Updated at: 13-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Bình giảng đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích” chuẩn nhất 04/2024.

Bình giảng đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích- Mẫu 1

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi từng viết: “Tiếng nói Việt  Nam trong Truyện Kiều như làm bằng ánh sáng vậy, nó trong suốt như dòng suối, dòng suối long lanh đáy nước in trời”.., Dòng suối ấy hòa tan và làm trong trẻo cả những điển tích, những từ Hán Việt xa lạ để biến nó thành thơ, thành nhạc trong tiếng nói Việt Nam. Đặc biệt ở những đoạn diễn tả trực tiếp tâm trạng, những tình cảm sâu sắc, chân thực của con người, lời thơ càng giản dị truyền cảm:

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng…”

Thiết tưởng không cần chú giải, chỉ đọc những câu thơ  ấy, đã thấy tất cả cái heo hút mênh mông của cảnh; cái cô đơn và những ngổn ngang, bề bộn của tâm tư con người. Kiều ở lầu Ngưng Bích do sự sắp xếp của Tú bà, sau sự việc xảy ra ở lầu xanh, khi Kiều tự vẫn vì biết mình bị lừa, không phải “được” mang về làm vợ lẽ Mã Giám Sinh mà chỉ là một món hàng mua bán và bị làm nhục. Ngay lúc Tú bà xưng với Kiều là “mẹ”, bắt nàng gọi Mã là “cậu mày bên kia”, Kiều đã ngơ ngác “ngây thơ chẳng biết là danh phận gì?” Đến bây giờ, dù Tú bà đã dỗ dành, lừa dối nàng ra ở lầu Ngưng Bích là “khóa xuân” để đợi ngày lấy chồng, để “tìm nơi xứng đáng làm con cái nhà”, nàng vẫn thấy ngơ ngác, dở dang về “danh phận”, về thân phận của mình. Nàng ở lầu Ngưng Bích không phải là với tư cách một người “con” của Tú bà như mụ hứa – hàn thế – mà cũng không phải là một tù nhân: nàng như một người bị giam lỏng, ở trong một tình cảnh trớ trêu, trước một tương lai mù mịt. Và nàng chỉ có một mình, hoàn toàn cô đơn giữa quê người đất khách.

Hình như đây chính là một dụng ý, một âm mưu được tính toán trước của Tú bà. Kiều càng bị giam lỏng, cô đơn, cách biệt với mọi người, nàng sẽ càng khao khát trở về với cuộc sống bình thường và càng dễ hị rơi vào bẫy của Sở Khanh, chính là của mụ. Vì vậy tâm trạng của Kiều thật là “ngổn ngang trăm mối” và ta có thể đọc thấy ngay từ những câu thơ khi mờ khi tỏ tả cảnh lầu Ngưng Bích đẹp đẽ và heo hút này.

Thiên nhiên có tác động rất lớn đến tâm hồn con người, là hình ảnh phản chiếu tâm hồn con người – Nguyễn Du từ thời đó đã nói với chúng ta như thế. Ở lầu Ngưng Bích, chỉ có mình Kiều với thiên nhiên. “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”… không phải là “dãy núi và mảnh trăng như ở cùng trong một vòm trời,  như  trong cùng một bức tranh” (Văn 9 – phần chú giải) mà là “ở chung” với nàng Kiều. Nói vậy có vẻ như thô thiển, nhưng nếu phải tìm hiểu tận cùng ngữ nghĩa, thì đúng là nàng Kiều chỉ có thiên nhiên làm bầu bạn. Tất cả mọi dáng vẻ của thiên nhiên: xa mờ như sắc núi có thể nhìn thấy lúc ban ngày đẹp trời, gần gũi như mảnh trăng lúc ban đêm… sớm lại chiều, ngày này qua ngày khác, nhìn thấy được nhưng không thể cùng nàng chuyện trò, chia sẻ… Lầu Ngưng Bích hẳn ở một nơi hoang vắng, ít người qua lại, khắp “bốn bề” và cho đến tận “xa trông”, về phía nào cũng chỉ thấy bụi cây, cồn cát. Mỗi câu thơ là một cặp đối xứng: vẻ non xa – tấm trăng gần mờ ảo; cát vàng cồn nọ – bụi hồng dặm kia tầng tầng lớp lớp; mây sớm – đèn khuya vắng lặng cô đơn… Cái vẻ đối xứng tạo nên cảm giác trùng lập của hình ảnh ấy, chính là những nỗi ngổn ngang, bề bộn trong lòng nàng Kiều, không dám hi vọng, tin tưởng mà cũng không hoàn toàn là tuyệt vọng đớn đau. Vì nàng còn quá trẻ, vì dù gặp tai biến, cuộc đời cũng mới chỉ bắt đầu. Nhưng nếu nàng vừa hi vọng, dù chỉ mơ hồ, thấp thoáng, thì lại không tránh khỏi “bẽ bàng” tội nghiệp ngay trong vô vọng. “Nửa tình, nửa cảnh”, buồn rồi nhớ, đợi chờ, hi vọng rồi thất vọng “như chia tấm lòng “. nối nhau đến rồi đi trong lòng nàng như thế.

