Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Bình giảng đoạn đầu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt” chuẩn nhất 10/2024.
Dàn ý 1 Bình giảng đoạn đầu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
1. Mở bài:
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
– Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm đẹp và ước mơ tuổi trẻ.
– Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963 khi tác giả là du học sinh Liên Xô.
– Chủ đề bài thơ gợi lại những kỉ niệm về người bà và tình bà cháu sâu sắc, thấm thía.
2. Thân bài:
Những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu
– Dòng hồi tưởng về bà bắt nguồn từ hình ảnh bếp lửa:
+ Bếp lửa “chờn vờn sương sớm” – bếp lửa thực.
+ Bếp lửa “ấp iu nồng đượm” diễn tả sự dịu dàng, ấm áo, kiên nhẫn của người nhóm lửa.
+ Biện pháp điệp từ (điệp từ “bếp lửa”) gợi lên hình ảnh sống động lung linh nhưng hết sức thân thuộc gần gũi với người cháu.
=> Hình ảnh bếp lửa làm trỗi dậy dòng kí ức về bà và tuổi thơ.
– Kỉ niệm về tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn:
+ “Đói mòn đói mỏi” người cháu thấy ám ảnh bởi nạn đối và quá khứ đau thương của dân tộc.
+ Ấn tượng về khói bếp hun nhèm mắt cháu để khi nghĩ lại “sống mũi còn cay”.
+ Dòng hổi tưởng, kỉ niệm gắn với âm thanh tiếng tu hú của chốn đồng nội: tiếng tu hú được nhắc tới 5 lần trong bài khi thẳng thốt, lúc khắc khoải, mơ hồ tất cả để gợi lên không gian mênh mông, bao la, buồn vắng đến lạnh lùng.
+ Tâm trạng của cháu vì thế cũng tha thiết, mãnh liệt hơn bởi sự đùm bọc, che chở của bà.
– Tuổi thơ khó khăn gian khổ nhưng cháu được mà yêu thương, che chở:
+ “Bà dạy”, bà chăm” thể hiện sâu đậm tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương vô bờ và sự chăm chút của bà đối với cháu.
+ Ngay cả trong gian khó, hiểm nguy của chiến tranh bà vẫn vững vàng – phẩm chất cao quý của những người mẹ Việt Nam anh hùng ( Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh).
→ Qua dòng hồi tưởng về bà, những dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình chính là sự kết hợp, đan xen nhuần nhuyễn giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nỗi nhớ của người cháu thể hiện tình yêu thương vô hạn đối với bà.
3. Kết bài:
– Tác giả rất thành công trong việc sáng tạo ra hình tượng mang ý nghĩa thực, mang ý nghĩa biểu tượng: bếp lửa.
– Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự phù hợp với dòng hồi tưởng và tình cảm của cháu.
Dàn ý 2 Bình giảng đoạn đầu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
1. Mở bài:
Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trường thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông thường viết về những kỉ niệm, ước mơ gần gũi với cảm xúc tinh tế, giọng điệu trâm tĩnh sâu lăng, giàu chất suy tư, triết luận. Bài thơ Bếp lửa trích từ tập thơ Hương cây – Bếp lửa in chung với Lưu Quang Vũ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ngành Luật ở nước ngoài.
2. Thân bài:
Đoạn thơ đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la, sự chăm chút của bà đối với cháu nhỏ. Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể ở câu trên, tác giả chuyển thành hình ảnh ngọn lửa trong lòng bà:
“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”
Như thế, bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu củi rơm mà còn được nhen lên từ ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương “luôn ủ sẵn” trong lòng bà, của niềm tin vô cùng “dai dẳng”, bền bỉ và bất diệt. Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, là niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu.
