Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động sau hai mươi năm” chuẩn nhất 01/2025.
Viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động sau hai mươi năm- Mẫu 1
Phương Hà, ngày 10 tháng 4 năm 2004
Phi thân!
Chẳng biết đây là bức thư thứ bao nhiêu tôi viết cho ông nhỉ? Không gặp được nhau khổ thế đấy mà viết thư thì kể mãi không hết chuyện, đúng là già rồi mà tật buôn chuyện cũng không bớt được ông nhỉ? Vẫn như mọi khi, đầu thư cho tôi gửi lời hỏi thăm tới bà xã bên đó và cả cậu quý tử nhà ông nữa, mong cháu hay ăn chóng lớn. Còn về phần tôi, ông xã tôi vẫn công tác đều, thằng cu con cũng sắp đến tháng đòi ra rồi nên cũng mệt ông ạ.
À mà nhân đây tôi cũng kể luôn cho ông. Ông còn nhớ trường cấp hai của bọn mình không? Hôm trước, chẳng biết sắp đặt thế nào mà khéo ra trò, tôi lại tình cờ có dịp thăm lại trường mình sau ngần ấy năm. Chả là có đợt đi thanh tra về các trường để kiểm nghiệm phương pháp dạy học mới, đoàn tôi lại về đúng trường mình ông ạ. Ngồi trên ô tô cứ thấy nao nao trong người, thế mà như có điềm báo, từ cửa kính tôi chợt nhận ra cái cây phượng già khổng lồ bên vệ đường. Sung sướng, bồi hồi, xúc động, tôi cảm thấy như mình được gặp lại người bạn đời của mình trong suốt những năm tháng học trò dở dở ương ương. Tôi đi thanh tra cả một buổi sáng hôm ấy, dành hết thời gian buổi chiều để thăm lại trường. Hai mươi năm rồi còn gì, ông biết không trường mình thay đổi nhiều lắm, khác hẳn so với ngôi trường mình học hai mươi năm trước đây. Trường Trung học cơ sở Lê Lợi hồi nào giờ đã thành một ngôi trường năm tầng khang trang hiện đại, lại còn phần rõ cả khu nhà cho giáo viên và khu dành cho học sinh nữa. Bọn trẻ bây giờ sướng hơn mình nhiều ông ạ, phòng học của chúng được trang bị đầy đủ thiết bị dạy và học, đợt này tôi đi cũng là để xem xét về cách học mới này, chắc sau này sẽ phát triển ở nhiều nơi.
Bước vào một phòng học tự nhiên, tôi đặc biệt ấn tượng bởi cách bài trí phòng và các dụng cụ thiết bị. Máy chiếu màn hình lớn đã được thay thế cho bảng đen phấn trắng, cả một phòng được thiết kế dành riêng cho việc làm thí nghiệm. Hiện đại, đẹp và rất có hiệu quả cho việc học của bọn trẻ. Đứng từ trên tầng năm nhìn xuống mới thấy khuôn viên trường mình mở rộng rất nhiều. Khu vườn thực hành xanh mướt một màu của các loài cây mà bọn trẻ trồng. Khu sân bóng, sân thể thao rộng và rất đẹp mướt một màu cỏ non. Sân trường vắng lặng nhuốm ánh chiều tà. Bỗng giật mình khi nhìn về phía khu gia đình. Biết ai không, đố ông biết tôi nhìn thấy ai? Vượng, tôi thấy Vượng đứng ở ban công cũng nhìn lên và bắt gặp ánh mắt nhìn xuống, giá mà như ngày xưa, sẽ chạy thật nhanh đến, tíu tít chuyện trò nắm tay nhau đi dạo sân trường như hai anh em. Nhưng bây giờ lớn rồi sẽ chỉ là bạn mà phải không ông? Hai đứa vẫn nhận ra nhau, tôi vui và xao xuyến… Vượng đã thực hiện được mơ ước, đã làm thầy giáo dạy Toán lại công tác ngay tại trường mình. Nhưng bất ngờ khi biết Vượng chưa lấy vợ, hơi lạ ông nhỉ. Chắc chỉ tôi nghĩ thế. Cứ thế đứng trên ban công, nói và nói, chẳng biết chuyện gì mà cứ thế tuôn ra, vẫn như xưa, vẫn con người mảnh khảnh, cao lêu nghêu với khuôn mặt buồn, nụ cười vẫn thế, chỉ có điều đã thay đổi, tuổi không còn trẻ con, cũng đã già dặn và chín chắn hơn nhiều. Ngoài ba mươi rồi còn gì thế mà nói chuyện vẫn hài hước, hỏi thăm mới biết nhiều bạn dã lập gia đình, đã có sự nghiệp, các thầy cô trường mình cũng đã khác trước, lớp người trước đã về hưu thay vào là một lớp giáo viên mới, năng nổ và tràn đầy nhiệt huyết, yêu nghề và yêu bọn trẻ. Nhóc Lan lẻo mép đã kết duyên với anh chàng Cường tí hon, rồi nhiều lắm, lớp mình hơi bị nhiều đôi đã thành, vui thật, thế mà chúng nó chẳng thèm mời mình, chắc không thể liên lạc.
Lũ trẻ dưới sân đang nối nhau ra về, hết tiết, kết thúc một ngày học, sân trường lại tấp nập học sinh, những đứa trẻ ngây thơ, nhí nhảnh như bọn mình hồi xưa ùa chạy khắp sân như đàn ong vỡ tổ. Tôi tần ngần nhìn lại ngôi trường mình. Cả sân trường rợp bóng cây xanh, thoắt cái đã không còn ai, lại trở nên lặng lẽ, xa xa, nơi góc hồ nước, tôi chợt nhận ra cây me tụi mình trồng, nó đã lớn rất nhiều, trông tràn đầy sức sống, tự nhiên lại thấy bồi hồi. Hôm ấy không gặp được các bạn, cũng không gặp thầy cô giáo cũ, chỉ còn thấy lại những kỉ niệm thuở học trò, những buổi ngồi truy bài dưới gốc cây phượng, những giờ kiểm tra gay cấn, hồi hội đến toát mồ hôi. Tất cả rất gần mà lại rất xa. Chiều đã gần tàn, hoàng hôn nhuộm cảnh vật, đã đến lúc phải về, phải lên xe theo đoàn, tôi đã đề nghị Vượng tiễn mình. Buồn thật, rồi bao giờ mới có dịp lại về thăm. Tôi chợt buồn, Vượng đề nghị chúng tôi nắm tay nhau đi dọc trường một vòng như hồi xưa, tôi tự dưng thấy buồn ùa về một cái gì đó mơ hồ.