Trong tình cảnh đó, người mà nàng nhớ đến trước hết là chàng Kim Trọng, người đã cùng nàng gắn bó “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng. Tin sương luống những rày trông mai chờ”. Sách Văn 9 đã chú giải rất đúng về câu thơ này. Không phải là nàng Kiều mong chờ “tin sương” của Kim Trọng, mà chính là nàng đang hình dung ra Kim Trọng trong nỗi “rày trông mai chờ'” nàng. Từ lúc phải cân nhắc “bên tình bên hiếu” và quyết định “đệ lời thề hải minh sơn” sang một bên mà bán mình chuộc cha, nàng đã xác định với mình để không bao giờ còn đợi chờ, hi vọng. Huống chi bây giờ thân nàng đã rơi vào tay bọn Tú bà và họ Mã. Nhưng còn chàng Kim chàng đâu đã biết việc nàng gặp tai biến. Ở Liêu Dương xa xôi, chàng vẫn ngày đêm trông chờ để sớm gặp lại nàng (mà dù có về nơi cũ, biết rồi, chàng chắc vẫn mong chờ nàng như thế!). Trong tình yêu cũng như trong cuộc đời, bất cứ lúc nào nàng Kiều cũng nghĩ đến người khác, nghĩ cho người khác trước khi nghĩ đến mình. Riêng đối với chàng Kim, nàng còn mang nặng một nỗi lòng yêu thương, ân hận như mình có lỗi. Để chàng Kim phải nhớ mong, đau khổ, nàng cho là lỗi của mình… Trong suốt 15 năm, mỗi lần nghĩ đến chàng Kim, nỗi đau ấy vẫn làm nàng nhức nhối, và theo thời gian, càng thấm thía những thăng trầm tủi nhục của chính mình, nàng lại càng thương nỗi lòng trông đợi của chàng. Và như vậy, nàng biết rằng nàng sẽ không bao giờ quên được mối tình đối với chàng Kim, dù cuộc đời có lưu lạc nơi “chân trời góc bể”, dù nàng có muốn ”gột rửa”, muốn quên lãng nó đi…

Cũng trong nỗi lòng thương nhớ luôn hướng về người khác ấy, nàng hình dung cha mẹ già “tựa cửa” hôm mai ngóng tin nàng. Nàng hình dung cuộc sống của cha mẹ mà nàng không còn được ở gần để chăm sóc, “‘quạt nồng ấp lạnh”, để làm cho mẹ cha vui lúc tuổi già. Duy nhất trong đoạn thơ, chỗ này có dùng điển tích (“Sân Lai…”).

Nghĩ về cha mẹ, nghĩ về Kim Trọng, cuối cùng lại trở về với thiên nhiên mênh mông trước mặt: “Buồn trông cửa bể chiền hôm…”. Đã bao lần Kiều ”buồn trông” như thế, nhưng đến đây, những nỗi niềm của nàng trở nên nặng trĩu. Tám câu thơ, bốn cặp lục bát cùng một từ mở đầu, cùng một nỗi buồn, nhưng mỗi cặp câu là một vẻ buồn, một nghĩa buồn khác nhau. (Đoạn thơ cuối này, thực chất là một bài thơ chính nàng Kiều viết, chính là nỗi lòng của nàng lên biến thành thơ – 2 câu liền sau đó mà ở đây không trích, đã nói rõ: “ Xung quang những nước non người/ Đau lòng lưu lạc nên vài bốn câu”. Và từ đó mới dẫn đến việc Sở Khanh “họa vần” để làm quen với Kiều).

“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cửa bể chiều hôm vốn mênh mông hoang vắng, cánh buồm thấp thoáng đi về chốn xa xôi, bao giờ cũng buồn, càng gợi buồn hơn trong cảnh quê người đất khách. Và bao trùm lên tất cả những hình ảnh diễn tả nỗi buồn ấy, ta có thể đọc thấy một nỗi trông chờ tuyệt vọng, khắc khoải; một sự tìm kiếm, một lời kêu gọi: đi đâu, về đâu, có ai?… Hay tất cả chỉ là sự im lặng hoang vắng? Những vần thơ có sức lay động, khơi gợi sự đồng cảm của con người chính vì lẽ đó, vì nó diễn tả chân thật nỗi khát khao cuộc sống, nỗi khát khao tình người…

Bình giảng đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích- Mẫu 2

Trong khoảng đời lưu lạc của Kiều, Nguyễn Du luôn theo sát bước chân của nàng để cùng thông cảm, chia sẻ với nàng. Ngay từ đoạn đầu đời của bước đường lưu lạc “trước lầu Ngưng Bích”, nàng phải đối diện với chính mình trong nỗi đau bi kịch. Bi kịch nội tâm của phép tả cảnh ngụ tình. Kiều ở lầu Ngưng Bích là một thành tựu đặc sắc của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.

Thúy Kiều thông minh, nhạy cảm, tài sắc, đang sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che”. Nhưng bất ngờ tai vạ lại ập đến với gia đình nàng. Nàng buộc phải bán mình chuộc cha, trao cả cuộc đời cho Mã Giám Sinh lưu manh, và rồi lại rơi vào chốn lầu xanh của Mụ Tú, cái lầu Ngưng Bích mà mụ dành cho Kiều ở thật ra là cái cạm bẫy để rồi đưa nàng vào cuộc đời của một cô gái lầu xanh. Tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích là dự cảm về những đắng cay mà nàng sắp sửa phải gánh chịu.

Đoạn thơ trích là một bức tranh buồn, một nỗi buồn xót xa của thân gái dặm trường phải đối với bao nghiệt ngã ở chính mình – một nỗi buồn xa xót, thê lương, buồn từ lòng người thấm vào cảnh vật, buồn từ cảnh vật xoáy vào lòng người; một nỗi buồn của con người hoàn toàn cô đơn giữa khung cảnh thiên nhiên vắng lặng.