Với sự bình tĩnh, vững lòng, bà đã trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu vượt qua mọi thử thách khốc liệt của chiến tranh:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”
“Bếp lửa bà nhen ”sớm sớm chiều chiều đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình thương “luôn ủ”, ngọn lửa của niềm tin vô cùng “dai dẳng” bền bỉ và bất diệt:
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Điệp ngữ “nhóm” được nhắc lại bốn lần với những ý nghĩa phong phú, gợi nhiều liên tưởng. Từ hành động, bà đã nhóm dậy những gì thiêng liêng, cao quý nhất của con người. Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm lên tình yêu thương, nhóm lên niềm vui cuộc sống, nhóm lên nghĩa tình hồn hậu, nhóm lên tâm tình, ước vọng của tuổi thơ.
Từ những kỉ niệm ấu thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ và nhân dân sâu nặng nghĩa tình. Chính nhờ ngọn lửa mà bà “ủ”, bà “nhen”, bà “giữ”, cháu biết cách sống ân nghĩa, thủy chung, biết mở lòng ra với mọi người xung quanh, biết sẻ chia, gắn bó với xóm làng. Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà thêm hiểu, thêm yêu dân tộc mình, nhân dân mình.
Trong tâm trí nhà thơ, bếp lửa và bà là những gì tuy thật bình dị, song ẩn giấu điều cao quý thiêng liêng. Cảm xúc dâng trào, tác giả đã phải thốt lên:
“Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”.
Thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu tha thiết, tình cảm xúc động bồi hồi, suy tưởng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và nghị luận, sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa cụ thể vừa gần gũi, vừa giàu cảm xúc vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
Người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người. Từ tình cảm mến yêu và lòng biết ơn vô hạn của người cháu dành cho bà, và cho cả quê hương, đất nước, nhà thơ muốn khẳng định triết lí : hững gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất.
3. Kết bài:
“Bếp lửa” của Bằng Việt là những hồi tưởng và suy ngẫm đẹp đẽ của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Bình giảng đoạn đầu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt- Mẫu 1
Đây là những vần thơ, câu thơ tha thiết của Bằng Việt gợi thương, gợi nhớ trong lòng tuổi thơ chúng ta:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”…
Có một thời gian khổ mà ta không thể nào quên. Có những người đã gắn bó với tuổi thơ chúng ta, trở thành kỉ niệm, mang theo bao tình thương nỗi nhớ sâu nặng trong lòng ta. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt với hình ảnh người bà đã đem đến cho ta cảm xúc và nỗi niềm bâng khuâng ấy:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
……………………………………….
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa
Đây là phần đầu bài thơ Bếp lửa nói lên những kỉ niệm sâu sắc tuổi thơ với bao tình thương nhớ bà của đứa cháu đi xa.
Tràn ngập bài thơ, đoạn thơ là một tình thương nhớ mênh mông, bồi hồi. Ba câu thơ đầu nói lên hai nỗi nhớ: nhớ bếp lửa, nhớ thương bà. Bếp lửa “chờn vờn sương sớm “gắn bó với mỗi gia đình Việt Nam, với sự tần tảo chịu thương chịu khó của bà. Bếp lửa “ấp iu nồng đượm” đã được nhen nhóm bằng sự nâng niu, ôm ấp của tình thương. Nhớ bếp lửa là nhớ đến bà “biết mấy nắng mưa”, trải qua nhiều vất vả, khó nhọc. Điệp ngữ “một bếp lửa” kết hợp với câu cảm thán làm cho giọng thơ bồi hồi xúc động:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Khổ thơ thứ hai nói về kỉ niệm tuổi thơ, kỉ niệm buồn khó quên: “năm đói mòn đói mỏi”, “khô rạc ngựa gầy “, “khói hun nhèm mắt cháu”, “sống mũi còn cay”. Bằng Việt sinh năm 1941, năm nhà thơ lên 4 tuổi, là cuối năm 1944 đầu năm 1945, nạn chết đói kinh khủng đã xảy ra, hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. Đó là kỉ niệm về “mùi khói”, về “khói hun”, một cảnh đời nghèo khổ gắn liền với bếp lửa gia đình trước Cách mạng. Vần thơ là tiếng lòng thời thơ ấu gian khổ, rất chân thực cảm động:
Lên bốn tuổi, cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn, đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
“Nghĩ lại đến giờ” đó là năm 1963, đã 19 năm trôi qua, mà đứa cháu vẫn cảm thấy “sống mũi còn cay!”. Kỉ niệm buồn, vết thương lòng, khó quên là vậy!