Ông thấy sao, tôi là người học trò ngoan đấy chứ, đã về thăm trường rồi đó, thật ra thì tôi và ông cũng thật đáng trách đấy, liệu hôm nào hai đứa mình về trường ông nha.
Tự nhiên lại thấy nhớ một cái gì đấy ông ạ! Nhớ trường… một chút, nhớ mọi người… một chút… nhưng tự nhiên thấy nhớ Vượng… mối tình đầu mà… hay thật ông nhỉ? Nụ cười của Vượng, cái nắm tay dạo… tất cả làm tôi thấy thương thương.
Tội lỗi quá, chồng con rồi mà sao còn linh tinh, khéo ông xã đọc được lại kêu trời, ông đừng mách lẻo nha. Xin đấy! Thôi thư tôi viết dài rồi mỏi tay rồi này, chắc thằng cu cũng mệt, quậy bụng quá trời. Tôi dừng bút đây, nhớ biên thư lại ngay.
Bạn
Nguyễn Minh Ngọc
Viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động sau hai mươi năm- Mẫu 2
Mặt trăng, … tháng … năm …
Khánh thân mến!
Tớ viết thư này trước hết là để hỏi thăm cậu, cậu dạo này có khỏe không?
Cuộc sống của cậu như thế nào? Có gì đặc biệt không? Nghe nói vẫn chưa có vợ à, phải cố gắng lên, sắp 40 rồi đấy. Tớ dạo này vẫn khỏe, cuộc sống của tớ rất tuyệt vời lắm. Cậu có biết thành phố thứ 3 trên mặt trăng không?
Tớ có một biệt thự ở khu ngoại ô trên ấy, hàng năm cứ cuối hè tớ lại lên đấy chơi cùng với gia đình, nhắc mới nhớ, tớ cưới vợ được gần một năm rồi. Vợ tớ xinh lắm, mặt không tì vết. Gia đình tớ sống rất tốt. Hiện tại, tớ đang trên phi cơ riêng bay sang Anh để tiếp xúc cùng các đại biểu cấp cao của Liên Hợp Quốc. Cách đây ba hôm, khi đang trên đường sang Mĩ để giải quyết một số việc quan trọng và nhận giải thưởng Nô-ben về hòa bình, tớ có dừng lại ở Hải Phòng – nơi mà hồi nhỏ anh em mình còn học ở đây. Tớ về chính ngôi trường Trần Phú từ thuở nào, ngày nay nó đã được tu sửa lại khang trang hơn và được dát toàn bộ bạch kim ở khắp trường.
Không những thế, nó đã được đưa lên trên không, cao hơn 100m so với mặt đất để mở rộng chỗ ở cho người dân. Khi bước vào trường, tớ mới phát hiện ra hiệu trưởng ở đây chính là Hiền Thảo – một trong những người bạn đã học chung với anh em mình trong bốn năm cấp hai. Cậu ấy giờ đã khác, với vị trí hiệu trưởng, cậu ấy chín chắn, cứng rắn hơn nhưng vẫn đầy tình cảm và tình yêu thương ấy. Cậu đón tiếp tôi với sự niềm nở, tự hào kể cho tôi về những việc cậu đã làm nào là các dãy nhà đã được tăng lên thành sáu tầng, được lắp cầu thang máy, được xây thêm khu liên hợp, khu thể thao có thêm bề bơi, sân bóng đá, bóng rổ, sân tenis, bãi giữ xe,… Ngoài ra, tớ thấy được mới vài điểm quen thuộc trong khuôn viên trường, đó là cây hoa sữa trước cửa lớp mình, nó đã cao hơn, to hơn. Tớ vẫn nhớ hồi anh em mình học thể dục, vì trời nắng nên lại chạy ào về gối cây này tránh nắng, đứa này tranh đứa kia, bàn tán rôm rả để rồi bị trực ban nhắc hay cái lần thằng Hùng, thằng Phát thi nhau trèo cây để xem ai giỏi hơn ai, cuộc thi chưa kết thúc, thì bảo vệ đuổi, chạy tóe khói khắp trường để rồi bị bắt lên phòng bảo vệ.
Đang xao xuyến vì những kỉ niệm, đột nhiên có một giọng nói khàn khàn, nhưng đầy sự trìu mến, gọi: “Trường Ân đó hả em?” Tớ ngờ ngờ rồi quay lại. Hóa ra đó chính là thầy Nguyên, Khánh ạ. Thầy bây giờ trông đã già hơn hẳn. Đầu thầy đã không còn tóc, bóng loáng rồi đột nhiên, tớ xúc động đến tột cùng – Thầy Nguyên đây ư? Người thầy đã dạy tôi đây ư?” Trời, thầy giờ già quá, người đã dạy cho tôi cấp hai và cũng là người đã dành hơn bốn thập kỉ để cống hiến cho giáo dục nước, nhờ thầy, bao thế hệ đã lớn lên, trở thành những trụ cột, những người đi xây dựng đất nước, là người cống hiến thầm lặng … Ôi, chả có nhẽ mái tóc của thầy đã ra đi cùng với sư cống hiến ấy. Khi nghĩ về những điều đó, Khánh ạ, tớ chỉ chực bật khóc. Thầy quá tận tâm với nghề, cống hiến hết mình. Thầy giờ là một ông lão ngoài bảy mươi cũng về thăm trường rồi tình cờ gặp tớ… Tớ dìu thầy ra ghế đá, nó đã được lắp đặt thêm một bộ tản nhiệt nên mặc cho trời hôm ấy nóng hơn 30 độ, tôi và thầy vẫn thoải mái ngồi nói chuyện… Tớ hỏi thầy rất nhiều, và cũng tự hào kể ra những thành tựu mình đã đạt được nhưng không quên cảm ơn thầy vì những công lao như biển cả của thầy. Nhìn thầy, tớ lại nhớ về những kỉ niệm với thầy, như lần thầy cho cả lũ kiểm tra 15 phút một bài cực dài nhưng rồi lại không thu khiến cả lũ lăn đùng ngã ngửa, nghĩ đến đó, tớ và thầy lại bật cười. Mặc dù không muốn, nhưng cuối cùng cũng phải rời đi, tớ chào thầy, từ biệt Hiền Thảo, rồi hẹn một lần khác gặp sau. Buổi chia tay ấy đầy xúc động, rồi tớ lên phi cơ bay đi, ngó lại, tớ thấy được bóng dáng của thầy mờ dần, nhỏ dần rồi cuối cùng biến mất sau làn mây làm tớ lại suy nghĩ viển vông.
