Updated at: 21-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Phân tích hình tượng con cò ” chuẩn nhất 04/2024.

Bài mẫu 1

Hình tượng bao trùm cả bài thơ là hình tượng con cò được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Trong ca dao, hình ảnh con cò xuất hiện rất phổ biến và được dùng với nhiều ý nghĩa; mà thông dụng nhất là ý nghĩa ẩn dụ. Con cò là hình ảnh người nông dân, là hình ảnh người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp và niềm vui sống. Chế Lan Viên đã khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò ở nội dung biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.

Bài mẫu 2

” Con cò là Cò bay lả ả a á a Lả lả bay la
Bay từ..là từ cửa phủ Bay ra là ra cánh đồng
Tình tính tang là tang tính tình”

Từ xa xưa, hình ảnh những chú cò lặn lội kiếm ăn đã đi vào trong ca dao, dân ca Việt Nam. Đặc biệt, hình tượng con cò qua những lời hát Ru đã đi vào trong tiềm thức mỗi đứa trẻ rất đỗi gần gũi và thân thương. Trong bài thơ” Con cò”, Chế Lan Viên cũng đã khai thác hình ảnh đó một cách đầy sáng tạo và mới mẻ để cả ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, đức hi sinh lớn lao của người mẹ qua những lời ru.. Con cò trở thành một vẻ đẹp, một hình tượng trung tâm của bài thơ.

Cò đến với trẻ thơ qua lời hát Ru của mẹ, dù con còn bé lắm, con chưa biết đến con cò, con vạc.

“Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay”

Hình ảnh con cò vất vả, làm lũ đơn độc một mình kiếm cái ăn là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời vất vả, chịu nhiều hi sinh của người mẹ. Cò theo con trong mỗi bước đường của cuộc đời, từ ấu thơ đến ngày còn cắp sách đến trường và khi còn đã trưởng thành với nhiều thành quả. Con cò trong lời ru của mẹ đã theo con suốt hành trình từ ngày thơ bé đến khi còn khôn lớn.

“Ngủ yên, ngủ yên, ngủ yên
Cho cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi
Mai khôn lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Lớn lên, lớn lên, lớn lên…
Con làm gì?
Con làm thi sĩ
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ”

Cũng như hình ảnh của mẹ luôn theo mãi trong tâm trí của những đứa con. Cò biểu trưng cho lòng mẹ bao la luôn dõi theo, nâng đỡ con dù xa gần, khó khăn hay cách trở.

Dù nơi đâu thì tình mẹ vẫn dạt dào dành trọn cho con, nuôi dưỡng tâm hồn con.

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Cánh cò qua những lời hát ru gợi lên trong lòng mỗi người những gian lao, những mệt nhọc, tần tảo của bao số phận cuộc đời người lao động. Gợi lên những hi sinh, những giọt mồ hôi lam lũ và những nét đẹp trong phẩm chất của người mẹ. Đó là tình cảm lớn lao của mẹ dành cho con, mỗi lời hát ru chứa đựng những tâm tình lớn lao đó. Cánh cò còn gợi lên vẻ đẹp yên bình, thanh thản, khủng cảnh những cánh đồng quê cò bay thẳng cánh cùng cuộc sống trù phú,ấm no của người nông dân chân lấm tay bùn.

Chế Lan Viên – một tâm hồn thơ đầy suy tư và dạt dào cảm xúc đã viết nên những vần thơ đẹp đẽ. Bằng tình cảm lớn lao và ngòi bút tài hoa cùng việc khai thác hình ảnh gần gũi, bình dị nhưng mang giá trị lớn đã khơi gợi trong lòng người đọc xúc cảm về tình mẫu tử. Thêm kính yêu và trân trọng những sự hi sinh lớn lao của mẹ.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Phân tích hình tượng con cò” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!