Mở đầu đoạn thơ là khung cảnh bi kịch nội tâm Thúy Kiều:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

Chỉ vài nét chấm phá của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã gợi lên một tâm trạng cô đơn, trơ trọi của Thúy Kiều trước không gian mênh mông vắng lặng. Từ lầu cao ngước mắt xa trông, nàng chỉ thấy trong tầm mắt dáng núi mờ xa và một mảnh trăng gần. Bức tranh thiên nhiên thì đẹp, nhưng lòng người thì buồn, nên cảnh cũng đeo sầu. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Nhìn xuống mặt đất thì cảnh vật bốn về xa trông bát ngát, bên thì “cát vàng cồn nọ” nhấp nhô, gợn sóng, bên thì “bụi hồng dặm kia” thưa thớt thoáng hiện dưới ánh trăng vàng. Bức tranh thiên nhiên dù nên thơ, thoáng đãng, nhưng lại rất tĩnh – cái tình lặng gần như tuyệt đối ấy, cái mênh mông vắng lặng ấy lại càng khắc sâu thêm nỗi niềm cô đơn, buồn tủi của nàng. Để rồi nỗi cô đơn ấy lại càng đẩy lên đến mức tuyệt đối:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng.

Hình ảnh “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Thời gian và không gian hãm con người nơi đất lạ, miền xa. Nàng chỉ còn biết làm bạn với “mây sớm đèn khuya” để mà tự thổn thức, tự hoài niệm. Thật oái oăm cho cảnh, “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Một nửa là tâm sự của Thúy Kiều và nửa kia là cảnh vật trước lầu Ngưng Bích. Hai nỗi ấy đan xen vào nhau, làm choáng ngợp lòng Kiều, khiến Kiều đau đớn bơn, tan tác hơn. Nàng đắm chìm trong nỗi buồn cô đơn, tuyệt vọng.

kiều ở lầu ngưng bíchTrong nỗi buồn cô quạnh đó, hình ảnh người thân lại hiện về. Nàng nhớ người yêu, nhớ cha mẹ. Nỗi nhớ của nàng được Nguyễn Du miêu tả thật xúc động và sâu sắc trong lời độc thoại nội tâm.

Nàng tưởng nhớ đến Kim Trọng, nhớ về mối tình trong sáng, đẹp đẽ. Hình ảnh ánh trăng gợi nhớ lại một đêm trăng mới ngày nào họ cùng nhau thề nguyền kết tóc xe tơ, nàng thương Kim Trọng vẫn tháng ngày mong chờ, không biết nàng ở tận góc bể chân trời nào:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương xuống những rày trông mai chờ.

Hai câu thơ là lời độc thoại, nội tâm của trái tim yêu thương. Và giờ đây, nàng càng đau đớn xót xa hơn:

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Trong tình yêu, không biết bao giờ nàng mới thôi nhớ Kim Trọng. Chắc mãi mãi là không bao giờ phai nhạt được. Lòng Kiều là một “tấm son” một tấm lòng son sắt thủy chung với Kim Trọng. Về sau, trong suốt mười lăm năm lưu lạc, hình bóng Kim Trọng lúc nào cũng khắc sâu trong tâm trí của Kiều. Câu thơ “tấm son gột rửa bao giờ cho phai” cũng có thể hiểu theo cách khác. Tấm lòng son của Kiều bị vùi dập hoen ố, biết bao giờ gột rửa được. Dù là hiểu câu thơ theo cách nào đi nữa, thì ta vẫn thấy nỗi trăn trở của Kiều là nỗi đau về mối tình tan vỡ, một nỗi đau về thân phận, về cuộc đời mà nàng đã phải chấp nhận.

Cánh ngộ của Kiều lại càng éo le hơn, khi nghĩ về cha mẹ:

Xót người tựa cửa hôm nay,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc từ đã vừa người ôm.

Kiêu “xót” vì hình dung cha mẹ vẫn sớm hôm tựa cửa ngóng trông tin tức của nàng. Nàng xót thương da diết và day dứt khôn nguôi về nỗi không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng cha mẹ đang ngày một già nua đau yếu. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, điển cố “sân Lai”, “gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều.

Nàng nhớ người yêu trước, nhớ cha mẹ sau, còn là sự thể hiện một cách tinh tế của Nguyễn Du trong việc khắc họa một cách khách quan tâm trạng của Thúy Kiều. Là người đặc biệt hiếu thảo như Kiều, Nguyễn Du đã thấy và thông cảm với những đổ vỡ, tan nát của một mối tình mà trái tim Kiều lúc nào cũng như chảy máu vì đau thương và hối hận. Chính vì vậy mà khi viết về tâm trạng của Thúy Kiều, ông đã đặt tình trước hiếu, đảo ngược trật tự đạo lí phong kiến, để Kiều nhớ đến người yêu trước. Mặt khác, đối với cha mẹ, Kiều đã bán mình chuộc cha, ơn sinh thành đã có phần đền đáp. Còn đối với người yêu, Kiều vẫn coi mình là người có tội bạc tình. Trong tâm trạng như vậy, khi một mình một bóng, Nguyễn Du đã để Kiều trước hết nghĩ tới người yêu thì thật là một nhà thơ tâm lí bậc thầy khó lần với bất cứ ai.

Trong tâm trạng ngổn ngang những nỗi đau dằn xé của nàng, nàng ngoảnh mặt trông bốn phương trời, đâu đâu cũng thấy buồn.

Bốn cặp câu cuối đoạn là bốn bức tranh mà Kiều nhìn đến được Nguyễn Du miêu tả bằng điệp khúc “buồn trông”. Đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, trong đó khung cảnh thiên nhiên luôn là khung cảnh tâm trạng, biểu đạt hoạt động nội tâm của Thúy Kiều.

Cảnh thứ nhất là cảnh chiều hôm trên cửa biển với cánh buồm thấp thoáng khi tỏ khi mờ:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cảnh buồm xa xa.

Hình ảnh cánh buồm thấp thoáng xa xa trong buổi chiều tà gợi lên ở nàng một nỗi buồn day dứt về quê nhà xa cách, về thân phận lẻ loi, cô đơn, hiu hắt đến khốn cùng!