Tớ chỉ viết đến đây thôi, cho tớ gửi lời chào đến gia đình của cậu và chúc cậu gặp thành công trong mọi mặt cuộc sống .
Bạn cũ của cậu!
Viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động sau hai mươi năm- Mẫu 3
Hải Dương, ngày… tháng… năm
Tường Vi thân!
Chưa bao giờ nghĩ đến bạn mà mình thấy bồi hồi như lúc này. Bao nhiêu cảm xúc ùa về và mình biết khoảnh khắc này chỉ bạn mới có thể chia sẻ với mình. Hôm nay, mình về thăm ngôi trường cấp 2 thân yêu của chúng ta, sau hai mươi năm xa cách…
Cái nắng gay gắt của mùa hè vẫn còn vương lại dù đã là buổi xế chiều, những tia nắng vẫn đang mải đùa nghịch trên mấy tán cây, ngôi trường cũ hiện ra thân thương, quen thuộc và không còn vẻ nghiêm trang như hồi trước nữa… Mình lặng lẽ dạo quanh sân, ngắm nhìn từng vòm cây để cảm nhận sự khác biệt trong lòng cái khung cảnh đã từng quá thân thuộc này. Có lẽ, dù đã hai mươi năm xa cách, dù có bao lớp học sinh đến rồi lại đi, thì trường vẫn thế, vẫn chẳng thay đổi gì trong tâm hồn mỗi người, mãi mãi…
Nhìn đồng hồ đeo tay, đã đến giờ tan trường, mình tạm lánh vào một góc khuất – Tường Vi đoán xem, đó là chỗ nào? Cái gầm cầu thang mà chúng mình thường trốn ngày xưa khi chơi trò ú tim ấy! Nhắm mắt lại và mình cảm thấy như đang nghe bên tai ba hồi trống trường thân quen ngày nào. Mình tưởng tượng ra hình ảnh của lũ trẻ ùa ra từ các phòng học, chúng hồn nhiên gọi nhau, cãi nhau, ríu rít đùa nhau, nhí nhảnh như bọn mình hồi xưa… Màu áo trắng, sao mà nhớ thế! Chỉ một hai năm nữa thôi, ngày chia tay, chúng sẽ giống chúng mình ngày xưa, chìa lưng áo trắng cho nhau ghi dòng lưu bút…
Một lúc lâu sau, mình vẫn chưa muốn rời đi, mình tần ngần nhìn lại ngôi trường. Cả sân trường rợp bóng cây xanh, lặng lẽ với mùa hè đầy nắng vàng và ve sầu. Xa xa, nơi góc hồ nước, một cây me cao lớn trông tràn đầy sức sống. Mình chợt nhận ra đó chính là gốc me non tụi mình trồng năm nào, tự nhiên lại thấy bồi hồi. Bước dần lên cầu thang, mình tìm lại phòng học cuối tầng ba, nơi ngày xưa bốn mươi sáu quỷ sứ lớp mình từng trú ngụ. Đây rồi, lớp học đó, cá cái ban công quen thuộc đang ở ngay trước mắt, chờ mình bước vào và tìm kiếm lại hình ảnh của hai mươi năm trước. Chỗ ngồi cạnh cửa sổ bàn ba là của mình, nơi đã từng chứng kiến mình khóc, mình cười và cả khi mình nói chuyện riêng nữa. Còn cách đó hai bàn, là chỗ của bạn đó nhớ không? Cách xa như thế mà hai đứa còn nói chuyện riêng được thì thật tài!
Hôm ấy mình không gặp được thầy cô giáo cũ, chỉ còn thấy lại những kỷ niệm thuở học trò, những buổi ngồi truy bài dưới gốc cây phượng, những giờ kiểm tra gay cấn, hồi hộp đến toát mồ hôi… Tất cả đã rất xa mà cũng lại như vừa mới hôm qua.
Tường Vi ơi! Nhất định hôm nào chúng ta gặp nhau nhé! Biết rằng công việc của ai cũng bận rộn nhưng mình tha thiết muốn gặp bạn dưới những vòm cây của ngôi trường cũ yêu dấu này để ôn lại những ngày xưa!
Hẹn gặp bạn một ngày không xa.
Thân ái!
Bạn của cậu
Nguyễn Thùy Linh
Viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động sau hai mươi năm- Mẫu 4
Thái Nguyên, ngày…. tháng…. năm……
Linh thân mến!
Nhận được lá thư này của mình Linh bất ngờ lắm phải không? Ừ! Lâu lắm rồi còn gì…. Sau bao nhiêu năm mình mới lại ngồi vào bàn và viết thư cho Linh, cứ thấy lóng ngóng với cây bút và những gì muốn nói…
Linh bây giờ sao rồi? Chắc là Linh vẫn khỏe và gia đình luôn tràn ngập trong tiếng cười và hạnh phúc phải không?
Mình nhớ thằng nhỏ Nam của Linh lắm đấy nhé, thằng bé thật ngoan ngoãn và đáng yêu. Lần cuối cùng gặp nó là hồi bọn mình chia tay để Linh vào Nam, cũng 12 năm rồi còn gì. Thằng bé lớn lên chắc bảnh trai lắm, nó học hành có tốt không Linh?