Khổ thơ thứ ba nói về việc nhóm lửa suốt một thời gian dài 8 năm của hai bà cháu. Có tiếng chim tu hú kêu gọi mùa lúa chín trên những cánh đồng quê. Tiếng chim tu hú, những chuyện kể của bà về Huế thân yêu đã trở thành kỉ niệm. “Tu hú kêu… “, “khi tu hú kêu… “, ” tiếng tu hú”…, cái âm thanh đồng quê thân thuộc ấy được nhắc đi nhắc lại nhiều lần càng trở nên tha thiết bồi hồi. Đó là tiếng vọng thời gian năm tháng của kỉ niệm về gia đình (bếp lửa), về quê hương (tiếng chim tu hú) yêu thương. Cháu thầm hỏi bà hay tự hỏi lòng mình về một thời xa vắng:
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
“Cháu cùng bà nhóm lửa “, nhóm lửa của sự sống, nhóm ngọn lửa của tình thương.
Tám năm ấy, đất nước có chiến tranh “Mẹ cùng cha bận công tác không về”, cháu ở cùng bà, cháu lớn lên trong tình thương và sự chăm sóc nuôi dưỡng của bà. Hai câu thơ 16 chữ mà chữ bà, chữ cháu đã chiếm đúng một nửa. Ngôn từ đã hội tụ tất cả tình thương của bà dành cho cháu. Một tình thương ấp ủ, chở che:
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm. bà chăm cháu học.
Hay nhất, hàm súc nhất là từ ngữ: “cháu ở cùng bà”, “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm”. Vai trò người bà trong mỗi gia đình Việt Nam thật vô cùng to lớn. Năm tháng đã trôi qua thế mà bà vẫn “khó nhọc” vất vả “nhóm bếp lửa”. Nghĩ về ngọn lửa hồng của bếp lửa, nghĩ về tiếng chim tu hú gọi bầy, đứa cháu gọi nhắn thiết tha chim tu hú “kêu chi hoài”. Câu thơ cảm thán và câu hỏi tu từ diễn tả nỗi thương nhớ bà bồi hồi tha thiết. Cảm xúc cứ trào lên:
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Năm chữ “nghĩ thương bà khó nhọc” nói lên lòng biết ơn bà của đứa cháu đã và đang mang nặng trong trái tim mình tình thương của bà dành cho.
Đoạn thơ đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ và dào dạt cảm xúc. Cháu thương nhớ và biết ơn bà không bao giờ quên. Bằng thể thơ tự do 8 từ (có xen 7 từ), tác giả đã tạo nên một giọng thơ thiết tha, chất thơ trong sáng truyển cảm, hình tượng đẹp. Bếp lửa, tiếng chim tu hú, người bà là 3 hình tượng hòa quyện trong tâm hồn đứa cháu xa quê, ở đây, tình thương nhớ bà gắn liền với tình yêu quê hương. Câu thơ của Bằng Việt có một sức lay, sức gợi ghê gớm!
Bình giảng đoạn đầu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt- Mẫu 2
Cùng với Lê Anh Xuân, Lưu Quang Vũ, Phạm Tiến Duật,… Bằng Việt là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Và có lẽ, cảm nhận hết những khó khăn của đất nước, vẻ đẹp của những con người bình dị trong thời kì Tổ quốc đau thương mà những vần thơ được viết lên thật chân thành, tình cảm gia đình và lòng yêu nước được hoà làm một. Bài thơ Bếp lửa được Việt Bằng viết năm 1963, khi tác giả đang là một sinh viên học Luật tại Liên Xô. Nỗi nhớ nhà, cùng nỗi lòng của người con xa xứ được thể hiện đầy xúc động. Đặc biệt, được bộc lộ rõ trong đoạn đầu của tác phẩm.
