Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Bếp lửa của Bằng Việt: Rồi sớm… bếp lửa” chuẩn nhất 09/2024.
Dàn ý Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Bếp lửa của Bằng Việt Rồi sớm… bếp lửa
1. Mở bài:
Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trường thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông thường viết về những kỉ niệm, ước mơ gần gũi với cảm xúc tinh tế, giọng điệu trâm tĩnh sâu lăng, giàu chất suy tư, triết luận. Bài thơ Bếp lửa trích từ tập thơ Hương cây – Bếp lửa in chung với Lưu Quang Vũ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ngành Luật ở nước ngoài.
2. Thân bài:
Đoạn thơ đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la, sự chăm chút của bà đối với cháu nhỏ. Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể ở câu trên, tác giả chuyển thành hình ảnh ngọn lửa trong lòng bà:
“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”
Như thế, bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu củi rơm mà còn được nhen lên từ ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương “luôn ủ sẵn” trong lòng bà, của niềm tin vô cùng “dai dẳng”, bền bỉ và bất diệt. Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, là niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu.
Với sự bình tĩnh, vững lòng, bà đã trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu vượt qua mọi thử thách khốc liệt của chiến tranh:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”
“Bếp lửa bà nhen ”sớm sớm chiều chiều đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình thương “luôn ủ”, ngọn lửa của niềm tin vô cùng “dai dẳng” bền bỉ và bất diệt:
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Điệp ngữ “nhóm” được nhắc lại bốn lần với những ý nghĩa phong phú, gợi nhiều liên tưởng. Từ hành động, bà đã nhóm dậy những gì thiêng liêng, cao quý nhất của con người. Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm lên tình yêu thương, nhóm lên niềm vui cuộc sống, nhóm lên nghĩa tình hồn hậu, nhóm lên tâm tình, ước vọng của tuổi thơ.
Từ những kỉ niệm ấu thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ và nhân dân sâu nặng nghĩa tình. Chính nhờ ngọn lửa mà bà “ủ”, bà “nhen”, bà “giữ”, cháu biết cách sống ân nghĩa, thủy chung, biết mở lòng ra với mọi người xung quanh, biết sẻ chia, gắn bó với xóm làng. Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà thêm hiểu, thêm yêu dân tộc mình, nhân dân mình.
Trong tâm trí nhà thơ, bếp lửa và bà là những gì tuy thật bình dị, song ẩn giấu điều cao quý thiêng liêng. Cảm xúc dâng trào, tác giả đã phải thốt lên:
“Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”.
Thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu tha thiết, tình cảm xúc động bồi hồi, suy tưởng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và nghị luận, sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa cụ thể vừa gần gũi, vừa giàu cảm xúc vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
Người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người. Từ tình cảm mến yêu và lòng biết ơn vô hạn của người cháu dành cho bà, và cho cả quê hương, đất nước, nhà thơ muốn khẳng định triết lí : hững gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất.
3. Kết bài:
“Bếp lửa” của Bằng Việt là những hồi tưởng và suy ngẫm đẹp đẽ của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Bếp lửa của Bằng Việt: Rồi sớm… bếp lửa
Viết về người bà trong gia đình, với tình thương và đức hi sinh cao cả, bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt là một trong những bài thơ lắng sâu trong tâm hồn tuổi thơ mỗi chúng ta. Hình ảnh người bà đôn hậu cùng với hình tượng ngọn lửa là hai nét vẽ biểu cảm của một hồn thơ đẹp được thể hiện một cách hàm súc qua đoạn thơ sau:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen …
Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!