Còn mình thì vẫn khoẻ, cuộc sống vẫn ổn, ông xã chuyển công tác vì thế cả nhà lại chuyển về Thái Nguyên sinh sống rồi. Được sống trong bầu không khí quen thuộc và gần gũi của quê hương thật tuyệt Linh ạ.
Linh này! Linh có nhớ mái trường cấp 2 mà tụi mình từng học không? Chắc Linh chẳng quên được đâu nhỉ. Đó là nơi tụi mình đã gặp nhau và trở thành bạn thân thiết đến bây giờ, là nơi ấm áp yêu thương đã nâng cánh cho chúng ta trên con đường đời cơ mà! Năm nay con mình lại chuyển vào trường cũ học đấy! Thật là một sự trùng hợp diệu kì phải không Linh?
Linh à, 20 năm rồi mình mới quay lại trường đấy. Nhiều khi ngẫm lại thấy thời gian trôi thật nhanh, mới ngày nào mình còn nô đùa bên bè bạn, sống trong sự dạy bảo tận tình chu đáo của thầy cô,nay đã 20 năm rồi. Có lẽ mình ấn tượng nhất với trường là những kỉ niệm gắn với mùa hè. Có những mùa hè hân hoan vì được nghỉ ngơi sau 1 năm học tập, có những ngày hè lên trường lao động vui vẻ và ngày hè chia tay cuối cấp, phải xa thầy cô bạn bè, cả lớp A3 của mình ôm nhau khóc như trẻ con vậy. Mình cũng quay lại trường trong một ngày hè nắng chói chang và bầu trời xanh cao vời vợi. Có lẽ chính vì vậy mà những kỉ niệm ấy mới ùa về trong lòng mình.
Ôi, sao mới viết chưa được nửa bức thư mà nước mắt mình đã chực ùa ra thế này, lại mít ướt giống ngày xưa rồi,
Linh đừng cười mình nhé!
Trường mình bây giờ khác hồi chúng mình học nhiều lắm, những dãy nhà 2 tầng giờ đã là toà nhà 5 tầng cao đồ sộ với những thiết bị học tập được trang bị tối ưu. Thì dĩ nhiên, từ hồi bọn mình học trường đã là trường chuẩn quốc gia rồi còn gì. Bây giờ lớp nào cũng có máy chiếu, có máy tính, có bảng thông minh… Mình đã đi ngắm hết các lớp trong trường, vui lắm, nhớ lại bao nhiêu kỉ niệm. Mình nhớ, trước chúng mình chẳng thích học máy chiếu mãi còn gì. Những tiết học thật thú vị và bổ ích, giờ Văn thì vừa được nghe giọng đọc ấm áp, truyền cảm của cô, vừa được thảo luận thành nhóm thật thoải mái về những vấn đề mình quan tâm; giờ Hoá thì được xem thí nghiệm; giờ Lý thì được mắc mạch điện… nhiều trường khác còn phải ghen tị với học sinh trường mình cơ đấy.
Trường thì xây khác, nhưng những hàng cây xanh rợp bóng mát sau trường thì vẫn còn đó, hàng ghế đá vẫn còn đó ghi dấu bao hồi ức chẳng thể nào quên. Trong cái nắng hè, thấp thoáng rặng cây, những vườn hoa khoe sắc, trông ngôi trường thật hài hoà và đẹp lạ kỳ, nó rực rỡ, khang trang và luôn tạo cho mình cảm giác gần gũi, thân thương.
Trong lần này về thăm trường, mình đã gặp lại rất nhiều thầy cô dạy mình ngày ấy, cô giáo dạy Văn ngày xưa với những giờ học ấm áp yêu thương, đôi khi hơi nghiêm khắc nhưng đem đến cho chúng mình những bài học đối nhân xử thế, cách ứng xử, nói năng… giúp bọn mình sống tốt và sống có ích; thầy giáo dạy Lý với những giờ học về điện, đôi khi khó hiểu nhưng luôn cố giảng dạy thật kĩ; cô giáo dạy Sử với những tiết học thú vị về một thời quá khứ đã qua, khiến chúng mình thích thú nghe như nghe truyện cổ tích… Mình đã khóc đấy Linh ạ! Không ngờ bao nhiêu năm rồi, 35 tuổi, con trai lớn thế rồi… lại được gặp lại các thầy cô, lại được nghe các thầy cô gọi là “em”, xưng “cô” thật trìu mến, thiết tha. Trong cái giây phút ấy mình chỉ biết nắm tay thầy cô mà nghẹn ngào nói không nên lời, vui lắm mà sao nước mắt cứ tuôn rơi. Các thầy cô cũng sắp về hưu rồi, nhưng vẫn còn khoẻ mạnh lắm Linh ạ, tâm huyết với nghề, nhiệt tình và yêu thương học sinh thì dĩ nhiên là vẫn đầy ăm ắp trong trái tim rồi. Mình cũng không ngờ là các thầy cô vẫn còn nhớ mình đâu đấy. Bao nhiêu thế hệ học trò đi qua, vậy mà cô Văn, cô Địa vẫn nhận ra mình và hỏi rằng “học trò cũ của trường à”… khiến mình thấy ấm áp lạ kỳ. Ừ, phải rồi, các thầy cô là những người chèo đò luôn hy sinh vì học trò cơ mà… Trong giây phút ấy mình thấy xấu hổ quá, chẳng biết lấy gì để tặng người đã từng dìu dắt từng bước đi….
Chắc Linh không tưởng tượng ra đâu. Nhưng đến giờ khi ngồi đây viết thư cho Linh, cái cảm giác bồi hồi xao xuyến trước mái trường bao năm mới quay lại, cái niềm xúc động nghẹn ngào khi chào các thầy cô, sự lưu luyến khi ra về cái niềm xúc động nghẹn ngào khi chào các thầy cô, sự lưu luyến khi ra về vẫn còn vẹn nguyên trong mình. Chắc chắn rằng khi có thời gian, mình sẽ đến thăm các thầy cô thường xuyên hơn, vẫn còn vẹn nguyên trong mình. Chắc chắn rằng khi có thời gian, mình sẽ đến thăm các thầy cô thường xuyên hơn, lòng kính của học trò không nhiều nhưng chắc cũng 1 phần nào tri ân được công ơn của thầy cô phải không Linh?