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”
Những năm tháng tuổi thơ có những điều khiến ta không thể nào quên được, cũng có những người mãi mãi là kí ức tuyệt vời theo ta trong suốt hành trình của cuộc đời. Nỗi nhớ bà của đứa cháu xa quê đã gợi lại trong hình ảnh bếp lửa đầy gần gũi thân thương. Là bếp lửa ” chờn vờn sương sớm”, là bếp lửa gắn tình tình thương, sự tần tảo, hi sinh của bà. Bếp lửa ấy được nhen nhóm bằng cả niềm tin, cả những giọt mồ hôi và nước mắt của người bà. Mà khi nghĩ về bếp lửa, bao nỗi nhớ nhung, bao niềm yêu thương lại dâng trào lên trong lòng cháu. Đó còn là những tháng ngày bà vất vả, “biết mấy nắng mưa”, nhọc nhằn.
Bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ bỗng ùa về trong tâm khảm đứa cháu. Những năm tháng chiến trận vất vả, những năm mà đất nước đang trong cảnh ” ngàn cân treo sợi tóc”, chìm ngập trong nạn đói tàn khóc. Cháu cũng không nằm ngoài hoàn cảnh bi thương ấy, năm lên bốn mùi khói với cháu là một hương vị thân thuộc, hình ảnh nghèo khổ hiện lên quá đỗi tội nghiệp và đáng thương. Những hồi ức hiện về trong cháu, đã khắc họa nên hình ảnh đầy chất hiện thực .
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”
Bố đánh xe khô gầy thân xơ xác, bà cùng cháu ở nhà ngày ngày bên bếp lửa vẫn nhen nhóm sự sống, nhen nhóm niềm hy vọng vào tương lai. Dù đã đi xa, dù đã trải qua nhiều thứ mới mẻ, nhưng trong cháu vẫn không thể nào quên được mùi cay của khói bếp hay mùi cay của những dòng nước mắt. Đó là những kỉ niệm thật khó lòng có thể quên được, bởi người ta có thể dễ dàng quên đi niềm vui còn nỗi buồn thì mãi mãi tồn tại trong lòng một khoảng mà thỉnh thoảng khi nghĩ về chúng lòng lại bồi hồi, xúc động đến khó tả.
“Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa”
Không như bao đứa trẻ bây giờ có một tuổi thơ thật êm đẹp và bình yên. Tám năm tuổi nhỏ của cháu gắn liền với bếp lửa thân thương, gắn liền với những tháng năm đầy đói khổ và đau thương của chiến trận. Nhưng vượt lên tất thảy, vẫn là những kí ức tuyệt vời bên người bà yêu quý. Lời thơ như một dòng nhật kí đầy thương yêu của cháu dành cho người bà đầy thiết tha:
“Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”
Tiếng tu hú thân thuộc quá, tiếng tu hú gọi về trên những đồng lúa mênh mông bát ngát. Tiếng tu hú gọi về mang theo hy vọng của một mùa màng bội thu, của sự ấm no cho đời sống. Tiếng tu hú cùng bà và cháu bên những câu chuyện của ngày ở Huế. Chiến tranh buộc cháu phải chấp nhận cảnh xa cha mẹ. Mỗi người một nơi ở chiến trường hiểm trở. Bà thay thế cha mẹ, chăm sóc cháu. Suốt tuổi thơ cháu lớn lên trong vòng tay bảo ban che chở của bà, trong sự chăm sóc, nuôi dưỡng ấy. Tình thươngg bao la vô hạn của bà thật lớn lao và cao đẹp: “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”
Bà lo cho cháu, quan tâm cháu, bà hi sinh cuộc đời mình mong cháu nên người. “Tuổi già như chuối chín cây”, đáng lẽ bà phải được sống trong tình yêu thương, sự chăm sóc của cháu con nhưng vì đất nước kêu gọi, vì độc lập mà mẹ cha phải lên đường ra chiến trận. Bà thay ba mẹ nuôi nấng cháu, dạy cháu thành một người công dân tốt.
“Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
Bằng lời thơ đầy cảm xúc, giản dị, mà chân thành, hình ảnh mang tính biểu tượng cao và qua dòng hồi tưởng của đứa cháu, đoạn thơ đã gợi lại những kỉ niệm sâu sắc theo cháu suốt những ngày còn thơ dại. Đồng thời thể hiện được tình cảm bà cháu sâu nặng, ân tình và sự biết ơn, trọng của người cháu dành cho người bà thân yêu.
Bình giảng đoạn đầu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt- Mẫu 3
Viết về người bà trong gia đình, với tình thương và đức hi sinh cao cả,.bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là một trong những bài thơ lắng sâu trong tâm hổn tuổi thơ mỗi chúng ta. Hình ảnh người bà đôn hậu cùng với hình tượng ngọn lửa là hai nét vẽ biểu cảm của một hồn thơ đẹp được thể hiện một cách hàm súc qua đoạn thơ sau:
“Rồi sớm rồi cliiều lại bếp lửa bà nhen
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”.
Từ “bếp lửa” đã biến thành “ngọn lửa”. “Bếp lửa bà nhen” mỗi sớm mỗi chiều, ngọn lửa “lòng bà luôn ủ sẵn”, ngọn lửa của “niềm tin” về ấm no, hạnh phúc:
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen.
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.”
Vần thơ mang hàm nghĩa sâu sắc ngợi ca những phẩm chất cao cả của người bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam. Ngọn lửa của tình thương mà bà “luôn ủ sẵn” để dành cho con cháu. Ngọn lửa của niềm tin mãnh liệt, bền bỉ “dai dẳng” suốt cả đời bà, được “bà nhen” mãi mãi sáng bừng bất diệt. Lòng bà, tình thương của bà sáng bừng ngọn lửa ấy. Nghệ thuật sử dụng điệp ngữ: “rồi sớm rồi chiều”, “bà nhen… bà ủ sẵn”, “một ngọn lửa… một ngọn lửa…” có giá trị thẩm mĩ đặc sắc thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn đối với đức hi sinh, tần tảo bền bỉ của người bà kính yêu. Tình thương, đức hi sinh, tính kiên trì nhẫn nại của bà, của mẹ là nguồn nhiên liệu vô tận làm bừng sáng ngọn lửa vĩnh cửu truyền cảm ấy.
Bảy câu thơ tiếp theo nói lên những suy nghĩ của cháu đối với bà và việc bà nhóm lửa. Phần đầu bài thơ có câu: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, ở đây, cháu thổ lộ: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”. “Lận đận… nắng mưa” là một đời vất vả, tần tảo, khó nhọc. Cảnh nghèo nên bà suốt đời vất vả. Chữ “lận dận” thể hiện tấm gương đôn hậu và đức hi sinh của bà.
Bà là chỗ dựa, là mái ấm tình thương của con cháu. Thức khuya dậy sớm vì hạnh phúc của cháu con đã trở thành “thói quen” của bà trong “mấy chục năm”, trong cả đời bà:
“Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”.