Bức tranh thứ hai hiện ra trước mắt là hình ảnh:

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu.

Một cánh “hoa trôi man mác” giữa dòng nước mênh mông đủ để chiếm thực tại ở nàng. Hình ảnh “hoa trôi” gợi lên nỗi buồn về thân phận lênh đênh, vô định của nàng. Nàng thực sự cảm nhận được số phận trôi nổi về sau của mình.

Càng buồn, cảnh vật càng thấm nỗi đau và gần như càng xa lạ đối với nàng:

Buồn trông nội cỏ dầu dầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Hình ảnh “nội cỏ dầu dầu” giữa “chân mây mặt đất” trong cái màu xanh xanh, mùa xa tít tắp ấy, là một nỗi bi thương vô vọng, kéo dài không biết đến tự bao giờ!

Lòng Kiều buồn, nỗi buồn tràn ngập cả bốn phương trời như bao phủ lấy nàng, ôm chặt nàng, lòng nàng cảm thấy cô đơn hơn, hãi hùng hơn. Nhưng có lẽ điều đã làm nàng khiếp sợ nhất là tiếng sóng:

Buồn trông gió cuốn mặt dềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Tiếng sóng âm vang vây chặt lấy Kiều, ầm vang trong lòng Kiều. Tiếng sóng gào thét giận dữ như báo hiệu bão tố đang rình rập như chụp xuống đời nàng.

Kiều ở lầu Ngưng Bích là bức tranh phong phú và sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh. Với những nét phác họa có chọn lọc về cảnh vật thiên nhiên, về ngôn ngữ độc thoại và hệ thống ngôn ngữ dân tộc là chủ yếu, Nguyễn Du đã miêu tả những diễn biến tâm trạng nhân vật một cách sinh động, tạo được ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc.

Với một trái tim nhân đạo, giàu tính nhân văn sâu sắc, kết hợp với bút lực tài hoa, Nguyễn Du đã tạo nên một đoạn thơ nổi tiếng nhất trong Truyện Kiều.

Bình giảng đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích- Mẫu 3

Ghi dấu ấn trên thi đàn Việt Nam với tác phẩm truyện Kiềuđại thi hào Nguyễn Du với cái tâm đẹp đẽ và nhạy cảm trước những thân phận tài hoa bạc mệnh, đã đưa truyện Kiều trở thành những dòng thơ tri âm đầy ám ảnh. Từng câu thơ của truyện Kiều đều là tuyệt tác, tuy nhiên vẫn nổi bật một số đoạn trích giữ vai trò truyền đạt tâm trạng của Thúy Kiều, có những nét đặc sắc khác với phần còn lại của tác phẩm. “Kiều ở lầu Ngưng ” là một đoạn trích xuất sắc khi miêu tả thành công tâm trạng của nhân vật, cũng như bút pháp tả cảnh ngụ tình được sử dụng đạt mức chuẩn mực.

Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều

Những câu thơ đầu, tác giả dành để miêu tả khái quát về khung cảnh Thúy Kiều xuất hiện:

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Đoạn trích nằm ở phần thứ hai Gia biến và lưu lạc. Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, tủi nhục nàng định tự vẫn. Tú bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn. Mở đầu đoạn trích tác giả đã cho cho ta thấy khung cảnh của lầu Ngưng Bích. Phong cảnh thoạt đầu gợi cảm giác thật hữu tình, với núi non, trăng, tầm nhìn được mở rộng về thiên nhiên rộng lớn. Song nếu đi sâu vào từng câu thơ, ta thấy đó chỉ là cảnh cô đơn đến tận cùng đang nuốt trọn lấy con người ở trong bức tranh đó. Cảnh hoang vắng, rợn ngợp, nhuốm màu tâm trạng. Khung cảnh mênh mông “bát ngát xa trông” nhưng lại thiếu vắng hơi ấm của con người. Chỉ có một mình Kiều cô độc, ngày đêm đối diện với chính mình. Đặc biệt, từ “khóa xuân” là một từ đắt, ý muốn diễn tả tuổi trẻ của Thúy Kiều đã bị chôn chặt nơi đây, Thúy Kiều cảm nhận nỗi đau của mình trong cảnh vật, và vì vậy, ở bốn câu thơ đầu tuyệt đối không có sự xuất hiện của con người.

Cảnh cô đơn này vẫn được kéo dài tới câu thơ tiếp theo:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Tính từ “bẽ bàng”, diễn tả tâm trạng chán nản, tuyệt vọng, và xấu hổ khi đối diện với hoàn cảnh của bản thân. Thúy Kiều không thể không cảm thấy nhục nhã cho chính bản thân mình, khi đang phải sống một cuộc đời lưu lạc, bị ép tiếp khách. Trong cái không gian quẩn quanh “mây sớm đèn khuya” gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian, tất cả như giam hãm tuổi xuân mơn mởn của tuyệt sắc giai nhân, sự sống của Kiều như bị những bàn tay tàn bạo bóp nghẹt. Từ đó khắc sâu thêm nỗi đơn côi. Cảnh vật giờ đây cũng không còn chỉ là vô tri, mà giờ một nửa có tâm trạng của nàng. Cụm từ “ mây sớm đèn khuya” diễn tả thời gian tuần hoàn khép kín, khóa chặt lấy Kiều.

Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ

Và trong hoàn cảnh đó, nàng nhớ về người nàng yêu thương Kim Trọng, luôn cảm thấy ăn năn vì đã không thể báo đáp được tình cảm của chàng, lo lắng về ước vọng không xa nhưng quá khó về ngày đoàn tụ. Các từ ngữ “tưởng”, “trông”, “chờ” trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Kiều đã làm bật lên nỗi nhớ Kim Trọng khôn nguôi của nàng:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Thật kì lạ khi Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau:

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Nhưng đây lại là tâm lí rất thật, bởi đối với cha mẹ, Kiều đã bán mình chuộc cha, vì vậy, phần nào hoàn thành trách nhiệm làm con, nhưng với Kim Trọng, nàng chưa kịp gửi gắm tình cảm của mình. Nàng thấy “xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức người con gái yêu. Nàng xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng song thân, băn khoăn không biết hai em có chăm sóc cha mẹ chu đáo hay không. Nàng tưởng tượng nơi quê nhà tất cả đã đổi thay, gốc tử đã vừa người ôm, cha mẹ ngày thêm già yếu. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa cho thấy sự xa cách bao mùa mưa nắng, vừa gợi được sự tàn phá của thời gian, của thiên nhiên lên con người và cảnh vật. thể hiện tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều, một con người tài sắc vẹn toàn nhưng chịu quá nhiều đau thương.

Tâm trạng của Thúy Kiều qua cảnh vật

Những câu thơ cuối là những câu thơ hay nhất của đoạn trích, với bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Tính từ “buồn” kết hợp động từ “trông”, đồng thời là sự kết hợp của tâm trạng và cảnh vật, hình ảnh con thuyền là hình ảnh xuất hiện rất nhiều trong thi ca:

Hôm nay dưới bến xuôi đò

Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau

Anh đi đấy, anh về đâu ?

Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm… (Nguyễn Bính)

Đây là hình ảnh tượng trưng cho nỗi cô đơn và cảm giác lạc lõng, chơ vơ giữa dòng đời bất tận. Khung mở ra vào thời điểm chiều hôm, thời điểm của những lưu luyến khó tả. “Cửa bể chiều hôm” gợi trước mắt ta hình ảnh những tia nắng leo lắt cuối ngày phản chiếu lên mặt biển xanh thẳm rồi lan ngay ra không gian xung quanh, khiến mọi thứ nhuốm màu sẫm tố. Lần đầu tiên, không phải trong sự hồi tưởng của nhân vật, con người được đại diện bởi cánh buồm xuất hiện. Từ láy “thấp thoáng”, tính từ “xa xa”, diễn tả sự vô định mông lung, có một phần diễn tả hi vọng leo lắt, thoáng qua khi Thúy Kiều nhìn thấy được sự xuất hiện của con người, nhưng vụt tắt rất nhanh. “Thuyền ai” lênh đênh rồi mất hút về phía chân trời xa như cuộc đời Kiều, chẳng biết đến bao giờ có thể về được quê nhà, báo hiếu cho cha mẹ. Ánh nhìn của Kiều vẫn ở mặt nước nhưng đã gần hơn:

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Điểm nhìn được di chuyển gần hơn, “ngọn nước” lại là hình ảnh tượng trưng cho sự cô đơn, hai câu thơ này có xuất hiện thêm hình ảnh “hoa trôi”, cũng là hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời trôi nổi. Cánh hoa mỏng manh, dập dìu trong dòng nước, bé nhỏ, chẳng thể nào chống chọi được sức của “ngọn nước mới sa” như chính thân phận nàng Kiều nhỏ bé trong dòng đời đẩy đưa. Thân phận Kiều giờ đây lạc lõng, lẻ loi, tả tơi trôi theo dòng đời vô định “biết là về đâu” như chính bông hoa kia. Câu hỏi tu từ vang lên đầy thảng thốt, giật mình, hi vọng lập tức bị dập tan khi Thúy Kiều ý thức được thân phận hiểm nghèo của mình, ca dao có câu:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?

Có lẽ ở đâu, thời kì nào, thân phận người phụ nữ cũng bấp bênh như vậy.

Điểm nhìn của Thúy Kiều ngày càng gần:

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Kiều nhìn thấy sóng gió trong cuộc sống của mình ngày càng gần, Nội cỏ rầu rầu, úa tàn héo hắt một màu xanh nhợt nhạt, trải rộng nơi chân mây mặt đất gợi cuộc sống úa tàn, bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ. Nhìn màu sắc tê tái thê lương ấy, Kiều đau tê tái khi nghĩ đến tương lai mờ mịt, héo tàn của mình không biết kéo dài đến bao giờ? Cụm từ “buồn trông” được lặp đi lặp lại tạo cảm giác lo lắng, sợ hãi. Tính từ “rầu rầu” diễn tả tâm trạng chi phối cảnh thiên nhiên hoàn toàn, đây hoàn toàn là những câu thơ tuyệt tác của Nguyễn Du.

Câu thơ cuối được đưa lên đỉnh điểm của tâm trạng:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Dường như nỗi buồn càng lúc càng tăng, càng dồn dập. Một cơn “gió cuốn mặt duềnh” làm cho tiếng sóng bỗng nổi lên ầm ầm như vây quanh ghế Kiều ngồi. Cái âm thanh “ầm ầm tiếng sóng” ấy chính là âm thanh dữ dội của cuộc đời phong ba bão táp đã, đang ập đổ xuống đời nàng và còn tiếp tục đè nặng lên kiếp người nhỏ bé ấy trong xã hội phong kiến cổ hủ, bất công. Tất cả là đợt sóng đang gầm thét, rì rào trong lòng nàng. Liên tiếp những động từ mạnh được sử dụng, hình ảnh cũng được tăng tiến để phù hợp với sự thay đổi của tâm trạng. Không còn chỉ là buồn chán, lạc lõng hay tiếc thương cho một phận đời bèo dạt, mà là sự thảng thốt khi nhận thức được cuộc đời của mình sẽ phải chịu những điều khủng khiếp hơn rất nhiều. Nàng cảm nhận được sự nguy hiểm, nhưng hoàn toàn bất lực và tuyệt vọng

“Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn trích tập trung vào bút pháp tả cảnh ngụ tình, sự khéo léo trong việc đưa các hình ảnh, tính từ theo cấp tăng tiến rất phù hợp với diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đây là điều mà có lẽ chỉ Nguyễn Du mới làm được.