Cũng lâu lắm Linh chẳng về Bắc rồi đấy, có thời gian thì về Linh nhé, thăm quê và thăm mái trường dấu yêu!
Thư chưa dài nhưng có lẽ là mình xin dừng bút ở đây! Chúc Linh và gia đình luôn mạnh khoẻ, thành đạt và hạnh phúc. Chúc cho cháu Nam luôn được học tập trong một môi trường học tập tốt đẹp mà ở đó cây non có thể mọc thẳng, hoàn thiện từ ngoại hình cho tới nhân cách như mái trường cấp 2 chúng mình đã học tập và trưởng thành.
Viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động sau hai mươi năm- Mẫu 5
Bảo Định, ngày… tháng… năm….
Loan thân mến,
Bồ có ngạc nhiên không khi lá thư này được gởi đến bồ từ làng Bảo Định, quê hương tụi mình? Cũng đơn giản thôi bởi như bồ biết, mình về Việt Nam đã được 10 ngày. Ở Đà Nẵng, quê nội của Cu Tí một tuần thì mình và “ông xã” quyết định “hành hương về phương Nam”, nghĩa là đưa cháu về thăm quê ngoại. Bồ biết đấy, mình phải thắp hương cho ba mẹ mình vì khi ông bà mất, mình không có mặt. Hơn nữa, mình muốn Cu Tí hiểu được trọn vẹn hai tiếng “quê hương”.
“Về phương nam thiết tha câu hò…” Không hiểu sao câu hát ngày nào còn bé cứ hiện lên dai dẳng trong tâm trí mình. Ra đi thấm thoắt đã gần 20 năm. Học hành, làm ăn, lấy chồng, sinh con… cuộc sống cứ như là cơn lốc cuốn mình trôi đi chẳng lúc nào dừng. Bởi vậy, về nước, bước xuống sân bay, mình có cảm tưởng như vừa sống lại. Mình chỉ còn là cô bé 17 tuổi ngày nào bước chân đi du học với bao hăm hở. Giờ đây đến lúc trở về, tuổi gần 40 mà sự hăm hở, háo hức vẫn còn nguyên vẹn. Cu Tý, con mình thì ngẩn ngẩn, ngơ ngơ. Cháu luôn miệng hỏi: “Tới rồi hả mẹ”, “Mình đi đâu mẹ”? Mình trả lời con mà thực ra là nói với bản thân mình: Về quê! Về quê con ạ!”. Hai tiếng ấy giờ đây mình mới cảm nhận hết được ý nghĩa thiêng liêng!
Rồi mình cũng đặt chân về tới quê mình, làng Bảo Định bên bờ sông Tiền yêu dấu. Mình lại được trở về với mái nhà xưa, nơi ba mẹ mình yên nghỉ. Đứng trước mộ cha mẹ, đốt nén hương tạ tội mình thấy lòng vô cùng xúc động.
Giá như ngày này mình còn gặp được ông bà…
Nhưng chưa hết Loan ơi, một điều xúc động bất ngờ ngoài dự kiến đã xảy đến với mình trong chuyến về thăm quê ấy. Đó là tình cờ mình qua lại ngôi trường tiểu học ngày xưa của bọn mình, nơi đã từng “khai tâm mở trí” cho lũ con nít làng mình hồi đó. Loan biết không? Trường vẫn nép mình bên dòng sông Bảo Định như xưa. Có điều dòng sông hiền hòa ngày ấy của mình bé xíu giờ được khơi dòng đẹp đến ngất ngây. Sông không rộng lắm, không dạt dào cuồn cuộn sóng xô, cũng không trong xanh soi bóng da trời. Nhưng sông vẫn thơ, vẫn mộng, vẫn hiền hòa như một người tình chung thủy. Trước sao, sau vậy, đôi bờ sông, giờ đã được kè đá phẳng phiu, sạch sẽ vẫn là những hàng dừa ngan ngát một màu xanh, vẫn là nhũng vườn cây trái xum xuê, những canh đồng lúa xanh mơn mởn. Và dòng sông nữa, vẫn đục ngầu đặc quánh phù sa như ngày nào mình thường tắm mát, chơi đùa… Không có con sông ấy định vị và cái bảng tên trường không đổi thì có lẽ mình đã không nhận ra trường cũ được rồi. Bồ biết tại sao không? Bởi nó không còn như trong kí ức của bọn mình nữa, nghĩa là không phải là một dãy nhà lợp ngói, vách cây, xây trên nền xi măng cao nhằm tránh lũ. Giờ đây trường được mở rộng, xây tầng, sơn vôi, ốp đá… hiện đại chẳng kém gì trường của Cu Tí nhà mình bên ấy nữa đâu. Nhìn cảnh ấy mình vừa vui, vừa buồn lẫn lộn. Vui vì quê mình tiến bộ, thoát cảnh nghèo nàn. Vui vì thế hệ đàn em giờ được học hành trong trường lớp khang trang, đẹp đẽ.
Nhưng buồn vì tâm trạng “người cũ” nhưng “cảnh đã khác xưa rồi”. Hai cây phượng mà hồi đó lớp mình trồng bên cổng, giờ chỉ còn có một cây. Cây kia không biết sao rồi. Chỉ có điều sân trường mở rộng nên nó thụt vào sừng sững giữa sân. Nó to lắm bồ ơi. Gốc nó phải đến hai vòng tay ôm mới xuể. Nhớ hồi tụi mình trồng nó thay cho cây gòn trốc gốc, nó mới chỉ là một nhánh cây non. Vậy mà giờ đây đa là “cổ thụ”.Tán nó đẹp mê hồn Loan ạ. Cứ như những cánh tay dài, vươn mình ra trước, vẫy vẫy, chào chào. Mùa này nó nở hoa đỏ rực, cứ như một ngọn đuốc cháy giữa trời, như thi gan cùng nắng lửa. Sân trường bây giờ càng rộng mênh mông, lại được trải nhựa, tinh tươm đẹp đẽ. Trên sân còn hằn rõ vạch sơn để tập bóng rổ, thi chạy…Nhìn khoảnh sân ấy mình lại nhớ cái sân đất ngày nào, bọn mình vẫn thường nhảy dây, đánh đũa, lò cò… Ngày ấy mùa nắng thì bụi mù, mùa mưa thì tha hồ mà lội. Thậm chí khi lũ tràn về, trường đóng cửa nghỉ học, tụi mình còn có thể vào trường bắt cua, hái bông điên điển nữa.