Cảm xúc dâng trào khi nhà thơ nghĩ về bà, về bếp lửa, và việc bà nhóm lửa. Một sự tổng kết và ngợi ca về đời bà, tình bà. Bà là suối nguồn của ấm no và hạnh phúc, là ánh dương của tuổi thơ. Bếp lửa mà bà nhen nhóm một đời người là ngọn lửa “kì lạ và thiêng liêng”. Điệp ngữ: “nhóm bếp lửa”, “nhóm niềm yêu thương”, “nhóm nồi xôi gạo mới”, “nhóm dậy cả những tâm tình”… bốn lần vang lên qua vần thơ cảm thán đã khắc sâu hình ảnh người bà, tiêu biểu cho những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam, biểu lộ niềm tôn kính và biết ơn vô hạn, ý tưởng sâu sắc đẹp đẽ. Ngôn từ biểu cảm. Hình tượng người bà và bếp lửa kì vĩ, tráng lệ:
“Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yên thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
Các từ ngữ “ấp iu nồng đượm”, “yêu thương”, “ngọt bùi”, “chung vui” thể hiện sự tinh luyện của một ngòi bút nghệ thuật, đã diễn tả thật hay tình thương, niềm vui, sự no ấm hạnh phúc mà bà đã mang lại cho con cháu. Bà đã “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”, nuôi dưỡng và làm bừng sáng những ước mơ, những khát vọng của đàn cháu nhỏ. Bếp lửa được bà nhóm lên ngọn lửa của tình thương ấm áp. Nhà thơ sung sướng tự hào thốt lên: “ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”.
Đã có nhiều thơ ca viết thật hay về người mẹ hiền. Nhưng chưa có nhiều bài thơ viết về bà, và đạt tới độ đặc sắc như bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
Hình ảnh người bà đôn hậu được thể hiện qua hình tượng “bếp lửa”, “nhóm lửa” và “ngọn lửa” rất gần gũi với tâm hồn mỗi chúng ta. Bà thương cháu bao nhiêu thì cháu lại kính yêu và biết ơn bà bấy nhiêu.
Bài thơ “Bếp lửa” đã nói lên thật xúc động, trong sáng một nét đẹp trong gia đình Việt Nam, trong đạo lí dân tộc, và trong tâm hồn mỗi chúng ta. Câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nấng mưa” đã trở thành câu thơ trong trí nhớ nhiều người gần xa…
Viết về người bà trong gia đình, với tình thương và đức hi sinh cao cả,.bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là một trong những bài thơ lắng sâu trong tâm hổn tuổi thơ mỗi chúng ta. Hình ảnh người bà đôn hậu cùng với hình tượng ngọn lửa là hai nét vẽ biểu cảm của một hồn thơ đẹp được thể hiện một cách hàm súc qua đoạn thơ sau:
“Rồi sớm rồi cliiều lại bếp lửa bà nhen
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”.
Từ “bếp lửa” đã biến thành “ngọn lửa”. “Bếp lửa bà nhen” mỗi sớm mỗi chiều, ngọn lửa “lòng bà luôn ủ sẵn”, ngọn lửa của “niềm tin” về ấm no, hạnh phúc:
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen.
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.”
Vần thơ mang hàm nghĩa sâu sắc ngợi ca những phẩm chất cao cả của người bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam. Ngọn lửa của tình thương mà bà “luôn ủ sẵn” để dành cho con cháu. Ngọn lửa của niềm tin mãnh liệt, bền bỉ “dai dẳng” suốt cả đời bà, được “bà nhen” mãi mãi sáng bừng bất diệt. Lòng bà, tình thương của bà sáng bừng ngọn lửa ấy. Nghệ thuật sử dụng điệp ngữ: “rồi sớm rồi chiều”, “bà nhen… bà ủ sẵn”, “một ngọn lửa… một ngọn lửa…” có giá trị thẩm mĩ đặc sắc thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn đối với đức hi sinh, tần tảo bền bỉ của người bà kính yêu. Tình thương, đức hi sinh, tính kiên trì nhẫn nại của bà, của mẹ là nguồn nhiên liệu vô tận làm bừng sáng ngọn lửa vĩnh cửu truyền cảm ấy.