Bình giảng đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích- Mẫu 4

… Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộc,

Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường.

Chàng Kim đã đến tìm, lau giọt khóc

Và lò trầm đêm ấy tỏa bay hương…

(Đọc Kiều – Chế Lan Viên)

Những vần thơ trên đây của Chế Lan Viên đã gợi thương gợi nhớ trong lòng ta về cuộc đời bạc mệnh của người con gái tài sắc Thúy Kiều, và ta cảm động biết bao trước tấm lòng nhân đạo bao la của Nguyễn Du, nhà thơ lớn của dân tộc.

“Buồn trông cửa bể chiều hôm.” đoạn thơ 8 câu như thấm đầy lệ làm vương vấn hồn ta “Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộc – sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên”.

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn thơ cảm động nhất trong Truyện Kiều, kiệt tác của thi hào dân tộc Nguyễn Du. Bi kịch nội tâm của Kiều trên con đường lưu lạc những ngày đầu đã được ngòi bút thiên tài của nhà thơ miêu tả qua hình thái ngôn ngữ nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Những vần thơ buồn thương mênh mang đã gieo vào lòng người đọc nhiều xót xa khôn nguôi về những kiếp người “bạc mệnh” trong xã hội xưa.

Sau khi bị lừa, bị “thất thân” với Mã Giám Sinh, rồi lại bị Tú Bà làm nhục, Kiều dùng dao tự vẫn. Nàng đã được cứu sống. Tú Bà lập mưu mới, dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích.

Thân gái nơi đất khách quê người, lo âu, bơ vơ. Những ngày bão tố, hãi hùng vừa qua. Chặng đường phía trước mịt mờ, đầy cạm bẫy. Nàng cay đắng và vô cùng đau khổ. Giờ đây, nàng sống một mình trong lầu Ngưng Bích với bao tâm trạng “bẽ bàng, chán ngán”. Biết lấy ai, biết cùng ai tâm sự? Nỗi nhớ thương như lớp sóng dâng lên trong lòng. Kiều nhớ thương cha mẹ già yếu, không ai đỡ đần nương tựa “quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?. Nàng nhớ chàng Kim “bên trời góc bể bơ vơ”.

Sau nỗi nhớ là nỗi đau buồn tê tái, sự hoang mang và lo sợ triền miên. Nỗi đau buồn như xé tâm can, cứ xiết chặt lấy hồn nàng. Đoạn thơ 8 câu đầy ắp tâm trạng. Nhà thơ đã lấy khung cảnh thiên nhiên làm nền cho sự vận động nội tâm của nhân vật trữ tình. Còn đâu nữa cảnh vật thân quen ở vườn Thúy? Tất cả đều trở nên xa lạ và hoang sơ: “cửa bể chiều hôm”, “con thuyền” và “thấp thoáng cánh buồm”, “ngọn nước mới sa”, một cánh “hoa trôi man mác”, “nội cỏ dầu dầu”, màu xanh xanh của mặt đất, chân mây, gió cuốn và tiếng sóng vỗ ầm ầm. Chính những cảnh vật ấy, âm thanh ấy đã góp phần đặc tả tâm trạng Kiều; một bi kịch đang giày vò tan nát lòng nàng suốt đêm ngày.

Mỗi một hình ảnh, một ngôn từ xuất hiện lại gợi ra trong tâm hồn người đọc một trường liên tưởng chua xót về nỗi đau và số kiếp “bạc mệnh” của người con gái đầu lòng Vương Viên ngoại. Mỗi một hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng cho nỗi lo âu và sợ hãi của Kiều. ”Cánh buồm xa xa” thấp thoáng trên “cửa bể chiều hôm” như gợi ra một hành trình lưu lạc, mờ mịt:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Cánh “hoa trôi man mác” lên xuống giữa “ngọn nước mới sa” bao la, cũng là tâm trạng lo âu cho thân phận nhỏ bé trôi dạt trên dòng đời vô định:

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

“Nội cỏ dầu dầu” vàng úa hiện lên giữa màu xanh “chân mây mặt đất” nơi mờ mịt xa xăm hay là cuộc đời tàn úa của nàng:

Buồn trông nội cỏ dầu dầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Và biển trời dữ dội “ầm ầm tiếng sóng” đang vỗ, đang “kêu”, đang bủa vây, như nói lên sự lo âu, sợ hãi, nỗi khiếp sợ của Kiều:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Mỗi câu thơ, mỗi hình ảnh, ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên, miêu tả ngoại cảnh mang ý nghĩa và giá trị như một ẩn dụ, một tượng trưng về tâm trạng đau khổ và số phận đen tối của một kiếp người trong bể trầm luân.

Một hệ thống từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, dầu dầu, xanh xanh, ầm ầm – tạo nên âm điệu hiu hắt, trầm buồn, ghê sợ. Ở vị trí đầu dòng thơ, điệp ngữ “buồn trông” bốn lần cất lên như một tiếng ai oán, não nùng kêu thương, diễn tả nét chủ đạo chi phối tâm trạng Thúy Kiều làm cho người đọc vô cùng xúc động:

“… Buồn trông cửa bể chiều hôm,

… Buồn trông ngọn nước mới sa,

… Buồn trông nội cỏ dầu dầu,

… Buồn trông gió cuốn mặt duềnh… ”

Tóm lại, Kiều ở lầu Ngưng Bích là một đoạn thơ kì lạ về nỗi “đoạn trường”. Một bức tranh đa dạng, phong phú về ngoại cảnh và tâm cảnh đã khắc họa nỗi đau buồn, sợ hãi mà Kiều đang nếm trải, dự báo sóng gió bão bùng mà nàng phải trải qua trong 15 năm trời lưu lạc “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, có lửa nồng, có âm thanh, cười ra tiếng khóc, khóc nên trận cười.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du vô cùng điêu luyện, cảnh mang hồn người. Cảnh và tình hòa hợp, sống động, hình tượng, biểu cảm. Tả cảnh để tả tình, trong cảnh có tình, lấy cảnh để phô diễn tâm trạng “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!”. Mỗi một cảnh vật là một nét đau, nỗi lo, nỗi buồn tê tái người con gái lưu lạc.

Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc. Nó dấy lên trong lòng mỗi chúng ta những xót thương về con người tài sắc bạc mệnh. Một thái độ yêu thương, một tấm lòng nhân hậu, cảm thông, chia sẻ của nhà thơ đối với nỗi đau của Thúy Kiều đã để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim người đọc qua hàng thế kỉ nay:

Tố Như ơi! Lệ chảy quanh thân Kiều.

(Tố Hữu)

Bình giảng đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích- Mẫu 5

Trong suốt cuộc đời lưu lạc của Kiều, Nguyễn Du luôn theo chân nàng để cảm thông và chia sẻ cùng nàng. Ngay từ thuở lưu lạc “trước lầu Ngưng Bích”, nàng đã phải đối diện với chính mình trong bi kịch đau đớn. Bi kịch nội tâm của miêu tả ngụ ngôn. Kiều ở lầu Ngưng Bích là một thành tựu đặc sắc của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.

Thúy Kiều thông minh, nhạy cảm, tài hoa, sống trong cảnh “màn xuôi mà rủ”. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với gia đình cô. Nàng buộc phải bán mình chuộc cha, trao cả cuộc đời cho tên lưu manh Mã Giám Sinh để rồi rơi vào lầu xanh của Mị Tú, lầu Ngưng Bích mà nàng cho Kiều vào ở thực chất là một cái bẫy đưa cô ấy. cô bước vào cuộc sống của một cô gái nhà lầu xanh. Tâm trạng của Kiều trên lầu Ngưng Bích là điềm báo trước nỗi đắng cay mà nàng sắp phải chịu.

Đoạn thơ được trích là một bức tranh buồn, một nỗi buồn man mác của thân phận người con gái đi xa đối diện với bao nghiệt ngã trong mình – một nỗi buồn man mác, thê lương, nỗi buồn từ lòng người thấm vào cảnh, nỗi buồn từ cảnh. vật xoáy vào lòng người; một nồi buồn bã của người đàn ông hoàn toàn cô đơn giữa khung cảnh thiên nhiên yên tĩnh.

Mở đầu bài thơ là cảnh bi kịch nội tâm của Thúy Kiều:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Trông non xa, trăng gần nhau.

Bốn phương xa rộng

Cồn cát vàng, bụi hồng muôn dặm

Chỉ một vài nét chấm phá trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã gợi lên tâm trạng lẻ loi, cô đơn của Thúy Kiều trước không gian bao la, trống trải. Từ lầu cao nhìn lên, nàng chỉ thấy núi xa, trăng gần. Bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng lòng người buồn nên cảnh cũng buồn. “Cảnh buồn người vui có bao giờ”. Nhìn xuống mặt đất, khung cảnh xa xa trông thật bao la, một bên là “những đụn cát vàng” nhấp nhô, gợn sóng, một bên là “bụi hồng kia” thưa thớt dưới ánh trăng vàng. Bức tranh thiên nhiên tuy thơ mộng, thoáng đãng nhưng vẫn rất tĩnh lặng – sự im lặng gần như tuyệt đối ấy, sự im lặng bao la ấy càng khoét sâu nỗi cô đơn, buồn tủi của nàng. Rồi nỗi cô đơn ấy càng trở nên tuyệt đối hơn:

Xấu hổ mây sớm khuya,

Nửa tình, nửa cảnh như chia sẻ tấm lòng.

Hình ảnh “mây sớm sương khuya” gợi thời gian khép kín, tuần hoàn. Thời gian, không gian giam hãm con người nơi xứ lạ, miền xa. Cô chỉ biết làm bạn với “mây sớm đèn khuya” để rồi thổn thức hoài niệm. Thật xót xa cho cảnh “Nửa tình, nửa cảnh như chung một tấm lòng”. Một nửa là lời tâm sự của Thúy Kiều và nửa còn lại là khung cảnh trước lầu Ngưng Bích. Hai cảm xúc ấy quyện vào nhau, lấn át lòng Kiều, khiến Kiều càng đau đớn, phân tán. Cô đắm chìm trong cô đơn và tuyệt vọng.

Trong nỗi buồn hiu quạnh ấy, hình ảnh những người thân yêu lại hiện về. Cô nhớ người yêu, nhớ bố mẹ. Nỗi nhớ thương của nàng được Nguyễn Du miêu tả thật cảm động và sâu sắc bằng lời độc thoại nội tâm.

Nàng nhớ Kim Trọng, nhớ mối tình trong sáng đẹp đẽ. Hình ảnh ánh trăng làm ta nhớ đến một đêm trăng non thề nguyền kết tóc se duyên, nàng yêu Kim Trọng vẫn mong chờ, không biết mình đang ở phương trời góc bể nào:

Hãy tưởng tượng mọi người dưới cốc trăng,

Tin sương xuống buổi sáng chờ đợi.

Hai câu thơ là lời độc thoại, nội tâm của một trái tim yêu thương. Và giờ đây, cô còn xót xa hơn:

Giữa trời góc bể bơ vơ

Con trai rửa không bao giờ phai.