Nhớ không? Nói như thế nhưng mình vẫn thấy sân trường ngày ấy của mình đẹp. Đẹp vì rất, rất nhiều cây xanh… Nào là trứng cá, nào là cây bàng, rồi chuối, rồi tre… Ngày ấy ở sân sau còn có hai cây sầu đông mà mình vẫn gọi là hoa anh đào nữa. Mỗi khi trời trở lạnh, cây trổ bông đầy cành là mình biết sắp được nghỉ Tết. Lúc ấy lòng mình náo nức làm sao! Giờ trường vẫn có cây xanh, nhưng bao bọc khuôn viên không còn là hàng rào dâm bụt và me keo rủ bóng. Thay vào đó là hàng rào sắt và những bồn hoa uốn lượn cặp vòng. Cũng đẹp lắm vì hoa lá được tỉa cành, chăm bón công phu. Tuy vậy mình vẫn thích cái dân dã, đơn sơ của ngôi trường mình hồi ấy. Nó gần gũi, ấm áp làm sao đó! Trường bây giờ cũng có sân sau. Khoảng sân này cặp sát mé sông. Có một khu vườn cỏ xanh mát mắt. Một sân chơi với cầu tuột, xích đu… Thậm chí có một hồ bơi xinh xắn cùng một vườn chim rộn rã, tưng bừng. Nhìn cảnh đó mình chợt nghĩ trẻ con sướng thật. Sướng hơn tụi mình.
Trường vắng lắm bồ ơi. Mùa hè mà. Hơn nữa là buổi trưa nhân viên về nghỉ hết. Học trò cũng không thấy bóng. Các lớp học dường như đang nằm say ngủ. Thỉnh thoảng, đâu đó vọng về tiếng chim ríu rít chuyền cành. Và nắng. Nắng ngập sân trường, rọi vào hành lang sâu hun hút. Nhìn bóng nắng in thành vệt dài trên tường, mình lại nhớ đến cái bóng nắng trứng gà rọi từ mái ngói lớp mình ngày cũ. Ngày ấy chuyện nắng rọi loang lổ và mưa dột tứ tung là chuyện bình thường, ngày nào cũng gặp. Trong cái lớp học như vậy tụi mình vẫn cứ là học đọc, học viết ê a. Mà bồ nhớ không, hồi đó lớp năm, mình học với thầy gì nhỉ? Lâu quá mình quên mất tên rồi. Chỉ nhớ thầy đã đứng tuổi, tóc hoa râm, kính trễ xuống mũi, dáng cao cao, gầy gầy… Thầy hay gọi mình lên bảng. Thầy dạy bọn mình tính nhẩm, tính đố thiệt hay. Thầy cho mình thi đua. Trò nào giải đúng, giải nhanh, thầy cho con mười thật đỏ, thật to vào tập. Con 10 ấy không chỉ làm mắt bọn mình tròn xoe, rạng rỡ mà còn khiến cả mắt thầy cũng mãn nguyện, long lanh. Bây giờ thì chắc thầy đã chẳng còn. Nhưng những chuyện kể cuối tuần của thầy mình vẫn còn nhớ mãi.
Ngày ấy thầy hay kể cho tụi mình nghe những chuyện nói về “Tâm hồn cao thượng”. Mình nhớ nhất là câu chuyện của “chú phó nề” với lời nhắn nhủ kèm theo của thầy: “Bàn tay con có thể lấm lem bùn đất, tấm áo con có thể loang lổ dầu sơn vì con phải kiếm ăn nhọc nhằn vất vả. Nhưng chớ để lòng mình hoen ố, lấm lem. Chớ để tâm hồn nhuốc nhơ, bẩn thỉu!” Những lời thầy dạy mình ghi khắc trong lòng, để rồi bôn ba xứ người, mình phải đổ mồ hôi đổi lấy chén cơm nhưng không bao giờ đánh đổi lương tâm lấy vinh hoa, phú quý. Mình luôn tự nhủ với lòng không thể bán rẻ linh hồn để làm điều sằng bậy! Ôi thầy yêu quý của con. Ước gì thầy có thể hiểu được thầy có ý nghĩa to lớn như thế nào trong sự trưởng thành của con hôm nay. Ước gì con cứ mãi là bé bỏng bên thầy. Ước gì con được gặp thầy lần nữa…
Thôi Loan nhé, thông cảm cho sự “lắm lời” của mình bởi cảm xúc cứ dâng trào ngập ứ. Mình cần tâm sự, sẻ chia.
Và Loan, bạn thân, bạn cũ, đồng cảnh, đồng hương… với mình sẽ hiểu được mình hơn ai hết. Một ngày nào đó, bạn hãy trở về, hãy đem con theo và nói với nó rằng: “Đây là ngôi trường của mẹ, là nơi mà mẹ được tắm mát trong tình yêu thương, nơi tuổi thơ mẹ xanh tươi như màu lá, nơi các thầy cô dạy mẹ làm người. Chính tại nơi này, mẹ đã “lớn lên”…
Viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động sau hai mươi năm- Mẫu 6
Cuộc sống đầy biến động. Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau tại mái trường Thuận Thành yêu dấu này.
Kể từ ngày đó một phần do bận việc cơ quan phần khác do công việc gia đình nên tôi chưa có dịp về thăm trường, thăm thầy, thăm cô. Hôm ấy nhân chuyến đi công tác tôi xin phép cơ quan nghỉ ba ngày để có dịp thăm lại trường xưa bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đồng nghiệp trong tòa soạn. Đó là chuyến đi đầy xúc động của tôi trong suốt những năm công tác ở Hà Nội.