Bảy câu thơ tiếp theo nói lên những suy nghĩ của cháu đối với bà và việc bà nhóm lửa. Phần đầu bài thơ có câu: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, ở đây, cháu thổ lộ: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”. “Lận đận… nắng mưa” là một đời vất vả, tần tảo, khó nhọc. Cảnh nghèo nên bà suốt đời vất vả. Chữ “lận dận” thể hiện tấm gương đôn hậu và đức hi sinh của bà.
Bà là chỗ dựa, là mái ấm tình thương của con cháu. Thức khuya dậy sớm vì hạnh phúc của cháu con đã trở thành “thói quen” của bà trong “mấy chục năm”, trong cả đời bà:
“Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”.
Cảm xúc dâng trào khi nhà thơ nghĩ về bà, về bếp lửa, và việc bà nhóm lửa. Một sự tổng kết và ngợi ca về đời bà, tình bà. Bà là suối nguồn của ấm no và hạnh phúc, là ánh dương của tuổi thơ. Bếp lửa mà bà nhen nhóm một đời người là ngọn lửa “kì lạ và thiêng liêng”. Điệp ngữ: “nhóm bếp lửa”, “nhóm niềm yêu thương”, “nhóm nồi xôi gạo mới”, “nhóm dậy cả những tâm tình”… bốn lần vang lên qua vần thơ cảm thán đã khắc sâu hình ảnh người bà, tiêu biểu cho những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam, biểu lộ niềm tôn kính và biết ơn vô hạn, ý tưởng sâu sắc đẹp đẽ. Ngôn từ biểu cảm. Hình tượng người bà và bếp lửa kì vĩ, tráng lệ:
“Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yên thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
Các từ ngữ “ấp iu nồng đượm”, “yêu thương”, “ngọt bùi”, “chung vui” thể hiện sự tinh luyện của một ngòi bút nghệ thuật, đã diễn tả thật hay tình thương, niềm vui, sự no ấm hạnh phúc mà bà đã mang lại cho con cháu. Bà đã “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”, nuôi dưỡng và làm bừng sáng những ước mơ, những khát vọng của đàn cháu nhỏ. Bếp lửa được bà nhóm lên ngọn lửa của tình thương ấm áp. Nhà thơ sung sướng tự hào thốt lên: “ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”.
Đã có nhiều thơ ca viết thật hay về người mẹ hiền. Nhưng chưa có nhiều bài thơ viết về bà, và đạt tới độ đặc sắc như bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
Hình ảnh người bà đôn hậu được thể hiện qua hình tượng “bếp lửa”, “nhóm lửa” và “ngọn lửa” rất gần gũi với tâm hồn mỗi chúng ta. Bà thương cháu bao nhiêu thì cháu lại kính yêu và biết ơn bà bấy nhiêu.
Bài thơ “Bếp lửa” đã nói lên thật xúc động, trong sáng một nét đẹp trong gia đình Việt Nam, trong đạo lí dân tộc, và trong tâm hồn mỗi chúng ta. Câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nấng mưa” đã trở thành câu thơ trong trí nhớ nhiều người gần xa…
Viết về người bà trong gia đình, với tình thương và đức hi sinh cao cả,.bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là một trong những bài thơ lắng sâu trong tâm hổn tuổi thơ mỗi chúng ta. Hình ảnh người bà đôn hậu cùng với hình tượng ngọn lửa là hai nét vẽ biểu cảm của một hồn thơ đẹp được thể hiện một cách hàm súc qua đoạn thơ sau:
“Rồi sớm rồi cliiều lại bếp lửa bà nhen
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”.
Từ “bếp lửa” đã biến thành “ngọn lửa”. “Bếp lửa bà nhen” mỗi sớm mỗi chiều, ngọn lửa “lòng bà luôn ủ sẵn”, ngọn lửa của “niềm tin” về ấm no, hạnh phúc:
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen.
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.”
