặt đến cử chỉ. Hình ảnh trăng lại xuất hiện để tả khuôn mặt đầy đặn của nàng, hợp với “nét ngài nở nang” tạo nên nét đẹp thuần hậu. Nụ cười tươi như hoa và những lời ngọc ngà, đứng đắn, nghiêm trang của Vân đã nói lên phẩm chất tốt đẹp của nàng. Lại thêm mái tóc mềm mại như mây và làn da trắng hơn tuyết đã khẳng định Vân là một thiếu nữ xinh đẹp, đức độ. Bằng bút pháp ước lệ, Nguyễn Du đã ví vẻ đẹp của Thuý Vân với những gì cao đẹp nhất của thiên nhiên: trăng, con ngài, hoa, ngọc, mây và tuyết. Tuy nhiên, việc miêu tả nàng Vân của Nguyễn Du mang tính cụ thể hơn đối với Kiều. Cụ thể trong bút pháp liệt kê khuôn mặt, lông mày, tiếng cười, lời nói, mái tóc, làn da, trong cách dùng từ láy “trang trọng”, “đầy đặn”, “nở nang” khiến chân dung nàng trở nên thật rõ nét. Chân dung của Thuý Vân cũng mang tính dự báo số phận, vẻ phúc hậu, hoà hợp với thiên nhiên, được thiên nhiên chấp nhận “thua”, “nhường” đã nói trước một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ. Quả đúng như vậy, sau này, khi viết về cuộc sống của Thuý Vân, Nguyễn Du đã viết:
Một nhà phúc, lộc gồm hai,
Nghìn năm dẳng dặc, quan giai lần lần.
Thừa gia chẳng hết nàng Vân.
Một cây cù mộc, một sân quế hoè.
Nhan sắc của Vân và Kiểu lại mang tính đối lập nhau. Nếu sắc đẹp của Vân nhẹ nhàng, hiền dịu thì Kiều sắc sảo, quyến rũ. Câu thơ đầu tả Kiều đã khái quát đặc điểm của nàng: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Nguyễn Du lại khẳng định nàng tài sắc hơn hẳn em, “so bề tài sắc lại là phần hơn”. Tác giả vẫn dùng bút pháp ước lệ quen thuộc, nhưng so với khi tả Vần thì nhan sắc của Kiều gợi nhiều hơn tả: “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”. Người đọc phải ngẫm nghĩ mới hiểu ra Tố Như ví đôi mắt Kiều như nước hồ mùa thu, lông mày thanh thoát như nét núi mùa xuân. Mùa thu, bầu trời xanh và cao hơn, mặt nước hồ phản chiếu bóng trời càng trở nên sâu hơn. Đôi mắt Kiểu cũng như làn thu thuỷ: trong vắt, long lanh, sâu lắng, phản chiếu cả tâm hồn nàng. Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, có sức quyến rũ lớn nhất, có lẽ vì vậy mà Nguyễn Du đã chọn mắt và lông mày để tả Thuý Kiều.
Vẻ đẹp của nàng có thể nghiêng nước nghiêng thành, làm thiên nhiên phải “ghen”, “hờn” chứ không chịu “thua”, “nhường” như Vân. Ta nhớ đến nàng Bao Tự, Đát Kỉ, Điêu Thuyền…, những mĩ nhân khiến hôn quân phải mất nước, đồng thời số phận của họ cũng không tốt đẹp gì. Quả thật, “trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, Nguyễn Du đã dự cảm cho số phận đầy sóng gió, trắc trở của Kiều bởi sắc đẹp “không thuận lòng trời” của nàng – một số phận đoạn trường như bao mĩ nhân ngày xưa.
Không những là một tuyệt sắc giai nhân, Thuý Kiều còn có tài năng thiên phú khó ai sánh bằng. Theo quan niệm phong kiến, bốn môn: cầm, kì, thi, hoạ là tài năng nghệ thuật của con người. Trong bốn môn thì Kiểu đã giỏi được ba là cầm, thi, hoạ, đặc biệt tài đàn là sở trường hơn hẳn mọi người “Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”. Nguyễn Du đã tả tiếng đàn của Kiều cho thấy tiếng đàn ấy đạt đến mức xuất thần nhập hoá, sánh với tiếng nhạc của thiên nhiên.
Đoạn trích chị em Thuý Kiều là một trong những đoạn miêu tả nhân vật đặc sắc nhất của Truyện Kiều. Bằng bút pháp ước lệ, Nguyễn Du đã làm nổi bật chân dung của chị em Thuý Kiều. Ca ngợi tài năng, vẻ đẹp con người và dự cảm cho kiếp người tài hoa, bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân đạo ở Nguyễn Du.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Phân tích Cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều của Nguyễn Du” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 01/2025!