Bánh xe lăn đều và nhanh con đường quen thuộc. Chỉ còn khoảng năm phút nữa là chúng tôi tới trường.
Lòng tôi cứ bồn chồn rạo rực. Xe dừng lại ngay trước cổng trường. Cảnh trường khác xưa nhiều quá tôi gần như ko thể nhận ra. Thế là đã hai mươi năm kể từ khi chia tay, giờ tôi mới được trở lại đây nơi tôi đã từng có những kỉ niệm êm đẹp. Cổng tường này là này là nơi lũ học trò chúng tôi vẫn đợi nhau. Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ 1 điều gì đó… Áp mặt vào những thanh sát của cánh cổng trường tôi nhìn xa xăm… Vẫn màu áo xanh hòa bình nhưng học sinh đang vui vẻ nô đùa hồn nhiên trong sân trường làm tôi nhớ quá những lần đá cầu nhảy dây trốn tìm… cùng các bạn. Nước mắt tôi ứa ra, họng tôi tắc nghẹn như có cái gì chặn ngang. Tôi không thể kìm nổi xúc động này. Thầy cô ơi… tiếng gọi sao mà thân thương quá! Mong tìm lại những kỉ niệm ngày xưa, tôi bước vào, hàng phượng vĩ đã thay bằng hàng bằng lăng nhưng tôi vãn người thấy đâu đây mùi hương quen thuộc hè đến phượng nở đỏ rực cả một góc trời. Ve kêu râm ran… Tiếng ve gọi hè gọi cả những hồi ức ấu thơ đẹp đẽ. Tôi đi dạo một vòng quanh trường như dạo lại hững bài hát mà chúng tôi đã từng hát khi còn học dưới mái trường này. Tôi lẩm bẩm “hàng ghế đá, xanh hàng cây góc sân trường, bạn thân hỡi…” tôi dừng lại ko hát nữa nói đúng hơn là ko hát nổi… Xúc động!
Tôi ghé lại chỗ hàng liễu xanh rì, đó là nơi tôi và các thầy cô cùng các bạn chụp bức hình cuối cùng “bức ảnh” tôi nghĩ trong đầu và chạy lại về phía ô tô. Tôi bới tung vali tìm kiếm bức ảnh.
Đây rồi! Mắt tôi sáng lên vui vẻ, tay tôi lướt trên bức ảnh, lướt trên từng khuôn mặt nụ cười của thầy cô và các bạn. Nước mắt trào dâng, cảnh vật xung quanh nhòa đi trước mắt tôi. Tôi chạy vào văn phòng, chẳng có ai ngoài bác bảo vệ mà học sinh chúng tôi ngày xưa rất kính trọng và tin tưởng. Bác quý học sinh như con của mình. Bác đã già nhưng vẫn vui tính và nhanh nhẹn như ngày xưa. Hồi đó bố mẹ gửi tôi lên học và nhờ bác lo cơm nước cho tôi. Hằng ngày tôi nhổ tóc sâu cho bác, hai bác cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ. Trong 2 năm học ở trường bác đã cho tôi không ít những lời khuyên bổ ích và đúng đắn.
Tôi tiến gần chỗ bác:
– Bác… bác Hiền ơi..! – Tôi nghẹn ngào
Bác quay sang phía tôi, chăm chú nhìn, đôi mắt ánh lên sự vui mừng.
– Trang … hả?
Giọng bác run run, mắt bác sáng ngời và mặt bác vui vẻ. Bác trách tôi:
– Sao lâu rồi mày chẳng về đây với bác bác có bao nhiêu chuyện mà chẳng biết kể với ai, bác cứ ngóng mày mãi! – Thế hôm nay có việc gì mà lại về đây
– Cháu về thăm bác ạ! – Tôi cười tươi rói.
– Thăm bác? Lại xạo rồi! – Bác cười hiền hậu .
– Sao bác biết ạ? Tôi cười sung sướng – Cháu đùa thôi ạ. Hôm nay cơ quan phân tụi cháu về trường mình làm bài phóng sự về phong trào thi đua và học tập của trường ạ!
– À! Ra thế! Bác cười nồng hậu.
Sau đó chúng tôi và bác ôn lại quãng thời gian ngày xưa bé rất vui vẻ. Đến giờ tan lớp, bác đứng dậy và bảo với chúng tôi:
– Thôi mấy đứa ngồi nói chuyện bác phải lên đánh trống đây.
Bọn tôi vâng ạ, rồi ngồi tiếp nhìn bác đi ra gõ trống trường và ngồi nói chuyện một cách vui vẻ, nhác thấy xa xa có người quen quen tôi tìm lại kí ức “cô Huyền” tôi nghĩ. Vẫn dáng người nhỏ nhắn tay hay đưa lên đầu và cả cách ôm cặp nữa. ĐÚNG RỒI! tôi đứng bật dậy chạy lại phía cô ôm! Cô nhận ra tôi tức thì và hỏi han tôi rất nhiều.
Thấy cô thật chặt trông cô có vẻ xanh xao mệt mỏi, tôi chạy lại hỏi:
– Cô không khỏe ạ! – Tôi thắc mắc.
– À…ừ …! mấy hôm nay thời tiết oi bức cô hơi mệt!
Tôi lúng túng hỏi:
– Thế cô uống thuốc chưa ạ? Cô đừng quá sức cô à!
Cô nhìn tôi với con mắt trìu mến và chúng tôi nói chuyện với nhau rất nhiều.
Đó là 1 chuyến công tác và là 1 chuyến thăm trường đầy xúc động của tôi. Tôi ra về, tới chào mọi người nhưng tôi hứa với bác Hiền và cô sẽ trở lại vào 1 ngày không xa. chuyến đi này đã giúp tô đậm thêm những kỉ niệm về mọi người, về thầy cô và các bạn. Ngay ngày sau đó bài phóng sự về trường Thuận Thanh đã được in ngay trên tờ báo nơi tôi làm việc.
Viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động sau hai mươi năm- Mẫu 7
Kể từ cái ngày nhận giấy tốt nghiệp cấp hai thấm thoát đã qua 20 năm, qua bao tháng ngày xa quê hương thương nhớ. Rồi một ngày, khi thấy mình đã trưởng thành qua quãng đường học tập đầy gian khó, tôi đã đủ tự tin để về thăm lại ngôi trường cấp hai xưa – nơi ươm mầm cho tôi bao ước mơ, nơi tôi đã lớn lên từng ngày trong sự dìu dắt của các thầy cô.
Hôm ấy là một ngày rất đẹp. Tiết trời dần chuyển thu, bầu không khí hè không còn quá oi bức, nóng bỏng mà đã trở nên dễ chịu hơn nhiều. Từng cơn gió nhẹ khua tán cây bên đường xào xạc. Tôi vẫn đi trên lối cũ, mải mê bước theo làn nắng vàng rực rỡ trong niềm vui sướng thôi thúc lẫn với chút cảm giác khó tả. Chính cảm giác, chính bầu không khí ấy 20 năm trước tôi cũng như nhiều đứa bạn khác trong làng đang náo nức mong chờ đếm từng ngày từng giờ để được đến trường gặp lại bạn bè thầy cô. Ngay khi đứng trước cổng ngôi trường xưa, cảm xúc nao nao hạnh phúc ấy lại ùa về chiếm lấy trái tim tôi rất tự nhiên, không thể nào ngăn được. Nghe tiếng tim mình thúc giục, tôi bước vào sân trường – những bước chân đầu tiên trở lại ngôi trường xưa yêu dấu sau ngần ấy năm xa cách. Tôi nhìn khắp xung quanh và thầm nghĩ trường nay đã thay đổi quá nhiều.
Nhưng dù trường có thay đổi nhiều thế nào thì hình ảnh ngoài có vẻ lạ lẫm ấy vẫn không thể nào lấn át được cảm giác vô cùng thân thương gần gũi in sâu trong tâm thức tôi. Còn nhớ lúc trước trường chỉ có 6, 7 phòng học, khuôn viên cũng khá nhỏ đi một qua mạch là hết. Còn giờ đây trường trông khang trang và rộng thoáng hơn rất nhiều. Các dãy phòng đều được xây thêm mấy tầng cao ngất. Còn sân trường cũng được mở rộng hơn tráng bê tông sạch sẽ và trồng thêm nhiều cây xanh. Tôi đang dạo bước dưới hàng cây thẳng tắp, cố hít thật đầy phổi không khí trong lành mát mẻ rồi dừng chân ngồi xuống bên một gốc cây to. Rồi không biết là nhờ đâu, một linh cảm, hay một sự trùng hợp, tôi phát hiện dòng chữ khắc đậm nét ” 9/2 SIU WẬY” trên thân cây. Tôi thật sự rất bất ngờ, tôi không nghĩ cái cây con xưa do cả lớp trồng giờ lại còn nơi đây và trở thành cái cây già to sừng sững. Nhìn dòng chữ tôi không nén nổi niềm vui mà bật cười, biết bao kỷ niệm vui buồn đẹp đẽ năm cuối cấp như hiện về trước mặt. Ngày ấy đã là anh chị của cả trường rồi mà xem ra chúng tôi vẫn còn ngây thơ nông nỗi lắm. Kể ra lớp tôi ngày ấy đoàn kết thật: Đoàn kết học, Đoàn kết chơi. Nói về học, một khi cả lớp đã quyết tâm học lập thành tích thì thật không lớp nào vượt qua nổi. Với khẩu hiệu ” ĐOÀN KẾT MỘT LÒNG”, mỗi thành viên trong lớp với tinh thần thi đua năng nổ tràn đầy sức sống đều cố gắng ra sức học hết mình, không chỉ vì bản thân mà là vì cả tập thể. Về mặt phong trào cũng vậy. Cũng nhờ tinh thần đoàn kết trên, lớp luôn đạt nhà trường khen thưởng và đạt nhiều danh hiệu đáng tự hào. Học thì tốt thật đấy, nhưng đã là ” 9/2 SIU WẬY” thì hẳn cũng có những lúc nghịch không ai chịu được. Thầy cô từng dạy lớp khen thì có khen nhưng lúc nào cũng không quên thêm vài câu đùa về cái lớp lắm chiêu nhiều trò. Nhưng những chiêu trò độc đáo ấy cũng rất hồn nhiên rất dễ thương.
Tôi nhớ nhất buổi liên hoan cuối năm của lớp, thật cảm động lắm. Cả lớp bày nhau dùng nghề ” thủ công” độc nhất, cả lớp ngồi lại với nhau viết những lời tâm sự, lời chúc, bày tỏ tình cảm bạn bè, tình thầy trò vào những mảng giấy nhỏ trao tay nhau, bỏ vào một cái hộp lớn tặng cô. Mỗi người một cách viết, một cảm xúc, một suy nghĩ riêng, tất cả đều xuất phát từ trái tim trong sáng tuổi mới lớn, biết cảm, biết yêu thương. Có đứa chẳng biết nói thế nào rồi viết có mỗi câu ” Em yêu cô” gần trăm lần như chép bài phạt đem tặng cho cô. Trước tấm lòng của đám trò nhỏ, cô không cảm động sao được, chúng ta cũng vậy, ngồi xem từng mẫu giấy mà vừa cười vừa khóc. Tôi ngồi dưới gốc cây nhớ về từng kỷ niệm vui buồn bên nhau. Càng nhớ lại càng thấy luyến tiếc, tiếc sao thời học sinh sao trôi qua quá nhanh. Từng lúc vui, lúc buồn tôi vẫn còn nhớ rất rõ ràng như chỉ mới xảy xa hôm trước dậy mà hôm nay khi nhìn lại mới thấy mình đã đi một quãng đường quá xa. Không biết bạn bè ngày trước giờ có còn nhớ về nhau, nhớ về mái trường này không. Tôi ngồi nghĩ ngợi quên cả thời gian.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động sau hai mươi năm ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 01/2025!