Vần thơ mang hàm nghĩa sâu sắc ngợi ca những phẩm chất cao cả của người bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam. Ngọn lửa của tình thương mà bà “luôn ủ sẵn” để dành cho con cháu. Ngọn lửa của niềm tin mãnh liệt, bền bỉ “dai dẳng” suốt cả đời bà, được “bà nhen” mãi mãi sáng bừng bất diệt. Lòng bà, tình thương của bà sáng bừng ngọn lửa ấy. Nghệ thuật sử dụng điệp ngữ: “rồi sớm rồi chiều”, “bà nhen… bà ủ sẵn”, “một ngọn lửa… một ngọn lửa…” có giá trị thẩm mĩ đặc sắc thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn đối với đức hi sinh, tần tảo bền bỉ của người bà kính yêu. Tình thương, đức hi sinh, tính kiên trì nhẫn nại của bà, của mẹ là nguồn nhiên liệu vô tận làm bừng sáng ngọn lửa vĩnh cửu truyền cảm ấy.
Bảy câu thơ tiếp theo nói lên những suy nghĩ của cháu đối với bà và việc bà nhóm lửa. Phần đầu bài thơ có câu: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, ở đây, cháu thổ lộ: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”. “Lận đận… nắng mưa” là một đời vất vả, tần tảo, khó nhọc. Cảnh nghèo nên bà suốt đời vất vả. Chữ “lận dận” thể hiện tấm gương đôn hậu và đức hi sinh của bà.
Bà là chỗ dựa, là mái ấm tình thương của con cháu. Thức khuya dậy sớm vì hạnh phúc của cháu con đã trở thành “thói quen” của bà trong “mấy chục năm”, trong cả đời bà:
“Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”.
Cảm xúc dâng trào khi nhà thơ nghĩ về bà, về bếp lửa, và việc bà nhóm lửa. Một sự tổng kết và ngợi ca về đời bà, tình bà. Bà là suối nguồn của ấm no và hạnh phúc, là ánh dương của tuổi thơ. Bếp lửa mà bà nhen nhóm một đời người là ngọn lửa “kì lạ và thiêng liêng”. Điệp ngữ: “nhóm bếp lửa”, “nhóm niềm yêu thương”, “nhóm nồi xôi gạo mới”, “nhóm dậy cả những tâm tình”… bốn lần vang lên qua vần thơ cảm thán đã khắc sâu hình ảnh người bà, tiêu biểu cho những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam, biểu lộ niềm tôn kính và biết ơn vô hạn, ý tưởng sâu sắc đẹp đẽ. Ngôn từ biểu cảm. Hình tượng người bà và bếp lửa kì vĩ, tráng lệ:
“Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yên thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
Các từ ngữ “ấp iu nồng đượm”, “yêu thương”, “ngọt bùi”, “chung vui” thể hiện sự tinh luyện của một ngòi bút nghệ thuật, đã diễn tả thật hay tình thương, niềm vui, sự no ấm hạnh phúc mà bà đã mang lại cho con cháu. Bà đã “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”, nuôi dưỡng và làm bừng sáng những ước mơ, những khát vọng của đàn cháu nhỏ. Bếp lửa được bà nhóm lên ngọn lửa của tình thương ấm áp. Nhà thơ sung sướng tự hào thốt lên: “ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”.
Đã có nhiều thơ ca viết thật hay về người mẹ hiền. Nhưng chưa có nhiều bài thơ viết về bà, và đạt tới độ đặc sắc như bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
Hình ảnh người bà đôn hậu được thể hiện qua hình tượng “bếp lửa”, “nhóm lửa” và “ngọn lửa” rất gần gũi với tâm hồn mỗi chúng ta. Bà thương cháu bao nhiêu thì cháu lại kính yêu và biết ơn bà bấy nhiêu.
Bài thơ “Bếp lửa” đã nói lên thật xúc động, trong sáng một nét đẹp trong gia đình Việt Nam, trong đạo lí dân tộc, và trong tâm hồn mỗi chúng ta. Câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nấng mưa” đã trở thành câu thơ trong trí nhớ nhiều người gần xa…
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Bình giảng đoạn đầu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 10/2024!