1. Từ “bếp lửa” đã biến thành “ngọn lửa”. “Bếp lửa bà nhen” mỗi sớm mỗi chiều, ngọn lửa “lòng bà luôn ủ sẵn”, ngọn lửa của “niềm tin” về ấm no, hanh phúc:
Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ử sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
Vần thơ mang hàm nghĩa sâu sắc ngợi ca những phẩm chất cao cả của ông bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam. Ngọn lửa của tình thương mà bà “luôn ủ sẵn” để dành cho con cháu. Ngọn lửa của niềm tin mãnh liệt, bền bỉ “dai dẳng” suốt cả đời bà, được “ba nhen” mãi mãi sáng bừng bất diệt. Lòng bà, tình thương của bà sáng bừng ngọn lửa ấy. Nghệ thuật sử dụng điệp ngữ: “roi sớm rôi chiều”, “bà nhen… bà ủ sẵn”, “một ngọn lửa… một ngọn lửa…” có giá trị thẩm mĩ đặc sắc thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn đối với đức hi sinh, tần tảo bền bỉ của người bà kính yêu. Tình thương, đức hi sinh, tính kiên trì nhẫn nại của bà, của mẹ là nguồn nhiên liệu vô tận làm bừng sáng ngọn lửa truyền cảm.
2. Bảy câu thơ tiếp theo nói len những suy nghĩ của cháu đối với bà và việc bà nhóm lửa. Phần đầu bài thơ có câu: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, cháu lại thổ lộ: “lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”. “Lận đận… nắng mưa” là một đời vất vả, tần tảo, khó nhọc. Cảnh nghèo nên bà suốt đời vất vả. Chữ”lận đận” thể hiện tấm lòng đôn hậu và đức hi sinh của bà.
Bà là chỗ dự là mái ấm tình thương của cháu. Thức khuya dậy sớm đã trở thành thói quen của bà trong mấy chục năm, trong cả đời bà:
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Cảm xúc dâng trào khi nhà thơ nghĩ về bà, về bếp lửa, về việc bà nhóm lửa. Một sự tổng kết và ngợi ca về đời bà, tình bà. Bà là suối nguồn của ấm no và hạnh phúc, là tình thương của tuổi thơ. Bếp lửa mà bà nhen nhóm một đời người là ngọn lửa “kì kaj và thiêng liêng”. Điệp ngữ: “nhóm bếp lửa”, “nhóm niềm yêu thương”, “nhóm nồi xôi gạo”, “nhóm dậy cả những tâm tình”… bốn lần vang lên qua vần thơ cảm thán đã khắc sâu hình ảnh người bà, tiêu biểu cho những phẩm chất cao quý của người Việt Nam. Hình dung người bà và bếp lửa kì vĩ tráng lệ:
Bà vẫn giữu thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
Các từ ngữ “ấp iu nồng đượm”, “yêu thương”, “ngọt bùi”, “chung vui” thể hiện sự tinh luyện của một ngòi bút nghệ thuật, đã diễn tả thật hay tình thương, niềm vui, sự no ấm hạnh phúc mà bà đã mang lại cho con cháu. Bà đã ”nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”, nuôi dưỡng và làm bừng sáng những ước mơ, những khát vọng của đàn cháu nhỏ. Bếp lửa bà đã nhóm lên ngọn lửa của tình thương ấm áp. Nhà thơ sung sướng tự hào thốt lên: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
Đã có nhiều thơ ca viết thật hay về người mẹ hiền. Nhưng chưa có nhiều bài thơ viết về bà, và đạt tới độ đặc sắc như bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
Hình ảnh người bà đôn hậu được thể hiện qua hình tượng “bếp lửa”, “nhóm lửa” và “ngọn lửa” rất gần gũi với tâm hồn mỗi chúng ta. Bà thương cháu bao nhiêu thì cháu lại kính yêu và biết ơn bà bấy nhiêu.
Bài thơ Bếp lửa đã nói lên thật xúc động, trong sáng một nét đẹp trong gia đình Việt Nam, trong đạo lí dân tộc, và trong tâm hồn mỗi chúng la. Câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” đã trở thành câu thơ trong trí nhớ nhiều người gần xa…
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Bếp lửa của Bằng Việt: Rồi sớm… bếp lửa” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 09/2024!