Trong tình yêu, nàng không biết bao giờ mới thôi nhớ nhung Kim Trọng. Chắc chắn mãi mãi sẽ không bao giờ phai. Tấm lòng của Kiều là một lòng “trai son” và một lòng thủy chung với Kim Trọng. Sau này, suốt mười lăm năm lưu lạc, hình bóng Kim Trọng luôn khắc sâu trong tâm trí Kiều. Câu thơ “giấu son không bao giờ phai” cũng có thể hiểu theo cách khác. Tấm lòng con Kiều đã bị vùi dập, vấy bẩn, biết bao giờ mới gột rửa được. Dù hiểu câu thơ theo cách nào thì ta vẫn thấy được nỗi trăn trở của Kiều là nỗi đau về một mối tình tan vỡ, nỗi đau về thân phận, về cuộc đời mà nàng đã phải chấp nhận.

Sự giác ngộ của Kiều càng khó khăn hơn, khi chàng nghi ngờ về cha mẹ mình:

Thương người ở cửa hôm nay,

Quạt lạnh ủ nồng nồng của ai bây giờ?

Sân Lai cách mấy ngày nắng mưa,

Có khi gốc từ vừa ôm đã hết.

Kiều “xót xa” vì hình dung cảnh cha mẹ sáng sớm vẫn tựa cửa chờ tin mình. Các thành ngữ “quạt ấm lạnh lùng”, điển tích “Lai sân”, “đáo tử” đều nói lên nỗi nhớ nhung, lòng hiếu thảo của Kiều.

Nàng nhớ người yêu trước, nhớ cha mẹ sau, cũng là một biểu hiện tinh tế của Nguyễn Du trong việc khắc họa khách quan tâm trạng Thúy Kiều. Là một người thảo Kiều đặc biệt, Nguyễn Du đã nhìn thấy và đồng cảm với những đổ vỡ, tan nát của một mối tình mà trái tim Kiều luôn rỉ máu vì đau đớn, tiếc nuối. Chính vì thế khi viết về tâm trạng Thúy Kiều, ông đã đặt tình lên trước chữ hiếu, đảo ngược trật tự luân lý phong kiến, để Kiều nhớ đến người yêu trước. Mặt khác, vì cha mẹ, Kiều đã bán mình chuộc cha, công ơn sinh thành đã đền đáp. Còn với người yêu, Kiều vẫn tự nhận mình là kẻ có tội. Trong tâm trạng ấy, khi ở một mình, Nguyễn Du đã để Kiều nghĩ đến người yêu đầu tiên, quả là một nhà thơ bậc thầy tâm lý khó tìm thấy ở ai.

Trong cơn hỗn loạn của nỗi đau dày vò, nàng ngoảnh mặt nhìn bốn phương, đâu đâu cũng thấy buồn.

Bốn cặp câu cuối đoạn là bốn bức tranh Kiều ngắm cảnh được Nguyễn Du miêu tả với điệp khúc “buồn trông”. Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, trong đó cảnh thiên nhiên bao giờ cũng là cảnh tâm trạng, thể hiện sinh hoạt nội tâm của Thúy Kiều.

Cảnh đầu tiên là cảnh chiều trên cửa biển với những cánh buồm thấp thoáng khi trời trong và lúc mờ:

Buồn nhìn khung cửa chiều muộn,

Thuyền ai thấp thoáng xa xa.

Hình ảnh cánh buồm thấp thoáng xa xa trong buổi chiều tà gợi lên trong em một nỗi buồn nhức nhối về quê hương xa cách, về thân phận lẻ loi, cô đơn, khốn khổ của mình!

Bức tranh thứ hai hiện ra trước mắt chúng ta là hình ảnh:

Buồn khi nhìn thấy nước mới

Hoa trôi về đâu.

Một cánh hoa “nở hoa” giữa mênh mông nước cũng đủ chiếm lĩnh thực tại của nàng. Hình ảnh “bông hoa trôi” gợi nỗi buồn về thân phận lênh đênh, bấp bênh của nàng. Cô thực sự cảm thấy số phận của mình bồng bềnh phía sau.

Cảnh càng buồn, nàng càng đau đớn và gần như xa lạ:

Buồn nhìn cỏ dầu,

Chân mây xanh đất xanh.

Hình ảnh “cỏ dầu” giữa “mây đất” mùa xa xanh xanh ấy, là một bi kịch vô vọng, kéo dài mãi!

Lòng Kiều buồn, nỗi buồn giăng khắp bốn phương như bao trùm lấy nàng, ôm chặt lấy nàng, lòng nàng thấy cô đơn hơn, sợ hãi hơn. Nhưng có lẽ điều làm cô sợ nhất là tiếng sóng biển:

Buồn khi thấy gió thổi vào mặt,

Tiếng sóng vỗ quanh ghế.

Tiếng sóng âm bủa vây lấy Kiều, vang vọng trong lòng Kiều. Tiếng sóng gầm gào dữ dội như báo hiệu một cơn bão đang rình rập như muốn chiếm lấy cuộc đời cô.

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh phong phú, sinh động về ngoại cảnh và tâm trạng. Bằng những nét phác họa chọn lọc về cảnh thiên nhiên, lời độc thoại và ngôn ngữ dân tộc chủ đạo, Nguyễn Du đã miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng nhân vật, tạo ấn tượng mạnh. hình ảnh mạnh mẽ cho người đọc.

Bằng tấm lòng nhân hậu, giàu tính nhân văn sâu sắc, kết hợp với ngòi bút tài hoa, Nguyễn Du đã tạo nên một thi phẩm đặc sắc nhất trong Truyện Kiều.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Bình giảng đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích (bài 2)” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!